Sài Gòn có hàng trăm, hàng ngàn quán chè, nhưng có tiếng như chè Kỳ Đồng, chè "ba màu" chảnh ở góc đường Nguyễn Phi Khanh hay quán chè cô Huôi lại không nhiều.1. Quán chè mâm Khánh Vy
Quán chè nhỏ này bên hông chung cư Sư Vạn Hạnh, gần góc đường Sư Vạn Hạnh – Nguyễn Chí Thanh bắt đầu phục vụ tầm 4-5h chiều. Dù không gian quán khá chật nhưng luôn đông khách bởi vì sẽ được thưởng thức cả một mâm chè 15 món, với giá chỉ 75 ngàn đồng. Trong “bộ sưu tập” 15 loại chè ở quán này có đủ loại, nào là chè ba bà, chè khoai môn, chè đậu đen cốt dừa, chè trôi nước, chè táo xoạn… nóng hổi đựng trong những chiếc chén nhỏ xinh xắn. Người ăn cũng có thể gọi vài loại chè bạn yêu thích thay vì nguyên mâm.
Theo chủ quán, chè mâm ở đây đã trải qua 3 thế hệ, được bán từ trước năm 1975. Khách tới quán chè mâm không chỉ có sinh viên, cả những người đi làm cũng thường xuyên ghé thưởng thức. Hầu hết khách hàng đều cho rằng giá món chè mâm đều ở mức phải chăng, bình dân.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613141636-1-1.jpg) |
Quán mở từ 4h chiều, những nồi chè nóng hổi đủ loại được chủ quán bày biện trên chiếc bàn lớn. Một mâm chè có 15 món. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613141636-1-2.jpg) |
Khách kêu đầy đủ nguyên mâm thì ngoài chè còn có thêm bánh flan, rau câu dừa với giá 75 ngàn/mâm. Hoặc cũng có thể kêu lẻ những món chè mình yêu thích. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613141636-1-3.jpg) |
Tất cả mòn chè ở đây đều chỉ có giá 5 ngàn/chén. Có nhiều loại chè quen thuộc như đậu xanh, táo xọn, chè chuối, đậu đen, bà ba, chè thưng... Đa phần chè ở quán đều là chè nóng. Quán dù nhỏ nhưng tối nào cũng đông người ăn. |
2. Chè Campuchia cô Huôi (57, Hồ Thị Kỷ, quận 10).
Nhắc đến chè của đất nước chùa tháp ở Sài Gòn, thực khách nhớ ngay đến Cô Huôi, gánh chè mấy chục năm ở chợ Lê Hồng Phong (quận 10), nơi có các món chè lạ như chè bí đỏ, hột me... Quán chè nhỏ nằm trong chợ Lê Hồng Phong, khu chợ vốn bán rất nhiều thực phẩm của Campuchia. Cô Huôi là chủ quán, vốn là một người Việt gốc Campuchia. Trước kia hai mẹ con bán chè ở thủ đô Phompenh rồi đến những năm 90 chuyển về nước buôn bán.
Các món chè đặc trưng Campuchia như chè hột me, chè bí đỏ, chè thốt nốt... đã đóng góp thêm cho sự phong phú của chè Sài Gòn. Những nguyên vật liệu làm nên món chè này được chuyển về từ Campuchia hàng tuần theo các chuyến xe đi về Campuchia - Sài Gòn thường xuyên, bởi vậy nên rất tươi mới.
Ngoài các món chè chính gốc Campuchia, tại đây cũng có những món ngọt Campuchia có nguồn gốc từ Thái Lan lòng đỏ trứng trộn với bột nếp rồi hấp lên, thường cho vào ly chè thập cẩm, hay món xôi Xiêm với nhân cadé, sầu riêng và nước cốt dừa hấp dẫn.
