Hiker Games Studio là nhà sản xuất game Việt Nam đầu tiên đưa một tựa game lên cả ba nền tảng phân phối hàng đầu thế giới là Steam, XBOX, PS4 với game Toy Odyssey. Đây cũng là nhà sản xuất của một loạt game mobile được cộng đồng game thủ trong nước và quốc tế đánh giá cao như Caravan War hay gần đây nhất là Tân Minh Chủ.
Tựa game 300475 do Hiker Games phát triển lấy cảm hứng từ sự kiện ngày 30/4/1975, thời điểm thống nhất 2 miền đất nước. Đây là tựa game bắn súng được xây dựng trong bối cảnh cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ.
Trước đó, Hiker Games Studio từng nổi danh và được biết đến rộng rãi khi phát triển thành công tựa game 7554 lấy cảm hứng từ chiến dịch Điện Biên Phủ.
![]() |
Hiker Games Studio đang gây quỹ để phát triển tựa game 300475 về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. |
Theo kế hoạch, việc gọi vốn cộng đồng cho tựa game 300475 sẽ diễn ra trong 1 năm, bắt đầu từ tháng 5/2021. Mục tiêu của nhóm phát triển là kêu gọi được 20 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Sau gần 10 tháng gây quỹ cộng đồng, hiện dự án đã được ủng hộ 871 triệu đồng, vẫn cách khá xa mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên, phía Hiker Games vẫn hi vọng dự án kịp đạt mục tiêu đã đề ra.
Theo đại diện Hiker Games: “Chúng tôi biết video teaser này có ý nghĩa quyết định đến thành công của việc gây quỹ cộng đồng. Chính vì vậy, studio đã cố gắng hết sức và nghiêm túc nhất”.
“Tất nhiên, với thời gian và nguồn lực ít ỏi, chắc chắn video này sẽ còn nhiều hạn chế. Nhưng chúng tôi tin rằng, nó đủ sức chứng minh tính khả thi của dự án tới những ai còn hoài nghi”, đại diện studio games chia sẻ.
![]() |
Sau 10 tháng gọi vốn, hiện dự án đã có 610 người ủng hộ, với tổng số tiền cam kết là 872 triệu đồng, cách khá xa mục tiêu đề ra. |
Hiker Games từng cho biết, ước tính tựa game 300475 sẽ được phát triển trong vòng 3 năm. Để thực hiện, nhóm phát triển cần một đội ngũ khoảng 50 người. Vì vậy, 20 tỷ là số tiền bắt buộc phải có để thực hiện dự án.
Theo đại diện Hiker Games:“Ngay từ đầu, chúng tôi đã hiểu rõ việc này hoàn toàn không dễ dàng, nhưng vẫn muốn thử hết khả năng của mình. Ngay cả khi dự án không thể gọi vốn thành công, chúng tôi cũng không có bất kỳ nuối tiếc nào. Chỉ cần có 1/1000 hi vọng thành công, việc này vẫn rất đáng để thử. Chúng tôi đã tích lũy được nhiều bài học và kiến thức bổ ích trong suốt giai đoạn vừa qua. Đó cũng là một thành công với studio”.
Hiện dự án game 300475 còn gần 2 tháng trước khi kết thúc giai đoạn gọi vốn cộng đồng. Nguồn vốn cộng đồng được xem là hy vọng duy nhất để có thể biến dự án này thành hiện thực.
Muốn đạt được mục tiêu 20 tỷ đồng, Hiker Games cần có 40.000 người ủng hộ, với mỗi gói ủng hộ thấp nhất là 500.000 VNĐ. Đổi lại, người ủng hộ sẽ nhận được mã kích hoạt game 300475 khi tựa game hoàn thành.
Nhóm phát triển 300475 mong muốn kịp hoàn thành tựa game Việt này trước ngày 30/4/2025, thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Trọng Đạt
Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Philiippines, Malaysia, nhiều người đã có nguồn thu nhập ổn định để sống sau 2 năm đại dịch vừa qua nhờ những tựa game của người Việt.
" alt=""/>Game 300475 về chiến tranh Việt Nam lần đầu lộ diện sau 1 năm gây quỹNgười dân Nga đổ xô đi mua iPhone. Ảnh: Nypost.
Mỗi chiếc iPhone ở Nga tăng từ 10.000-20.000 Rup (2-4 triệu đồng). Giai đoạn tháng 1-2, giá iPhone 13 bản 128 GB tại Nga đã tăng từ 79.990 Rup (16,3 triệu đồng) lên 104.000 Rup (21,2 triệu đồng). iPhone 13 Pro Max, bộ nhớ 256 GB tăng thêm khoảng 14.600 Rup (2,9 triệu đồng).
