Theo đại diện VUS, trong 2 tuần tổ chức, chuỗi webinars trực tuyến chăm sóc sức khỏe tinh thần này đã thu hút gần 300 lượt tham gia từ phụ huynh và các bạn teen trên toàn quốc.Trong đó, mỗi webinar đều tập trung khai thác những khía cạnh thực tế hiện nay xoay quanh các chủ đề như “Khi teen khủng hoảng ba mẹ xử sao?”; “Teen mùa Covid, tinh thần trên hết” và “Nói không với “chằm Zn” mùa dịch”.
 |
Diễn giả Emma - nhà trị liệu nghề nghiệp (occupational therapist) chuyên nghiệp tại chuỗi hội thảo |
Diễn giải dưới góc nhìn của phụ huynh và teen, diễn giả Emma đã khéo léo dẫn dắt người nghe bước vào thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên, từ đó nắm được yếu tố cốt lõi của vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội.
“Từ khi con bước vào độ tuổi dậy thì, mình cảm thấy như con đang dần mất kết nối cùng gia đình. Con ngại chia sẻ và nói chuyện với bố mẹ hơn trước. Qua buổi hội thảo này mình cũng phần nào hiểu được tại sao. Hy vọng VUS có thể tổ chức thêm nhiều buổi trò chuyện như thế này, đặc biệt là cho các bé tuổi teen”, chị My - một phụ huynh tham gia Webinar chia sẻ.
Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần tuổi teen giữa dịch Covid-19
Không tồn tại dưới dạng thực thể nhưng sức khỏe tâm lý (mental health), cũng như sức khỏe thể chất (physical health), là một phần quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cả người lớn và trẻ vị thành niên đều đang gặp khó khăn trong việc phân biệt trạng thái căng thẳng “bình thường” với bệnh lý tâm thần. Các số liệu thống kê từ Hoa Kỳ cho thấy, cứ 6 thanh niên trong độ tuổi từ 6 - 17 thì có 1 người bị rối loạn sức khỏe tâm thần mỗi năm. Và một nửa số người mắc bệnh tâm thần suốt đời bắt đầu ở tuổi 14. (Theo Trung tâm Sơ cứu sức khỏe tâm thần - Mental Health First Aid)
Hiện nay, các đề tài liên quan đến chăm sóc sức khỏe tinh thần tiếp tục được đẩy lên cao trào khi làn sóng dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tuổi teen là đối tượng “dễ bị tổn thương” trước những ảnh hưởng tâm lý vô hình.
Vì vậy, thông qua tổ chức chuỗi webinars về sức khỏe tinh thần, VUS đã giải đáp những thắc mắc, giúp phụ huynh và các bạn teen vượt qua căng thẳng trong mùa dịch. Đồng hành xuyên suốt 3 buổi trò chuyện, nhà trị liệu Emma đã hướng dẫn cách nhận diện các dấu hiệu đầu tiên của vấn đề tâm lý, từ đó đưa ra giải pháp.
Theo đó, để đảm bảo sự cân bằng tâm lý, vững vàng vượt qua không chỉ đại dịch mà còn các thách thức trong tương lai, phụ huynh cũng như các bạn teen có thể trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản như: Xây dựng môi trường sinh hoạt lành mạnh - ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất, vận động thể chất ít nhất 20 phút mỗi lần và 3-4 lần mỗi tuần; trò chuyện cùng phụ huynh và chia sẻ về những vấn đề còn vướng mắc, tránh tranh luận cãi vã dẫn đến căng thẳng.
Ngoài ra, cha mẹ và các bạn teen có thể tham gia các hoạt động gia đình để tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái; bố mẹ có thể tạo điều kiện để con liên lạc giao lưu bạn bè, cho con không gian sinh hoạt riêng, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con… Đồng thời, tìm hiểu các chương trình về sức khỏe tâm lý hoặc tham gia các webinar chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Độ tuổi vị thành niên là giai đoạn nhạy cảm với nhiều áp lực từ gia đình, áp lực đồng niên. Bắt đầu từ sự thấu hiểu, chuỗi webinar của VUS đã khai thác những diễn biến tâm lý phức tạp của tuổi teen để gợi ý hướng giải quyết kịp thời.
Tiếp tục đồng hành cùng các gia đình Việt, VUS dự kiến sẽ mở rộng chuỗi webinar về sức khỏe tinh thần với nhiều chủ đề hấp dẫn cho đa dạng đối tượng trong thời gian tới. Theo dõi thông tin tại https://vus.link/VUShocbongthang9.
