Những năm tiếp theo, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ căn cứ vào diện tích xây mới thực tế để tăng quy mô đào tạo tại Hòa Lạc nhằm giảm sự quá tải tại nội thành Hà Nội.
Tổ hợp 2 công trình HT1, HT2 thuộc Zone 4 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sắp đi vào hoạt động.
Cũng tại cuộc họp, ban lãnh đạo đã bàn sâu đến phương án hoàn thiện cơ sở vật chất của giảng đường, khu sáng tạo, thư viện, không gian học sống và học tập cho sinh viên, giảng viên; giao thông nội khu, kết nối hệ thống xe buýt nội thành; hệ thống ký túc xá với các phòng ở, phòng sinh hoạt chung như nhà bếp, phòng tự học cho sinh viên theo chuẩn hiện đại, chất lượng cao với hệ thống điều hòa không khí,…
Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, tổ hợp các tòa nhà HT1 (quy mô 15.000m2 sàn xây dựng), HT2 (quy mô 20.000m2 sàn xây dựng) của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khu Ký túc xá số 4 đã sẵn sàng đáp ứng để tiếp nhận theo quy mô thiết kế là gần 4.000 sinh viên học tập và sinh sống với môi trường đại học hiện đại, tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ban Giám đốc cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Đào tạo chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2022. Các chương trình đào tạo cần thiết kế theo hướng giáo dục khai phóng; sinh viên có thể được tùy chỉnh lựa chọn nhiều ngành học; chương trình đào tạo cũng phải gắn với chuyển đổi số nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của năm học mà ĐH Quốc gia Hà Nội đã đặt ra.
Dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha, trong đó khu các dự án thành phần ĐH Quốc gia Hà Nội là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha; khu tái định cư là 113,7 ha.
Thúy Nga
Thủ tướng Chỉnh phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐH Quốc gia Hà Nội.
" alt=""/>ĐH Quốc gia Hà Nội chuyển sinh viên lên Hòa Lạc học tậpMột số hoạt động đã tạo dư luận không tốt trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh và ảnh hưởng đến công tác an ninh, an toàn trong các trường học.
![]() |
Một cuộc gặp mặt của các thành viên Lion Group mà các giáo viên ở huyệnThanh Chương, Nghệ An đăng tải lên mạng xã hội. Ảnh: Báo Nghệ An. |
Để chấm dứt ngay các hoạt động này, tạo môi trường lành mạnh trong các trường học, Sở GD-ĐT Nghệ An vừa ban hành công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm một số nội dung.
Cụ thể, khi các trường học liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, phải thực hiện nghiêm Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Theo đó, phải có hợp đồng giữa các cơ sở giáo dục và đơn vị liên kết. Hợp đồng phải quy định rõ nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng, cơ sở giáo dục phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp.
Đồng thời, Sở nghiêm cấm việc tổ chức, hoặc lôi kéo người khác cùng tham gia các hoạt động đa cấp huy động vốn trái quy định của pháp luật.
Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân cố tình vi phạm các quy định trên.
Thanh Hùng
Công đoàn Giáo dục Nghệ An vừa có văn bản gửi các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc cảnh báo cán bộ, giáo viên nguy cơ khi tham gia các sàn giao dịch huy động vốn chưa được cấp phép.
" alt=""/>Trường học ở Nghệ An phải chấm dứt hoạt động đa cấp trái quy địnhViệc Bộ TT&TT và các nhà mạng gắn tên định danh cho các số điện thoại có tương tác với người dân là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng các đối tượng thực hiện cuộc gọi mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Biện pháp này sẽ được Bộ TT&TT tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Trong kết luận hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước tháng 9 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long đã chỉ đạo Cục Viễn thông dự thảo văn bản đề nghị các bộ, ngành khác như Công an, Tòa án, Ngân hàng... thực hiện việc gắn tên định danh cho các số điện thoại của cơ quan mình có liên hệ, giao dịch với người dân.
Bên cạnh đó, trước tình trạng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ tinh vi của các hoạt động sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ TT&TT đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp khác.
Cụ thể, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm; theo dõi, giám sát và chuyển nhà mạng xử lý các phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, 156 và website thongbaorac.ais.gov.vn; chỉ đạo các nhà mạng thường xuyên, chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo...
Đặc biệt, thực thi quy định quảng cáo chính danh, trong các tháng đầu năm nay Bộ TT&TT đã cấp gần 3.700 tên định danh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại, nâng tổng số tên định danh đã cấp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng cáo lên hơn 13.500.
Các đơn vị của Bộ TT&TT là Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin cùng các doanh nghiệp viễn thông đã tổ chức sàng lọc, xác thực và chuyển hơn 30.000 phản ánh về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị của Bộ Công an để phối hợp, điều tra xử lý.
Cần thiết mở rộng cơ quan, tổ chức định danh số điện thoại
Trao đổi với phóng viên VietNamNet,đánh giá cao việc Bộ TT&TT và các nhà mạng tiên phong gắn tên định danh các số điện thoại tương tác với người dân, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Giám đốc kinh doanh Callio phân tích: Vấn nạn lừa đảo đa phần đến từ một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ TT&TT, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, Nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.
“Tuy nhiên, để việc làm này thực sự hiệu quả đối với người dân, cơ quan quản lý cần phải có sự tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa không chỉ tới các doanh nghiệp mà còn cả những người dân ở vùng sâu vùng xa, hay những người lớn tuổi - đối tượng chủ yếu của vấn nạn lừa đảo qua mạng hiện nay”,ông Nguyễn Nguyên Hùng nói.
Ông Nguyễn Nguyên Hùng cho rằng, việc gắn tên định danh cho số điện thoại không nên chỉ dừng lại ở nhân rộng ra nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước khác; mà còn cần mở rộng ra cho cả các doanh nghiệp ở một quy mô nhất định.
Các tổ chức có quyền lực hay một vị thế nhất định trong xã hội sẽ dễ dàng là mục tiêu bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện cuộc gọi lừa đảo.
Vì thế, việc nhân rộng ra các tổ chức này cần thiết trở thành yêu cầu bắt buộc với các cơ quan bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp có uy tín để tránh tạo ra kẽ hở cho các tội phạm mạng khai thác.
Đại diện đơn vị phát triển phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Callio cũng đề xuất việc cơ quan quản lý có các chính sách để ngăn chặn việc các tổ chức sử dụng tên định danh sai mục đích.
Một giải pháp khác là cơ quan quản lý có thể tự đứng ra hoặc phối hợp với công ty công nghệ để đưa ra một ứng dụng giúp nhận diện, khuyến nghị các số lừa đảo, spam được người dân, bộ phản ánh, tương tự như nền tảng TrueCaller hiện nay.
Đồng quan điểm, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty NCS nhấn mạnh: Việc định danh cuộc gọi sẽ góp phần hạn chế tình trạng mạo danh cơ quan tổ chức.
Tuy nhiên, để hiệu quả thì số lượng tổ chức, cơ quan sử dụng tên định danh phải nhiều hơn số lượng cơ quan, tổ chức không dùng. Bởi lẽ, nếu vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức chưa định danh số điện thoại, người dùng sẽ rất khó để nhớ là tổ chức nào đã có brandname, tổ chức nào chưa.
“Việc định danh cuộc gọi cần phải thực hiện nhiều cơ quan như Công an, Tòa án hay cơ quan thuế. Cùng với cuộc gọi định danh, để giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo, cơ quan chức năng còn cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác như chấn chỉnh tình trạng SIM rác, tài khoản ngân hàng rác và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân", ông Vũ Ngọc Sơn nêu quan điểm.