Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tránh mạnh ai nấy làm khi cho học sinh đi học trực tiếp
Thông tin được chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học,óThủtướngVũĐứcĐamTránhmạnhainấylàmkhichohọcsinhđihọctrựctiếbao thể thao sáng 17/2.
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã nêu một số bất cập và kiến nghị sau gần 2 tuần mở cửa trường học sau Tết. Trong đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em chưa tiêm vắc xin tới trường, việc tổ chức ăn bán trú..., để Bộ GD-ĐT và các địa phương thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
>>> Bộ GD-ĐT muốn Bộ Y tế cho ý kiến việc cho học sinh chưa tiêm vắc xin đến trường
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, từ ngày 1-15/2, cả nước ghi nhận khoảng 329.000 ca mắc Covid-19, trong đó, số ca mắc từ 5-18 tuổi là 28.314 ca (chiếm khoảng 8,6%); trẻ dưới 5 tuổi mắc Covid-19 khoảng 15.800 trường hợp (chiếm 4,8%).
Theo ông Sơn, ngày 29/12, Bộ Y tế đã có hướng dẫn 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, quy định thời gian điều trị, cách ly, xét nghiệm đối với ca mắc, trường hợp F1…
"Đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở GD-ĐT không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Liên quan đến việc tổ chức học bán trú, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, 2 buổi, có bán trú. Vì vậy, các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh, gia đình các em.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng ghi nhận ý kiến của các địa phương và cho biết sẽ sớm có hướng dẫn về xét nghiệm trong trường học; sổ tay chăm sóc, điều trị cho học sinh bị nhiễm Covid-19...
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đi học của trẻ em luôn rất quan trọng không chỉ khi có dịch bệnh. Việc học của trẻ còn liên quan đến vấn đề bảo đảm nhân lực, lao động trong phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Với những nghiên cứu, dự báo về sự tồn tại lâu dài của virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng cho hay, các giải pháp đưa trẻ trở lại trường phải mang tính dài hạn, trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan, khôi phục lại các hoạt động kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới, "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh".
Việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn,… Đồng thời tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Phó Thủ tướng yêu cầu các phương án phòng, chống dịch trong nhà trường cần hết sức chi tiết, liên tục cập nhật, tập huấn, hướng dẫn, truyền thông xuyên suốt.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị…
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khoẻ trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…
Bộ GD-ĐT cần tiếp tục tổ chức, kiện toàn các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một phần của chương trình cải cách giáo dục toàn diện chứ không chỉ trong thời gian dịch bệnh.
Hải Nguyên
Gần 163.000 thầy trò cả nước mắc Covid-19 trong 10 tháng
Theo Bộ GD-ĐT, từ ngày 27/4/2021 đến nay, toàn ngành giáo dục ghi nhận 162.917 ca mắc Covid-19, trong đó có 27.677 cán bộ, giáo viên; 135.244 học sinh, sinh viên, trẻ em.
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng
TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng, công nghệ, chuyển đổi số là nền tảng và chìa khóa là cơ hội để Việt Nam phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. (Ảnh: Mạnh Hưng) Phóng viên: Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 có nêu mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc là: trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2030, nước phát triển vào năm 2045. Để đạt mục tiêu đó, lĩnh vực khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo... đóng vai trò như thế nào, thưa ông?
Ông Mai Liêm Trực: Các cuộc cách mạng công nghiệp từ trước đến nay đều xuất phát từ những sáng tạo, phát minh công nghệ mới. Trong thời gian dài, Việt Nam bị lạc hậu và đói nghèo vì không tận dụng sức mạnh của những cuộc cách mạng này. Ngay thời điểm cuối cuộc cách mạng lần thứ 3 các nước như Ấn Độ đã tạo ra cuộc cách mạng Xanh về sinh học, nhưng chúng ta vẫn thiếu gạo. Khi chuyển sang khoán 10 để người nông dân được tự do làm trên mảnh ruộng của mình thì Việt Nam không còn thiếu gạo và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Ngay trong lĩnh vực viễn thông, khi chúng ta nắm bắt được xu hướng công nghệ của những thập kỷ 80 để mạnh dạn từ bỏ công nghệ analog, đi thẳng vào công nghệ số đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông Việt Nam và nằm trong top những quốc gia ứng dụng công nghệ số sớm trên thế giới. Song nếu chỉ dựa vào công nghệ thôi thì chưa đủ nếu viễn thông vẫn duy trì môi trường độc quyền tự nhiên. Vì vậy, Tổng cục Bưu điện lúc bấy giờ đã có quyết định mạnh mẽ là mở cửa thị trường viễn thông cho nhiều thành phần kinh tế vào khai thác cho dù có nhiều ý kiến trái chiều và trở ngại nhất định.
