Từ vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị dồn vào góc lớp, học sinh vô lễ vì đâu?
Những ngày qua,ừvụcôgiáoởTuyênQuangbịdồnvàogóclớphọcsinhvôlễvìđâtin tức về giải bóng đá ngoại hạng anh hình ảnh giáo viên bộ môn Âm nhạc, Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) - bị hàng chục học sinh dồn vào góc tường, chửi bới, ném dép ngay ở lớp học như một vết dao cứa vào lòng dư luận. Nhiều người phát thốt lên không thể ngờ học sinh bây giờ lại có thể đối xử tồi tệ với giáo viên của mình như vậy. Có thể cô giáo đã làm gì đó khiến các em bức xúc. Nhưng dù lý do gì, hành động dồn cô giáo vào góc tường với rất nhiều hành vi xúc phạm là khó thể biện minh. Cũng không ít người lên tiếng: "Học trò nay thật khác xưa", "Ngày xưa đi học, lời thầy luôn là tối thượng...". Quả vậy, nhiều bạn của tôi thời ấy có khi mới học cấp 2 đã bỏ học, thậm chí là dân anh chị "có số má" nhưng khi gặp thầy cô hoặc giữ lễ hoặc tìm cách lảng đi chỗ khác. Tuyệt nhiên, chúng tôi không có chuyện nói những lời vô lễ hay những hành vi thể hiện sự bất kính bởi "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Tôi không bàn đến trong sự việc gây chấn động dư luận này, cụ thể lỗi của ai. Tôi ngẫm về nhân quả không chỉ từ nền giáo dục, mà cả xã hội. Tương lai của con cháu chúng ta đang được nuôi dưỡng trong mạch nguồn như thế nào? Câu khẩu hiệu nổi tiếng trong trường học “Tiên học lễ, hậu học văn” như một đúc kết của tiền nhân, trước tiên phải học lễ. Mà lễ chủ yếu sẽ phải học đầu tiên từ chính gia đình. Sau đó, mới đến nhà trường dạy học trò về văn, là chữ nghĩa tri thức. Gia đình và nhà trường là những người vun gốc lễ, bền rễ văn. Lễ có nghĩa, nghĩa có lý. Vậy học lễ nghĩa ở đâu? Xưa người học chữ học lễ từ Nho Giáo. Bần nông không biết chữ sẽ học lễ từ tôn giáo. Bởi vậy mà Phật giáo dễ dàng đi vào các làng xã Việt Nam bởi những nhà sư dạy chữ cho con, truyền niềm tin tâm linh và giáo pháp cho cha mẹ. Các lễ cúng ở ban thờ tại gia cũng là hình ảnh ánh xạ lễ cúng ở Đàn Xã Tắc, Đàn Nam Giao. Ở những nghi lễ đó, kể cả thiên tử cũng phải học và tuân thủ lễ. Bởi vậy, tôi vẫn nghĩ ban thờ gia đình chính là trường học đầu tiên dạy làm người lễ nghĩa. Đứa trẻ học cách khiêm cung cúi đầu như lúa chín trĩu bông, học lịch sử gia tộc qua những bài văn cúng, học việc trân trọng các nghi thức cúng tế trang nghiêm để biết kính sợ các nguồn năng lượng vi tế thiên nhiên như thần linh và tiên tổ. Tôi từng chứng kiến một người mẹ ở Hội An đã thắp hương lên ban thờ gia tiên, đưa người con phạm lỗi đến nói rõ lý do rồi mới đánh roi. Những bài học ấy chắc sẽ đi cùng đứa trẻ suốt đời. Tôi cũng chứng kiến người đạo diễn Trần Văn Thủy thắp hương lên ban thờ gia tiên giữa phòng khách rồi mới tiếp chuyện một đoàn quay phim Hàn Quốc, bởi gia tiên sẽ chứng kiến người đạo diễn nói sự thật. Ở ban thờ gia tiên có nho giáo, có tôn giáo. Tôn chỉ “Tiên học lễ” có lẽ đầu tiên học chính từ ban thờ gia tộc. Những cái phanh văn hóa - tâm linh giúp con người luôn có những giới hạn rất khó, thậm chí không thể vượt qua để làm những điều cộng đồng không chấp nhận nếu không muốn bị cộng đồng loại bỏ, chưa nói đến những điều vi phạm pháp luật. Giờ đây, ban thờ gần với việc cúng lễ xin lộc nhưng xa với việc cúng tế rèn lễ nghĩa, hoặc quá mê tín hoặc úi xùi cho xong. Phải chăng chính bởi việc mất những chiếc phanh văn hóa – tâm linh, người ta phóng quá nhanh nên không còn cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của văn hóa truyền thống, dễ dàng hời hợt tiếp nhận những