您现在的位置是:Nhận định >>正文
Khủng khiếp việc cắt xương sườn để thi hoa hậu
Nhận định9人已围观
简介- Hình thức thẩm mỹ được các người đẹp sử dụng nhiều nhất là sửa mũi,ủngkhiếpviệccắtxươngsườnđểthiho...
- Hình thức thẩm mỹ được các người đẹp sử dụng nhiều nhất là sửa mũi,ủngkhiếpviệccắtxươngsườnđểthihoahậtin tức the giới 24h đặt túi ngực, hút mỡtoàn thân, chỉnh răng thậm chí là khâu nhỏ bao tử để giảm cân và cắt bỏ xươngsườn để đạt được thân hình đồng hồ cát lý tưởng.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Real Hope vs Cruz Azul, 08h00 ngày 5/2: Châu chấu đá xe
Nhận địnhLinh Lê - 04/02/2025 15:06 Nhận định bóng đá ...
阅读更多Bí mật trong chiếc hộp có lỗ thủng ở phòng tắm khiến nữ sinh kinh hãi
Nhận địnhMột nam sinh viên ĐH Lincoln (Anh) vừa bị kết tội quay lén bạn chung nhà trong phòng tắm. Mọi chuyện bắt đầu khi nữ sinh Aubrey nghi ngờ một lỗ thủng trên chiếc hộp có khoá trong nhà tắm. Aubrey miêu tả: “Đó là chiếc hộp có khoá màu đỏ được đặt trong nhà tắm ngay từ khi chúng tôi chuyển về căn hộ này. Ai cũng nghĩ rằng nó dùng để cất trữ đồ. Tuy vậy, Aubrey vẫn luôn nghi ngờ.
Aubrey cho biết, khi vào phòng tắm, cô luôn quay mặt có lỗ thủng úp vào phía tường. Nhưng kỳ lạ là lần sau, chiếc thùng lại được quay về vị trí ban đầu.
Aubrey đã mang chuyện này đi kể với một người bạn chung nhà, cô bạn này nói rằng đã có lần cô ấy nhấc chiếc hộp lên và cảm thấy như có gì đó bên trong.
“Bạn tôi nói rằng hãy thử nghiệm bằng cách tắt điện phòng đi và chiếu chiếc đèn flash vào đó. Nếu nó phản chiếu lại, nghĩa là có camera bên trong. Chúng tôi đã thử. Thật là một giây phút đáng sợ bởi vì ngay lúc đó, chúng tôi thấy đèn flash phản chiếu về phía mình. Có một chiếc điện thoại giấu kín bên trong.
Chiếc điện thoại được giấu trong chiếc thùng. Sau khi chiếc hộp được đưa ra khỏi nhà tắm, một thành viên nam sống chung nhà đã lên tiếng trong nhóm chat chung: “Cho tôi xin lại chiếc hộp được không? Tôi để bàn chải và kem đánh răng trong đó”.
“Ngay lúc ấy, chúng tôi biết thủ phạm chính là cậu ta và cậu ta đang nói dối. Chúng tôi ‘chat’ lại rằng chúng tôi đã mở chiếc hộp và tìm thấy chiếc điện thoại bên trong”.
Ngay lập tức, kẻ này lại nói, cậu ta để điện thoại trong đó là để nghe nhạc trong khi tắm.
Khi không được trả lại điện thoại, thanh niên này đã lật “bài ngửa” khi nói rằng nếu Aubrey báo cảnh sát thì cuộc đời cậu ta sẽ chấm hết.
Aubrey yêu cầu nam sinh cung cấp mật mã để chứng minh anh ta vô tội nhưng cậu ta từ chối với lý do điện thoại có chứa những bức ảnh nhạy cảm của bạn gái. “Anh ta ép tôi phải trả điện thoại nhưng tôi đã nói ‘không’”.
Sáng hôm sau, cô giao nộp chiếc điện thoại cho cảnh sát và báo cáo hành vi phạm tội của nam sinh kia. Kể từ khi bị cảnh sát triệu tập lên thẩm vấn, Aubrey không còn thấy thanh niên kia quay trở lại ngôi nhà.
