当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
Chị D. cho biết, vì có nhu cầu cho con đăng ký trải nghiệm môi trường quân sự, chị đã tham khảo thông tin trên mạng xã hội. Thấy trang “Trại Hè Quân Đội 2024” khá uy tín với 8,5 nghìn lượt thích, 11 nghìn lượt like, cũng như trên trang có rất nhiều hoạt động nên đã chủ động nhắn tin tìm hiểu.
Đầu tiên, họ xin thông tin, kết bạn qua zalo để trao đổi. Khi được nhân viên tư vấn cho bé học tại doanh trại quân đội quận Sơn Trà, là nơi gần nhà, tiện đi lại nên chị D. đồng ý làm theo hướng dẫn để đăng ký tham gia khoá học cho con.
Sau đó, nhân viên hối thúc chị tải ứng dụng Telegram và đưa chị vào group phụ huynh để chuẩn bị khảo sát, nếu đạt mới được tham gia và được phát 1 bộ quân phục cho các cháu.
Ban đầu chị D. làm theo hướng dẫn, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của vòng 1. Chuẩn bị bước sang vòng 2, có một phụ huynh trong nhóm vào chào, nói chuyện riêng với chị. Họ nói con của bạn họ đã tham gia khoá học này năm ngoái để chị D. tin tưởng.
Sau vòng khảo sát, nhóm lừa đảo bắt đầu gửi thông tin đề nghị phụ huynh giúp đỡ nhà tài trợ chương trình để tăng lượt mua đồ, tăng tương tác, hỗ trợ cho chương trình. Sau khi kết thúc sẽ hoàn lại tiền cho phụ huynh trong vòng 3-5 phút.
Chị D. được hướng dẫn chuyển khoản 500 nghìn đồng để mua bức tranh. Lúc này chị bắt đầu thấy hoang mang nhưng thấy trong nhóm mọi người nghe theo răm rắp, thi nhau chuyển khoản nên chị D. cũng làm theo.
Chị D. tiếp tục được yêu cầu tham gia vòng tiếp theo. Lo sợ bị lừa, chị đã trì hoãn để nhắn tin với phụ huynh trên mà không biết rằng người này cũng nằm trong nhóm lừa đảo.
“Tôi thắc mắc không biết có phải lừa đảo không, tại sao lại bắt chuyển khoản. Vị phụ huynh này nói họ đã hoàn thành, chỉ cần tôi làm thêm 1 lệnh chuyển khoản nữa là xong, sẽ được nhận giấy mời và 1 bộ đồ quân phục cho con tham gia. Nghe xong tôi cũng thấy yên tâm và nhắn lên group là sẵn sàng tham gia tiếp nhưng họ nói hết giờ rồi”, chị D. kể.
Tối ngày hôm đó, chị D. bắt đầu lên mạng tìm hiểu thông tin, không thấy thông tin cảnh báo lừa đảo về việc cho con tham gia trại hè quân đội nên chị không nghĩ mình đang bị lừa. Đặc biệt, trong nhóm có thành viên còn nhắn tin tâm sự, chia sẻ chuyện gia đình, nuôi dạy con cái… với chị cả đêm khiến chị không còn lo lắng, nghi ngờ. Họ còn nói khi nào có giấy mời chính thức sẽ báo cho chị.
Sáng ngày hôm sau, khoảng 8h30 ngày 31/3, phụ huynh này khoe giấy mời khiến chị D. vội vàng liên lạc, sẵn sàng để làm bài test.
“Tôi bắt đầu mất tiền từ đây. Chỉ ước có hai từ giá như, giá như tôi không vội vàng”, chị D. nói.
Giống như kịch bản cũ, lần này chị được yêu cầu chuyển khoản 3,2 triệu đồng để mua vật phẩm, nhận lại tiền sau 3-5 phút. Đến một vật khác trị giá 10,5 triệu đồng, chị D. hoang mang thì được phụ huynh giả trên trấn an “chuyển nốt lần này nữa là xong”.
Chị D. định chuyển khoản lần này nữa sẽ dừng lại nhưng lần này họ không trả lại tiền cho chị mà yêu cầu phải làm một lệnh chuyển 35 triệu đồng nữa mới hoàn thành.