Vì vậy, yếu tố khoa học công nghệ là nền tảng, chìa khóa quan trọng, nhưng mỗi quốc gia có tận dụng được hay không lại phụ thuộc vào thể chế và con người.
Để phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế... Việt Nam đang có những "nút thắt" nào cần tháo gỡ, thưa ông?
Trước đây, chúng ta đổi mới, mở cửa thị trường và hội nhập vẫn trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Bây giờ, chính những yếu tố này lại là giới hạn và bắt buộc chúng ta phải bước vào giai đoạn phát triển mới cùng với sự sáng tạo công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ số. Thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạng 4.0 với công nghệ số xuất hiện mạnh mẽ như vậy là cơ hội và bắt buộc Việt Nam phải chuyển sang cuộc cách mạng này, thực chất đây là chuyển đối số. Đây là cơ hội để đất nước có thể thay đổi nhanh với khát vọng trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Việt Nam muốn chuyển đổi số thành công phải dựa vào ba trụ cột. Thứ nhất là công nghệ, thứ hai là thể chế và thứ ba là nhân lực.
Về yếu tố công nghệ, chúng ta tuy đi sau nhiều nước về công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu… nhưng cách mạng 4.0 là công nghệ trí tuệ mà không dựa vào hạ tầng sẵn có. Vài năm gần đây, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam. Hiện chúng ta có gần 50.000 doanh nghiệp công nghệ số và sắp tới có khả năng đạt 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Đây là những doanh nghiệp xung kích để Việt Nam chuyển đổi số và chính là thế mạnh của chúng ta.
Trụ cột thứ 2 về thể chế là cái khó nhất cần tháo gỡ nếu không sẽ cản trở sự thúc đẩy ứng dụng công nghệ, phát triển đổi mới sáng tạo. Thể chế ở đây trước hết là hệ thống hành lang pháp lý.
Chúng ta đã chuyển đổi thể chế từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, bây giờ phải làm sao nhanh chóng chuyển đổi hành lang pháp lý trong môi trường vật lý truyền thống của nền kinh tế cũ sang hệ thống hành lang pháp lý trong môi trường mạng. Đây chính là thách thức lớn có thể là rảo cản nhưng một khi được khơi thông sẽ thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ. Ví dụ, ta nói đến vai trò của cơ sở dữ liệu trong chuyến đổi số nhưng lại gặp phải tình trạng cắt cứ dữ liệu, không kết nối và chia sẻ được. Chúng ta chưa có luật về thu thập, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng bảo vệ dữ liệu mà chỉ dừng ở mức nghị định, trong khi các nước đã có luật.
Trước đây, Việt Nam vẫn giữ tư duy làm khoa học công nghệ kiểu nhà nước. Nhưng hiện nay, đối tượng làm khoa học công nghệ chủ yếu là doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách về khoa học công nghệ cũng phải thay đổi cho phù hợp. Chính sách phải được ban hành nhanh, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Trụ cột thứ 3 là con người Việt Nam có tiềm lực trong chuyển đổi số. Việt Nam có gần 100 triệu dân đứng thứ 15 trên thế giới, đây là thị trường lớn và cũng là điều kiện để chúng ta phát triển hùng cường. Chuyển đổi số thành công hay không phụ thuộc và người đứng đầu. Quan trọng nhất là người đứng đầu ở quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có dám làm nhanh, quyết liệt hay không.
Chuyển đổi số đang đặt ra vận hội mới cho đất nước, cá nhân ông có niềm tin rằng Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này hay không?
Thực tế mặc dù có những lo ngại vì còn rất nhiều thách thức, nhưng tôi vẫn có niềm tin là Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội này.
Đất nước ta đã trải qua lịch sử gian nan với nhiều cuộc chiến tranh nên có khát vọng sánh vai cùng những dân tộc khác. Khát vọng đó còn được thể hiện qua bao nhiêu thế hệ và cả trong di chúc của Bác Hồ là làm sao xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Các nhà lãnh đạo cũng cảm thấy rằng chuyển đổi số như là sứ mệnh và thời cơ để hiện thực hóa khát vọng này. Tiếp theo đó là hàng loạt quyết định ở tầm vĩ mô như Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về Cách mạng 4.0, Thủ tướng ra chiến lược chuyển đổi số. Đối với các doanh nghiệp công nghệ, họ nắm bắt được xu thế chuyển đổi số và chuẩn bị nguồn lực không chỉ đáp ứng cho thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam có hạ tầng viễn thông mạnh, số lượng người sử dụng smartphone cao, đây là yếu tố thuận lợi có thể chuyển đổi số.