giá trị văn hóa toàn cầu. Tôn vinh trẻ em, làm bạn với con được học mót khắp nơi, mỗi người cha một trường phái, mỗi người mẹ đều là chuyên gia. Chúng ta kêu gọi bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng dễ dàng quay lưng với những giá trị dậy làm người cốt lõi được đúc kết nghìn năm để chạy theo những món fastfood thời thượng. Cả một lớp học sinh quây lại tấn công làm nhục giáo viên vì bất cứ lý do gì đi nữa cũng là một sự kiện chấn động. Chúng ta đi tìm căn nguyên của nó để giải quyết gốc rễ vấn đề thay vì đưa ra những hình thức xử lý chỉ mang tính chất tạm thời. Không phải đến bây giờ mà các sự việc đau lòng trong ngành giáo dục đã diễn ra từ nhiều năm nay. Nguyên nhân đã được nói rất nhiều là do đạo đức xuống cấp; nhiều trường lo dạy chữ hơn dạy người; do bệnh thành tích trong giáo dục... Bên cạnh đó, vấn đề lớn hơn ở chuyện giáo dục nhân cách vẫn chưa thật sự được chú trọng trong trường học, dù nhiều trường vẫn còn treo bảng câu "Tiên học lễ - Hậu học văn". Đây cũng là thời điểm, một cú hích để các nhà quản lý, nhà trường cần xem lại toàn bộ cách dạy đạo đức cho học sinh từ trước đến nay. Giáo dục nhân cách cho học sinh cần sự đồng bộ và kiên định của các mắt xích gồm Nhà nước, trường học và gia đình. Bởi thực trạng trên, việc chấn chỉnh không thể một mình ngành giáo dục có thể giải quyết. Dù giải pháp nào, hành động ra sao cũng hướng về mục tiêu cuối cùng - mục tiêu vun đắp ngành giáo dục xứng đáng là ngôi đền thiêng để mọi người có lòng tin mà hướng về, để xã hội có thể yên tâm gửi gắm các thế hệ trẻ. Vụ việc nhóm học sinh lớp 7 của Trường THCS Văn Phú dồn cô giáo vào góc tường, theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nếu không có cách xử lý thỏa đáng sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Trong những tình huống “vượt ngoài tầm kiểm soát” như thế, theo ông Lâm, chính giáo viên cũng cần phải trang bị kỹ năng để tự bảo vệ mình. “Thay vì tự mình xử lý vấn đề, khi gặp những học trò manh động, cô giáo cần phải gọi sự trợ giúp của Ban giám hiệu hoặc tổ bảo vệ của nhà trường. Chỉ khi chắc chắn vấn đề không nghiêm trọng, giáo viên mới tự mình xử lý dựa trên tinh thần thuyết phục để các em nhận ra thiếu sót, sai lầm, không phải để thỏa mãn sự bực tức cá nhân”. Việc dùng một hành vi sai (như đòn roi, mắng chửi) để dạy dỗ một hành vi sai, theo ông Lâm, là điều tuyệt đối không nên làm. Để cảm hóa, thu phục những học sinh manh động, hỗn hào, ông Lâm cho rằng đó là một hành trình dài và cần giáo viên phải có năng lực sư phạm để ứng phó với những bức xúc của học sinh. Điều này cần thực hiện dựa trên các yếu tố: uy nghiêm, tận tâm, chia sẻ, thông cảm, bao dung… Trong câu chuyện của Trường THCS Văn Phú, ông Lâm cho rằng, để học sinh tới mức “cả giận mất khôn” như vậy một phần cũng do lỗi của giáo viên. “Học sinh ở độ tuổi cấp 2 rất dễ thu phục, nhưng nếu không dùng biện pháp đúng dễ xảy ra tâm lý phản kháng, ức chế, manh động. Do đó, giáo viên nên cho học sinh nói thẳng, nói thật để thỏa bức xúc và lấy lại bình tĩnh. Thay vì khăng khăng giành lẽ phải về mình, cô giáo nên làm gương, thừa nhận sai sót nếu có để thuyết phục học trò. Khi giáo dục học sinh bằng sự chân thành, gương mẫu, tôn trọng, yêu thương, chắc chắn sẽ không xảy ra những câu chuyện ngoài mong muốn như thế”, ông Lâm nói. Bà Phạm Mai, một nhà quan sát giáo dục, cho rằng trong tình huống học sinh có các biểu hiện quá khích, giáo viên cần giữ sự bình tĩnh. Sự luống cuống lo sợ hay ngược lại nóng giận bực tức đều không mang