Chia sẻ trách nhiệm xã hội cùng những hoạt động cộng đồng
Không chỉ quan tâm về sức khỏe tâm lý của học sinh, VUS cũng liên tục thực hiện những hoạt động hỗ trợ ổn định dân sinh trong thời gian đại dịch kéo dài. Cụ thể, từ ngày 18/9 - 30/9, đại diện doanh nghiệp sẽ thực hiện trao 20,65 tấn gạo đóng góp từ chương trình “Giải đố vui - Góp thêm gạo” cho người dân khó khăn tại các quận vùng đỏ như quận 4 và các quận có nguy cơ cao như quận 1, 3, 8, 11, Nhà Bè, Bình Thạnh... trên địa bàn TP.HCM.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi dự án “Quan tâm sẻ chia” được VUS thực hiện xuyên suốt mùa dịch. Hệ thống còn ủng hộ 8 máy thở, 5.000 bộ bảo hộ phòng chống dịch cho 4 bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, là một trung tâm đào tạo Anh ngữ và ngoại khóa, VUS cũng có những động thái trong việc hỗ trợ tài chính, tổ chức các lớp học miễn phí, tặng hàng nghìn phần học bổng cho học sinh trên toàn quốc.
Trong tháng 10/2021, VUS sẽ triển khai chuỗi lớp học miễn phí “Master IELTS in 5 days” dự kiến thu hút sự 10.000 học sinh THPT và sinh viên năm 1, năm 2 trên toàn quốc. Chương trình phối hợp tổ chức cùng Ban Quốc Tế - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, nhằm củng cố và nâng cao kỹ năng cho các thí sinh luyện thi Ielts từ 4.0 - 5.0.
Trong thời gian tới, VUS cũng dự kiến tái khởi động dự án “Chuỗi lớp học miễn phí English For Everyone”, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm mới với quy mô mở rộng, đa dạng hóa đối tượng. Chương trình không chỉ giảm tải gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn tạo điều kiện cho các em học sinh nhanh chóng củng cố kiến thức của năm học mới.
Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, liên hệ hotline hoặc inbox fanpage VUS để được giải đáp. Khu vực miền Nam: (028) 7308 3333 Đà Nẵng: 0236 7109 649 Khu vực miền Bắc: 0888671155 |
Ngọc Minh
" alt="Chuỗi hội thảo cải thiện tâm lý tuổi teen trong dịch Covid"/>
Chuỗi hội thảo cải thiện tâm lý tuổi teen trong dịch Covid
Gửi lời tới hơn 5.000 tân sinh viên khoá 2021, PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ thật đáng tiếc khi ngay ngưỡng cửa đại học các tân sinh viên đã phải đối diện với những thách thức to lớn mà đại dịch Covid-19 gây ra.Theo PGS Phong, TP.HCM đã và đang trải qua thời gian khó khăn nhất. Những thách thức của dịch bệnh làm cuộc sống có nhiều thay đổi. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục đào tạo phải điều chỉnh để thích ứng.
 |
Hiệu trưởng Bách khoa TP.HCM kêu gọi phụ huynh không nuông chiều con |
Giáo dục chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và buộc phải học cách thích ứng hoặc chung sống với những gì đang xảy ra. Dù có không ít suy nghĩ, ý kiến tiêu cực về những thay đổi này nhưng đa số mọi người có suy nghĩ tích cực, chấp nhận thay đổi để cùng nhau vượt qua khó khăn và đạt tới những mục tiêu mới.
“Ngay ngưỡng cửa đại học năm nay các tân sinh viên đã phải đối diện với những thách thức to lớn mà đại dịch Covid-19 gây ra, đây là sự thiệt thòi”- PGS Phong nói đồng thời nhắn nhủ sinh viên bình tĩnh, vượt qua.
4 lời khuyên của Hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP.HCM
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM khuyên tân sinh viên: “Hãy tự lập”, bởi bước vào đại học là bước vào tuổi người lớn, người trưởng thành. Phần lớn sinh viên phải xa nhà, một mình đến sinh sống và học tập ở một nơi xa lạ nên hãy tự lập, trách nhiệm hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
“Chắc chắn không ít các em vẫn được sinh sống cùng cha mẹ tại thành phố này và tôi biết nhiều bậc cha mẹ vẫn cư xử với các bạn sinh viên của chúng ta như những đứa trẻ. Tôi kêu gọi các bậc phụ huynh hãy thấu hiểu, hỗ trợ các con nhưng không nuông chiều. Bởi ngay ở Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, mặc dù sinh viên luôn nhận được hỗ trợ, hướng dẫn từ thầy cô, đoàn, hội,.. nhưng hoàn toàn có đủ không gian để tự lập, tự quyết định mọi việc cho chính mình”- ông nói.
Điềuthứ hai, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là tân sinh viên hãy nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, hoàn cảnh mới. Trước mắt hãy sớm nhận ra phương pháp dạy, học cũng như khối lượng kiến thức được trang bị ở trường đại học là rất khác so với ở bậc phổ thông.
“Có thể nhiều em sẽ than phiền rằng sao thầy, cô không chỉ bảo một cách chi tiết. Nhưng ở bậc đại học nói chung và Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM nói riêng thầy cô sẽ không phải là người cầm tay chỉ việc. Trường đại học trang bị cho sinh viên khả năng tự học, tư duy phản biện để giúp các em khám phá đam mê và khuyến khích các em theo đuổi những mục tiêu xa hơn”.