Quá lo lắng, chị D. xin được rút tiền về nhưng họ bắt buộc phải hoàn thành nếu không tài khoản sẽ bị treo 24-36 tháng mới lấy được. Thấy chị D. nói không đủ tiền tiền để đóng, họ lại thúc giục chị cố gắng, chỉ còn vòng này nữa là hoàn thành, nếu không sẽ không có cơ hội. Chị chỉ có 5 phút, quá thời gian trên sẽ “đóng bài”, đồng nghĩa với việc bị treo tiền.
“Lúc này, chân tay tôi run rẩy, sợ bị chồng la nên lén đi ra ngoài để thực hiện lệnh. Tôi dường như bị mất kiểm soát. Mọi người trong group thi nhau chuyển tiền khiến tôi lo sốt vó nếu không làm theo sẽ bị mất trắng”.
Thế nhưng, sau khi chuyển 35 triệu lần 1, nhóm lừa đảo tiếp tục yêu cầu chị thực hiện lệnh chuyển 35 triệu lần 2 do chị thực hiện sai cú pháp. Chị D. phải vay mượn tiền của bạn để nộp vào với hi vọng lấy lại được số tiền đã mất. Chỉ trong vòng 30 phút, chị D. đã chuyển 81,5 triệu đồng.
Nhóm lừa đảo còn yêu cầu chị D. chuyển thêm 91 triệu đồng. Đến lúc này, chị D. mới tin rằng mình đã bị lừa.
Hiện tại, những trang trại hè quân đội tương tự đang xuất hiện rất nhiều trên facebook. Chị D. chia sẻ câu chuyện để mọi người cảnh giác, không bị lừa giống mình.
Công an TP Đà Nẵng vừa đưa ra cảnh báo khẩn, nêu rõ: Hiện nay, có một số trang Facebook như "Trại hè kỹ năng, Học kỳ CAND" đăng tin giới thiệu sẽ tổ chức chương trình trại hè cho học sinh tại TP Đà Nẵng tại địa chỉ 183A Phan Đăng Lưu và 80 Lê Lợi (P.Thạch Thang, Q.Hải Châu). Theo Công an TP Đà Nẵng, hoạt động này chỉ có Đoàn thanh niên công an các tỉnh thành trên toàn quốc được phép thực hiện, không có đơn vị nào được phép tổ chức. Tại Đà Nẵng, Đoàn Thanh niên Công an TP chưa tổ chức hoạt động này. |
Kịch bản lừa đảo khiến phụ huynh mất gần trăm triệu chỉ trong 30 phút
Mặt khác, do khoản chi phí này nhà trường thu của phụ huynh trước ngày tạo lập tài khoản của tổ liên ngành là trách nhiệm của nhà trường đối phụ huynh. Số tiền phát sinh trên tài khoản được thống nhất tạo lập giữa 3 bên là số tiền phụ huynh các khối lớp từ mầm non đến khối 12 đóng góp nhằm duy trì hoạt động của nhà trường cho đến hết năm học 2023 – 2024.
Hiện tại, số dư trong tài khoản không đủ chi cho các nội dung hoạt động thiết yếu của nhà trường như tạm ứng chi trả lương tháng 4/2024 cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và người lao động… Do đó, tổ công tác liên ngành nhận thấy việc chi tạm ứng số tiền thi IB cho 75 học sinh lớp 12 theo đề nghị của nhà trường là không khả thi và không phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, trường này cũng tiếp tục không thực hiện cam kết về việc bổ sung vốn lưu động (4 tỷ) vào tài khoản của Tổ liên ngành. Tính đến ngày 4/5, tài khoản của tổ liên ngành còn 2,1 tỷ đồng. Hiện nay học sinh đã nghỉ hè, chỉ còn 75 học sinh lớp 12 chờ thi IB sắp tới.
75 học sinh lớp 12 Trường Quốc tế Mỹ chưa thể thi chứng chỉ Tú tài Quốc tế
Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
Luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc, ở tuổi 15, ông thi đỗ vào Trường Trung học trực thuộc Đại học Bắc Kinh. Đến năm 1980, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, ông đỗ vào khoa Hóa học của Đại học Bắc Kinh. Không dành thời gian thư giãn, sau khi vào trường, ông tập trung nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh việc để tâm đến học hành, ông thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Ngoài Hóa học, ông còn quan tâm đến Vật lý và Toán. Trên cơ sở hoàn thành môn chuyên ngành, thời gian rảnh, ông xin vào lớp Toán và Lý để học hỏi. Không chỉ tự học lập trình, ông còn tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học và đạt giải cao.
