Xôi Bắc và 4 món ăn sáng hút khách tại TP.HCM
Đường Nguyễn Thị Minh Khai,ôiBắcvàmónănsánghútkháchtạ24h.com.com vn quận 1, là tọa độ để bạn thưởng thức bánh mì chả cá Nha Trang. Đây là món ăn hấp dẫn cho bữa sáng của bạn. Điểm nhấn là phần chả cá nóng hổi, giòn dai và khá dày. Ngoài bánh mì chả cá, tiệm còn phục vụ trứng ốp la hay thịt nướng ăn kèm cũng thơm ngon không kém. Mức giá dao động từ 20.000-30.000 đồng/ổ. Ảnh: Hukha.Foodaholic. |
Xôi là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người để thưởng thức vào buổi sáng. Một tiệm ăn ở TP.HCM thu hút tín đồ sành ăn với phần xôi Bắc thập cẩm bắt mắt, ngập topping, giá 45.000 đồng. Thực khách Thu Huyền nhận xét: "Xôi dẻo thơm và tơi, quyện nước sốt thịt kho bắt vị. Pate, chà bông, thịt kho, trứng, lạp xưởng kèm đồ chua được kết hợp làm món ăn thêm chất lượng". Ảnh: Hukha.Foodaholic. |
Món bún xì dầu trên đường Quách Văn Tuấn, quận Tân Bình, cũng là gợi ý thú vị cho những ai muốn đổi vị bữa sáng. Phần bún tươi ăn kèm nước tương tỏi ớt tạo vị thơm cay, lạ miệng. Các nguyên liệu đơn giản như chả giò, thịt nướng, trứng ốp la, đậu phụ, rau làm món ăn thêm phần cuốn hút. Tô bún có giá 25.000 đồng này sẽ thỏa mãn vị giác và tiếp thêm năng lượng cho ngày làm việc của bạn. Ảnh: Foodholicvn. |
Mì Quảng là món ngon nức tiếng miền Trung. Tại TP.HCM, bạn có thể trải nghiệm hương vị này tại quán ở đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận. Ảnh: Ryanfoodaholic. |
Món ăn tại đây nổi bật với nước mì xâm xấp thơm cay, đậm đà. Phần mì thập cẩm có sự kết hợp của sườn non, gà rút xương, tôm, thịt ếch, trứng... Thực khách ăn mì Quảng kèm rau sống và bánh đa để cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh mát. Giá dao động từ 40.000-50.000 đồng. Ảnh: Foodholicvn. |
Bò kho tại tiệm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, gây dấu ấn với tín đồ ăn uống nhờ hương vị thanh trong, hương thơm dịu nhẹ. Thịt bò mềm ăn kèm bánh mì, hủ tiếu hay mì gói đều mang đến trải nghiệm mới lạ cho thực khách. Ảnh: Foodholicvn. |
Một phần bò kho cơ bản được trình bày bắt mắt với gân bò, cà rốt, rau thơm, hành tây và ớt làm kích thích vị giác. Mức giá món ăn từ 45.000 đồng/phần. Ảnh: Bokhocomaisince1984. |
Bữa trưa không dầu mỡ với món cá hấp, ai ăn cũng tấm tắc khen
Cá chế biến theo cách hấp lại giữ được trọn vẹn dưỡng chất, vị ngon của cá và tạo cảm giác mát lành ngon miệng cho bữa cơm ngày hè.
(责任编辑:Thời sự)
- Nhận định, soi kèo Atlas vs Monterrey, 08h00 ngày 30/1: Không đội nào xứng đáng thắng
Đào Quang Duy cùng 2 học sinh khác của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) được nhận quà từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì đạt kết quả cao kỳ thi đại học năm 2014. Đi làm đã được 4 năm, song anh Duy vẫn nhớ như in kỷ niệm hồi tháng 9/2014, anh được nhà trường mời về dự lễ khai giảng năm học 2014-2015 vì kết quả thi đại học tốt.
Năm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng về thăm và dự lễ khai giảng của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Tổng Bí thư là cựu học sinh niên khóa 1957-1963 của trường. Ông cũng là lớp trưởng và Bí thư Chi đoàn lớp 9B, 10B.