“Sau đó, tôi nhận được cuộc gọi từ phía cảnh sát. Họ nói, trong chiếc điện thoại có một video quay hình tôi và 2 người khác đi vệ sinh. Chiếc máy quay đã ghi lại mọi thứ”.
Được biết, nam sinh bị phạt 6 tháng tù treo và đình chỉ học tập trong 2 năm. Trong thời gian này, anh ta vẫn tiếp tục được theo học ở ĐH Lincoln nhưng chỉ được học trực tuyến, không được đặt chân vào trong khuôn viên trường.
“Tôi cảm thấy buồn nôn khi sống cùng người này mà không hề biết những việc anh ta đang làm. Tôi cũng cảm thấy sợ hãi mỗi khi bước vào phòng tắm đó ngay cả khi cậu ta đã rời đi”.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi
Nam sinh Singapore bị đuổi học vì quay lén bạn học tắm
Một nam sinh trường ĐH Công nghệ Nanyang bị đuổi học và phải hầu tòa sau cáo buộc quay lén bạn học trong nhà vệ sinh trường.
">...
阅读更多Chồng ung thư giai đoạn cuối, vợ sinh sớm để cha được nhìn mặt con
Nhận địnhJamie cuối cùng cũng gặp được cô con gái bé bỏng vừa chào đời Sutton United FC, nơi Jamie làm quản lý và huấn luyện viên, đã đăng tin chia buồn và bày tỏ lòng kính trọng đối với người cha rất được yêu mến này. Bài đăng viết: ‘Với nỗi đau buồn vô hạn, chúng tôi xin thông báo về sự ra đi của Jamie, một người đàn ông đáng mến. Đó là người đàn ông tuyệt vời của Beccy và Harper-May. Xin hãy tôn trọng mong muốn của gia đình vào lúc này, đó là để họ trải qua nỗi đau trong yên tĩnh’.
Jamie là giáo viên thể dục tại trường John Wilmott ở Sutton Coldfield. Theo một người bạn của gia đình - Phil Mayor, cặp đôi đã rất mong chờ chào đón sự đứa con đầu lòng vào cuối tháng 5/2020.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2019, Jamie bắt đầu thấy đau ở bên sườn và tới tháng 3/2020, anh được chẩn đoán mắc ung thư thận. Một tháng sau, anh nhận tin dữ, căn bệnh ung thư đã lan đến gan và không có thuốc chữa.
Cả hai đã quyết định sinh con sớm để Jamie có thể ôm con Phil và một người bạn khác là Chad Duggan đã lập cố gắng quyên góp 100.000 bảng Anh trên trang JustGiving cho Jamie và gia đình anh. Số tiền quyên góp đã đổ vào ồ ạt, chỉ trong vòng 48 giờ đầu tiên, lên tới 50.000 bảng và bây giờ con số đã là 65.000 bảng.
Jamie gia nhập câu lạc bộ Sutton United khi còn là một thiếu niên và quay lại đây với tư cách là người quản lý và huấn luyện viên sau khi quyết định ngừng thi đấu vào năm 2018.
‘Là một giáo viên thể dục, anh ấy đã ảnh hưởng tới rất nhiều cuộc đời và rõ ràng anh ấy là một hình mẫu xuất sắc, dìu dắt bọn trẻ trên con đường mà chúng chọn’, Phil nói. ‘Ở trường, anh ấy được bọn trẻ yêu mến. Anh ấy luôn giúp đỡ chúng và luôn nghĩ cho mọi người trước khi nghĩ cho bản thân mình. Anh ấy là cha đỡ đầu cho con gái tôi và là bạn thân của tôi. Tôi biết cho dù số tiền chúng tôi quyên góp được là bao nhiêu cũng không thể giữ anh ấy ở lại’.
Những người bạn của anh cũng cam kết sẽ trích một khoản từ số tiền quyên góp được cho nhà an dưỡng John Taylor, nơi chăm sóc cho những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối và cũng là nơi Jamie ở trong những ngày cuối đời.
