当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Azerbaijan vs Slovakia, 23h ngày 10/6 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Trọng Quỳnh).
"Không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ thấy nhà giáo lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai về các chính sách ưu đãi khác phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, loại hình giáo dục, vị trưởng ngành nêu điển hình về chính sách với giáo dục trong đại học. Ở đây, điều cần quan tâm nhất là việc tự chủ thực sự, tự chủ tài chính, quyền hạn trong công tác cán bộ.
Bởi, tự chủ đại học là khâu đột phá trong giáo dục, cũng là điểm nổi bật mà dự Luật nêu ra.
Cùng với đó, chính sách về nhà ở, nhà công vụ cũng được Bộ trưởng lưu ý, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa. "Nhà công vụ cần được sử dụng đúng nghĩa. Khi hết thời gian công tác cần trả lại, không thể biến nhà công vụ thành nhà riêng", ông Dung nêu quan điểm.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, nước ta đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng trường học, nhưng tình trạng trường học chưa đáp ứng yêu cầu, nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều.
Để giải quyết được thực tế trên, Bộ trưởng nhấn mạnh cần quy định rõ nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách xây dựng kiên cố trường học, cùng với đó là huy động hỗ trợ từ xã hội.
Đánh giá chung, Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng các nguyên tắc về chính sách ưu đãi thực sự với lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục, nhà quản lý, chứ không phải chính sách "ban ơn" đặc thù riêng.
Bộ trưởng nhắc lại khi dự thảo mới được lấy ý kiến, có những chính sách đặc thù mà bản thân nhà giáo không thích. Vì vậy, cần lựa chọn những chính sách ưu tiên thực chất.
Đánh giá kỹ tác động giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Liên quan đến quy định nghỉ hưu sớm trong ngành giáo dục, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhắc lại, Bộ luật Lao động quy định về lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng.
Hiện nay, cả nước đã có 1.840 công việc, lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu sớm, trong đó có một số lĩnh vực, công việc của ngành giáo dục.
Bộ trưởng nêu quan điểm về việc ủng hộ những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Song, vị trưởng ngành phân tích sự khác nhau giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Khi hết tuổi nghề ở một số lĩnh vực, công việc đặc thù thì cần có phương án, chính sách chuyển đổi nghề, công việc. Bên cạnh kế hoạch của bản thân họ, nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ.
Toàn cảnh buổi thảo luận tổ (Ảnh: Trọng Quỳnh).
Liên quan đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm mà không giảm trừ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ dự Luật còn quy định chung chung và chưa đánh giá hết những tác động liên quan.
Bộ trưởng kiến nghị, trong số 300.000 giáo viên mầm non, người quản lý, phục vụ... cần phân loại cụ thể những người mong muốn nghỉ hưu sớm và đánh giá tác động của đề xuất này.
Bộ trưởng tái khẳng định hoàn toàn ủng hộ những nhóm ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu sớm nhưng cần đánh giá tác động thật kỹ. Việc đánh giá vừa cần thiết với quá trình xây dựng pháp luật vừa phù hợp hơn với thực tiễn.
Về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự Luật được tiếp thu, chỉnh lý với tinh thần cầu thị cao nhất.
Hiện nay, vấn đề việc làm rất đa dạng, linh hoạt, năng động. Bên cạnh đó, một người có nhiều giao kết hợp đồng khác nhau.
Ngoài vấn đề tập trung trước đây, dự Luật hướng đến lượng hóa những vấn đề nguyên tắc.
Trong đó, quy định về bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm. Trước đây, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cứng...
Sửa đổi Luật lần này, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ thực hiện nguyên tắc là "bà đỡ" của thị trường, tăng loại hình hỗ trợ, mức hỗ trợ, tính liên kết, chia sẻ của bảo hiểm thất nghiệp.
" alt=""Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm""/>"Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm"
"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
" alt="Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng""/>Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"
"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
" alt="Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng""/>Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"
GS.TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Ảnh: Thanh Hương).
