Polina hiện sống ở thành phố Saint Petersburg, Nga.Cô có một chiếc xe hơi đã có tuổi đời 10 năm và suốt ngày phải sửa chữa. Trong một lần về quê sinh nhật mẹ, chiếc xe lại hỏng giữa đường và cô đã bỏ lỡ mất phần quan trọng nhất của bữa tiệc.
Năm 2018, cô đặt mục tiêu sẽ mua một chiếc xe hơi mới với giá 20.000 USD. Và để có số tiền đó trong vòng 1,5 năm, Polina đã lên kế hoạch tiết kiệm khoảng 1.000 USD/ tháng.
Dưới đây là những chia sẻ của cô trong việc từ bỏ một số thói quen lãng phí để có đủ tiền mua chiếc xe trong mơ.
|
Polina đặt ra mục tiêu mua chiếc ô tô mới trong vòng 1,5 năm |
Để đạt được mục tiêu tài chính, chúng ta cần phải biết rằng mình có bao nhiêu tiền.
Cách đây 2 năm, tôi không biết mỗi tháng gia đình mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho việc mua sắm. Chúng tôi luôn có những khoản mua sắm không có trong kế hoạch. Nếu chúng tôi muốn thứ gì đó, chúng tôi sẽ mua ngay mà không do dự.
Kể từ khi đặt mục tiêu, tôi bắt đầu ghi ra tất cả chi tiêu hằng ngày vào một cuốn sổ. Tôi chia chúng thành 4 mục như sau:
- Những khoản phí bắt buộc: nhà ở, cước điện thoại, Internet
- Nhu yếu phẩm: Đồ ăn, chất tẩy rửa, thức ăn động vật, các sản phẩm tự chăm sóc
- Giải trí: Gặp gỡ bạn bè, thăm bảo tàng, cà phê, giao đồ ăn
- Phát sinh: Thuốc men, sửa chữa
Tôi dành ra 1 tháng để xem xét mình đã chi tiền cho những thứ gì. Khi phải ghi chép các khoản chi tiêu, chúng tôi buộc mình phải suy nghĩ trước khi mua sắm, rằng mình có thực sự cần nó không.
Điều quan trọng trong quá trình tiết kiệm tiền là không làm giảm đi chất lượng cuộc sống của bạn, bởi vì đó sẽ là việc mà chúng ta thực hiện lâu dài.
Dưới đây là những thói quen xấu mà tôi đã từ bỏ:
1. Tiêu hết toàn bộ thu nhập
Tôi đặt ra một quy định mới là ‘trả lương cho chính mình’ bằng cách đăng ký tài khoản tiết kiệm tự động. Mỗi tháng ngân hàng sẽ tự động chuyển 300 USD từ tiền lương vào tài khoản tiết kiệm online của tôi. Số tiền không chỉ được tiết kiệm mà còn nhận được lãi suất. Động lực lớn nhất để tôi làm được việc này là nếu tôi rút tiền, lãi suất sẽ có không đồng nào.
Để làm cho việc ‘chia tay’ số tiền này trở nên dễ dàng hơn, tôi đã tưởng tượng rằng mình đang trả một khoản vay để mua chiếc xe. Cuối cùng, tôi đã tiết kiệm được khoảng 6.000 USD từ nguồn này, trong đó 200 USD là tiền lãi.
2. Bỏ qua cơ hội tiết kiệm tiền từ những chi phí bắt buộc
Tôi luôn nghĩ rằng các tiện ích công cộng vô cùng đắt đỏ, nhưng hoá ra bạn có thể giảm các hoá đơn đó. Ngoài việc lắp đặt đồng hồ nước và điện, thay thế tất cả bóng đèn ánh sáng trắng bằng đèn LED và tạo thói quen tắt nước khi không sử dụng, chúng tôi cũng làm những cách sau:
- Sử dụng đèn phụ thay cho đèn chính vào buổi tối
- Dùng máy rửa bát và máy giặt sau 11 giờ tối (rẻ hơn so với buổi chiều)
- Chọn chế độ giặt với nhiệt độ thấp hơn
Nhờ những thói quen này, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 20-30 USD/ tháng. Sau 1,5 năm, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 500 USD từ khoản này.
