Dường như Malta sắp có được một ngân hàng sẽ bắt đầu phục vụ các công ty tiền mật mã và blockchain cũng như các cá nhân có giá trị ròng cao, những người cho đến gần đây, đã bị các ngân hàng truyền thống xa lánh với cái gọi là Hòn đảo Blockchain.
Công ty đầu tư của OK Group, OK Blockchain Capital Limited, tuyên bố rằng họ là nhà đầu tư mỏ neo (anchor investor) trong RnF Finance Limited, một công ty có trụ sở tại Malta nộp đơn xin Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta ủy quyền hoạt động như một tổ chức tín dụng.
Giám đốc điều hành và người sáng lập của RnF, Roderick Psaila, đã làm việc trong ngân hàng được 28 năm và bắt đầu làm ở một số ngân hàng tại Malta trong 10 năm qua. Cho đến gần đây, ông cũng là CEO của AgriBank - một tổ chức tín dụng được cấp phép của Malta.
Nói riêng với CCN, Psaila nhận xét rằng khi hoạt động, ngân hàng đã lên kế hoạch mang lại các dịch vụ phù hợp cho khách hàng.
" alt=""/>Độc quyền: Malta sẽ có một ngân hàng BlockchainChủ tịch hội đồng quản trị của Asus, ông Jonney Shih cũng nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn tới Jerry Shen, và cho ông là 'vị CEO tốt nhất Thế giới'. Jerry Shen bắt đầu sự nghiệp với vai trò là người kĩ sư, nhưng đã được thăng chức lên CEO và giữ mối quan hệ thân thiết với báo giới.
Hội đồng chấp thuận việc công ty sẽ có 2 CEO, vì cho rằng SY Hsu và Samson Hu sẽ có thể làm việc với nhau một cách hiệu quả. Cùng với việc thay đổi CEO, hãng cũng sẽ tập trung vào mảng smartphone tầm cao, nhất là các sản phẩm dành cho game thủ.
Asus hiện nay cũng đang trong thế yếu ở 2 mảng AI và Internet Of Things. Hãng này được cho là đã đầu tư khoảng 10 tỷ Đô Đài Loan để tìm các đối tác phát triển 2 mảng này, cũng như mua lại các công ty trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, công ty mới của ông Shen cũng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển mảng AI và IoT của Asus.
Theo NghenhinVN/Gizmochina
Tuy không nổi đình nổi đáng trên phương tiện truyền thông, CEO Satya Nadella vẫn giành tỉ lệ ủng hộ cao nhất từ nhân viên.
" alt=""/>CEO Asus từ chứcTuần trước, Qualcomm đã giành được chiến thắng sơ bộ trong một vụ kiện bằng sáng chế ở Trung Quốc, buộc Apple phải thay đổi phần mềm cho iPhone tại Trung Quốc hoặc phải đối mặt với lệnh cấm bán iPhone tại quốc gia này.
Nhưng Qualcomm cũng có thể thất bại trong một vụ kiện chống độc quyền bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ khi một thẩm phán cho biết hãng chip không thể đề cập đến việc Apple đã bỏ chip Qualcomm để dùng chip có sức cạnh tranh hơn từ Intel. Vụ kiện này được đưa ra xét xử vào tháng tới.
Nhóm các nhà sản xuất hợp đồng cho Apple bao gồm Hon Hai Precision Industry Co Ltd - công ty mẹ Foxconn, Pegatron Corp, Wistron Corp và Compal Electronics Inc. Các công ty này đã bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Apple và Qualcomm năm ngoái.
Trong chuỗi cung ứng cho thiết bị điện tử, chính các nhà sản xuất hợp đồng đã mua chip Qualcomm và trả tiền bản quyền khi họ lắp ráp điện thoại. Họ được Apple bồi hoàn. Qualcomm đã kiện nhóm này vào năm ngoái, với cáo buộc họ đã ngừng trả tiền bản quyền liên quan đến các sản phẩm của Apple. Và Apple đã đứng ra bảo vệ các đối tác.
Từ đó, các nhà sản xuất theo hợp đồng đã đệ đơn chống lại Qualcomm, cáo buộc hành vi tính tiền cho chip của công ty có trụ sở tại San Diego, Mỹ và yêu cầu cắt giảm giá bán điều chỉnh cho smartphone vì khoản thanh toán bằng sáng chế cấu thành hoạt động kinh doanh chống cạnh tranh.
Họ cũng đòi Qualcomm bồi thường 9 tỷ USD về vấn đề tiền bản quyền mà họ cho là bất hợp pháp. Con số đó có thể tăng gấp ba nếu các nhà sản xuất thành công với cáo buộc chống độc quyền của họ.
Hồi tháng 7, giám đốc điều hành của Qualcomm, Steve Mollenkopf, đã nói với các nhà đầu tư rằng Qualcomm và Apple đang đàm phán để giải quyết vụ kiện. Dù vậy, tháng trước, một nguồn tin thân cận với Apple đã nói với Reuters rằng, hoàn toàn không có cuộc thảo luận hay sự dàn xếp nào giữa Apple và Qualcomm.
H.N. (tổng hợp)
Apple cảnh báo cấm bán iPhone tại Trung Quốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả hãng này, Qualcomm và Trung Quốc.
" alt=""/>Vừa thắng Apple, Qualcomm bất ngờ bị kiện đòi bồi thường 9 tỷ USD