Thứ ba, ông Phong khuyên, tân sinh viên hãy chấp nhận sự khác biệt và dám khác biệt. Lý do là ở Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM mỗi khoá có khoảng 5.000 tân sinh viên và luôn có khoảng 20.000 sinh viên đại học đến từ nhiều vùng miền, các hoàn cảnh khác nhau, học các ngành nghề khác nhau. Ngoài chương trình học chuyên môn, sinh viên có thể tham gia rất nhiều khoá học, hoạt động ngoại khoá bổ ích. Điều này thể hiện tính đa dạng, phong phú nhưng không phải tất cả sinh viên Bách khoa đều phải giống nhau, đều phải có các năng lực như nhau. Và không phải tất cả sinh viên đều cần phải tham gia hết các hoạt động bổ ích. Nếu vậy sẽ bị quá tải, thiếu hiệu quả nếu không tìm được đam mê, xác định được mục tiêu phù hợp cho riêng mình. Vì vậy hãy biết lắng nghe, nhưng dám khác biệt để theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình.
Thứ tư, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM khuyên tân sinh nên nghĩ về một mục tiêu lâu dài hơn ngay từ bây giờ.
“Rất nhiều em đang suy nghĩ học kỳ này sẽ học ra sao, thi cử liệu có kết quả tốt không, có thể tốt nghiệp được Bách khoa trong 4-5 năm tới hay không. Những suy nghĩ này rất thực tế, thiết thực trong giai đoạn này và đưa sinh viên hướng tới những mục tiêu thiết thực trước mắt. Nhưng phải suy nghĩ về những mục tiêu xa hơn cho sự nghiệp của mình bởi nếu sớm xác định mục tiêu phù hợp, các sinh viên sẽ xây dựng được cho mình kế hoạch, thái độ và hành vi phù hợp để đạt được mục tiêu đó”- ông nhắn gửi.
Lê Huyền

7 lưu ý của các trường đại học với tân sinh viên
Trung bình mỗi khoá ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có 1.250 đến 1.650 sinh viên không được tốt nghiệp. Ở các trường khác con số này cũng không nhỏ.
" alt="Hiệu trưởng Bách khoa TP.HCM và 4 lời khuyên cho tân sinh viên"/>
Hiệu trưởng Bách khoa TP.HCM và 4 lời khuyên cho tân sinh viên
Sau hơn 6 tháng triển khai, qua 2 vòng xét chọn (vòng 1 từ cơ sở, các trường lựa chọn, giới thiệu; vòng 2 do Sở LĐ-TB&XH chủ trì xét chọn hồ sơ từ các cơ sở, các trường đề nghị), đến thời điểm xét chọn vòng 3, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhận được 183 hồ sơ hợp lệ từ các tỉnh, thành xét chọn tuyên dương, trong đó có 175 sinh viên, 8 học sinh; 29 em người dân tộc thiểu số; 117 nam, 66 nữ. Đồng thời, nhận được 136 hồ sơ đề nghị xét chọn tuyên dương học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu tình nguyện tham gia phòng chống Covid – 19 tại các khu cách ly, địa phương có dịch bệnh trong cả nước thuộc 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
 |
Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng xét chọn. |
Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng cho biết, việc xét tuyên dương yêu cầu cao và toàn diện với hai tiêu chuẩn: kết quả học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống.
Các em có kết quả học tập xuất sắc với điểm học trung bình năm học đạt từ 3,6/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ, hoặc đạt từ 9,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế và phải đạt một trong các tiêu chí (có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cấp trường trở lên hoặc có sáng kiến trong học tập, lao động, lao động có giá trị áp dụng hoặc có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế hoặc đạt giải nhất, nhì ba các kỳ thi cấp tỉnh); kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống đạt loại xuất sắc hoặc 90 điểm trở lên, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hội và các hoạt động tình nguyện,...
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, rất nhiều thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp học ngành chăm sóc sức khỏe tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid 19 tại các khu cách ly, địa phương có dịch bệnh trong cả nước. Để khích lệ, động viên các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu tham gia phòng, chống dịch Covid - 19, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã báo cáo lãnh đạo để xét chọn tuyên dương.
 |
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Chủ tịch Hội đồng phát biểu. |
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đỗ Năng Khánh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng xét chọn cho hay, đơn vị thường trực đã chuẩn bị hồ sơ hợp lệ là những học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu và lập danh sách. Các thành viên hội đồng sẽ rà soát, thảo luận và lựa chọn đảm bảo đúng các tiêu chuẩn đã được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt.
Trên cơ sở thảo luận, đánh giá, các vòng trao đổi, thảo luận Hội đồng xét chọn đã tiến hành bỏ phiếu lựa chọn danh sách học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc tiêu biểu năm 2021.
Đây là lần thứ hai, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức xét chọn và tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu nhằm biểu dương, tôn vinh các tấm gương trong học tập, đạo đức lối sống; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động xã hội; phấn đấu, phát triển toàn diện diện về năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp.
Dự kiến lễ tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày tháng 10/11 tại Hà Nội.
Thanh Hùng

Trường nghề tăng cường đầu tư hệ thống đào tạo trực tuyến
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng công tác quản lý, không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo.
" alt="Xét chọn học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021"/>
Xét chọn học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021