Kết thúc bài thi môn tiếng Anh, nhiều thí sinh đổ xô ra tìm bố mẹ. Con không có điện thoại và cũng không biết tôi sẽ đến", mẹ tân sinh viên 18 tuổi chia sẻ.
Nhìn dòng người đi qua, bà mẹ liếc trong đám đông nhận ra bóng dáng quen thuộc của con trai. Ngay sau đó, Nhậm Húc Minh cũng nhìn thấy mẹ, không nói gì chạy thật nhanh đến ôm bà. "Tôi rơi nước mắt, sau khi nhìn thấy con. Khi tôi đưa nước cho con uống, mắt nó cũng đỏ hoe. Mẹ con tôi đã ôm nhau khóc trước cổng trường", bà Quyên kể lại.
Cảnh 2 mẹ con ôm nhau khóc khiến ai nhìn cũng cảm động. Nhiều người đặt kỳ vọng Nhậm Húc Minh vượt vũ môn thành công và trở thành niềm kiêu hãnh của mẹ. Đến ngày có điểm thi, nam sinh hớt hải chạy đi tìm mẹ để báo tin vui. Khi đang dọn vệ sinh, bà Nhậm Hồng Quyên đã bật khóc vì biết con trai đỗ đại học.
Điểm thi đại học của Nhậm Húc Minh đạt 470/750 và đỗ vào ngành Khoa học biển của Học viện Đường Sơn trực thuộc Học viện Sư phạm Đường Sơn. Bà Nhậm Hồng Quyên cho biết gia đình hài lòng với kết quả thi của con.
"Tôi hy vọng Nhậm Húc Minh có thể học được nhiều kỹ năng khi bước vào cánh cửa đại học. Tôi mong con sẽ phát huy được thế mạnh của bản thân ở môi trường mới.
Nhân đây, tôi xin cảm ơn sự quan tâm của công chúng dành cho 2 mẹ con suốt thời gian qua. Tôi hy vọng sau khi tốt nghiệp đại học, Nhậm Húc Minh sẽ có ích cho xã hội, để xứng đáng với tình cảm của mọi người dành cho con", bà mẹ lao công 52 tuổi chia sẻ.
Nhớ lại khoảnh khắc khiến nhiều người rơm rớm nước mắt, Nhậm Húc Minh nói: "Mẹ làm việc rất chăm chỉ, không dễ dàng có thời gian gặp tôi. Tôi xúc động khi nhìn thấy mẹ hôm đó".
Hoàn cảnh gia đình Nhậm Húc Minh không khá giả, do đó sau khi câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người mong muốn giúp đỡ. Tuy nhiên, bà Quyên từ chối: "Nhiều mạnh thường quân đề nghị giúp đỡ con trai tôi đi học. Nhưng tôi và bố Nhậm Húc Minh đủ khả năng lo cho con".
"Chúng tôi không muốn tạo gánh nặng tâm lý cho con. Tôi hy vọng, con tự tạo được cuộc sống hạnh phúc bằng chính đôi tay của mình", bà Quyên bộc bạch thêm.
Khi được hỏi: "Bà đặt kỳ vọng gì vào chặng đường phía trước của con trai?". Mẹ Nhậm Húc Minh đáp, chỉ mong con khỏe mạnh, cố gắng chăm chỉ học tập và luôn nỗ lực hết mình.
Để phụ giúp kinh tế cho gia đình, Nhậm Húc Minh tranh thủ vừa học vừa làm thêm. Mới đây, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, nam sinh được nhận vào hiệu sách địa phương làm, mỗi ngày kiếm được 150 NDT (500.000 đồng).
"Tôi đã góp được một khoản tiền để đóng học phí. Tôi muốn giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Khi đi làm tôi mới hiểu được sự vất vả bố mẹ", tân sinh viên 18 tuổi chia sẻ.
Theo Sohu
Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi.
Theo Bộ GD-ĐT, Lựa chọn 2+2có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Trước đó, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về hai phương án.
Phương án 1, Lựa chọn 4+2, thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 2, Lựa chọn 3+2, thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.