3. Không kiểm tra tài khoản hằng ngày
Tôi bắt đầu kiểm tra tiền mặt và thẻ hằng ngày. Điều đó có nghĩa là nếu có thêm một khoản tiền lẻ vào cuối ngày, tôi sẽ gửi nó tới tài khoản tiết kiệm. Ví dụ như nếu trong thẻ có 186 USD, tôi sẽ chuyển 6 USD sang tài khoản tiết kiệm. Trong vòng 1 tháng, tôi tiết kiệm được khoảng 70-100 USD.
Tôi cũng làm tương tự với tiền mặt. Trong 1,5 năm, chúng tôi đã tiết kiệm được khoảng 1.200 USD từ khoản này.
4. Ăn ngoài thường xuyên
Tôi bắt đầu sơ chế đồ ăn từ trước để chuẩn bị đủ đồ cho cả tuần. Trước đó, tôi không có nhiều thời gian để nấu ăn nên tôi thường gọi đồ ăn ở ngoài, ra quán ăn hoặc mua mang về.
Cách này giúp chúng tôi tiết kiệm khoảng 100 USD/ tháng, tức là 1.800 USD trong vòng 1,5 năm. Và nó lại còn có tác động tích cực tới cách mà chúng tôi dành thời gian giải trí.
Vì không đến nhà hàng và quán cà phê nữa nên chúng tôi bắt đầu đi bộ và dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn.
Chúng tôi cũng thường xuyên mua đồ theo lố để có giá rẻ hơn. Tôi cũng chọn loại hoa quả bán theo cân thay vì hoa quả đóng hộp sẵn vì loại này rẻ hơn nhiều.
Sau 1,5 năm, chúng tôi tiết kiệm được 1.300 USD từ khoản này.
5. Không sử dụng các khoản ưu đãi từ ngân hàng
Tôi có tất cả 5 thẻ ngân hàng khác nhau. Trong đó có một ngân hàng có chiết khấu lại tiền mặt cho những sản phẩm và dịch vụ tôi sử dụng thường xuyên nhất. Một ngân hàng khác thì chiết khấu cho chi phí đi cà phê và nhà hàng. Tôi đã xoay sở để được nhận một số tiền chiết khấu đáng kể.
Tôi còn dùng một chiếc thẻ khác để thanh toán bảo hiểm du lịch hằng năm miễn phí, chiết khấu vé máy bay, trả học phí lớp nhảy, giảm giá vé xem phim.
6. Không xem xét các lựa chọn rẻ hơn
Tôi gần như dừng trang điểm và sử dụng nước hoa. Tôi cũng thay thế các sản phẩm đắt tiền bằng những sản phẩm rẻ hơn. Trong 1,5 năm, tôi đã tiết kiệm được 700 USD cho danh mục này.
Tôi thậm chí còn tiết kiệm được nhiều hơn khi dừng mua quần áo mới, ngoại trừ đồ lót.
Cuộc sống thật buồn tẻ khi không được mua sắm nên thỉnh thoảng tôi vẫn đi ngó nghiêng nhưng không mua gì.
Một lần, tôi thích mê một chiếc váy trong cửa hàng. Tôi mất ngủ vì nó, nên một thời gian sau tôi đã ghé qua để thử nó. Nhưng sau khi thử, tôi nhận ra đó là một chiếc váy rất đơn giản.
Trước kia, bà ngoại đã dạy tôi cách sử dụng máy may và đó là dịp tốt để tôi thử kỹ năng của mình. Cuối cùng, một chiếc váy mới ra đời nhờ sự hỗ trợ của chiếc đai lưng và mảnh vải voan rèm cửa với giá 0 đồng.
Tôi ngừng buồn bã vì không được đi mua sắm bởi vì tôi đã tìm thấy niềm vui từ việc trao đổi quần áo với bạn bè và trao đổi trên mạng. Theo tính toán, tôi tiết kiệm được khoảng 1.200 USD trong vòng 1,5 năm.
7. Không tìm cách kiếm tiền bằng sở thích của mình
Tiết kiệm các sản phẩm chăm sóc cá nhân khiến tôi phải tự làm mỹ phẩm như kem dưỡng da và xà phòng. Làm xà phòng thảo mộc trở thành sở thích của tôi và tôi bắt đầu tặng nó cho bạn bè.