Chuyên gia này cho biết, nghiên cứu của bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương trong 6 năm (từ 2017-2022), có 1.133 bệnh nhân ung thư da điều trị nội trú tại cơ sở y tế này. Trong số đó, gần 70% là bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy.
Đặc biệt với ung thư tế bào hắc tố, 5 năm trước, bệnh nhân rất ít, mỗi năm chỉ khoảng 25 ca.
"Trung bình mỗi tuần, viện tiếp nhận 10-20 bệnh nhân ung thư da nói chung đến khám, trong đó 1-2 ca ung thư tế bào hắc tố. Mỗi năm khoảng 500 bệnh nhân ung thư da đến khám. So với 5-10 năm trước, tỷ lệ này gia tăng, có những người mới 20-30 tuổi đã mắc bệnh," GS Sáu thông tin.
Theo chuyên gia này, tỷ lệ bệnh nhân đến khám ung thư da gia tăng, một phần do nhận thức của người dân gia tăng. Nhiều bệnh nhân đọc báo, xem thông tin về bệnh, quan tâm đến sự thay đổi từ các dấu hiệu nhỏ nhất trên cơ thể nên đi khám sớm.
Phát hiện sớm ung thư da, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn, gánh nặng kinh tế được giảm nhẹ, tăng tỷ lệ sống trên 5 năm. Nhiều trường hợp phát hiện sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt trên 90%, song nếu ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ khoảng 10-20%.
Ngay với ung thư tế bào hắc tố là một loại ung thư da ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa, bệnh rất ác tính với tỷ lệ di căn cao, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì có thể điều trị khỏi, tỷ lệ sống 5 năm rất cao.
Hiện nay, việc chẩn đoán ung thư da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, đặc biệt với ung thư hắc tố, được chẩn đoán với thiết bị hiện đại, độ nhạy, độ đặc hiệu cao. Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ cảnh báo ung thư da, người dân nên khám sớm để được chẩn đoán, điều trị.
Một bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Để phòng ngừa ung thư da, cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt, bằng cách đội mũ, áo chống nắng, bôi các loại kem chống nắng.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo ung thư da:
- Trên da xuất hiện tổn thương dạng u sẩn, cục.
- Các tổn thương này thường xuất phát trên nền tổn thương da lành, sau đó xuất hiện tổn thương nhỏ ở đường bờ viền.
- Sẩn dạng hạt ngọc ung thư (hơi gồ, bóng) kèm các dấu hiệu xung quanh: giãn mạch, tăng sinh mạch xung quanh (thể hiện có mạch máu nuôi tổ chức u).
- Có tình trạng loét, đóng vảy tiết.
- Tổn thương theo hướng thay đổi màu sắc, gây loét.
- Nốt ruồi phát triển to lên trong thời gian ngắn.
- Tổn thương sẹo cũ, vết loét điều trị lâu ngày không đỡ… cũng cần tới viện khám sớm bởi đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
" alt="Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng"/>Dự án Thủ Thiêm Eco Smart của Lotte tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự kiến phải nộp 16.000 tỷ đồng nghĩa vụ tài chính về đất (Ảnh minh họa: Hải Long).
Số tiền cần thu lớn nhất là Khu phức hợp thông minh Thủ Thiêm Eco Smart (do tập đoàn Lotte - Hàn Quốc làm chủ đầu tư), dự kiến thu về 16.000 tỷ đồng, ước lượng theo chứng thư thẩm định giá.
Dự án này là khu phức hợp sinh thái thông minh quy mô lớn tọa lạc trên khuôn viên rộng 50.000 m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lotte đã tổ chức động thổ hồi tháng 9/2022, dự kiến đầu tư 900 triệu USD (khoảng 22.500 tỷ đồng) để xây dựng khu phức hợp. Tuy vậy, do gặp vướng về nghĩa vụ tài chính nên đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai thêm.