Tại quán chè cô Huôi thực khách cũng có thể thưởng thức món chuối bọc nếp rồi nướng lên, cách gói khác với chuối nếp nướng ở Sài Gòn nhưng ăn có vị tương đối giống nhau.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613141636-2-1.jpg) |
Quán chè có khoảng 8 món, trong đó món phổ biến nhất là chè thập cẩm với hột me, bí đỏ chưng sữa hột gà, trứng hấp, thốt nốt... |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613141636-2-2.jpg) |
Món chè bí chưng là những quả bí nạo rỗng ruột rồi đổ vào đó hỗn hợp sữa bột, sữa đặc, nước cốt dừa, lòng đỏ trứng đã đánh lên đem hấp cách thủy. Hấp xong trái bí vẫn còn nguyên, mềm mà không nhão. Khi xắt thành miếng phải ăn cả vỏ mới ngon. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613142904-2-3.jpg) |
Chè hạt me cũng khá cầu kỳ: hột me phải được rang lên, đập vỏ, phơi nắng rồi ngâm nước, tách vỏ mới có thể thơm mềm không khác gì hạt đậu. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613142904-2-4.jpg) |
Món xôi xiêm theo phong cách Thái Lan với hương sầu riêng, nước cốt dừa thơm ngon. |
3. Chè Kỳ Đồng
Quán chè Kỳ Đồng mở cách đây khoảng 30 năm do chủ quán gốc Hà Nội mở ra. Quán có không gian rộng rãi và một menu rất đa dạng. Các món chè phổ biến của quán như chè thập cẩm, chè củ năng đậu xanh, thạch đậu xanh, thạch dừa, chè Thái, trái vải… có giá trung bình 15 ngàn/ly.
Ngoài món chính là chè, trong quán còn nhiều món món ăn mặn khác như súp cua, xôi mặn, xôi xiêm, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh thập cẩm…với giá cả ở đây khá phải chăng chỉ từ 7.000 đồng – 25.000 đồng nên quán chè lúc nào cũng tấp nập khách.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613142904-3-1.jpg) |
Quán chè có không gian rộng rãi, nằm ngay trung tâm thành phố. Quán có khoảng 20 loại chè khác nhau và mở cả ngày đến 22h tối. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613142904-3-2.jpg) |
Trong quán có nhiều đồ ăn mặn khác, được khách hàng nhận xét chế biến ngon và giá cả phải chăng. |
4. Xe chè ba màu "chảnh"
Xe chè này có hơn mấy chục năm nay. Nhìn bên ngoài chỉ là xe chè vỉa hè, không có gì nổi bật nhưng lại là quán chè yêu thích của nhiều người. Xe chè thường được gọi với cái tên "chè chảnh".
"Chảnh" là vì khách đông là thế song người bán tay múc chè, tuyệt nhiên không nhanh không chậm, không nói, không cười, khách lại phải tự ra lấy chè thay vì được bưng tận bàn. Với chủ quán, Thúc hối hay lớn tiếng đều không có tác dụng. Dần dần, khách cũng quen với cách bán ấy. Riêng khách lạ, gương mặt luôn đăm chiêu của ông, khiến người ta không muốn hỏi thăm hay nói đều gì. Dù vậy, quán luôn đông người ăn.
Các món của xe chè đơn giản, gồm chè đậu xanh, đậu đen, thập cẩm và và sương sa hạt lựu. Menu không có món đặc trưng nhưng ai ăn chè của ông đều nhận thấy một hương vị rất riêng. Những hạt đậu bùi mềm tan trên đầu lưỡi hay vị ngọt thanh, phảng phất mùi dầu chuối. Xe chè bán từ 13h hằng ngày, với giá mỗi ly chỉ 10 ngàn.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613143424-4-1.jpg) |
Xe chè vỉa hè đơn giản. Chè được chủ quán làm sẵn, khi khách kêu mới cho thêm đá bào vào. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613143424-4-2.jpg) |
Hai món phổ biến là chè thập cẩm và sương sa hạt lựu. Mỗi ly chè có giá 10 ngàn đồng. |
5. Quán chè Hiển Khánh
Tiệm chè Hiển Khánh là một trong những quán chè lâu đời ở Sài Gòn. Với nhiều thế hệ, quán chè này đôi khi còn là một phần kí ức tuổi thơ. Tiệm chè ra đời vào năm 1959, tên quán lấy từ là tên của một ngôi làng ở Nam Định của người mở quán. Ban đầu, quán mở ở vùng Đa Kao (quận 1) nhưng sau một thời gian, do quá chật nên từ năm 1965 chủ quán dời về đường Nguyễn Đình Chiểu và duy trì đến bây giờ cho đến ngày nay.