Một ngày đẹp trời, tôi đăng hình ảnh của mình lên mạng để bán. Tôi nhận được đơn hàng đầu tiên sau vài ngày và con số đó cứ tăng dần lên. Đó là cách mà sở thích đã mang lại cho tôi 200 USD/ tháng.
8. Cho phép mình mất tiền cho những thứ không đáng
Trước đó, cứ trung bình 2 tháng tôi lại mất 25 USD cho một vé phạt vượt quá tốc độ. Bây giờ, số tiền này không còn nữa.
Tôi cũng bắt đầu đổ xăng ở những trạm không đông đúc (ở đó rẻ hơn) và thường xuyên sử dụng thẻ quà tặng của các trạm xăng đó. Tôi tiết kiệm được khoảng 100 USD.
9. Giữ những món đồ không cần thiết trong nhà
Khi đã tiết kiệm đủ tiền cho mục tiêu của mình, tôi bắt đầu dọn dẹp lại căn hộ và bán những món đồ cũ không dùng tới. Hoá ra có những người cần chiếc máy hút bụi, chiếc điện thoại cố định, một cái bàn ủi và ngôi nhà dành cho mèo mà thú cưng của tôi không còn thích thú.
Chúng tôi còn bán cả đồ nội thất cũ, những bức tranh và vật liệu xây dựng cũ.
Tất cả những món đồ cũ mang về thêm 500 USD nữa.
Vào hạn cuối đặt mục tiêu, tôi đã tiết kiệm được 18.000 USD. Cộng với tiền bán chiếc xe cũ, tôi đã mua được chiếc xe mơ ước.
Tổng thu nhập có 20 triệu mà vợ cứ đòi mua nhà Sài Gòn
Thấy bạn bè, đồng nghiệp đều có nhà thành phố, vợ tôi nóng lòng muốn mua mà không nghĩ đến tài chính gia đình mình như thế nào.
" alt=""/>Cô gái làm những việc này để mua được ô tô sau 1,5 năm
Sáng 4/4, 937 người ở ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TP.HCM được trở về nhà sau 17 ngày thực hiện cách ly tại đây. Bác sĩ Lê Văn Phương, Ban điều hành y tế khu cách ly cho biết, những người này đã có kết quả âm tính với Covid-19, đủ thời gian cách ly khi trở về từ vùng dịch. Tuy nhiên, khi về nhà, họ phải tiếp tục ở nhà 14 ngày nữa và tiếp tục theo dõi sức khỏe.Đợt trở về nhà này, với mẹ con chị Diệp, quận Bình Tân, TP.HCM như một kỳ tích. ‘Mẹ con tôi trải qua hai lần cách ly rồi. Lần thứ nhất thì ở Campuchia. Lần này thì ở đây. Một kỷ niệm đáng nhớ phải không con gái’, nhìn xuống con gái, hiện 11 tháng tuổi đang được địu trước ngực, chị Diệp nói. Bé New New đeo khẩu trang, ngoan ngoãn cùng mẹ đứng chờ xe đến đón giữa trưa nắng.
|
Bé New New và mẹ đang chờ xe đến đón về nhà ở quận Bình Tân trưa 4/4. Ảnh: Tùng Tin. |
Chị Diệp lấy chồng người Bắc Kinh, Trung Quốc. Dịp tết Nguyên đán vừa qua, chị cùng chồng đưa con nhỏ về Bắc Kinh đón năm mới. ‘Chồng tôi làm việc, sinh sống ở TP.HCM. Ăn Tết bên đó xong, hai vợ chồng đặt vé máy bay về lại Sài Gòn mà không được’, chị Diệp kể. Lúc đó, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở Trung Quốc. Các chuyến bay từ nước này đến nước khác ngừng hoạt động.
Ngày 1/3, chị Diệp đặt vé máy bay về nước. Vì các chuyến bay từ Trung Quốc không được bay thẳng về Việt Nam nên chị quá cảnh sang Campuchia. Nếu đúng theo quy định, chỉ có chị Diệp được về lại. Chồng chị, bé New New có quốc tịch Trung Quốc nên không được.
