Vượt qua quá trình xem xét 1,215 hồ sơ ứng tuyển, 40 bạn trẻ đến từ các trường trung học trên khắp cả nước đã được tuyển chọn để tham gia khoá đào tạo tiếng Anh này.
Các học viên trúng tuyển |
Toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại và học tập của 40 học viên, trị giá 65 triệu đồng mỗi người, được tài trợ hoàn toàn từ ĐH Fulbright Việt Nam.
“Đây là chương trình thử nghiệm đầu tiên mà FUV dành cho các bạn trẻ, đặc biệt cho các bạn ở xa, ít có điều kiện học tiếng Anh” - bà Đinh Vũ Trang Ngân, Giám đốc Chương trình cử nhân, ĐH Fulbright Việt Nam giải thích lý do vì sao FUV xây dựng chương trình tiếng Anh FEL.
Chương trình FEL kéo dài trong 8 tuần, chia thành hai giai đoạn: Trong giai đoạn đào tạo Anh ngữ tập trung, 40 học viên sẽ sinh hoạt, học tập và vui chơi tập trung trong một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh tại TP.HCM.
Giai đoạn đào tạo từ xa, các học viên sẽ quay về, vừa theo học tại trường cấp 3 của mình, vừa tiếp tục chương trình FEL trực tuyến. Mỗi học viên sẽ được cung cấp một máy tính xách tay hoặc máy tính bảng cá nhân với đầy đủ tài liệu, phần mềm và chương trình học tiếng Anh.
Phương Chi
" alt=""/>40 học sinh giành học bổng chương trình tiếng Anh của ĐH Fulbright Việt Nam1. Sếp nhận thành tích của nhân viên (63%)
Một trong những phát hiện lớn của khảo sát này là các nhân viên rất ghét việc sếp nhận vơ thành tích của mình. Và những nhân viên lớn tuổi (trên 45 tuổi) thì còn ghét việc này hơn nhiều. Lý do: ai cũng muốn được công nhận, sau đó được thách thức hoàn thành các mục tiêu khác cao hơn. Khi họ nhận ra những thành quả của mình bị người khác đánh cắp, họ sẽ mất đi tất cả động lực.
2. Sếp không tin tưởng hoặc không trao quyền cho bạn (62%)
Lòng tin và sự ủy quyền có thể thay đổi nhận thức của nhân viên. Khi bạn trao niềm tin cho nhân viên, về cơ bản là bạn đang tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Những ông chủ tồi không hiểu được điều đó. Họ chỉ huy và kiểm soát, cho rằng nhân viên sẽ thất bại hoặc gây mâu thuẫn. Để thay đổi, sếp phải cho nhân viên thấy rằng họ ổn với những thất bại nho nhỏ.
3. Sếp không quan tâm nếu bạn làm việc quá sức (58%)
Nếu sếp đang đi chơi golf hay đi nghỉ mát ở Orlando mà nhân viên đang làm việc mờ mắt trong văn phòng, thì đó chính là vấn đề. Bởi vì ở góc độ của người lao động, chẳng có ví dụ nào về cách làm một công việc, ai đó giải thích về cách hoàn thành nhiệm vụ hay bất cứ thời gian biểu nào ngoài việc “hãy làm cho xong việc này trước khi sếp bắt đầu chú ý lại”.
4. Sếp không ủng hộ khi bạn nói tới tiền thưởng, tiền thêm giờ (57%)
Tiền thưởng, tiền làm thêm giờ là cách ghi nhận những nỗ lực của nhân viên về mặt tài chính. Người lao động sẽ có xu hướng từ bỏ nếu như những cố gắng của họ không nhận về xứng đáng.
5. Sếp tuyển dụng hoặc thăng chức sai người (56%)
Sự thiên vị là một động cơ khác khiến nhân viên nghỉ việc. Một ông chủ tồi sẽ chọn những người mà họ thích, bất kể trình độ, kỹ năng. Ông chủ tồi không đánh giá chính xác tất cả nhân viên và không hiểu một công việc hoặc một vị trí đòi hỏi những gì.