Quán chè có tuổi đời hơn nửa thế kỷ này đến nay vẫn đông khách mỗi tối, không bởi vỉ chè ngon. Nhiều người thích cái cách chủ quán trang trí không gian hoài cổ với những bộ bàn ghế từ khi mở quán, câu thơ về các loại chè do chính ông chủ đầu tiên sáng tác vẫn được giữ y nguyên. Bên trong quán không quá rộng nhưng đủ thoải mái để khách ngồi thưởng thức hương vị chè theo kiểu miền Bắc được chế biến ở Sài Gòn.
Khi quán mới ra đời, chỉ có đúng ba món: thạch trắng cắt sợi, chè đậu xanh và chè kho ướp lạnh. Hồi đó ở Sài Gòn, chỉ có một quán duy nhất là Hiển Khánh bán món chè này. Ngày nay, người bán đã có thêm nhiều món chè khác như thạch đậu xanh, thạch thốt nốt, thạch sen, thạch nhãn, bạch quả... với giá trung bình tứ 15 - 20 ngàn/ly chè.
Đặc trưng trong hương vị chè của quán là nước đường cát có thả hoa lài, do vậy, khi ăn chè, hương hoa lài cứ phảng phất và có một mùi thơm rất khó quên. Ngoài ra, trên bàn còn bày biện các loại bánh phụ kèm như bánh đậu xanh, bông lan, phu thê, bánh gai...
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613143424-5-1.jpg) |
Không gian quán rộng rãi, trang trí theo phong cách ngày xưa. Ngay từ khi vào quán, khách đã ấn tượng bởi những bài thơ về các loại chè. Những bài thơ này do chính ông chủ đầu tiên của quán, vốn là một người yêu thơ sáng tác. |
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/06/13/14/20160613143424-5-2.jpg) |
Trên bàn bày biện nhiều loại bánh trái đặc trưng của miền Bắc. Những bộ bàn ghế, tranh, thơ... đều được quán giữ gìn kĩ càng từ khi mới mở quán vào năm 1959. |
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt="5 quán chè nổi tiếng 'ăn là nghiền' ở Sài Gòn"/>
5 quán chè nổi tiếng 'ăn là nghiền' ở Sài Gòn
Thêm động lực phát triểnPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 21/2020/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. KKT cửa khẩu Hà Tiên được thành lập gồm 5 phường là Pháo Đài, Đông Hồ, Tô Châu, Bình San và Mỹ Đức với tổng diện tích rộng 1.600ha. KKT cửa khẩu được tổ chức thành các khu chức năng gồm khu phi thuế quan, khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, khu du lịch, khu hành chính, khu dân cư và các khu chức năng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2020.
Không chỉ là KKT cửa khẩu thông thường, Hà Tiên còn là thành phố du lịch hút khách ở ĐBSCL. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, trong đó có mục tiêu xây dựng thành phố và KKT cửa khẩu Hà Tiên trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch văn hóa - di sản vùng ĐBSCL; tính chất là một cực tăng trưởng, đô thị trọng điểm của vùng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/13/08/thanh-lap-khu-kinh-te-cua-khau-bds-ha-tien-vung-nhip-tang-toc.jpg) |
|
Hà Tiên cũng giữ vị thế chiến lược khi là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa, du khách từ đất liền ra đảo Phú Quốc, đồng thời là cửa ngõ của đường hành lang ven biển tại Việt Nam.
Với vị thế và điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng những chính sách ưu đãi thuế quan, đơn giản thủ tục hành chính, việc phát triển KKT cửa khẩu mở ra cho Hà Tiên nhiều cơ hội bứt phá. Thứ nhất: khai thác tối đa nguồn tài nguyên du lịch cho du khách trong và ngoài nước, quảng bá du lịch. Thứ 2: thúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, đẩy mạnh trao đổi thương mại. Từ đó đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và tăng trưởng thương mại. Thứ 3: thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới; Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư; Phát triển khoa học công nghệ; Hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ 4: tạo điều kiện hình thành các khu dân cư, thương mại tập trung. Đây cũng là cơ sở để các loại hình BĐS bùng nổ.