Tốt nghiệp đại học năm 1984, ông tiếp tục học thạc sĩ tại trường và tiến hành nghiên cứu Hóa học thực nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu ông nhận ra rào cản kỹ thuật ở trong nước. Do đó, tốt nghiệp thạc sĩ năm 1985, ông quyết định sang Mỹ học tiến sĩ tại Đại học California (San Diego, Mỹ).
Tại đây, ông cùng giáo sư John Simon - người chuyên nghiên cứu động học hóa học bằng tia laser, xuất bản nhiều bài báo gây ấn tượng trong giới học thuật. Nhận bằng tiến sĩ năm 1989, ông được mời về làm việc tại Phòng thí nghiệm của giáo sư Graham Fleming thuộc Đại học Chicago (Mỹ).
3 năm sau, ở tuổi 30, ông vinh dự là nhà khoa học đầu tiên ở Trung Quốc gia nhập Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL). Tại đây, ông thực hiện thành công nhiều nghiên cứu về quang phổ, động lực phân tử đơn và hình ảnh quang học độ phân giải cao.
Ở tuổi 37, ông chính thức được bổ nhiệm trở thành giáo sư khoa Hóa và Sinh hóa tại Đại học Harvard. Vinh dự này giúp danh tiếng của ông được khẳng định trong giới học thuật. Sau 1 năm gia nhập Harvard, ông đã nộp 6 đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Không chỉ được phê duyệt tất cả, ông còn nhận được trợ cấp đặc biệt để hoàn thành nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại đây, giáo sư Lượng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một trong những nghiên cứu để lại tên tuổi của giáo sư là Phương pháp khuếch đại ADN đơn bào, công bố năm 2012. Phương pháp này cho phép giải trình tự ADN của con người, để tìm kiếm các đột biến có thể gây ra bệnh di truyền hoặc ung thư.
Thành công của nghiên cứu giúp giáo sư nhận về loạt giải thưởng danh giá. Năm 2004 và 2018, ông giành được giải thưởng Tiên phongcủa Viện Y tế Mỹ (NIH), tổng trị giá 5 triệu USD (124 tỷ đồng).
Năm 2015, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên nhận giải Albernivề Y sinh. Cùng năm, giáo sư tiếp tục giành giải thưởng Debyecủa Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực hóa học lý sinh, năm 2011, ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. 5 năm sau, giáo sư tiếp tục vinh dự là thành viên của Học viện Y khoa Mỹ.
Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, năm 2018, ông quyết định từ chức giáo sư tại Đại học Harvard và nhiều phúc lợi khác, để về nước cống hiến. Về nước ở tuổi 56, ông đảm nhận chức vụ giám đốc Trung tâm Đổi mới Tiên phong Y sinh (BIOPIC) thuộc Đại học Bắc Kinh.
Ngoài việc dành thời gian giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, ông còn hoàn thành nhiều dự án nghiên cứu khoa học với các chuyên gia hàng đầu trong nước. Đóng góp lớn nhất của ông sau khi về nước là hỗ trợ nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19.
Tháng 10/2020, giáo sư Lượng được bổ nhiệm làm giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Bắc Kinh - Xương Bình. Từ tháng 6/2023 đến nay, ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).
Chia sẻ quyết định về nước sau 33 năm ở Mỹ, giáo sư cho hay: "Tôi luôn quan tâm đến sự phát triển của quê hương, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong nước. Là người Trung Quốc, tôi hy vọng được đóng góp cho quê hương và trường cũ của tôi - Đại học Bắc Kinh".
Theo giáo sư Lượng, việc về nước cống hiến không phải hành động đặc biệt, bởi trước đó đã có nhiều nhà khoa học từng làm.
"Sự trở về không nhất thiết phải giải thích, nhưng nếu không về nước chắc chắn cần có lý do", giáo sư Lượng nói.
Giáo sư nhận thưởng 124 tỷ ở Mỹ vẫn từ chối đãi ngộ để về nước cống hiến
Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, Bộ GD-ĐT chưa làm rõ về khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên tại TP Tân Uyên không được hưởng lương dạy thêm giờ để đưa ra giải pháp giải quyết.
