Hình ảnh mới nhất của nghệ sĩ Hoài Linh thu hút sự quan tâm lớn của bạn bè và người hâm mộ bởi màn lên đồ trẻ trung, chất ngầu và quan trọng hơn là dát đồ hiệu kín người. Hình ảnh mới khiến Hoài Linh như trẻ ra chục tuổi.
Nam nghệ sĩ chọn đôi giày hiệu Dolce&Gabbana từng gây sốt với các tín đồ thời trang trong nước và quốc tế. Đôi giày thể thao có giá hơn 20 triệu đồng với 2 gam màu trắng đen kinh điển, đế độn vừa phải giúp cải thiện chiều cao nhưng vẫn mang lại sự êm ái cho người đi. Ngoài ra, áo thun cùng thương hiệu màu đen in logo màu trắng cũng tạo nên điểm nhấn và sự hoàn thiện về outfit cho danh hài.
Trước sự thay đổi về phong cách ngoạn mục, danh hài dí dỏm trả lời bạn bè: "Gom góp 25 năm mới mua được nó đấy em, vất vả vạn phần. Nông dân nhưng máu đua đòi vẫn chảy trong người, em thấy khổ thân anh chưa" .
Sự trẻ trung của anh còn được thể hiện qua sự đầu tư về phong cách với kính râm, mũ lưỡi trai hay balo cùng tông màu. Được biết, mẫu áo thun dài tay anh mặc có giá khoảng 10 triệu đồng.
Phong cách thời trang của Hoài Linh thời gian gần đây có sự chuyển biến rõ rệt, trẻ trung hơn rất nhiều dù lên đồ đơn giản với cây đen hay cây trắng. Anh còn chăm chỉ đeo kính râm, tăng thêm phần chất ngầu.
Anh trẻ trung, năng động hơn với quần ngố, áo polo... cho chuyến du lich trời Tây.
So với hình ảnh quen thuộc với set đồ bà ba, dép tông... thì sự thay đổi ngoại hình này của Hoài Linh có thể gọi là kỳ tích trong nhiều năm qua.
Hình ảnh đã tạo nên thương hiệu cho danh hài Hoài Linh trong sự nghiệp làm nghệ thuật của anh.
Chính cách lên đồ giản dị này khiến anh già hơn nhưng nhờ Hoài Linh mà người ta lại thấm thía câu "người đẹp vì lụa".
(Theo Dân Việt)
Hoài Linh hiếm hoi mở lòng chia sẻ về cuộc sống sau ánh hào quang sân khấu.
" alt=""/>Tạm biệt tổ ong, Hoài Linh lột xác như trai trẻ với set đồ hiệu đắt tiềnCòn tại Trường THCS Công Thành (huyện Yên Thành) có 11 học sinh bị nhiễm Covid-19. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu cho hơn 1.000 trường hợp, trong đó có 798 mẫu là giáo viên và học sinh tại trường.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chính quyền xã Công Thành đã phối hợp tuyên truyền, lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh và người dân. Đồng thời tiến hành phun khử trùng tại các điểm xuất hiện dịch bệnh.
Nhiều học sinh là F1 được cách ly tại trường ở huyện Yên Thành |
Xã Công Thành đã trưng dụng 2 cụm điểm trường mầm non để cách ly tập trung cho hàng trăm F1.
Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 huyện cho thấy, từ ngày 7/10 đến sáng 3/12, có 207 ca dương tính với dịch Covid-19, trong đó có 31 ca cộng đồng tại các xã: Nam Thành, Lý Thành, Nhân Thành, Công Thành, Mỹ Thành. Tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn huyện lên 406 ca.
Đối với cấp độ dịch, UBND huyện Yên Thành ra thông báo thực hiện cấp độ 4 đối với xã Công Thành. CDC Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua, toàn tỉnh có 59 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 37 ca được phát hiện trong cộng đồng.