Ông nhìn nhận thế nào về năng lực của các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam khi gánh vác sứ mệnh xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, đi lên con đường phồn vinh, hạnh phúc?
Chúng ta đã có những tập đoàn vươn ra thế giới như Viettel, Vingroup, FPT và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cũng đang ra biển lớn.
Tôi tin rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Rõ ràng, thời cơ và sứ mạng của đất nước đặt trên vai những doanh nghiệp công nghệ. Đất nước đang đứng trước cơ hội mới cần đến sự đóng góp của các doanh nghiệp công nghệ. Tôi có niềm tin vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số. Đây là lực lượng chủ lực để gánh vác vai trò của chuyển đổi số của Việt Nam, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam thành công hay không thì không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp vì họ có năng lực mà còn phụ thuộc vào thể chế và các nhà quản trị đất nước.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
Khởi động chương trình hỗ trợ 98% doanh nghiệp Việt bước vào kỷ nguyên số
Thông qua Cổng kết nối https://smedx.vn, gần 800.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 98% doanh nghiệp Việt, đã có lựa chọn, đăng ký sử dụng các nền tảng trong 15 nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc để chuyển đổi số đơn vị mình.
" alt="Chuyển đối số sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước" />- 13 năm nuôi con câm điếc, mắc bệnh hiểm nghèo
Phan Minh Khoa là đứa trẻ bất hạnh. Ngay từ lúc mới lọt lòng, đôi mắt bị tật khiến con phải đi “thăm” rất nhiều bệnh viện, từ Phú Yên đến TP.HCM. Bác sĩ nói chẳng có cách nào chữa trị, chỉ có thể chờ vận may của con. Bởi cũng bị như con, có đứa trẻ lớn lên mắt sẽ sáng lại, nhưng cũng có người lại chìm dần trong bóng tối. Gia đình chị Hà đành phải chấp nhận chờ đợi may rủi.
Thế nhưng, người mẹ trẻ khi ấy càng đau lòng phát hiện, tai con không phản ứng với âm thanh. Khi Khoa được 4 tháng tuổi, vợ chồng chị tiếp tục bồng con vào TP.HCM để khám nhưng cũng vô vọng. Khoa đã bị điếc sâu, biện pháp điều trị duy nhất là mổ cấy ốc tai, chi phí dự kiến khoảng 700 triệu đồng. Chẳng có cách nào lo được khoản tiền khổng lồ, vợ chồng chị Hà đành phải bỏ cuộc.
Minh Khoa phải chạy thận nhân tạo hơn 2 năm nay. Cơ thể bứt rứt, mệt mỏi, nhưng đứa trẻ câm điếc chẳng thể tỏ bày. "May mắn chưa một lần mỉm cười với con. Đôi mắt phải nhìn sát con mới thấy, bị điếc bẩm sinh nên con cũng không nói được. Ngoài ra, con bị bại não nhẹ, hơn 2 tuổi mới bắt đầu tập đi”, chị Hà xót xa.
Với hi vọng có thể giúp con trai tự lập trong cuộc sống sau nay, chị Hà xin cho con vào học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Bởi Khoa yếu ớt, giáo viên chẳng dám để con ngồi một mình vì sợ bị ngã, thành ra, cả hai mẹ con cùng đi học. Đáng tiếc chẳng được bao lâu, số mệnh tiếp tục bắt con chìm trong bệnh tật.
Cách đây hơn 2 năm, sau những lần đi khám vì cơ thể xanh xao, bác sĩ chẩn đoán con bị suy thận mãn giai đoạn cuối. Người mẹ hơn 10 năm ròng rã chẳng rời con nửa bước lúc này như hóa điên dại.
“Đau đớn không có gì tả nổi cô ạ. Mọi hi vọng của chúng tôi đều bị dập tắt hết. Hơn 10 năm công sức của vợ chồng tôi đều dành hết cho con. Bác sĩ nói biện pháp tối ưu nhất là ghép thận, nhưng chúng tôi lấy đâu ra mấy trăm triệu để mà ghép”, người mẹ nấc nghẹn.
Sau cùng, chị phải đưa con rời Phú Yên vào thành phố mướn trọ để đi chạy thận định kỳ.