Chuyện tình rơi nước mắt của chú rể ung thư, qua đời sau 3 ngày kết hôn
Khi cô dâu Rebecca Hoedemaker nói lời thề trong đám cưới, cô biết mình sẽ không còn nhiều thời gian với Tristan. Nhưng cô không ngờ, chỉ 3 ngày sau đó, chồng cô qua đời ở tuổi 27.
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Cô gái lén ăn bánh kem của người lạ trong quán ăn
- Chiêu độc đối phó khi mẹ chồng vào nằm ké điều hòa
- Bánh mì bò bía và 5 món đường phố hút khách ở TP.HCM
- Nhận định, soi kèo Chonburi vs Port FC, 18h00 ngày 5/2: Khó có bất ngờ
- Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Ghazl El Mahalla vs Modern Sport, 21h00 ngày 6/2: Khó tin ‘lính mới’
-
Bây giờ là giữa mùa hè, cái nắng của vùng Tây Bắc như được tiếp thêm sức nóng khiến màu hoa của những cây phượng ven đường dẫn vào thành phố Hà Giang rực thêm sắc đỏ. Hai giờ chiều, anh lái xe cho mọi người dừng nghỉ giữa đỉnh Cổng Trời, cả đoàn lục tục kéo nhau xuống xe, mấy người yếu thì ôm đầu ậm ọe, người khỏe thì uống nước, hút thuốc và thả hồn vào mây, vào núi… Mười phút sau, đợi cho mọi người chụp ảnh và gọi điện nhắn tin xong, trưởng đoàn Trần Bình Tám thủng thẳng nói:
"Bây giờ mới chính thức đặt chân vào cao nguyên đá, từ sáng đến giờ đoàn chúng ta mới chỉ đi dạo chơi. Phía trước là dốc, là đèo, là quanh co gấp khúc. Và cái đẹp mê hồn của đất trời Hà Giang cũng bắt đầu từ đây. Mọi người cứ thỏa sức mà say…".
Đúng như lời ông Tám, chiếc xe 16 chỗ bắt đầu vặn vẹo ngả nghiêng, rất nhiều khúc cua tay áo khiến cho mọi người bồng bềnh nôn nao.
Xe qua đất Yên Minh, Mèo Vạc hiện ra với bạt ngàn núi đá. Không khí trong xe như chùng xuống, có lẽ mọi người đang lặng lẽ thả hồn vào đá. Tôi cảm thấy khâm phục bà con người Mông nơi đây, cảm phục tinh thần bất khuất, sáng tạo, dũng cảm, cần cù của họ.
Họ đã biến đá thành ngô, ngô bạt ngàn chen chân vào từng khe đá, ngô đè đá, vươn cao, trổ hoa trổ bắp. Chắc chắn rằng mỗi cây ngô, mỗi bắp ngô đều ngấm ướt vị mặn mòi những giọt mồ hôi của người dân nơi đây.
Trời đã về chiều, nắng chuyển sang màu vàng, cái nóng dịu đi nhường lại bầu không khí mát mẻ cho cao nguyên đá. Bất chợt, chúng tôi bắt gặp lũ trẻ đang chạy tung tăng trên đường, phóng viên Vũ Nhung nói với anh lái xe cho xe dừng lại, cả đoàn kéo xuống để chia kẹo bánh, truyện tranh và giao lưu với các cháu.
17h30, chúng tôi tới thị trấn Mèo Vạc. Không khí làm việc của các ban ngành trong huyện chiều cuối tuần vẫn diễn ra hối hả. Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Phi Long đón chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu.
Ăn tối xong, chúng tôi đi nghỉ sớm. Suốt một ngày đánh vật với dốc, với đèo, với gập ghềnh núi đá nên cả đoàn đều thấm mệt. Đêm cao nguyên yên tĩnh và trong lành, không khí mát dịu đã làm giấc ngủ của chúng tôi như ngắn lại.
Lần này lên Mèo Vạc, Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông có mang theo 500 cuốn sách để tặng cho Trường THPT của thị trấn. Đây là sáng kiến của nhà báo Trần Bình Tám. Ông muốn đem văn hóa đọc đến vùng núi xa xôi này để các em học sinh có điều kiện tiếp cận với các kiến thức mới, kĩ năng sống và hướng nghiệp trong tương lai.
Buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường diễn ra rất nhanh chóng nhưng thật hiệu quả. Thầy giáo quyền hiệu trưởng Nông Thế Huân xúc động tiếp nhận món quà tinh thần từ các nhà báo. Ông nói lời cảm ơn và mong "các nhà báo, các cơ quan ban ngành ở Trung ương quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em các dân tộc ở Mèo Vạc, đặc biệt là con em các dân tộc thiểu số. Hiện nay, chúng tôi vẫn còn thiếu sách giáo khoa, thiếu sách tham khảo, sách hướng nghiệp và các thiết bị giảng dạy khác…".
Chúng tôi đến dự giờ Văn của một lớp 12. Cô giáo Lù Thị Ngân đang say sưa truyền đạt cho các em về cảm thụ văn học trong văn thơ. Nhà báo Trần Bình Tám – một giảng viên đại học – đã được mời giảng mẫu về chủ đề tình yêu Tổ quốc của người Việt Nam.
Mặc dù không có sự chuẩn bị trước nhưng với kinh nghiệm của mình, thầy Tám đã truyền lửa cho các em bằng một phương pháp dạy truyền cảm, dễ hiểu, thu hút sự lắng nghe của các em và các đại biểu. Hết buổi giao lưu, thầy Nông Thế Huân chạy lên ôm chầm lấy nhà báo. Ông nói với giọng tiếc nuối:
- Biết thầy nói hay thế này em cho cả trường tập trung để nghe thì tốt biết mấy.
Cô giáo trẻ Tống Ngọc Huyền thì không giấu nổi xúc động:
-Thầy ơi! Thầy làm em rưng rưng nước mắt. Sao thầy nói thuyết phục và gần gũi thân thương thế! Bọn em học được ở thầy nhiều lắm!
Tạm biệt thầy trò trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi đi về xã Pả Vi. Từ đường Quốc lộ 2C nhìn xuống, dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm có màu xanh lục, rất đẹp nhưng nếu ai sợ độ cao sẽ không dám nhìn lâu.
Quả thật, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở. Để lên được các nhà dân, chúng tôi phải đi bộ theo dải đường mòn đã được đổ bê tông. Nhà nào thuận lợi thì ở gần đường, nhà nào ở cao hơn thì chưa có đường lên, cứ phải leo trèo qua các bậc đá trơn trượt và độ dốc cao.
Phó Chủ tịch Ma Quốc Trưởng vẫn luôn dẫn đầu đoàn, tuy vậy mồ hôi đã ướt đầm lưng áo anh. Hai nhà báo nữ Vũ Nhung và Bình Minh rất hứng thú với việc chia bánh kẹo và sách ảnh cho bọn trẻ, nhà báo Nguyễn Đức Huy thì mải mê chụp ảnh.
Được tận mắt chứng kiến cảnh sống khó khăn của bà con người Mông nơi đây, Bình Minh đã thốt lên: “Em thật là may mắn được đi cùng các anh trong chuyến công tác này. Em vẫn biết là bà con còn khó khăn nhưng gặp được bà con rồi, em mới hiểu xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Vũ Nhung thì đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc một đôi vợ chồng người Mông có ba cô con gái, người chồng mới 21 tuổi còn cô vợ thì 25 tuổi, đứa con lớn 4 tuổi, đứa con thứ ba còn đang đỏ hỏn. Cả gia đình sống trong ngôi nhà đơn sơ trống trải. Còn ông Giàng Mí Sà sinh năm 1970, Nhung lại tưởng ông ấy là 70 tuổi.
Gia đình ông Sà có 9 khẩu, người con trai lớn đã lấy vợ và có con nhưng vẫn chưa có điều kiện ra ở riêng. Vậy là 9 con người cứ xoay tròn trong ngôi nhà chật hẹp. Bình Minh hỏi han rất kĩ ông Giàng Mí Sà thông qua anh công an xã làm phiên dịch. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà lần này, ông Sà vui lắm. Ông cứ nói đi nói lại rằng:
- Tôi có cái nhà mới rồi. Yên tâm rồi. Giờ chỉ việc lo cái ăn cái mặc và cho con cháu đi học cái chữ nữa thôi.
