Giá phòng trọ 'phi mã', sinh viên Hà Nội chật vật trong 'hộp diêm' 10m2
Những ngày gần đây,áphòngtrọphimãsinhviênHàNộichậtvậttronghộpdiêgiải ả rập Đào Minh Nguyệt, sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao, cảm thấy hoang mang khi nghe chủ trọ thông báo tiền phòng trọ tháng này sẽ tăng lên 3,6 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm tiền điện) thay vì 3 triệu như trước đây.
Nguyệt cho biết cách đây không lâu, nhà trọ mới được lắp đặt thêm hệ thống phòng cháy chữa cháy nên các phòng đều phải tăng giá thuê. Mức tăng 600.000 đồng/tháng đối với sinh viên năm nhất như Nguyệt cũng khiến nữ sinh e ngại.
“Tháng này em và bạn cùng phòng đã phải cố gắng cắt giảm điều hòa để bù đắp vào số tiền đã tăng. Dù nhà được lắp đặt thêm hệ thống phòng cháy chữa cháy giúp người thuê trọ yên tâm phần nào, nhưng tiền thuê tăng cũng là nỗi lo vì bố mẹ lại thêm phần gánh nặng”, Nguyệt nói.
Cùng có tâm trạng như Nguyệt, Trần Vy, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng “đau đầu” tìm nhà trọ suốt 2 tháng nay. Bạn thuê cùng chuẩn bị trả phòng về quê, Vy buộc phải đi tìm phòng trọ khác với mức chi phí rẻ hơn. Vừa học trên trường, vừa đi làm thêm cả ngày, Vy chỉ cần tìm một căn phòng giá rẻ để đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ. Nhưng suốt 2 tháng nay, nữ sinh vẫn chưa tìm được căn trọ ưng ý.
Từng xem qua hơn chục nhà trọ, Vy đều cảm thấy những căn phòng này không xứng với giá tiền chủ trọ đưa ra. “Diện tích chỉ hơn 10m2, nhiều phòng thậm chí không có cửa sổ, nhưng giá thuê đều từ 2,5 triệu/tháng trở lên. Thậm chí, khi nghe mức giá phòng mình mong muốn là 2 triệu đồng, nhiều chủ trọ còn lắc đầu, xua tay”, Vy chán nản.
Theo nữ sinh, những căn phòng có giá 2 triệu đồng/tháng ở khu vực Cầu Giấy, Đống Đa hiện gần như không có. Nếu vẫn muốn thuê phòng mức giá ấy, sinh viên phải chấp nhận đi xa hơn để tiết kiệm chi phí.
Không chỉ tiền nhà, tiền điện cũng là nỗi lo của hầu hết sinh viên hiện nay. Chỉ dám dùng điều hòa vào ban đêm nhưng Nguyệt vẫn khá sốc khi số tiền điện và nước phải trả trong tháng qua lên tới hơn 1,2 triệu đồng.
“Tiền điện ở đây có giá 4.000 đồng/số nên em không dám dùng quá nhiều điều hòa. Tháng vừa rồi tiền điện phòng em đã cao gần bằng tiền phòng của một người”, Nguyệt kể.
4.000 đồng/số điện là giá chung tại hầu hết các phòng trọ hiện nay ở Hà Nội. Bởi vậy, không chỉ Nguyệt mà Lương Sơn, sinh viên của Trường ĐH Hà Nội cũng chật vật với giá nhà trọ, giá điện trong những tháng hè này.
Một buổi đi dạy thêm hiện tại của Sơn là 150.000 đồng nhưng số tiền nam sinh đi dạy không đủ để chi trả tiền phòng trọ và tiền điện mỗi tháng. Sơn và bạn cùng phòng đã phải cố gắng cắt giảm chi tiêu hết mức như thường xuyên ăn mì tôm, tránh nóng tại các cửa hàng tiện lợi để vơi bớt tiền điện. Sơn cũng chỉ dám bật điều hòa làm mát phòng khoảng 3 tiếng ban đêm, sau đó tắt đi thay vì dùng cả đêm như trước.