Minh Khoa đang phải cách ly vì nhiễm Covid-19. Mắc phải Covid-19, mẹ khó thở cũng chẳng nỡ xa đứa con câm điếc
Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở thành phố, chị Hà vô cùng lo lắng bởi con trai đang mắc phải bệnh nền nguy hiểm. Chị cẩn thận chăm sóc và tỉ mỉ vấn đề vệ sinh để bảo vệ con, nhưng vẫn không hiểu vì sao 2 mẹ con đều bị lây nhiễm.
Ngày 13/9, cầm tấm phiếu yêu cầu làm xét nghiệm PCR, bởi đã dương tính với SARS-CoV-2 khi làm xét nghiệm nhanh, chị Hà điếng người. Kết quả sau đó cũng chẳng khả quan hơn. Hai mẹ con chị được nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 để điều trị.
Có thời điểm chị Hà bị khó thở, người thân ở quê khuyên chị nên xin chuyển sang bệnh viện người lớn cho yên tâm. Nhưng nhìn sang con trai đang lo lắng, người mẹ lại chẳng đành lòng.
Chị Hà đã bên con ròng rã 13 năm. Ngay cả khi nhiễm bệnh, sức khỏe cạn kiệt, chị cũng quyết chẳng rời đứa con tội nghiệp. Suốt 13 năm, chị Hà gắn bó bên con trai. Chồng chị đi làm để kiếm tiền lo cho con. Bởi vậy, cũng chỉ có một mình chị hiểu được ngôn ngữ, tâm lý và tính cách của cậu bé. Hơn 2 năm Khoa chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, chị là phiên dịch của con và bác sĩ. Giờ đây, con của chị cũng đang phải cách ly, chị càng không dám bỏ lại đứa trẻ.
“Ngay cả ba bé cũng không hiểu con. Hơn nữa, Phú Yên dịch cũng nặng, ba bé chẳng thể đi đâu được. Vì vậy, tôi tự nhủ phải cố gắng để vượt qua. Đến nay, tôi đã âm tính rồi, còn bé Khoa thì vẫn còn dương tính”, chị Hà chia sẻ.
Bệnh tật triền miên của con trai đã đẩy gia đình chị vào cảnh nợ nần chồng chất. Mỗi tháng, chỉ riêng tiền nhà trọ, mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế và sinh hoạt đã gần 10 triệu đồng. Từ khi dịch bệnh bùng phát, mỗi lần đưa con đi chạy thận, mẹ con chị còn phải tốn thêm tiền xét nghiệm Covid-19.
Ở quê, chồng chị đã nghỉ việc hơn 4 tháng nay vì Phú Yên thực hiện giãn cách xã hội. Không thể tiêp tục vay mượn được ai, gia đình khốn khổ ấy đã lâm vào cảnh đường cùng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Nhi đồng 2; hoặc chị Trần Thị Hồng Hà, hoặc anh Phan Thành Long; Địa chỉ: Khu phố Ninh Tịnh, phường 9, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; Điện thoại: 0362029877 hoặc 0977232844.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.283 (Bé Phan Minh Khoa)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Số phận bất hạnh của bé trai 13 năm câm điếc, suy thận, nay lại mắc Covid" /> Lau khô tay làm chậm sự lây lan của vi khuẩn
Cách rửa tay thích hợp là làm ướt tay bằng nước ấm hoặc nước lạnh, thoa xà phòng, làm sạch tới từng ngón tay và móng tay. Bạn nên chà tay 20 giây trước khi rửa lại dưới vòi nước sạch.
Theo Health Digest, mặc dù rửa tay là bước đầu tiên quan trọng, nhưng bạn không nên dừng lại ở đó. Một phần thiết yếu không kém là làm khô tay. Lý do chính là tay ướt sẽ lây lan vi khuẩn nhiều hơn tay khô.
Tiến sĩ vi sinh vật học D.L. Webber cho hay, 85% vi khuẩn chúng ta truyền cho nhau là qua bàn tay ẩm ướt. Ông nói thêm, bàn tay ướt hoặc ẩm có nhiều khả năng nhiễm khuẩn từ các bề mặt khác. Điều đó đồng nghĩa không làm khô tay đúng cách có thể còn tệ hơn không rửa tay.
Chăm sóc bàn tay của bạn giữa các lần rửa
Vệ sinh tay tốt cũng bao gồm việc chăm sóc bàn tay của bạn giữa các lần rửa. Trong mùa cúm và mùa lạnh, bạn có thể thấy da trở nên khô do rửa thường xuyên. Theo Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD), phải chăm sóc da tay vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng hơn qua da nứt nẻ.
Lý do nên ăn một quả táo vào buổi sáng
Táo chứa nhiều chất có lợi cung cấp năng lượng thực sự cho ngày mới, hiệu quả hơn tách cà phê chứa caffeine." alt="Sau khi rửa tay cần phải lau khô ngay, vì sao?" />Tập trung thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn cho vay ưu đãi để tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Tổ công tác đã nhận được 112 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 174 dự án bất động sản. Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, xử lý 112 văn bản.