Cuối buổi trò chuyện, Bình Minh đã lấy tiền riêng của mình ra biếu ông Sà 500 nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn, cả người cho và người nhận đều nở một nụ cười thân thiện.
Mới gần trưa mà trời đã nắng như đổ lửa, con đường mòn dẫn lên bản Mã Phí Lèng vẫn nhiều người lên xuống. Bà con đang vận chuyển gạch đá, xi măng để chuẩn bị làm nhà. Dự án xóa nhà tạm đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết hết được khó khăn về nhà ở cho bà con. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải lo và còn cần phải thêm thời gian nữa…
Tại buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc, chúng tôi hiểu thêm về những khó khăn của tất cả các cấp và các ban ngành trong huyện. Với 86.000 dân trong đó có 79% là bà con người Mông, toàn huyện có 17 xã và một thị trấn, trong đó 10 xã là núi đá, 3 xã ở vùng biên giới.
Vẫn còn hơn 7.000 hộ nghèo và 6% hộ cận nghèo. Đặc biệt là khí hậu ở Mèo Vạc rất khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nước sinh hoạt của bà con rất thiếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng gia sản xuất.
Đối với việc phát triển văn hóa xã hội, khó khăn lớn nhất vẫn là việc con em của bà con người Mông không đi học hoặc đi học rồi lại bỏ. Có nhiều lý do khi đặt ra câu hỏi tại sao các em không đến trường? Nào là do địa hình hiểm trở, nhà ở cách xa trường, phải ở nhà tham gia các công việc như giữ em, nấu cơm, chăn bò, chăn lợn, làm cỏ ngô,…
Tôi chợt nhớ đến cậu sinh viên Sình Mí Cáy ở xã Pải Lủng, xuống Hà Nội học ở khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông trường Đại học Hòa Bình. Cáy kể, nhà có 5 anh em trai, cậu em thứ hai đã lấy vợ khi tuổi chưa đầy 19. Cậu thứ ba cũng xuống Hà Nội học Cao đẳng Nội vụ. Cả hai anh em đều đi làm thêm bốc vác vào buổi tối hoặc nhặt bóng cho các sân đánh quần vợt. Cố gắng tằn tiện cũng đủ tiền học và tiền ăn.
Năm 2018 Cáy đã ra trường và trở về Mèo Vạc nhận công tác ở một xã trong huyện. Khớp lại các câu chuyện của anh em Sình Mí Cáy, của trường THPT, của các đồng chí lãnh đạo huyện và những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi, tôi thấy trong lòng đang nhen nhóm một niềm vui và tràn đầy hi vọng.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng lộ trình xây dựng chương trình “Nông thôn mới” đang được triển khai quyết liệt. Trong năm 2020 ít nhất sẽ có một xã hoàn thành mục tiêu này. Tôi hỏi đồng chí Phó Chủ tịch huyện:
- Giải pháp nào để tiến hành chương trình xây dựng “Nông thôn mới”?
Đó là sự chỉ đạo sát sao liên tục, đứng đầu là đồng chí Bí thư huyện ủy. Các tiêu chí cụ thể như thu nhập, nhà ở, nhà vệ sinh,… lập ban chỉ đạo để phân bố ngân sách hợp lý; tạo công ăn việc làm; đưa con em đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước; ký kết hợp đồng lao động với các tỉnh, huyện giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; quy hoạch lại các vùng sản xuất, chăn nuôi, kết hợp với du lịch, xây dựng thêm các hồ chứa nước sạch, xóa nhà tạm cho một nghìn hộ dân,…
Con số đưa ra là rất nhiều, rất lớn, nhưng đó là những con số và kế hoạch rất cụ thể, chính xác, mang tính khả thi cao. Điều quan trọng là: "lãnh đạo huyện Mèo Vạc đã xác định đúng mục đích. Đó là: muốn xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ dân, dựa vào dân".
