Điều này là do các hãng điện thoại lớn trên thị trường hiện nay như Samsung, Oppo, Apple làm việc trực tiếp với nhà bán lẻ, hạn chế qua nhà phân phối. Các hãng điện thoại mới, chiếm thị phần thấp hơn mới thông qua các công ty trung gian như Digiworld, khiến doanh thu nhà phân phối sụt giảm so với trước.
Bên cạnh đó, thị trường máy tính, vốn góp doanh thu chủ yếu cho Digiworld, đang bão hoà nên khó có thể đột phá về doanh thu. Muốn phát triển, nhà phân phối này đang tập trung phát triển thị trường ngách, như máy tính dành cho doanh nhân Fujitsu, hay mở rộng phân phối sang ngành hàng dược, hàng tiêu dùng.
Tuy vậy, trong năm nay, máy tính xách tay và máy tính bảng vẫn sẽ đóng vai trò chủ chốt về doanh thu cho Digiworld, trong khi đó mảng điện thoại di động đang được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh, đóng góp doanh thu lớn thứ hai. Mảng kinh doanh mới là dược phẩm và hàng tiêu dùng hiện chỉ mới giai đoạn khởi đầu, chưa đóng góp nhiều.
Trong ngành hàng di động, Digiworld hiện đang phân phối điện thoại Sharp, Xiaomi; trước đó hãng phân phối Wiko, Obi, Freetel. Trong các hãng này, rõ ràng Xiaomi là cái tên nổi bật. Nhà phân phối hàng công nghệ nằm trong top 2 tại Việt Nam cũng thừa nhận điều này. Trong kế hoạch doanh thu năm 2018, hãng kỳ vọng mảng kinh doanh di động tăng trưởng mạnh, trong đó mong muốn Xiaomi đóng góp doanh thu lớn trong cả 12 tháng năm nay, thay vì chỉ 9 tháng như năm ngoái.
Năm 2017, kinh doanh di động mang về cho Digiworld 752 tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 59% trong năm nay, lên 1.200 tỷ đồng - cao nhất trong tất cả ngành hàng. Tất nhiên, Xiaomi sẽ là con át chủ bài trong kế hoạch này.
Có sẵn các màu trắng, xanh hoặc đen, nó trang bị đầy đủ tính năng, chạy Android 7.0 Nougat, cho phép người dùng truy cập gần như tất cả các ứng dụng trên Google Play Store.
Nó sở hữu chip xử lý 1,1 GHz, RAM 2 GB, dung lượng lưu trữ 16 GB và 2 khay SIM nano. Về camera, Jelly sử dụng camera selfie 2 megapixel và camera chính 8 megapixel.
Tuy nhiên, tính năng đáng chú ý nhất của nó chính là thời lượng pin. Hãng sản xuất có trụ sở tại Thượng Hải là Unihertz khẳng định pin của máy có thể dùng trong 3 ngày liên tiếp ở mức độ trung bình, thời gian chờ là 7 ngày nhờ viên pin 950 mAh.
Những smartphone như iPhone 7 (1.960 mAh) hay Samsung Galaxy S8 (3.000 mAh) chỉ sử dụng được 1-1,5 ngày cho mỗi lần sạc.
Unihertz khẳng định chiếc di động này là lựa chọn hoàn hảo “tại bất cứ đâu nơi những chiếc di động đắt tiền, phức tạp tỏ ra không thiết thực như đi du lịch, làm việc bên ngoài hay cho trẻ em”.
Jelly bắt đầu gọi vốn trên Kickstarter đầu tháng này và thu được số tiền hơn 180.000 USD/ Giá bán trên Kickstarter của nó là 69 USD trong khi giá bán lẻ dự kiến là 109 USD.
Theo Zing
" alt=""/>Điện thoại 4G nhỏ nhất thế giới, pin tốt hơn iPhone 7Cái bắt tay này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho người dùng đồng thời tận dụng tối đa lợi thế mạng lưới của 2 ông lớn này.
Khách hàng đến với các đối tác bán lẻ của EZSolution có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ thông qua ZaloPay |
Biên bản thoả thuận hợp tác chiến lược giữa ZaloPay và EZSolution nêu rõ ZaloPay sẽ được tích hợp vào hệ thống P.O.S (Phần mềm quản lý bán hàng) đang có mặt tại hơn 10 nghìn đối tác bán lẻ của EZSolution trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, 50 triệu khách hàng của ZaloPay sẽ dễ dàng thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đối tác bán lẻ thông qua ứng dụng ZaloPay.
Được biết số 10,000 cửa hàng đang sử dụng phần mềm của EZSolution bao gồm siêu thị bán lẻ, cửa hàng thời trang, nhà hàng, quán cafe và rất nhiều các đơn vị bán hàng online khác. Số cửa hàng này đang phục vụ khoảng 4,5 triệu khách hàng thường xuyên với giá trị giao dịch lên đến 2 tỷ USD/năm. Việc kết hợp với ZaloPay sẽ giúp các đối tác bán lẻ của EZSolution thuận tiện hơn trong việc thanh toán nhanh chóng, giảm bớt chi phí nhân công, tạo bước đệm thành công trong việc tạo ra xu thế tiêu dùng không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Trong dài hạn, EZSolution đang thực hiện chiến lược mở rộng thanh toán qua mạng lưới bán lẻ toàn cầu, bắt đầu từ thị trường Việt Nam. EZSolution cũng đang xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp được cấp phép thanh toán hợp pháp như ZaloPay để phát triển ứng dụng của mình ra các thị trường trong khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Công ty EZSolution với hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tác của EZSolution trải rộng nhiều lĩnh vực từ thời trang, ăn uống, mỹ phẩm, làm đẹp… với mức phí sử dụng giải pháp phần mềm chỉ từ 49,000đ, tương đương với 2,2 USD/tháng. EZSolution có tham vọng mở rộng mạng lưới đối tác bán lẻ lên đến 100 ngàn đối tác trong thời gian 2 năm 2018-2020.
EZSolution hiện có hơn 10.000 đối tác bán lẻ trên toàn thế giới |
Trong khi đó, ZaloPay được phát triển vào giữa năm 2016 bởi Tập đoàn VNG nằm mang giải pháp thanh toán di động nhanh chóng, tiện lợi đến với người dùng trên nền tảng Zalo. Ra mắt vào năm 2012, Zalo hiện có 70 triệu người dùng tại các quốc gia có cộng đồng người Việt đông đảo như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Zalo đã xâm nhập thị trường Myanmar vào giữa năm 2016 và đạt 2 triệu người dùng chỉ sau 4 tháng.
Tích hợp ZaloPay vào hệ thống P.O.S sẽ mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng |
ZaloPay được kì vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thanh toán di động bằng cách tích hợp lợi thế của mạng xã hội, giải pháp thanh toán và thiết bị di động.
Vũ Minh
" alt=""/>ZaloPay bắt tay với doanh nghiệp dịch vụ phần mềm hàng đầu VN