Tại TP.HCM, Tổ công tác đã làm việc, để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 180 dự án nhà ở, khu đô thị.
Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay, TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu). Trong đó, có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác, 39 dự án qua rà soát của địa phương.
Tại Hà Nội, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị.
Thông tin từ Sở Xây dựng, đến nay, Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu). Hiện thành phố đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án…
Về việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, trong giai đoạn 2021-2025, đã hoàn thành hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân với quy mô xây dựng khoảng 19.500 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.500 căn.
Riêng trong 7 tháng đầu năm nay, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số khoảng 20.000 căn.
Về nguồn vốn tín dụng, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng; nhiều lần hạ lãi suất điều hành. Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng tăng cường tiết kiệm chi phí qua đó từ đầu năm đến nay lãi suất cho vay đã hạ từ 0,5-2% và cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định.
Tuy nhiên, Bộ cho biết, các doanh nghiệp phản ánh lãi suất cho vay vẫn còn cao và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Bộ Xây dựng đề xuất, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.
Bên cạnh đó, có giải pháp, biện pháp để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.
Ngoài ra, NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.
Về phía Bộ Xây dựng, sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 để tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người lao động có nhu nhập thấp có thể tiếp cận…
Việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cho thị trường bất động sản phải quán triệt đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết; chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết.
Nhiều dự án nhà ở vừa túi tiền rục rịch tái xuất, dân sắp rộng cửa mua nhàNhiều doanh nghiệp lên kế hoạch triển khai các dự án bất động sản giá phù hợp, vừa túi tiền. Tuy nhiên, để kéo giảm giá nhà cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như sớm gỡ những điểm nghẽn về pháp lý, ngân hàng giảm lãi suất cho vay..." alt="Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
- ·Nhận định, soi kèo Deportivo Maldonado vs Danubio, 5h00 ngày 3/12: Khách khải hoàn
- ·Thái Nguyên ra Nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025
- ·Dân chung cư thiếu chỗ đậu xe, Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị xử lý chủ đầu tư
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Hellas Verona, 21h00 ngày 1/2: Thất vọng cửa trên
- ·Thị trường bất động sản diễn biến khó lường, chủ đầu tư hoãn kế hoạch mở bán
- ·Khi nào nên lấy gió trong và gió ngoài trên ô tô?
- ·Mua nông sản chất lượng với phí vận chuyển 0 đồng
- ·Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
- ·Cả nước còn tồn 21,5 triệu liều vắc xin Covid
Da của Giorgio bị phồng rộp từ khi mới sinh Nhưng các xét nghiệm máu cho thấy, Giorgio mắc chứng bệnh hiếm gặp và không thể chữa khỏi, chỉ ảnh hưởng đến 5.000 người ở Anh. Đó là bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là “da bướm” gây ra những vết phồng rộp đau đớn. Các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng đồng nghĩa bé cần được chăm sóc suốt ngày đêm.
Các bác sĩ và chuyên gia nhận định, Giorgio có ít cơ hội vượt qua 2 năm đầu đời. "Khi nhìn thấy những vết loét hở như vậy, tôi chỉ nghĩ con phải chịu đựng như thế nào và điều đó khiến trái tim tôi tan nát. Tôi có thể nhìn thấy nỗi đau trong mắt con. Tôi đã xem phim tài liệu về tình trạng này và tôi rất sợ hãi”, anh Dominic tâm sự.
Quyết tâm giúp con tiếp tục cuộc sống tốt nhất có thể, anh Dominic bỏ việc, bán xe ô tô để giúp vợ chăm sóc con trai tại căn hộ một phòng ngủ nhỏ xíu. Họ đã lập một trang kêu gọi giúp đỡ.
Mỗi ngày, Giorgio cần tắm trong 4 giờ, trước khi cha mẹ làm vỡ mụn nước rồi bôi kem tạo ra một làn da nhân tạo. Sau đó, bé được quấn lớp băng đặc biệt làm lành da nhanh chóng.
Tình trạng bệnh khiến Giorgio liên tục đau đớn và phải dùng thuốc giảm đau hằng ngày.
Anh Dominic cho biết: “Chúng tôi đang ở trong một không gian chật hẹp không an toàn cho Giorgio, vì bất kỳ va chạm nhẹ nào cũng khiến con tôi bị phồng rộp và có khả năng nhiễm trùng nguy hiểm tới tình mạng”.