lại kết quả tích cực trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí còn có thể khiến trẻ thêm tăng động hoặc bị kích động nhiều hơn. Hơn nữa, chỉ có sự bình tĩnh mới có thể giúp các thầy cô sáng suốt đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. “Học sinh vì thấy cô tỏ ra bất lực và bối rối nên càng được đà lấn tới, khiến cho cô giáo sau đó phải có những hành động cực đoan và không có lợi cho hình ảnh người thầy”. Trong vụ việc của Trường THCS Văn Phú, theo bà Mai, cô giáo không nên xử lý vấn đề một mình mà cần gọi điện thoại nhờ Ban giám hiệu tới hỗ trợ. Về phía nhà trường, để dạy và phụ trách những lớp có các học sinh cá biệt như thế, Ban giám hiệu cần phân công giáo viên có kỹ năng sư phạm giỏi, hiểu biết tâm lý học sinh và có kinh nghiệm xử lý các vấn đề bạo lực học đường. “Ban giám hiệu không nên để giáo viên một mình đối phó với học sinh cá biệt mà phải có sự hỗ trợ, bảo vệ và tư vấn kịp thời khi có vấn đề xung đột xảy ra giữa giáo viên và học sinh. Nhà trường cũng cần giữ liên hệ chặt chẽ với phụ huynh của các học sinh cá biệt để phối hợp với gia đình giáo dục trẻ. Trong trường hợp trẻ cá biệt thiếu vắng cha mẹ hoặc cha mẹ thiếu sự hợp tác với nhà trường, việc giáo dục trẻ tại trường càng phải cẩn trọng hơn nữa, trước hết vì chính sự an toàn của thầy cô và các học sinh khác trong lớp”, bà Mai nói. Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cũng cho rằng trước những “học sinh cá biệt”, giáo viên cần có năng lực sư phạm để tìm ra cách giải quyết hợp tình, hợp lý cho từng trường hợp học sinh. “Khi học sinh vượt qua giới hạn là việc chửi nhưng không phải nhận sự trừng phạt nào, trẻ sẽ tiếp tục lấn tới, leo lên nấc cao hơn là có những hành động vô lễ. Nếu tiếp tục không có sự trừng phạt nào, chúng sẽ coi đó là điều bình thường và tiếp tục có những hành động đi quá giới hạn. Trong tình huống này, nếu không xử lý triệt để có thể sẽ dẫn tới những hành vi đau lòng”. Vì thế, vị hiệu trưởng này cho rằng, trong các trường học hiện nay cần phải thành lập một tổ phản ứng nhanh, bao gồm Ban giám hiệu, giám thị, bảo vệ để kịp thời xử lý và có biện pháp răn đe trong những tình huống tương tự xảy ra. Thúy Nga
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs La Equidad, 6h00 ngày 28/1: Ra quân nhẹ nhàng
-
Giá nhà tăng ngược chiều nền kinh tế là một thực tế đang diễn ra ở nước ta. Khi thị trường bất động sản bắt đầu lao dốc từ giữa năm 2022, kỳ vọng về các đợt điều chỉnh giá nhà giống thời kỳ 2008-2009 xuất hiện. Đặc biệt, năm 2023 là thời điểm thị trường gặp khó khăn toàn diện, kỳ vọng giảm giá nhà lại càng dâng cao. Tuy nhiên, dữ liệu của nhiều đơn vị nghiên cứu cho thấy, giá chào bán chung cư và nhà liền thổ vẫn tăng liên tục và neo cao, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Một trong những điểm nổi bật của Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua là quy định giá đất được xác định theo nguyên tắc thị trường để làm cơ sở tính thuế khi chuyển quyền sử dụng, thu phí sử dụng đất hàng năm và đền bù khi đất được thu hồi. Câu hỏi đặt ra là công cụ thuế liệu có đủ sức hạ giá nhà ở tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM?
Tôi cho rằng, giá của bất kỳ loại tài sản nào đều tuân theo quy luật cung - cầu: cầu nhiều hơn cung thì giá sẽ tăng cao, còn cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ hạ xuống thấp. Nhà đất hay chung cư cũng là một loại tài sản như vậy (tài sản cố định hay gọi là bất động sản), nên chắc chắn cũng không nằm ngoài quy luật cung - cầu.