Trong khi đó, để mua một chiếc Macbook Pro 14,2 inch, người Nga sẽ phải bỏ ra tới 562.000 Rup (116,3 triệu đồng). Giá iPad phiên bản 64 GB cũng đã tăng lên tới 160.000 Rup (33,1 triệu đồng).
Apple Watch Series 7 phiên bản thép được bán với giá 65.000 Rup (13,9 triệu đồng), trong khi gói 4 chiếc Apple AirTags tăng từ 11.000 Rup (2,2 triệu đồng) lên 24.300 Rup (5 triệu đồng).
"Người dân đổ xô đi mua đồ điện tử khiến giá điện thoại tăng. Chúng tôi định giá các thiết bị và phụ kiện dựa trên nhu cầu, lượng hàng tồn kho và tình hình thực tế của thị trường", đại diện VimpelCom, một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nga cho biết.
Không chỉ dừng lại ở các thiết bị của Apple, điện thoại Samsung cũng tăng giá. Các thiết bị điện tử khác cũng đắt hơn từ 17% đến 40%. Cụ thể, giá cả của một số mặt hàng công nghệ nói chung như TV, máy tính xách tay… cũng đều có giá thành tăng từ 5.000-10.000 Rup (1-2 triệu đồng).
![]() |
Giá iPhone 13 tại Nga đã tăng từ 79.990 Rup (16,3 triệu đồng) lên 104.000 Rup (21,2 triệu đồng). Ảnh: Yandex. |
Các nhà bán lẻ lo ngại xung đột Nga - Ukraine và các lệnh cấm của phương Tây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thiết bị điện tử trong tương lai. Đại diện một nhà bán lẻ giấu tên nói với Izvestiarằng những hạn chế về vận chuyển hàng hóa có thể khiến giá các mặt hàng tăng 10-30%.
Theo chuyên gia phân tích Eldar Murtazin của Mobile Research Group, người Nga đang có xu hướng mua sắm thiết bị gia dụng, điện thoại bằng tiền mặt thay vì mua trả góp như trước.
"Nhu cầu sắm đồ điện tử ở Nga tăng 3-5 lần vào cuối tháng 2 so với một tuần trước đó. Nguyên nhân là những lo ngại rằng nguồn hàng có thể bị khan hiếm, tăng giá", Murtazin nói.
Thống kê của hai kênh bán lẻ trực tuyến lớn của Nga là Ozon và Aliexpress cho thấy doanh số bán lẻ các mặt hàng công nghệ tăng 50-60% so với cùng kỳ cuối tháng 1.
Trước đó, ngày 26/2, trên tài khoản Twitter, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine, cho biết đã liên hệ Tim Cook, CEO Apple, kêu gọi hãng ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tại Nga, đồng thời chặn quyền truy cập từ Nga vào kho ứng dụng App Store.
Đến 1/3, Apple thông báo ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác cũng bị hạn chế.
Theo Zingnews
Nhiều công ty công nghệ Ukraine đã phải di tản nhân viên đến nơi an toàn hơn để họ tiếp tục công việc của mình.
" alt=""/>Dân Nga đổ xô đi mua sắm, iPhone và đồ điện tử tăng giá mạnhTrong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng nhiều chương trình tri ân, tôn vinh các nhà giáo. Trong đó, nhiều chương trình có quy mô lớn, truyền hình trực tiếp, tạo được phản hồi tích cực từ khán giả.
Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh chương trình Quà tặng cuộc sống “Nhặt xương cho thầy” phát sóng trên kênh VTV3 ngày 19/11/2014 có nội dung ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người thầy.
Đài Truyền hình Việt Nam đã nghiêm túc tiếp thu, xem xét sự việc và nhận thấy có sơ xuất của bộ phận duyệt chương trình nên đã để Quà tặng cuộc sống “Nhặt xương cho thầy” phát sóng vào thời điểm không thích hợp, dẫn đến những phản ứng, bức xúc trong dư luận.
Đài Truyền hình Việt Nam chân thành gửi tới quý khán giả và đặc biệt là các nhà giáo lời xin lỗi về sự sơ xuất đáng tiếc ngoài mong muốn này.
Theo VTV.VN
" alt=""/>VTV xin lỗi vụ phát sóng 'Nhặt xương cho thầy'