Nhưng bất chấp những thách thức phải đối mặt, anh Dominic vẫn giữ hy vọng: "Giorgio là con trai của chúng tôi và chúng tôi sẽ chiến đấu để đảm bảo bé được an toàn. Chúng tôi muốn con trở thành một cậu bé bình thường. Những khoảnh khắc con mỉm cười thật tuyệt vời. Tôi yêu từng giây phút ấy”.
Chị Michelle chia sẻ, nhìn thấy Giorgio bé nhỏ đau đớn mỗi ngày khiến trái tim của chị đau đớn vì cảm giác bất lực: “Tôi cảm thấy buồn nhưng tôi phải mạnh mẽ vì con cần tôi”.
Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống
Một em bé sơ sinh người Mỹ được cấy ghép tim từ mô sống. Các ca trước đây sử dụng mô từ người đã mất nên phải thay thế nhiều lần trong đời." alt="Em bé bị tổn thương nghiêm trọng khi người khác ôm hôn" />Lạc quan, vui vẻ cũng là yếu tố giúp mọi người sống lâu. Ảnh minh họa: Asianscientist. Chế độ ăn uống lành mạnh
Đối với những người yếu gan thì chế độ ăn uống hằng ngày càng đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm của y học cổ truyền, "7 điểm phụ thuộc vào nuôi dưỡng và 3 điểm phụ thuộc vào điều trị”. Nhiều loại thực phẩm cải thiện rất nhiều hoạt động của gan, bồi bổ và giải độc, ngăn ngừa các bệnh về gan.
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Một số người có thể chỉ chú ý đến thói quen ăn uống mà bỏ qua các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, sức khỏe sẽ bị lịch trình sinh hoạt ảnh hưởng nếu bạn hút thuốc, uống rượu và thức khuya.
Các phân tích chỉ ra nguồn gen khỏe mạnh tăng thêm 5 năm tuổi thọ của một người. Trong khi đó, lối sống không lành mạnh như hút thuốc có thể làm giảm tuổi thọ 10 năm.
Trạng thái tinh thần tốt
Người già sống lâu có một đặc điểm chung là tâm tính tốt, tâm hồn luôn vui vẻ. Thái độ lạc quan có thể duy trì sự cân bằng của nội tiết tố con người và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Quan hệ tốt với mọi người
Người cao tuổi khỏe mạnh thường sống chan hòa, nhã nhặn với gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè. Bầu không khí hòa hợp sẽ tác động đến cảm xúc của bạn và khiến bạn sống lâu hơn.
Trên thực tế, một số người cao tuổi không thích thể thao nhưng làm một số công việc liên quan tới vận động, đây cũng là một loại hình thể dục. Đi bộ và làm một số việc nhà giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tuổi ngày càng cao, sức mạnh của cơ bắp sẽ ngày càng yếu đi, giảm tính đàn hồi; khớp xương cứng lại; mạch máu xơ cứng; các cơ quan nội tạng lão hóa. Người cao tuổi tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh của cơ và xương.
Tập thể dục không phải là yếu tố duy nhất giúp tăng tuổi thọ. Nếu không muốn, người cao tuổi có thể lựa chọn lối sống riêng thay vì cố vận động mạnh gây mệt mỏi.
Tập thể dục vào mùa đông, lưu ý gì để phòng đột quỵ?
"Tôi gặp rất nhiều trường hợp người cao tuổi đang uống thuốc tăng huyết áp nên chủ quan không theo dõi. Họ dậy rất sớm đi tập luyện ngay, sau đó huyết áp tăng cao gây đột quỵ”, bác sĩ Phạm Văn Cường thông tin." alt="5 lý do nhiều người sống lâu mặc dù không tập thể dục" />- PV VietNamNet vừa về Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh để trao tận tay số tiền 24.450.000 đồng cho 3 anh em Đinh Văn Hằng (SN 1988), Đinh Văn Linh (SN 1992) và Đinh Văn Trang (SN 2004), nạn nhân trong vụ cháy tàu cá trên biển vào giữa tháng 4.
Số tiền này được bạn đọc Báo VietNamNet ủng hộ khi đọc bài "Cháy tàu cá, ba anh em ruột bỏng nặng nguy kịch".
Nằm điều trị ở Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, anh Hằng kể lại buổi sáng tai ương ngày 13/4. Hôm đó, sau một đêm mệt nhoài kéo lưới, ba anh em điều khiển tàu vào bờ để bán cá. Dự định bán xong sẽ về nhà cho mẹ tiền sinh hoạt.