“Mấy tháng hè này nghe đến tiền điện, tiền phòng thôi đã choáng váng, em chỉ biết “cày” thêm để bù đắp vào chứ không dám xin thêm bố mẹ”, Sơn nói.
Hầu hết giá nhà trọ bắt đầu tăng cao kể từ tháng 7/2024, khi Công an Hà Nội và các cơ quan liên quan kiểm tra toàn bộ gần 37.000 cơ sở kinh doanh nhà trọ về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Chị Hà Mỹ Loan, chủ một nhà trọ ở đường Trần Cung (Nghĩa Tân, Cầu Giấy), cho hay, sau lệnh rà soát phòng cháy chữa cháy, các chủ trọ nếu muốn tiếp tục cho thuê phải bổ sung thêm cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy. Mức giá thuê nhà trọ có ban công, điều hòa vì thế cũng tăng lên khoảng 300.000 - 500.000 đồng tùy phòng.
Dẫu giá tăng lên nhưng chị Loan cho biết, hiện nhà chị cũng không còn phòng trống cho thuê vì giai đoạn này, nhiều phụ huynh đang đi tìm phòng trọ cho tân sinh viên để chuẩn bị nhập học đại học.
Một chủ trọ khác ở đường Đê La Thành (Đống Đa) cũng cho hay nhiều năm qua, ông vẫn giữ nguyên giá thuê, chưa từng tăng dù chỉ 100.000 đồng. Tuy nhiên thời gian gần đây, “vật giá leo thang nên khó giữ được giá như trước”.
Sau những sự cố cháy nổ ở các khu trọ, chung cư mini gây hậu quả nghiêm trọng, ông cũng sắm sửa thêm các thiết bị phòng cháy chữa cháy như lắp thiết bị báo khói, bình CO2, thang thoát hiểm… Vì thế, ông cho rằng những chi phí này buộc phải tính vào giá thuê trọ để “bù đắp lại”. Ngược lại, người thuê cũng thêm phần yên tâm vì được bảo đảm an ninh, an toàn khi ở trọ.
Huyền My
Giá thuê trọ ở Hà Nội tốn bằng tiền ăn cả nhà, nữ sinh trả phòng, đi xe bus 30km mỗi ngày
Sau một năm thuê chung với 2 bạn căn phòng 25m2 giá 4,5 triệu đồng/tháng, cộng chi phí điện, nước, và các dịch vụ khác thêm gần 1 triệu đồng, Trâm quyết định trả phòng, ngày ngày đi xe bus gần 30km đến trường.(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
- Soi kèo phạt góc IFK Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 26/9
- Màn lột xác 180 độ của diễn viên Thúy An 'Người phán xử'
- Soi kèo phạt góc IFK Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 26/9
- Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Nữ ca sĩ gốc Việt có thành tích 'khủng' tại Australia về Việt Nam tìm chồng Việt
- Diễn viên phim 'Người phán xử' qua đời vì bệnh ung thư
- MC Hoàng Linh bị lật ngón chân phải vào viện
- Soi kèo góc FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- Ca sĩ thần tượng tập 1: Thí sinh bị nhận xét giống Hà Hồ khi hóa thân thành Minh Tuyết
- Nhận định, soi kèo Zakynthos vs Asteras Tripolis, 20h00 ngày 31/10: Vất vả chống đỡ
- Phạm Quỳnh Anh: 'Tôi mất ngủ, khó thở sau khi khỏi Covid
- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Deportivo Toluca, 10h05 ngày 30/1: Lợi thế sân nhà
- Thi 'Ai là triệu phú', MC thể thao Thu Hoài phải nhờ trợ giúp câu hỏi về bóng đá
- Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- Nhận định, soi kèo MU vs Leicester, 2h45 ngày 31/10: Thay tướng đổi vận
- Soi kèo phạt góc IFK Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 26/9
- Hà Việt Dũng kể chuyện hóa cảnh sát chìm: 'Tôi uống nước tăng lực liên tục vì quá mệt'
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Samaxi, 21h30 ngày 31/1: Đối thủ khó nhằn
- Màn lột xác 180 độ của diễn viên Thúy An 'Người phán xử'