“Lễ khai giảng năm đó là lễ khai giảng đáng nhớ nhất trong thời đi học của tôi dù tôi không còn là học sinh THPT nữa", anh Duy chia sẻ.
Năm 2014, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cũng vừa hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất.
"Thời điểm nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về trường và bản thân vinh dự được là 1 trong 3 học sinh có thành tích tốt trong kỳ thi đại học, được nhà trường mời về để nhận quà của Tổng Bí thư, tôi đã rất vui sướng. Khi được nhận món quà trực tiếp từ tay Tổng Bí thư trao trên sâu khấu nhà trường, tôi cảm nhận đó là một niềm vinh dự lớn của bản thân. Khi tặng phần quà, bác đã vỗ vai, cười nói: 'Chúc mừng cháu’. Mặc dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với bác, nhưng qua cử chỉ và ánh mắt, cũng đủ để tôi cảm nhận được sự ân cần, gần gũi của người lãnh đạo cấp cao với thế hệ trẻ. Đó cũng là nguồn động lực rất lớn lao, khích lệ bản thân tôi trong quá trình học tập và rèn luyện mãi sau này”, anh Duy chia sẻ.
Món quà Tổng Bí thư tặng anh Duy và các bạn được gói cẩn thận bằng giấy màu đỏ, bên ngoài kèm một tấm thiệp ghi chúc mừng học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014.
“Với tôi, đó là một kỷ niệm rất đẹp trong cuộc đời. Bởi không chỉ riêng tôi mà gia đình, người thân cũng rất tự hào khi con, cháu mình được nhận thưởng từ một nhà lãnh đạo lỗi lạc của đất nước trao tặng. Không chỉ lưu giữ kỷ niệm trong đầu, những kỷ vật tôi cũng cất giữ cẩn thận”, Duy nói.
Sau này, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc nhận quà từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Duy in ra treo ở vị trí trang trọng trong nhà.
Tấm thiệp cũng được anh đóng khung và luôn đặt ở góc làm việc của mình. “Tôi làm như vậy để luôn gợi nhớ đến kỷ niệm ý nghĩa trong đời và qua đó cũng tự nhắc nhở bản thân về việc noi gương, học tập những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của bác”, Duy nói.
Nhà hiện ở phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) cộng thêm việc nhà ông bà nội ở cùng làng của Tổng Bí thư (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh) nên anh Duy cũng nhiều lần đi qua nhà xưa của ông và hồi tưởng về kỷ niệm đẹp trong đời.
Duy cho hay, những ngày qua khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, bản thân anh vô cùng tiếc thương, đau xót. “Tôi rất buồn bởi Tổng Bí thư là một người lãnh đạo lỗi lạc, tài ba và rất được nhân dân Việt Nam yêu quý. Đây là một sự mất mát to lớn đối với dân tộc và đất nước”, anh Duy tâm sự.
Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'
Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh." alt="Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao" />Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm caoNgôi nhà đơn độc giữa cánh đồng. Xe không thể chạy trên bờ ruộng. Chúng tôi cùng bà xuống xe, rảo bước về nhà. Bà đi thật nhanh và bỏ chúng tôi khá xa. Còn cách nhà chừng hơn 100m, 2 đứa trẻ từ trong chạy nhanh ra ôm lấy bà rồi ba bà cháu nắm tay nhau vào nhà.
Chúng tôi mò mẫm từng bước đi, khá lâu mới đến. Trước mắt chúng tôi, ngôi nhà cấp 4 khoảng 20m2 xuống cấp nặng. Bên cạnh, một ngôi nhà khác cũng rộng chừng ấy mới hơn với tấm biển nhà tình thương do một đơn vị may mặc tài trợ.
Chúng tôi vào nhà cũ. Một phụ nữ với gương mặt thất thần bước ra. Chị cao dong dỏng. Giọng nói thánh thót nhưng rất cục mịch. Quần áo chị mặc cũ kỹ bó gọn tấm thân gầy guộc. Chị nhìn chúng tôi, không nói.
'Nó là con tôi đó', bà bán vé số nói với chúng tôi. Rồi 2 đứa trẻ tung tăng chạy ra. Chúng cười. Nụ cười rất hồn nhiên của tuổi thơ. Cả 4 người ngồi bệt xuống đất...