‘May mắn, cháu còn nhỏ nên được tạo điều kiện đi theo mẹ’, chị Diệp nói.
|
Chị Diệp cho biết, về nhà lần này, chị sẽ cùng con gái tự cách ly thêm 14 ngày nữa theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Do bay từ vùng dịch, chị và con gái phải thực hiện cách ly tại Campuchia 14 ngày.
‘Vừa đáp xuống sân bay, mẹ con tôi đi cách ly ở Campuchia luôn’, chị Diệp nói. Đủ thời gian cách ly, các kết quả xét nghiệm của hai mẹ con âm tính với Covid-19, chị đặt vé máy bay về lại Sài Gòn, và nghĩ sẽ được về nhà.
Ngày 18/3, hai mẹ con về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, một lần nữa, mẹ con chị phải đi cách ly vì trở về từ vùng dịch. Tối cùng ngày, hai mẹ con được đưa đến nhà B, KTX Trung tâm giáo dục quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia TP.HCM.
|
Nhiều ông bố bà mẹ chờ nghe gọi tên để được vào đón con về. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Chị cho biết 32 ngày đi cách ly như đi du lịch. ‘Tôi chỉ chăm con, cho con ti sữa, tắm rửa cho con, giặt đồ, dọn dẹp phòng. Ăn uống thì có người lo chu đáo. Mỗi ngày, mẹ con tôi được ăn cơm ba bữa. Các món thay đổi liên tục, đủ chất. Riêng con gái tôi thì có cháo, nước sôi, sữa, tã, đồ làm vệ sinh’, chị Diệp kể.
Bận chăm con nhỏ, chị không ra sân tập thể dục, tham gia đá bóng, đánh bóng chuyền… cùng mọi người, nhưng chị không buồn, vì được nghe nhạc mỗi ngày, hay được nói chuyện, giao lưu với những người cách ly cùng. Rảnh, chị lại gọi điện cho chồng, bố mẹ chồng hỏi thăm sức khỏe, tình hình dịch bệnh bên kia ra sao. ‘Đến bây giờ, cả nhà chồng tôi không may mắn ai nhiễm virus corona’, chị Diệp nói.
Ngày 3/4, nhận được tờ thông báo đủ điều kiện về nhà do các y bác sĩ đưa, chị Diệp chia sẻ trên trang cá nhân: ‘Mai mẹ con mình được ra khỏi khu cách ly rồi. Mơ ước làm ngay đĩa rau muống chấm mắm tỏi và cơm trứng thôi’.
|
Các anh dân quân tự vệ giúp người hết cách ly mang đồ ra xe. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Buổi tối, chị cho con gái ngủ sớm hơn để gấp hết quần áo, đồ dùng của 2 mẹ con cho vào hai chiếc vali to. Xong, chị xuống sân đi dạo một vòng. ‘Không gian ở đây rất thoáng, có nhiều cây xanh, có cả hồ cá rộng lớn, có vườn rau sạch nữa. Các anh bộ đội, y bác sĩ, các anh dân quân thì thân thiện, tận tình, chu đáo. Mẹ con tôi thật hạnh phúc khi được ở đây’, chị Diệp nói và xin gửi lời cảm ơn đến lực lượng làm nhiệm vụ vì người cách ly.
Sáng ngày 4/4, chị dậy sớm, cho con gái ăn xong thì được các anh dân quân, bộ đội giúp vận chuyển đồ xuống sân chờ người nhà đến đón về. ‘Hành trình lưu lạc của mẹ con tôi kết thúc rồi. Giờ về nhà, hai mẹ con sẽ tiếp tục cách ly nữa, hi vọng, mọi chuyện sẽ ổn’, chị Diệp nói.
Nghìn người rời khu cách ly ở Sài Gòn, trăm ô tô nối dài chờ đón
Sau 17 ngày thực hiện cách ly, sáng nay, 937 người ở trung tâm Giáo dục Quốc phòng ĐHQG TP.HCM được trở về nhà. Hàng trăm ô tô nối dài chờ đón người thân.
" alt=""/>32 ngày cách ly ở Campuchia và Sài Gòn của em bé 10 tháng tuổi