Được biết, nhiều ca nhiễm bệnh được phát hiện trong cộng đồng không có triệu chứng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Toàn bộ học sinh của quận Kiến An và một trường ở huyện An Lão (TP Hải Phòng) phải nghỉ học khẩn cấp sau khi phát hiện có ca F0.
" alt=""/>26 học sinh nhiễm CovidĐọc tờ trình về dự án, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật GDĐH đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn quản lý, tổ chức và hoạt động GDĐH trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Những hạn chế cơ bản của Luật GDĐH 2012 đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) |
Hội đồng trường quyết định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Tự chủ đại học và quản trị đại học là một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra trong Dự thảo lần này. Theo Bộ trưởng, các quy định của Luật GDĐH hiện hành chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa cơ quan chủ quản và cơ sở GDĐH công lập.
“Các quy định của Luật GDĐH hiện hành chưa quy định rõ về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH công lập trên cả ba phương diện: hoạt động chuyên môn; tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, tài sản. Cơ sở GDĐH vẫn còn bị quản lý có tính hành chính khá chặt chẽ, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo của cơ sở GDĐH. Vì thế, tự chủ đại học chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của Luật cũng chưa rõ về trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ sở GDĐH” – ông Nhạ nói.
“Để thực hiện tự chủ về tổ chức và nhân sự, Hội đồng trường là thiết chế quan trọng nhưng Luật hiện hành còn quy định quá chung chung, thành phần, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường trong trường đại học công lập, Hội đồng quản trị trong trường đại học ngoài công lập chưa được quy định rõ ràng nên thực tế hoạt động còn hình thức. Hội đồng trường chưa có thực quyền trong quyết định nhân sự hiệu trưởng và các vấn đề quan trọng của trường”.
Chính vì thế, Bộ đề xuất sửa đổi Điều 14 của Luật GDĐH hiện hành. Trong đó, quy định rõ hội đồng trường (HĐT) là một thành phần trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, học viện.
Ở Điều 16, Dự thảo Luật đưa khái niệm: HĐT là tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan. HĐT được phép quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục của trường.
Theo điều luật này, trừ các cơ sở GDĐH thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, HĐT có quyền quyết định nhân sự hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, sau đó trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, đột xuất nếu thấy cần thiết.
HĐT cũng là cơ quan quyết định chủ trương về thu, chi tài chính; chủ trương mua sắm tài sản, thiết bị hàng năm; chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nhà trường.
Số lượng thành viên HĐT phải là số lẻ, tối thiểu là 17 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài cơ sở GDĐH, trong đó các thành viên ngoài cơ sở giáo dục đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên của hội đồng trường.
Chủ tịch HĐT do hội đồng trường bầu trong số các thành viên theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín, được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Chủ tịch HĐT không kiêm nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các chức vụ quản lý do hiệu trưởng bổ nhiệm, không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường của các cơ sở GDĐH khác.
Thí sinh đến đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Tự chủ về nhân sự, tài chính, tuyển sinh
Ở Điều 32, Dự thảo Luật sửa đổi về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH: “Cơ sở GDĐH có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động về tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phù hợp với năng lực tự chủ, theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm chất lượng GDĐH”.
Cơ sở GDĐH cũng có trách nhiệm giải trình với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên liên quan. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong từng lĩnh vực hoạt động phù hợp với năng lực tự chủ.
Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐH.
Ở Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh, các cơ sở GDĐH được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ngành đào tạo giáo viên chỉ đào tạo theo chỉ tiêu được giao.
Về kiểm định chất lượng giáo dục, ở Điều 52, Dự thảo Luật quy định: “Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập với cơ sở GDĐH, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học”.
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.
Nguyễn Thảo
Đó là chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với ĐH Huế sáng nay 2/1.
" alt=""/>Sửa Luật Giáo dục Đại học: Trao quyền cho hội đồng trường, trường tự chủ tài chính, tuyển sinh