Bà Đẹp cùng con và cháu ngoại Bà là Hoa Thị Đẹp, 52 tuổi. Bà bị chứng khờ nhưng cũng còn đủ trí nhớ. Bà kể lại, do bị bệnh như thế nên không ai muốn lấy bà. Mãi cho đến năm 25 tuổi nhiều người mai mối bà mới lấy chồng.
Bà hạ sinh được 2 người con gái. Đứa con đầu tên Hoa Thị Thúy An nay đã 26 tuổi mang bệnh như bà. Đứa con gái thứ 2 bình thường như bao người khác nhưng chẳng may đến 12 tuổi ngã bệnh rồi chết.
Chồng bà sau đó mất đi để lại cho bà bé Thúy An khờ khạo, tay chân lóng ngóng. Một mình bà hàng ngày bán vé số nuôi con. Cuộc sống của 2 mẹ con tuy có thiếu thốn khổ cực nhưng cũng không đến nỗi nào nếu không có chuyện chẳng lành xảy ra.
Tai họa giáng xuống gia đình bà Đẹp khi Thúy An vừa 14 tuổi. Bà kể lại: 'Lúc ấy tôi thấy nó có nhiều triệu chứng khác thường nhưng do quá nghèo tôi cũng không quan tâm sát sao. Rồi, bụng nó càng ngày càng lớn. Tôi hỏi, nó nói một người đàn ông trong làng dụ dỗ nó làm vợ với những lời ngon ngọt. Đến khi biết nó có thai thì không đoái hoài gì tới nó'.
'Mong được nuôi mẹ nuôi ngoại'
Câu chuyện kể đến đây thì từ trong nhà một đứa bé sà vào lòng bà với những cử chỉ thương yêu. Một đứa bé khác nhỏ hơn, cũng chạy ra ôm lấy Thúy An. Chừng vài phút sau, cả hai đứa trẻ cùng xúm xít quanh Thúy An chơi trò nấu cơm. Một chiếc nồi đất nhỏ như quả cam được đặt trên 2 viên gạch. Một bé lấy đất bỏ vào nồi giả làm gạo. Bé lớn lấy nước đổ vào rồi đậy nắp. Lửa không có nhưng Thúy An vẫn cầm chiếc que đưa vào lò để chỉnh lửa. Cuộc chơi vẫn tiếp tục...
Ba mẹ con Thúy An. Bà Đẹp chỉ đứa lớn nói: 'Nó là Hoa Thị Thanh Trúc Linh, năm nay 12 tuổi. Đây là hậu quả của mối tình đầu của mẹ nó. Cha nó làm nghề bỏ mối nước đá, thường xuyên lêu lổng. Do uống rượu quá nhiều nên bị bệnh và đã chết. Nó không nhận con nhưng ngày đưa tang nó tôi có đến.
Khi Trúc Linh 7 tuổi, Thúy An lại một lần nữa mang thai. Lần này cũng người địa phương hứa hẹn đủ điều với Thúy An. Nó có biết gì đâu, ai nói sao nó tin vậy'. Bà Đẹp nói với chúng tôi: 'Thế là con bé Hoa Thị Thanh Tú Tiên ra đời. Thấm thoát Tú Tiên đã 5 tuổi. Cha nó không một lần bén mảng đến thăm con'.
Trúc Linh và Tú Tiên Ba mẹ con 'nấu cơm' đã chín. Hai đứa bé đứng lên. Trúc Linh vào trong góc nhà lấy ra chiếc giỏ. 'Ông ơi' - nó nói với chúng tôi. 'Sáng nay con với mẹ con đi bắt cua nè', nó cầm trên tay con cua rồi nói tiếp: 'Cua đồng ở trong hang nên con và mẹ phải thò tay vào bắt'.
Con không sợ nó kẹp tay con sao? - 'Dạ không. Nó kẹp đau một chút nhưng con cũng phải ráng để cho cả nhà có bữa ăn ngon'.
Trúc Linh và em không như mẹ và ngoại. Hai cháu bình thường. Trúc Linh đang học lớp 4 trường Tiểu học Sò Đo, nơi cách nhà gần 5km.