Bên cạnh quy hoạch, Hà Tiên đang ráo riết nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải tạo du lịch để tương xứng tầm vóc. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư cải tạo, mở rộng bãi trước, bãi sau tại khu du lịch Mũi Nai, bãi biển Dinh Bà (quần đảo Hải Tặc) và bãi biển Thuận Yên (giai đoạn 1). 3 bãi biển nói trên đã hoàn thành, đưa vào khai thác dịp Tết Nguyên Đán năm nay. Riêng bãi biển Thuận Yên (giai đoạn 2) được xây dựng cặp quốc lộ 80, đoạn gần ngã ba Cây Bàng, có tổng diện tích san lấp cát trắng 75.320m2, hiện đang thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Tháng 7, TP.Hà Tiên vừa khởi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng đường ra cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Trước đó đầu tháng 6 tỉnh Kiên Giang khởi công dự án cải tạo, nâng cấp 15km đoạn Quốc lộ 80 (địa bàn huyện Kiên Lương, TP. Hà Tiên), kinh phí khoảng 220 tỷ đồng. Về liên kết vùng, Hà Tiên đang được hưởng lợi từ cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ thông xe trong tháng 9 tới giúp kết nối khu vực này thuận lợi đến các tỉnh ĐBSCL.
Doanh nghiệp gia tăng rót vốn đón thời cơ
Từ năm 2019 TP.Hà Tiên thu hút mạnh nguồn vốn trên nhiều lĩnh vực. Thông tin từ trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch tỉnh Kiên Giang, trong 117 dự án kêu gọi đầu tư bổ sung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019, Hà Tiên có 18 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Thuận Yên với nguồn vốn 2,600 tỷ đồng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/13/08/thanh-lap-khu-kinh-te-cua-khau-bds-ha-tien-vung-nhip-tang-toc-1.jpg) |
|
Lĩnh vực phát triển khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại giải trí và golf thu hút 16 dự án với tổng giá trị đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý như khu du lịch resort nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Bàng (99ha), khu đô thị phức hợp phường Pháo Đài (lô A5 -10ha), KĐT dịch vụ du lịch biển Pháo Đài (99ha), khu đô thị dịch vụ du lịch biển Thuận Yên (99 ha), sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng của khẩu quốc tế Hà Tiên (99 ha), khu du lịch sinh thái biển đảo Hải Tặc (30ha). Các dự án kể trên đang được một số doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư như VinGroup, City Land, tập đoàn Hà Đô, CNT Group,…
Song hành với sự đổ bộ của doanh nghiệp, BĐS Hà Tiên gây nhiều bất ngờ khi có tỷ suất tăng giá ấn tượng.
Đơn cử như KĐT mới, nếu tháng 7/2017 giá đang dừng ở mức 2,8 - 3,9tr/m2 thì đến nay đã tăng lên từ 13- 20 triệu/m2. Khu vực bãi cây bàng đất mua công năm 2017 khoảng 1,5 triệu/m2 chưa thổ cư thì giữa tháng 5 tăng mạnh lên 5 triệu/m2. Mặt tiền đường Nguyễn Phúc Chu đang mở rộng cũng tăng từ 7 triệu/m2 lên 20 triệu/m2, thậm chí có vị trí lên đến 50 triệu mỗi m2. Khu tái định cư Mỹ Đức liền kề cửa khẩu cũng ghi nhận tăng gần 400%.
Càng về nửa cuối năm tình hình mua bán đất tại đây càng có chiều hướng tích cực cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Giới đầu tư đang chia làm hai xu hướng, săn đất các khu còn hoang sơ để chờ tăng giá và tìm đến các trung tâm thương mại có các tiện ích đã hiện hữu giá còn mềm để đầu tư lướt sóng đón hoặc mở dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng phục vụ du khách.
Đơn cử như KĐT mới Hà Tiên trong thời điểm tháng 7 liên tục tung ra hai dòng sản phẩm đất nền trong khu dân cư với giá 10 - 13 triệu/m2 và dòng sản phẩm biệt thự biển hai mặt tiền cao cấp giá 20 triệu/m2 (đã VAT). Các sản phẩm này nhanh chóng được thị trường hấp thụ gần 80%. Đáp ứng sức cầu cao, trong tháng 8 một số shophouse vị trí đẹp của dự án Ha Tien Centroria cũng sẽ được tung ra đón đầu sức nóng từ sự kiện thành lập khu kinh tế cửa khẩu và sự kiện khai trương công viên dòng chảy thời gian trong nội khu dự án này.
Doãn Phong
" alt="Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu : BĐS Hà Tiên vững nhịp tăng tốc"/>
Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu : BĐS Hà Tiên vững nhịp tăng tốc