Một thực tế là giá bất động sản chỉ cao bất thường so với túi tiền của người dân khi căn nhà, mảnh đất đó ở các đô thị, thành phố lớn. Còn nhà đất tại các vùng sâu, vùng xa, các tỉnh lẻ vẫn rất rẻ và hầu hết người dân ở những vùng quê đó đều có thừa đất ở chứ không khó khăn như trên thành phố.
>> Vòng luẩn quẩn 'mua đi bán lại căn nhà cấp bốn'
Bởi ở các đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM luôn thiếu nguồn cung số lượng nhà đất, chung cư do mật độ dân cư cao. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở lại quá lớn do mỗi năm có hàng trăm nghìn, hàng triệu người từ các tỉnh khác nhập cư vào sinh sống và làm việc và ở lại.
Thế nên, để giải quyết vấn đề giá nhà ở tại các đô thị, thành phố lớn, tôi cho rằng phải tác động vào đúng quy luật tự nhiên là cung và cầu. Còn nếu chỉ tác động bằng công cụ thuế phí thì thiết nghĩ sẽ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề, thậm chí có thể phát sinh thêm nhiều hệ lụy.
Để giá nhà đất ở tại đô thị, thành phố lớn giảm xuống, theo tôi có hai cách. Cách thứ nhất là tăng nguồn cung nhà ở lên. Vấn đề này rất khó khả thi vì quỹ đất hiện nay đã rất hạn chế và giá vật liệu, xây dựng vốn cao.
Vậy nên, chỉ còn một cách là giảm nhu cầu đất ở đô thị. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có một quy hoạch tổng thể gồm: đầu tư hạ tầng giao thông và dịch chuyển dần văn phòng, công ty, nhà xưởng, trường học, bệnh viện ở các thành phố trung tâm ra các tỉnh thành vùng ven khác. Khi nhu cầu nhà ở tại thành phố lớn giảm thì giá nhà ắt sẽ giảm theo.
" alt="'Ngăn giá nhà tăng ngược chiều nền kinh tế không chỉ bằng đánh thuế'">'Ngăn giá nhà tăng ngược chiều nền kinh tế không chỉ bằng đánh thuế'
-
Lâu nay, cũng như nhiều người Việt khác, tôi có suy nghĩ “trẻ cậy cha, già cậy con”. Theo đó, khi cha mẹ về già, con cái phải đảm đương kinh tế chính trong gia đình và chăm sóc, báo hiếu cha mẹ. Cha mẹ đau ốm, khổ sở và bệnh tật là lỗi của các con.
Nhưng một người phụ nữ ở Anh xuất hiện đã làm thay đổi suy nghĩ của cả gia đình tôi.
Sinh ra và lớn lên ở quê, 18 tuổi, tôi ra Hà Nội học tập, đi làm và lập gia đình. Dù việc sinh nhai tại thủ đô rất thuận lợi, các con được hưởng những điều tốt nhất về về y tế, học hành… nhưng lòng tôi vẫn không vui.
Bởi là con trai duy nhất trong nhà, việc rời xa cha mẹ ở quê đi lập nghiệp ở nơi khác, tôi thấy mình thật có lỗi.
Những năm tháng cha mẹ về già, đáng ra tôi phải ở cạnh để bầu bạn, thăm nom. Dù thường xuyên gửi tiền, thực phẩm, thuốc bổ… về quê nhưng tôi vẫn thấy mình chưa làm tròn chữ hiếu.
Cha mẹ tôi cũng thường gọi điện trách và ngỏ ý muốn thời gian tới, tôi chuyển về quê để ông bà được gần con gần cháu. Trong khi vợ tôi lại không đồng ý, cô ấy muốn sống tại Hà Nội. Vì việc này, chúng tôi cãi nhau rất nhiều lần.
Ảnh: Đức Liên Năm ngoái, gia đình tôi đón một vị khách là bà A. (60 tuổi, người Anh) đến chơi. Bà là người bạn của vợ tôi từ trước. Gần đây, bà có nhu cầu đi du lịch sang Việt Nam nên vợ tôi mời bà đến nhà. Sự phóng khoáng, quan điểm cởi mở của bà đã làm thay đổi nhiều suy nghĩ trong tôi.