Hỏi thăm về việc học, Trúc Linh cho biết: 'Năm nay con được học sinh giỏi nhưng bằng khen cô giáo giữ vì nhà con dột sợ sẽ làm hư. Con rất thích học và em con cũng vậy. Hàng ngày con đến trường bằng chiếc xe đạp do mẹ của bạn con cho. Chút nữa ông về con sẽ đạp xe đưa ông đi một quãng đường'.
Ba mẹ con chơi trò nấu cơm. Mẹ và ngoại không bình thường và tỉnh táo. Hai cha, một đã chết và một người không nhận con. Nhìn 2 đứa bé, nhìn ngôi nhà dột nát, nhìn cảnh nghèo nàn cơ cực chúng tôi chưa thể hình dung được tương lai của hai bé sẽ ra sao.
2 bé thỏ thẻ với chúng tôi: 'Con thương ngoại, thương mẹ lắm. Con rất muốn được học như bao người khác để sau này đi làm nuôi mẹ nuôi ngoại ...'. Chúng tôi cũng chỉ biết mong như thế.
Chúng tôi ra về. Trúc Linh đẩy xe ra. 'Con đưa ông về một đoạn nhé', cô bé nói.
Nhìn con bé mạnh mẽ đạp xe trên cánh đồng, chúng tôi tin một ngày mai tươi sáng sẽ đến với cháu.
Bé Trúc Linh đạp xe tiễn khách một đoạn đường Hình ảnh 2 đứa bé hồn nhiên trong cuộc sống đầy vất vả gian truân đã ám ảnh chúng tôi suốt đường về.
Người mẹ Sài Gòn cắt đất bán dần, một đời gồng gánh 6 con nuôi
Chị cầm nải chuối lên rồi bỏ xuống. Rồi một nải khác được chọn. Chị nói thật lớn, "con lấy nải này bà nhé". Nét mặt bà thật vui. Bà nở nụ cười một tay trao cho khách chiếc bao nhựa, một tay đón lấy tiền khách trả...
" alt="Ngôi nhà giữa cánh đồng, 2 người đàn bà khờ và 2 đứa con không cha" />Ngôi nhà giữa cánh đồng, 2 người đàn bà khờ và 2 đứa con không cha- - Giáp Tết là “thời điểm vàng” cho nhiều sinh viên mong muốn đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhiều công việc chỉ yêu cầu sự chăm chỉ, nhanh nhẹn với mức thu nhập khá được các 9x lựa chọn.
Từ pha chế, bồi bàn đến bán mứt
Nguyễn Minh Thành (cựu sinh viên ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ) đang là du học sinh Đài Loan chia sẻ: “Mình sang đây học đã 2 năm. Ngoài giờ học, mình làm bưng bê cho một quán ăn. Bên này họ cũng tổ chức Tết âm lịch như ở Việt Nam, nhưng không phải là Tết chính của họ.
Những ngày giáp Tết quán khá đông khách, bình thường mình được trả 136 Đài Tệ/1giờ (tương đương khoảng 90.000 tiền Việt/1giờ) đến cuối tháng được thêm tiền thưởng Tết nữa. Nếu chăm chỉ thì tháng Tết, mình kiếm được khoảng 15-20 triệu tiền Việt, hoặc có thể hơn nữa nếu chăm chỉ”.
Nguyễn Minh Thành làm thêm tại quán ăn Hàn Quốc trong thời gian du học ở Đài Loan. Ảnh: NVCC
Thành cho biết thêm: “Lương nói ra như thế thì cao nhưng chi tiêu bên Đài cũng đắt, được cái những ngày giáp Tết này được thưởng và nếu ai may mắn gặp được ông chủ dễ tính thì cũng thoải mái. Ví dụ biết mình là người Việt, ông chủ cũng cho nghỉ sớm hơn các nhân viên khác để về nước ăn Tết với gia đình”.
Mứt Tết và me Tết là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống ở nước ta. Tranh thủ thời gian vừa thi xong và vào dịp giáp Tết, Nguyễn Thị Yến (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã tự bỏ tiền ra để kinh doanh 2 mặt hàng này và đem về nguồn thu không nhỏ.
“Ban đầu em cũng lo sợ lấy hàng về không ai mua, nhưng kết quả lại ngược lại, mứt với me bán rất chạy, trong khoảng thời gian hai tuần em bán được hơn 100 hộp mứt (bán lẻ lãi 40.000/1 hộp, bán sỉ lãi 20.000/1hộp) vì em nhận đổ buôn nữa.