Quá trưa, đoàn chúng tôi được Ủy ban nhân dân huyện mời cơm. Mặc dù đã rất đói, cơm rất ngon nhưng câu chuyện về những đứa trẻ người Mông còn thiếu thốn, những ngôi nhà tạm, những thầy cô giáo đang vượt mọi khó khăn để trụ lại với nghề trên cao nguyên đá, để dạy cái chữ cho các em, và cả những trăn trở suy tư của các đồng chí lãnh đạo huyện, của đoàn nhà báo chúng tôi vẫn cứ diễn ra sôi nổi.
Tạm biệt Mèo Vạc, tạm biệt những bà mẹ người Mông ướt đầm mồ hôi trên lưng áo để tạo nên màu xanh mướt mát của ngô. Tạm biệt những nụ cười hồn hậu và đầy thân thiện của người Mèo Vạc.
Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
" alt="Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang">Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang
-
Ngoài ăn sống dưa chuột, bạn cũng có thể chế biến nó thành nhiều món ăn khác nhau. Vì hàm lượng nước trong dưa chuột khá cao, chiếm tới 95%, nên nếu cắt nhỏ trộn với muối, theo thời gian dưa chuột sẽ mềm và chảy bớt nước ra. Nếu làm theo cách không gọt vỏ và chà xát 2 đầu, vị dưa chuột cũng bớt đắng mà vẫn giữ được độ giòn, dù là xào, trộn thì nó cũng rất ngon.
Cách làm dưa chuột xào thịt
Nguyên liệu: Dưa chuột, thịt băm, lá tía tô, tỏi, ngò, ớt khô.
Gia vị: 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê giấm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường.
Dưa chuột cắt lát dày 3mm, thêm 1 muỗng cà phê muối, trộn đều rồi ngâm trong 2 tiếng, sau đó vắt sạch nước.
Hành, tỏi, lá húng quế, ớt khô cắt thành miếng nhỏ.
Trong một bát nhỏ, thêm 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê dầu hào,1 muỗng cà phê giấm 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước rồi trộn đều.
Làm nóng chảo dầu, thêm thịt băm xào chín rồi mới thêm các loại gia vị khác vào sau.
Lá tía tô cho vào sau cùng, xào nhanh chóng rồi tắt bếp để không làm bay mùi thơm. Nếu xào tía tô lâu sẽ khiến nó có vị đắng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Thành phẩm.
10 loại thực phẩm có thể được bảo quản suốt nhiều năm nếu làm đúng cách
Không có gì tệ bằng việc lãng phí thực phẩm, vì vậy điều quan trọng nhất là biết cách lưu trữ thực phẩm càng lâu càng tốt.
" alt="Tại sao ăn dưa chuột không nên gọt vỏ và phải chà xát 2 đầu?">Tại sao ăn dưa chuột không nên gọt vỏ và phải chà xát 2 đầu?
-
Chương trình ưu đãi người dùng mua Janus, Exciter 155 VVA được Yamaha Motor Việt Nam áp dụng tại hệ thống phân phối chính hãng trên toàn quốc. Theo đó, khách mua Exciter 155 VVA sẽ nhận 2,5 triệu đồng tiền mặt, mua Janus nhận điện thoại Samsung Galaxy A04 trị giá 2,99 triệu đồng. Theo định vị từ hãng Nhật, Janus là dòng xe tay ga dành cho nhóm khách nữ Gen Z. Exciter 155 VVA hướng đến thỏa mãn tốc độ của nam giới.
" alt="Yamaha tung ưu đãi gần 3 triệu đồng cho Janus, Exciter">Yamaha tung ưu đãi gần 3 triệu đồng cho Janus, Exciter
-
Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
-
Căn nhà của chị Giang ở huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Nguyễn Thảo
Gần 1 năm sau ngày đó, nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai với những người còn ở lại.
