Hiện nay,ảnhbáomuasimdataGgiảtrênmạlịch thi đấu giải vô địch tây ban nha trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng chào bán các loại sim data 4G với dung lượng “khủng” của nhiều nhà mạng nhưng khách hàng sẽ “tiền mất tật mang” vì không sử dụng được hoặc chất lượng không như quảng cáo,…
Có nhu cầu sử dụng data 4G với lưu lượng nhiều nên anh Nguyễn Tấn Danh (phường 4, TP.Tân An) rất quan tâm đến những livestream chào bán mặt hàng này khi lướt TikTok.
Sau khi tham khảo nhiều shop, anh Danh quyết định đặt mua 1 sim được shop Viettel Store (số 20 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Cửa hàng trên mạng này quảng cáo chiếc sim 4G, anh Danh mua sẽ được sử dụng 1.500 GB/tháng, 50 phút gọi ngoại mạng, miễn phí gọi nội mạng trong thời gian dưới 20 phút/cuộc gọi,… Khách hàng có thể đăng ký sim chính chủ, đăng ký eSim (sim điện tử cho người dùng điện thoại thông minh đời mới) và được bảo hành.
Sau gần 7 ngày chờ đợi, anh Danh mới nhận được hàng từ 1 nhân viên giao hàng không mặc đồng phục của bất kỳ đơn vị vận chuyển nào. Lắp vào máy điện thoại để kích hoạt sim theo như tờ giấy hướng dẫn sử dụng thì không thành công, anh Danh liền gọi điện cho shop bán hàng theo số điện thoại được in trên “phiếu bảo hành”.
Điện thoại của cửa hàng đổ chuông nhưng không có ai bắt máy trả lời. Thấy nhân viên giao hàng phải đứng đợi giữa trưa nắng, anh Danh quyết định trả đủ số tiền là 365.000 đồng (nhưng được chiết khấu chỉ còn 340.000 đồng).
Sau khi nhận sim, anh mang đến Trung tâm Viettel tỉnh Long An. Tại đây, sau khi kiểm tra trên máy tính, nhân viên Trung tâm Viettel Long An thông báo số điện thoại của sim 4G này không có trên hệ thống. Còn dãy số series in trên vỏ sim và phôi sim 4G mà anh Danh mua từ shop trên TikTok là 8984048000380499747 cũng không có trên hệ thống của nhà mạng Viettel. Nói cách khác, đây là sim giả, được sản xuất, in ấn vô cùng tinh vi, giống như thật đến trên 99%.
Anh Danh gọi điện lại cho nhân viên giao hàng để trả lại sim cho shop thì đối tượng không bắt máy cho dù gọi rất nhiều lần và dùng cả số máy khác! Tương tự, khi anh Danh liên hệ số điện thoại “hotline” của shop bán sim giả là 038****739 thì cũng không liên lạc được. Chị nhân viên của nhà mạng nói, “anh có gọi cho họ cũng vô ích, vì số điện thoại đó họ chỉ để cho có, chứ không dám nhận cuộc gọi phản ánh của khách về chất lượng hàng hóa đâu.
Đã có nhiều người dân bị tình trạng này, bị lừa gạt, mất tiền mua phải hàng giả, không chỉ bực tức mà còn mất niềm tin vào giao dịch thương mại điện tử trên môi trường Internet đang bị những kẻ bất lương làm ảnh hưởng.”
Hiện nay, rất nhiều người ở Long An đã gặp phải tình huống tương tự anh Danh. Các đối tượng lừa đảo chào bán qua mạng xã hội có số lượng lớn người dùng như TikTok, Facebook,… không chỉ có sim 4G của Viettel mà đủ các nhà mạng lớn khác như Vinaphone, Mobifone và làm giả cả sim 4G của những nhà cung cấp mới như Itel, Wintel.
Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng của Mobifone Long An - Lê Thanh Tuấn cho biết: “Tình trạng mua bán sim Data 4G giả trên mạng xã hội hiện nay là có thật. Các đối tượng này làm giả chiếc sim và phôi sim của nhà mạng giống như thật, chào bán với mức giá rất hấp dẫn, đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng để trục lợi.
Sau khi mua phải sim Data 4G giả, không sử dụng được, do số tiền dùng để mua sim này chỉ ở mức vài trăm ngàn đồng, người tiêu dùng ngại trình báo, tố giác nên các đối tượng lừa đảo trên cứ tiếp tục hoạt động.
Người dân có nhu cầu mua sim Data 4G nên đến trực tiếp tại các trung tâm giao dịch, cửa hàng, đại lý chính thức của nhà mạng để được tư vấn tận tình hoặc liên lạc với tổng đài chăm sóc khách hàng để được cung cấp thông tin đầy đủ và làm theo hướng dẫn từ xa.
Người tiêu dùng không nên ham rẻ mà mua sim Data 4G trôi nổi trên mạng sẽ dễ gặp tình trạng không thể đăng ký sim chính chủ, chất lượng dịch vụ kém, không như giới thiệu quảng cáo hoặc tệ hơn là gặp phải sim giả, không sử dụng được”.