Ban Dân nguyện kiến nghị Bộ GD-ĐT rà soát việc thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên, cần làm rõ nguyên nhân không thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên, trên cơ sở đó có giải pháp để giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Quy định thiếu thống nhất
Cử tri tỉnh Bắc Kạn phản ánh, trong quá trình thực hiện chính sách khuyến khích để xét cấp học bổng đối với học sinh trường THPT Chuyên Bắc Kạn có vướng mắc giữa quy định về hạnh kiểm, học lực với quy định đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện, kết quả học tập của học sinh.
Qua giám sát cho thấy, quy định về đối tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập: “Học sinh khối THPT chuyên trong cơ sở giáo dục đại học, học sinh trường chuyên có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi trong kỳ xét học bổng…”.
Tuy nhiên, tại Thông tư số 22 ngày 20/7/2021 của Bộ GD-ĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT lại đánh giá về kết quả rèn luyện và kết quả học tập của học sinh theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, không đánh giá học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi nên các địa phương không có cơ sở để triển khai thực hiện.
Để giải quyết vướng mắc, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn, trong đó đề nghị các địa phương thực hiện chính sách học bổng khuyến khích học tập cho đối tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo cách chuyển tương đương: Học sinh đạt kết quả: “Rèn luyện đạt mức Tốt, kết quả học tập đạt mức Tốt” được tính tương đương như học sinh đạt kết quả: “Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi”.
Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, công văn nêu trên chỉ là công văn hành chính, không thể dùng thay thế văn bản quy phạm pháp luật.
Theo ông Bình, học bổng khuyến khích học tập được quy định tại Nghị định số 84 là chính sách tốt đẹp hỗ trợ thiết thực về tài chính của Nhà nước dành cho học sinh khối THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho gia đình học sinh, đồng thời khuyến khích học sinh phấn đấu học tập nhưng chưa được triển khai hiệu quả trên thực tế do quy định thiếu thống nhất.
Ban Dân nguyện kiến nghị Bộ GD-ĐT khẩn trương rà soát tổng thể trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22 cho phù hợp với thực tiễn để kịp thời thực hiện học bổng khuyến khích học tập cho học sinh.
Đồng thời Ban Dân nguyện cũng đề nghị Bộ GD-ĐT rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng trình ban hành và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giáo viên than dạy thêm giờ nhưng không được hưởng lương, Bộ GD
Học thật, vui thật
Lãnh đạo trường Trường quốc tế Nam Mỹ (UTS) đang đẩy mạnh hành động hướng đến xây dựng ngôi trường giáo dục tích cực. Học sinh và giáo viên cùng nhau tạo ra môi trường dạy, học một cách hiệu quả, nhưng không quá chú trọng điểm số hay thành tích.
Trên tinh thần giáo dục tích cực, trường xây dựng “văn hoá lời khen”: khen một cách văn minh, sâu sắc, ý nhị, thúc đẩy từ bên trong học sinh. Gần đây, nhà trường còn lan toả truyền thông điệp “khen không khó”, giúp các phụ huynh và giáo viên biết cách khen đúng, khen đủ, từ đó khích lệ học sinh tự tin hơn, phát triển tiềm năng của mình.
Đặc biệt, một trong những việc mang tính đột phá, hướng đến giáo dục tích cực của UTS là đưa môn học Well-being (từ chương trình Quốc tế Oxfoxd) vào chương trình chính khoá cho học sinh lớp 1 đến lớp 12. Well-being là môn học giúp học sinh khoẻ mạnh về thể chất và hạnh phúc về tinh thần. Cụ thể, Well-being có 4 cấu phần: chăm sóc cơ thể, chăm sóc tâm trí, chăm sóc các mối quan hệ, chăm sóc bản thân và thế giới.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan - Hiệu trưởng UTS khẳng định: “Ở UTS, nhà trường không nói suông mà luôn hành động cụ thể để giúp học sinh hướng đến việc trở thành những công dân toàn cầu có đủ kỹ năng cần thiết của thế kỷ XXI. Đích đến của thầy trò chúng tôi là giúp từng học sinh, tuỳ thế mạnh, năng khiếu của mình mà trở thành con người hạnh phúc, có đóng góp lớn cho xã hội. Có được diện mạo và kết quả đậm “màu sắc” hạnh phúc trong giáo dục như hiện nay là nhờ việc nhà trường đã nhất quán và kiên định xây dựng môi trường giáo dục tích cực".