Bà A. vốn là một giáo viên dạy âm nhạc. Bà lập gia đình và có 2 con gái. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, bà ly hôn và nuôi 2 con. Hiện, 2 con bà đều ra nước ngoài để theo học các chuyên ngành mình yêu thích.
Bà A. sau khi nghỉ hưu đã vạch cho mình rất nhiều dự định. Bà nói, thời trẻ bà rất thích đi du lịch khắp nơi trên thế giới nhưng bận nuôi con và kinh phí chưa cho phép nên bà đã chuẩn bị một khoản tiết kiệm.
Sau này khi về già, bà sẽ dùng khoản tiền này làm những việc mà ngày trước mình chưa có cơ hội.
Vì vậy, các con vừa ra khỏi nhà, bà A. cũng lên đường. Trước khi đến Việt Nam, bà đã sang rất nhiều quốc gia khác.
1 tuần ở nhà tôi, bà khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bà rất thành thạo về công nghệ, các kỹ năng sống. Đến một thành phố lạ nhưng bà biết dùng các tiện ích như xe ôm công nghệ, gọi đồ ăn giao tận nhà… dù không biết một chữ tiếng Việt nào.
Trong sinh hoạt hằng ngày bà cũng rất chủ động. Bà có thể tự nấu nướng, giặt giũ, sống rất hòa nhập với gia đình tôi dù là một thành viên mới.
Mỗi sáng sớm, khi chúng tôi còn đang ngủ thì bà đã chuẩn bị đi thăm các điểm nổi tiếng ở thành phố. Chỉ ở một thời gian ngắn, bà khám phá ra rất nhiều quán cà phê đẹp, độc vì bà thích uống cà phê - những quán này tôi sống ở Hà Nội hơn 10 năm chưa hề biết đến.
Vào mỗi tối, bà về nhà và ăn cơm cùng chúng tôi. Bữa ăn trở nên rôm rả vì bà kể chuyện những điều mà bà khám phá được trong ngày cho các con tôi bằng tiếng Anh.
Khi tôi hỏi về gia đình, bà cho biết, các con rất ủng hộ chuyến đi của bà. Bà cũng chia sẻ, sau này khi không còn có thể đi được, bà sẽ vào sống tại một viện dưỡng lão ở Anh. Bà đã có một khoản tiết kiệm cho việc đó.
“Sao bà không sống cùng các con?”, vì không giỏi tiếng Anh nên tôi đành nhờ vợ phiên dịch.
Bà trả lời: “Chúng tôi rất yêu nhau nhưng sẽ không sống cùng nhau. Các con có cuộc đời riêng của mình. Chúng tôi sẽ thống nhất gặp nhau vào các dịp giáng sinh hay một kỳ nghỉ nào đó”.
Câu chuyện của người phụ nữ Anh đã cho tôi nhiều suy nghĩ. Vì có người mẹ tự lập, tự chủ nên các con của bà thoải mái chọn học ở các nước xa gia đình.
Họ cũng không bị chữ “báo hiếu” níu kéo suốt phần đời còn lại. Với sự chuẩn bị từ trước, bà A cũng có cuộc sống về già vô cùng thú vị.
Nếu sau này, tôi cũng ép các con tôi phải gần gũi, chăm sóc cha mẹ, tôi có thể vui lòng nhưng tước bỏ đi nhiều cơ hội của các con.
Vì vậy, các bậc phụ huynh chúng ta hãy chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt để đón tuổi già. Đừng lấy con cái làm “thẻ bảo hiểm” khi một ngày, chúng ta sang tuổi xế chiều.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.
Học làm người già tự lập
Cuộc sống này vốn nhiều bất ngờ và bất trắc mà. Thôi thì không lẽ đời cua cua máy, đời cáy cáy đào ư?
" alt="Con cái không phải là tấm 'thẻ bảo hiểm’ lúc cha mẹ về già">Con cái không phải là tấm 'thẻ bảo hiểm’ lúc cha mẹ về già
-
Xem clip: Cháo ngon, thơm quá các chú công an ơi!
6h sáng thứ Năm, chiếc ô tô bán tải của Công an Thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) đỗ xịch trong sân Trung tâm Y tế thị xã.
Nhanh chóng, 4 cán bộ, chiến sĩ công an khiêng 2 thùng cháo, hộp thịt bằm, bí đỏ... lên tầng 1 để phát cho các bệnh nhân nghèo, người già, trẻ nhỏ.