Song, đến khoảng 7h cùng ngày, bình gas trên tàu hở van gây rò rỉ, khí nóng từ khoang máy đã làm bén lửa gây nổ. Ngọn lửa tai ác bốc nhanh bao trùm anh Hằng và hai em đang nằm nghỉ.
Bạn đọc ủng hộ hoàn cảnh anh Hằng cùng hai em trai Dù đã kịp nhảy xuống biển thoát thân nhưng cả ba vẫn bị thương nặng, tóc cháy xém, da toàn thân phồng rộp. Cả ba bám được vào mảnh phao, nhìn chiếc tàu là cần câu cơm duy nhất cháy lụi mà nước mắt nghẹn ngào.
Ba anh em được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, do vết thương quá nặng nên được đưa lên Viện bỏng Quốc gia Hà Nội điều trị. Sau hơn 1 tháng chạy chữa, anh Hằng cùng hai em được chuyển về Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả.
Anh Hằng hiện vẫn đang được điều trị ở BV Đa khoa khu vực Cẩm Phả Do thấy đã vết thương đã ổn định, anh Linh và anh Trang xin về ở nhờ nhà người thân để dành kinh phí chữa trị cho anh Hằng. Các bác sỹ tại đây cho biết, tuy vết thương của anh Hằng đã đóng vảy, không còn tình trạng rỉ nước nhưng vẫn phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ vào vợ là chị Đặng Thị Xuân.
"Nghe tin dữ, tôi như mất hồn, liền gửi con cho hàng xóm để chạy lên chăm sóc chồng và hai em, lúc vào phòng cấp cứu, chồng tôi liên tục hỏi em Linh, Trang có nặng không, nghe mà nhói lồng ngực", chị Xuân tâm sự.
Mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người vợ là chị Đặng Thị Xuân Về phần anh Hằng, sau khi tài sản lớn nhất là chiếc thuyền đã cháy rụi, anh cho biết nếu bình phục, anh và hai em trai sẽ tìm việc khác để làm vì sức khoẻ sẽ không đảm bảo cho việc bám biển.
Chiếc tàu cá là cần câu cơm duy nhất của ba anh em cháy rụi sau vụ nổ "Tôi cùng hai em rất cảm ơn tấm lòng hảo tâm của bạn đọc báo VietNamNet đã giúp đỡ gia đình qua cơn hoạn nạn. Điều trị xong tôi phải tập đi lại, rồi sẽ tìm việc khác trên bờ để làm nuôi vợ con, chứ cũng không còn tiền để đóng tàu mới", anh Hằng nghẹn ngào nói.
Phạm Công
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 4/2021
Trong 10 ngày cuối tháng 4/2021, Báo VietNamNet đã nhận được số tiền 723.252.364 đồng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn được đăng trên VietNamNet của các cá nhân và đơn vị sau.
" alt="Trao hơn 24 triệu đồng đến 3 anh em bỏng nặng do cháy tàu trên biển" /> Các đối tượng bị khởi tố, trong đó có Lê Văn Tiến (ở giữa) Thông qua mối quan hệ quen biết, mới đây đối tượng Thảo biết bà T. (SN 1953, ngụ huyện Củ Chi) vừa bán đất thu về nhiều tỷ đồng nên đã rủ đầu tư sinh lợi khủng, đó là đầu tư vào nhóm cán bộ Nhà nước được Chính phủ giao trách nhiệm khai thác kho báu.
Liên hệ qua lại thì ngày 19/4, Thảo đưa bà T. đến một căn nhà ở phường 13, quận Tân Bình. Tại đây bà T. gặp đối tượng Tiến và một số người khác.
Tiến giới thiệu là cán bộ, được Chính phủ giao trọng trách khai thác kho báu có nhiều tiền cổ, đô la Mỹ, hiện vật… có giá trị lên đến hàng tỷ đô.
Tiến mở điện thoại cho bà T. xem nhiều hình ảnh về cổ vật, tiền cổ… và nói, việc khai thác kho báu đã vào giai đoạn cuối, nếu bà T. đầu tư thì chỉ 10 ngày sau sẽ được chia một triệu đô. Thảo và một số người khác ngồi cùng đã tung hứng để tạo lòng tin cho bà T. khiến bà sa vào bẫy.
Vì sự tin tưởng đó, ngày 21/4, bà T. nhờ Thảo chở đến một người quen ở Bình Dương lấy 500 triệu đồng giao cho Tiến để hùn vốn khai thác kho báu. Cũng tại ngôi nhà trên, Tiến và các đồng bọn lại kẻ hứng người tung, rủ rê bà T. đầu tư thêm một tỷ đồng thì phần được chia sẽ khủng hơn.