Học sinh hào hứng với bài tập
Thầy Nguyễn Minh Khôi - Chuyên viên tham vấn trường học UTS hào hứng chia sẻ: “Khi UTS tạo ra môi trường giáo dục tích cực và áp dụng hiệu quả, điều nhận thấy đầu tiên là học sinh thay đổi thái độ học tập một cách rõ rệt. Hầu như học sinh không còn thái độ kháng cự, sự chủ động học tập cũng xuất hiện, thay vào chỗ của sự đối phó. Học sinh bớt “ghét” bài tập hơn, đa số học hành trong vui vẻ”.
Bên cạnh đó, học sinh UTS mạnh dạn tìm đến phòng tham vấn tâm lý, cởi mở chia sẻ các vấn đề tâm lý, đời sống với chuyên gia. Thầy Khôi tiết lộ: “Cởi mở và tin tưởng từ cấp học nhỏ nhất là điều có thể thấy ở ngôi trường này. Mỗi khi gặp khúc mắc về tâm lý, các em đều mạnh dạn tìm đến phòng tham vấn. Bất ngờ hơn, phòng tham vấn tâm lý còn đón cả “khách” là những giáo viên trong trường. Mỗi khi các thầy, cô cần tham vấn về các vấn đề tâm lý của học sinh hoặc bản thân thì cũng được giải quyết trước khi bước vào lớp học”.
Đồng thời, theo thầy Khôi, một trong những điều giúp học sinh tại UTS luôn chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát là những tiết học được thiết kế với nhiều tình huống đòi hỏi vận động liên tục, theo kiểu “chơi mà học”. Tức là, học sinh không còn ngồi một chỗ để nghe giáo viên giảng nữa mà hào hứng tăng tốc cùng “đồng đội”, tham gia liên tục từ chương trình này đến chương trình khác, qua đó lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên. Việc học tập đa dạng như vậy giúp học sinh UTS luôn cảm thấy thú vị.
Đơn cử, một học sinh lớp 1 được cùng bạn chế biến món ăn có lợi cho sức khoẻ, sau đó thuyết trình món ăn đó bằng tiếng Anh. Qua hoạt động đó, học sinh được học nấu ăn, rèn luyện kĩ năng thuyết trình và trau dồi khả năng nói tiếng Anh. Dù học 3 nội dung trong một hoạt động, nhưng bé vẫn cảm thấy hào hứng.
Chị Hà Thu Mai - phụ huynh em Trần Hà Dũng, học sinh lớp 10 tại UTS đánh giá: “Điểm tích cực mà tôi thấy rõ ở UTS là học sinh được học tập bằng dự án rất nhiều chứ không phải học theo cách “nhồi nhét” kiến thức. Học tập thông qua trải nghiệm dự án, tất nhiên là các em cảm thấy hào hứng hẳn lên. Trong năm 2024, tôi vui khi thấy con trai của mình liên tục cùng các bạn làm đề tài nhóm. Cậu bé từ chỗ nhút nhát, thụ động, ít biểu lộ cảm xúc, khi vào học tại UTS đã tự tin, hoạt bát và vui vẻ hẳn lên”.
“Quá trình phát triển nhân cách, bồi đắp trí tuệ của một đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường giáo dục. Hẳn nhiên, một đứa trẻ gặp môi trường giáo dục tích cực như UTS là sự thuận lợi lớn. Đó cũng là lí do mà tập thể giáo viên tại UTS dành hết tâm sức để mỗi ngày góp hết sự tích cực của cá nhân, tạo thành một môi trường giáo dục tích cực đáng khích lệ như hiện nay”, cô Nguyễn Thị Ngọc Lan - Hiệu trưởng UTS bày tỏ.
Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS là thành viên của Hội đồng các trường Quốc tế (CIS) - tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín hàng đầu thế giới. Với quan niệm mỗi đứa trẻ đều sở hữu những tài năng mà một nhà giáo dục tâm huyết luôn tìm thấy, vai trò của mỗi nhà giáo dục là “Tận tâm ươm dưỡng nhân tài”; học sinh UTS được tạo mọi điều kiện để phát triển toàn diện cả về khía cạnh học thuật và tài năng. Tìm hiểu thông tin về UTS: Website: https://utschool.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/NamMyUTS/ |
Đặng Nhung
" alt="Trường quốc tế Nam Mỹ gieo niềm vui học tập theo cách đặc biệt"/>Trường quốc tế Nam Mỹ gieo niềm vui học tập theo cách đặc biệt