Tổng lãi thu về hơn 3 triệu. Còn me em bán 80.000/1kg (lãi 20.000/1kg) vì nhập tận đầu mối, tổng lãi bán me thu về được gần 5 triệu. Cả mứt và me đến thời điểm này em được gần chục triệu”, Yến chia sẻ.
Do nhân viên về quê nhiều, khách lại đông hơn so với những thời điểm khác trong năm nên giáp Tết, không ít nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội chấp nhận trả lương gấp 3-4 lần để tìm người thay thế. Các bạn sinh viên không quá khó để tìm một vị trí làm việc phù hợp với mức lương tương đối tốt.
Nguyễn Thanh Vân (sinh viên Học viện Ngân Hàng) và Trần Xuân Hòa (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội), chọn cho mình công việc pha chế và bán hàng tại một quán trà sữa trên đường Tô Hiệu.
Thanh Vân và Xuân Hòa. Ảnh: Trần Thanh Xuân Hòa cho biết, giáp Tết, do khách đông nên việc phục vụ khá vất vả, bù lại, mức lương bạn nhận được cao hơn (lúc bình thường là 75 nghìn/ca/5h; cận tết Hòa nhận được từ 100 - 200 nghìn/ca).
Ngoài ra còn có thể đổi ca và thưởng Tết. Vì cận Tết, sinh viên được nghỉ học nên hai bạn có thể làm 3 ca/ngày. Tổng thu nhập từ 5 triệu trở lên, đây là số tiền không nhỏ nên Hòa tỏ ra khá thích thú với công việc này.
Lĩnh 780.000/ngày nhờ làm shipper
Đó là số tiền kiếm được nhiều nhất trong ngày nhờ làm shipper (người chuyển hàng) mà Nguyễn Tiến Dũng (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được.
Dù trời mưa rét nhưng Dũng vẫn tranh thủ đi ship khi có đơn khách đặt. Ảnh: Trần Thanh
Dũng chia sẻ : “Những ngày cận Tết, khách đặt hàng nhiều, trung bình một ngày em nhận được 4-5 đơn, mặt hàng ship chủ yếu là tủ nhựa nên thi thoảng em còn được khách boa (thưởng) thêm tiền công lắp đặt.
Có hôm em nhận được 7-8 đơn, cộng cả tiền boa, số tiền kiếm được lên tới 780.000/ ngày. Nếu đi ship đều, trung bình một tháng cũng được 6-7 triệu.
Vì là shipper ruột của cửa hàng, em lại là sinh viên nên chị chủ sắp xếp các đơn cho em đi ship vào buổi chiều, còn thời gian buổi sáng em đi học”.
Dũng kể, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được 200- 300 nghìn/ngày. Cái khéo của shipper là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất.
Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc bị khách "bỏ bom", mắng mỏ là chuyện bình thường.
Bạn Đỗ Tiến Đạt, sinh viên ĐH Xây Dựng, kể lại: “Do mới làm shipper ít có kinh nghiệm, một lần em nhận được đơn ở chợ Ninh Hiệp, khách yêu cầu em đặt cọc 520.000 nghìn và đưa cho một hộp xốp khá to, cùng địa chỉ người nhận.
Khi em định mở hàng kiểm tra, khách kêu chỉ là quần áo trẻ con và đã bọc dán kỹ rồi giờ gỡ ra mất thời gian nên em không nghi ngờ, chằng hàng lên xe và phóng đi ngay.
Nhưng tới địa chỉ ghi trong giấy, em hỏi mới biết họ không hề đặt mua hàng gì cả. Em hoảng hốt gọi lại cho người thuê ship thì thuê bao không liên lạc được. Lấy tay xé thùng xốp ra mới biết bên trong toàn quần áo cũ, rách nát.
Ngay sau đó em quay lại chỗ nhận hàng hỏi mọi người và tả vóc dáng tên lừa đảo nhưng không ai biết, tìm lại bài đăng trên nhóm thì hắn xóa mất rồi. Lắm khi nghĩ chảy nước mắt, thấm thía đồng tiền mồ hôi công sức nó đáng quý như thế nào”.