“Có hôm con trai út mất ngủ, cháu bảo: “Ước gì có bố ở đây để bố gãi lưng cho con”. Thường ngày, chồng tôi vừa gãi lưng vừa hát ru con ngủ nên nó rất quấn bố. Nghe con nói, nước mắt tôi lại chảy dài”, chị Giang kể lại.
“Có những lúc, tôi chỉ muốn đi theo anh ấy”
Theo lời chị Giang, chồng chị là chỗ dựa về kinh tế và cả tinh thần cho cả gia đình nên thời gian dài sau khi anh ra đi, chị đã rất chông chênh.
Hai vợ chồng kết hôn năm 2006, khi anh 25 tuổi, chị 20. Trong một lần đi ăn cỗ, họ gặp gỡ và làm quen. Biết anh là người có học, hiền lành nên anh ngỏ lời, chị gật đầu. Cảnh nghèo khó vẫn khiến chị nhớ mãi, khi để đủ tiền cưới vợ anh phải cắm xe máy, vay mượn khắp nơi.
Nhà anh Soái có 6 chị em, anh là con trai út. Khi về làm dâu, bố mẹ chồng chị Giang đều ngoài 70 tuổi, mẹ chồng chị bắt đầu không còn minh mẫn. Bà không tự chủ được việc ăn cơm, vệ sinh nên hai vợ chồng đều phải thay nhau chăm lo.
Trước khi mất, anh Soái có ý định sửa nhà nhưng chưa kịp thực hiện thì anh gặp tai nạn. Ảnh: Nguyễn Thảo
Năm 2007, con trai đầu lòng của họ chào đời, lần lượt sau đó năm 2009 và 2015, họ sinh thêm 2 con.
Biết vợ phải chăm sóc 3 con và bố mẹ chồng đau yếu nên anh Soái cố gắng làm việc để chị không phải vất vả kiếm tiền. Với nghề lắp điện, nước dân dụng, anh phải nuôi cả gia đình có 7 người.
“Nửa năm trước ngày anh mất, tôi nói mãi anh mới đồng ý cho vợ đi làm công nhân. Mỗi ngày làm việc và đi lại mất 14 tiếng, tôi về nhà khi trời đã tối mịt. Việc chăm con, mẹ già đều do anh đảm nhiệm”.
Đêm trước ngày gặp tai nạn, anh còn chia sẻ với vợ đầy hi vọng rằng, nếu Tết này anh lấy được khoản tiền công, họ sẽ sửa nhà. Căn nhà hiện tại đã quá cũ. Nhưng mọi việc đều thành dang dở…
"Nỗi đau quá lớn, tôi không muốn nhắc lại nhưng tôi vẫn phải chia sẻ để nhiều người hiểu hơn về ý nghĩa của việc hiến tạng", chị Giang nói. Ảnh: Nguyễn Thảo Điều khiến chị Giang đau đớn không chỉ là vì mất chồng sau vụ tai nạn mà còn là những điều tiếng khi gia đình chị quyết định hiến mô, tạng của anh.
“Có một lần bé C. - cháu bé được nhận tim của chồng chị ở Lạng Sơn, về chơi cùng gia đình tôi. Tôi đăng ảnh lên facebook để sau này các con lớn lên và biết rằng, bố đã mất nhưng tim của bố vẫn sống trong hình hài những người khác. Vậy mà có người vào nhắn tin hỏi tôi: “Bán tim chồng được bao nhiêu tiền?”.
Con trai chị đi học cũng phải chịu dị nghị rằng, mẹ em đã bán nội tạng bố để lấy tiền. Em bật khóc ngay ở trường.
“Sau này, khi Bộ Y tế truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho chồng tôi, nhiều người mới hiểu và con trai - cháu càng tự hào hơn về người đã sinh ra mình”, chị nói.
Cú sốc vì chồng qua đời và những điều tiếng đã làm chị Giang gục ngã. Nhiều tháng liền chị đóng cửa ở trong nhà, một thời gian dài không ăn uống, chị gầy rộc, chỉ còn 38kg.
“Đã có lúc quá đau đớn, tôi chỉ muốn đi theo anh ấy. Có những ngày tôi nấu cơm cho con ăn mà đổ nước mắm vào nồi cơm, có những hôm đưa xe đi đổ xăng rồi không biết đi đâu, hết xăng lại dắt bộ về nhà.