6. Sếp không ủng hộ bạn khi bạn tranh cãi với khách hàng của công ty (55%)
Tất cả mọi người đều cần người ủng hộ, đặc biệt nếu sự ủng hộ đó đến từ sếp. Nếu nhân viên đúng, họ cần sếp tôn trọng sự thật đó.
7. Sếp không đưa ra những định hướng rõ ràng cho vị trí công việc (54%)
Khi một nhân viên không biết phải làm gì, điều đó sẽ gây ra xung đột. Nhân viên nào cũng muốn những kỹ năng của mình được sử dụng và có nhu cầu thể hiện họ có những khả năng tuyệt vời. Sếp giỏi là người biết cách nuôi dưỡng tất cả những kỹ năng và sự sáng tạo đó theo đúng cách. Sếp tồi thì chỉ để cho nó chết.
8. Sếp kiểm soát tiểu tiết và không cho phép “tự do làm việc” (53%)
Một yếu tố khác giết chết động lực làm việc của nhân viên là khi sếp soi mói suốt ngày. Điều đó cũng cho thấy sự thiếu thấu cảm, bởi vì ông chủ chỉ đang nhìn kết quả công việc của họ như một cái đánh dấu đã làm xong trong cuốn sổ tay hay trên màn hình máy tính. Trong khi họ là một con người đang làm việc. Một ông chủ giỏi là người biết công nhận rằng mọi nhân viên đều có nhu cầu cá nhân và đều có mong muốn làm việc một cách sáng tạo và theo định hướng của riêng mình.
9. Sếp tập trung nhiều vào điểm yếu của nhân viên hơn là điểm mạnh (53%)
Một ông chủ tồi là người chỉ thích chỉ ra những thứ mà bạn làm sai. Ông chủ giỏi là người bỏ qua những vấn đề nhỏ và tập trung vào kết quả.
10. Sếp không đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho nhân viên (52%)
Nhân viên cần biết như thế nào được gọi là thành công khi nắm giữ vị trí này, cần làm những bước gì để hoàn thành nhiệm vụ đó. Khi mà họ không biết mục tiêu và kỳ vọng dành cho mình, họ sẽ rơi vào tình trạng làm việc kém năng suất và thiếu nhiệt huyết.
Danh sách ban đầu của Lầu Năm Góc bao gồm Huawei Technologies, công ty cũng là một trong nhiều doanh nghiệp khác bị Bộ Thương mại cấm mua lại công nghệ Mỹ.
Nhóm thứ hai bao gồm BGI Genomics, công ty sinh học gene lớn nhất Trung Quốc và tập đoàn xây dựng nhà nước khổng lồ China State Construction Group.
Trong thông báo đưa ra ngày 05/10, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các hạn chế của chính phủ Mỹ nhằm vào những giao dịch của công ty Trung Quốc dựa trên lo ngại rằng các mối quan hệ kinh doanh có thể hỗ trợ cho sự phát triển và hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh.
Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, DJI đã bị giám sát chặt chẽ hơn với cáo buộc rằng quân đội Nga đã sử dụng drone của hãng này trên chiến trường.
Đầu năm nay, Lầu Năm Góc công bố hạn chế giao dịch với 33 tổ chức Trung Quốc có sự sở hữu được coi là “chưa xác minh” và nhiều khả năng có mối liên hệ quân sự. Các doanh nghiệp chưa được xác minh này chủ yếu là nhà sản xuất công nghệ cao, gồm công ty sản xuất linh kiện, dược phẩm, laze và các phòng nghiên cứu của chính phủ. Các công ty Mỹ muốn làm ăn với những thực thể trong danh sách cần xin giấy cấp phép cụ thể.
Thế Vinh(Theo SCMP)
" alt=""/>Mỹ đưa hãng sản xuất drone lớn nhất thế giới của Trung Quốc vào danh sách đen