Tiếp đến là Khu đất 14,8ha phường An Phú, TP Thủ Đức của Công ty cổ phần Bất động sản Nguyên Phương, dự kiến cần thu 3.500 tỷ đồng.
Công ty TNHH BĐS N.T.N Trung Thủy với khu đất 230 Nguyễn Trãi, quận 1, dự kiến thu hơn 3.286 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy với dự án khu căn hộ cao tầng Diamond Riverside, quận 8, dự kiến thu hơn 729 tỷ đồng.
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh với khu đất phường Tân Hưng, quận 7), dự kiến thu 623 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển BĐS Đông Sài Gòn với khu đất số 52/1 đường 400, phường Tân Phú, quận 9 cũng cần nộp hơn 316 tỷ đồng.
2 dự án liên quan Tập đoàn Novaland gồm Tropic 1, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức và dự án phường Phước Long B, TP Thủ Đức, doanh nghiệp đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, đang thực hiện xác định giá đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất để tính trừ nghĩa vụ tài chính.
Một số doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ tài chính bổ sung như Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Tín Nghĩa) với khu đất số 17 đường số 13 phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, số tiền 136 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Sơn Thuận với khu đất số 256-258 đường Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, số tiền 281 tỷ đồng.
Thời gian qua, hàng trăm dự án tại TPHCM không thể đóng tiền sử dụng đất để tiếp tục triển khai việc cấp phép xây dựng hay làm sổ hồng cho người mua nhà do vướng công tác thẩm định giá đất. Điều này cũng khiến nguồn thu ngân sách TPHCM bị giảm.
Theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM mới đây, thành phố có gần 200 hồ sơ với khoảng 80.000 nền đất, căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa xác định được giá đất cụ thể.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 về kinh tế - xã hội, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM- yêu cầu tập trung giải quyết các vướng mắc, tồn đọng của các dự án đầu tư; tập trung giải quyết nghĩa vụ tài chính cho các dự án lớn.
" alt="TPHCM trình 22 dự án thẩm định giá đất, Lotte dự kiến nộp 16.000 tỷ đồng"/>TPHCM trình 22 dự án thẩm định giá đất, Lotte dự kiến nộp 16.000 tỷ đồng
Hệ thống năng lượng Ukraine bị phá hủy mạnh mẽ do các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga (Ảnh: Reuters).
"Khoảng 80% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Nếu không có biện pháp bảo vệ đầy đủ và với nhiệt độ dưới 0, Ukraine phải đối mặt với những đợt lạnh giá mùa đông nghiêm trọng và chết người", báo này cho biết.
Ấn phẩm lưu ý rằng vào tháng 2, các kỹ sư Anh cùng với các đồng nghiệp từ Mỹ, Đức và Nhật Bản đã tư vấn cho chính phủ Ukraine xây dựng các boong-ke để bảo vệ hệ thống năng lượng khỏi các cuộc tấn công của Nga.
Tuy nhiên, 9 tháng sau, chính phủ Ukraine đã không làm như vậy.
Hồi mùa hè này, chuyên gia Mustafa Nayyem, từng là người đứng đầu Cơ quan khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng tại Ukraine cho biết, dự án đã bị hoãn lại do chính quyền Kiev từ chối phân bổ kinh phí để thực hiện. Cơ quan này đã yêu cầu 1,4 tỷ euro để xây dựng các hầm bảo vệ như vậy, nhưng nguồn tài trợ đã bị chặn.
Trong khi đó, Trung tâm Chống thông tin sai lệch thuộc Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia mới đây cũng đã công bố dự báo của Yuri Korolchuk, chuyên gia tại Viện Chiến lược Năng lượng Ukraine rằng, vào mùa đông sắp tới, người dân Ukraine sẽ phải trải qua tới 20 giờ mỗi ngày trong điều kiện không có nhiệt sưởi và ánh sáng.
" alt="Ukraine đối mặt với "thảm họa" trong mùa đông tới"/>