Nhưng khi người chị chồng nhắc tôi: “Cậu bỏ lại cho mợ gánh nặng như vậy mà mợ lại không vững vàng thì ai lo cho các cháu?”, tôi đã tỉnh ra”.
"Vì con tôi phải đứng dậy"
Không thể làm ở công ty vì mất nhiều thời gian, chị Giang chọn các công việc bán thời gian để có điều kiện chăm sóc 3 con. Hiện, chị làm cho xưởng nước gần nhà với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng và tư vấn bảo hiểm cho khách hàng.
Tấm băng rôn của Lễ truy tặng được treo trong nhà anh Soái. Ảnh: Nguyễn Thảo “Một lần, ngày 5/5 âm lịch vừa rồi, tôi đi làm từ Bắc Ninh về nhà quá giờ trưa, nhìn nhà nào cũng sum vầy ăn uống, 3 đứa con mình thẫn thờ đợi mẹ về, chỉ muốn chảy nước mắt. Thương con, tôi gắng làm để bốn mẹ con có đủ cái ăn”.
Bù lại, 3 đứa con chị đều thương và hiểu hoàn cảnh của mẹ. Những hôm chị bận làm, bữa cơm chỉ có quả cà, bát rau muống và bìa đậu nhưng các em vẫn ăn ngon lành.
“Những ngày hết tiền, tôi bảo con: “Mẹ không thể vay để ăn được, như vậy chỉ còn nước bán nhà mà trả nợ. Mẹ muốn cho các con ăn ngon nhưng không có điều kiện, khi nào có tiền mẹ mua món ngon cho con. Các cháu có ý thức lắm, chưa một lần đòi hỏi.
Thậm chí, cu út còn an ủi mẹ: “Mẹ không phải lo, phải buồn, sau này con xây cho mẹ ngôi nhà tỉ tầng. Chả biết cháu nghe đâu ra bảo “ngôi nhà tỉ tầng”, chị bật cười trong nước mắt.
Những ngày chị đưa con đi làm cùng ở xưởng nước đóng chai, thấy mẹ rửa bình mệt, Đạt cũng nói: “Mẹ ngồi đây nghỉ đi, mệt thì con rửa cho”.
Bó hoa sen chị Giang hái trên đường đi làm về được đặt lên bàn thờ chồng. Ảnh: Nguyễn Thảo Không chỉ chăm các con, người mẹ chồng nay được bác cả đón về chăm nom cũng được chị quan tâm. “Mỗi lần mẹ đau ốm, dù không có nhiều tôi vẫn muốn cùng các anh lo cho mẹ. Tôi thương mẹ và cũng muốn thay chồng tôi lo cho bà như ngày còn sống anh đã làm”.
Bàn thờ của anh Soái khá đơn giản, nổi bật là lọ sen hồng được vợ anh hái khi trên đường đi làm về.
“Ngày còn sống, anh bảo: “Kỷ niệm 10 năm ngày cưới, gia đình mình sẽ đi chụp lại bộ ảnh cưới cùng 3 con”.
Đến hẹn 10 năm mà không đủ tiền để chụp, anh lại bảo “Chờ anh đến dịp 15 năm em nhé”.
Năm sau, tròn 15 năm như lời anh nói, dẫu có đủ tiền thì người lại không còn”, nhắc đến đó, chị Giang òa khóc.
Hai cha con bật khóc khi ăn món mẹ nấu trước khi qua đời
Năm năm trước, người mẹ khi vừa nấu xong món thịt kho thì đột quỵ không qua khỏi. Chồng và con gái của bà bảo quản đông lạnh món ăn cuối cùng này, gần đây mới đem ra thưởng thức lại.
" alt="Hiến tạng ở Bắc Giang: ‘Người ta hỏi tôi bán tim chồng được bao nhiêu tiền?’">Hiến tạng ở Bắc Giang: ‘Người ta hỏi tôi bán tim chồng được bao nhiêu tiền?’