Ngay hôm sau, bà T. nhờ Thảo chở ra ngân hàng rút một tỷ đồng giao cho nhóm của Tiến. Lúc nhận tiền, Tiến đã giao cho bà T. 100 tờ tiền có mệnh giá một triệu đô mỗi tờ. Nhóm của Tiến còn chuyển hoá việc nhận tiền từ tay bà T. bằng giấy tờ vay mượn nợ.
Thấy việc lấy tiền bà T. quá dễ, Tiến và đồng bọn rủ bà này đầu tư thêm hai tỷ đồng. Vì số tiền lần này lớn nên bà T. muốn nhóm của Tiến gặp chồng con của bà để cùng bàn bạc.
Tìm thêm nạn nhân của băng nhóm lừa đảo chuyên nghiệp
Đúng hẹn, Tiến cùng ba đồng bọn hẹn gặp gia đình bà T. tại một nhà hàng ở quận 1. Tại cuộc gặp này, nhóm của Tiến phân công từng người có vai trò khác nhau, giả làm quan chức, doanh nhân… để tiếp tục màn tung hứng. Chính vì thế, cả gia đình bà T. đều tin tưởng, trong đó có người con, là anh Đ. Sau cuộc gặp ấy, nhóm của Tiến hối thúc anh Đ. góp vốn.
Anh Đ. thấy nhiều nghi vấn nên một mặt đồng ý hùn một tỷ đồng vào việc khai thác kho báu, mặt khác trình báo đến phòng Cảnh sát hình sự.
Hộp gỗ chứa tiền cổ mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo Theo lời hẹn, cuối tháng 4, nhóm của Tiến gặp anh Đ. tại một quán cà phê ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1. Anh Đ. có đưa cho nhóm của Tiến một tỷ đồng để nhận lấy một hộp gỗ có chứa xấp tiền cổ. Nhưng đúng lúc này, trinh sát hình sự ập vào bắt giữ, lập biên bản hành vi phạm tội quả tang.
Công an thu giữ nhiều tang vật trong đó có những tờ tiền có mệnh giá một triệu đô Mỹ mỗi tờ hay một triệu Euro mỗi tờ.
Qua đấu tranh, nhóm của Tiến thừa nhận kịch bản lừa đảo bằng chiêu thức được Chính phủ giao trách nhiệm khai thác kho báu để lừa bà T. Trong đó, Tiến và vợ hờ, là Nguyễn Thị Tuyết đóng vai trò đạo diễn.
Tâm Em là nguồn cung cấp các cho Tiến các tờ tiền mệnh giá một triệu đô/tờ và hộp gỗ chứa các tờ tiền cổ. Tâm Em khai lấy từ Lã Huy Trường và Trường lại thừa nhận, lấy từ Ngô Kim Tuyến.
Công an thu giữ tang vật trong đó có các tờ tiền mệnh giá... một triệu đô la Mỹ hay một triệu Euro 1,5 tỷ đồng đã chiếm đoạt của bà T., đối tượng Tiến chỉ được hưởng 400 triệu đồng, một tỷ đồng đưa cho các đối tượng Tâm Em để chia cho Trường và Tuyến. Còn 100 triệu đồng, Tiến chia cho các đồng bọn.
Đáng nói, đối tượng Thảo có vai trò tích cực nhưng chỉ được Tiến chia cho 10 triệu đồng.
Hiện phòng Cảnh sát hình sự đang tiếp tục mở rộng điều tra và kêu gọi những ai là nạn nhân của băng nhóm lừa đảo này thì sớm liên hệ trình báo.
Bắt hai nguyên cán bộ ngân hàng lừa đảo gần 18 tỷ đồng
Hai nguyên cán bộ ngân hàng ở Cà Mau bị bắt vì có hành vi lừa đảo gần 18 tỷ đồng thông qua việc huy động vốn để đáo hạn.
" alt="Lật tẩy màn kịch lừa đảo 'kho báu tỷ đô của Chính phủ' ở TP.HCM" />
- ·Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
- ·TP.Thủ Đức sẽ thu hồi 756ha, chuyển mục đích sử dụng 1.110 ha đất
- ·Ứng dụng H&M bị nhận nhiều đánh giá 1 sao
- ·Bạn đọc ủng hộ anh Dương Quốc Hùng gần 40 triệu đồng
- ·Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- ·Hy hữu nam thanh niên bị chìa khóa xe máy cắm vào xương sọ
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 6/2021
- ·Tặng 5000 bộ kít xét nghiệm Covid
- ·Nhận định, soi kèo Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- ·Đầu số 0125 đổi thành gì khi chuyển 11 số thành 10 số?