6h sáng thứ năm, các cán bộ, chiến sĩ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh mang cháo đến bệnh viện phát cho bệnh nhân Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh nhanh chóng sắp xếp lại nơi phát cháo. Sau đó, anh hướng dẫn bà con đứng thành một hàng dọc, xịt sát khuẩn cho từng người.
Từ sớm nhiều người đã chờ nhận cháo do công an phát Khi nắp thùng cháo vừa mở lên, mùi thơm ngậy tỏa ra khiến bà con đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá mấy cô chú công an ơi".
Các chiến sĩ, cán bộ công an không ngơi tay múc từng vá cháo nóng hổi cùng thịt bằm, bí đỏ vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng rồi đưa cho bà con đang đứng chờ nhận.
Mọi người xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt nhận cháo Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xịt sát khuẩn cho từng người Thùng cháo mở ra, nhiều người nói "cháo thơm quá các chú ông an ơi" Bà Nguyễn Thị Hậu (83 tuổi, ngụ huyện Tam Bình) chia sẻ, hai tuần nay bà nuôi chồng bệnh đang nằm viện tại Trung tâm Y tế Thị xã Bình Minh.
“Tôi nhận cháo của mấy cô chú công an nấu được hai lần rồi. Cháu cô chú nấu rất thơm, lại vừa ăn. Được ăn bát cháo chất lượng, đảm bảo vệ sinh như thế này, tôi rất vui và cảm động”, bà Hậu nói.
Các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh múc cháo cho từng bệnh nhân Cháo có thịt bằm, bí đỏ, tiêu... Bà Trần Thị Cẩm Xuân, nuôi người bệnh nói: “Lúc sáng tôi tính ra cổng bệnh mua cháo, nhưng nghe bảo có các anh công an vào bệnh viện phát cháo nên mang ca đến nhận.
Nhận được cháo tôi rất vui vì cảm thấy mình và các bệnh nhân được quan tâm, chăm sóc tận tình. Nhận được ca cháo nóng hổi như thế này, với bệnh nhân nghèo như tụi tui thì như vậy là quá tử tế rồi”, bà Xuân nói và bày tỏ cám ơn các anh cán bộ, chiến sĩ công an.
Bà Nguyễn Thị Hậu chia sẻ: "Cháo của cô chú công an nấu rất thơm, lại vừa ăn"
Một mình lủi thủi lên nhận cháo, bà Sơn Thị Thành (ngụ xã Đông Bình) cho biết, một tuần nay bà nằm viện để điều trị bệnh viêm xoang. “Sáng nay, người thân đi nhà về có công việc nên tôi một mình lên lấy cháo. Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền", bà Thành nói.
Gần 1 tiếng đồng hồ, hơn 100 suất cháo đã được các Đoàn viên thanh niên Công an Thị xã Bình Minh trao đến tận tay bệnh nhân, người thân... Chưa đầy 1 giờ, hai thùng cháo hết veo, các cán bộ, chiến sĩ công an phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.
Nồi cháo của cái nghĩa, cái tình
18h30 tối thứ tư, chúng tôi có mặt tại Công an Thị xã Bình Minh. Ở khu vực nhà bếp, các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an thị xã đang chuẩn bị nguyên liệu cho nồi cháo nghĩa tình sáng thứ năm hàng tuần. Người gọt bí đỏ, người rửa thịt, người cắt hành lá…
18h tối thứ tư, các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh chuẩn bị nguyên liệu để nấu cháo Thượng uý Nguyễn Thành Lượng, Phó bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh cho biết, mỗi người một công việc, như sơ chế bí đỏ, cà rốt, ướp thịt... Thượng uý Nguyễn Thành Lượng, Phó bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh cho biết, chiều thứ tư hàng tuần, sau khi làm xong nhiệm vụ ở cơ quan, các anh tranh thủ về nhà thay đồ rồi ra chợ mua các nguyên liệu đem vào nhà bếp cơ quan để sơ chế trước.
“Chúng tôi chia ra hai nhóm, mỗi nhóm 4 người. Nhóm buổi tối thứ tư, làm những việc như sơ chế bí đỏ, cà rốt, tẩm ướp thịt để 5h sáng hôm sau, nhóm thứ hai vào nấu cho nhanh rồi đem phát cho bà con”, Thượng uý Lượng nói và chia sẻ rất vui khi thấy bà con nhận cháo đều khen ngon.
“Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì chương trình “Bát cháo yêu thương này”, Thượng uý Lượng tiếp lời.
5h sáng, Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xuống bếp bắt đầu chế biến, hoàn thành nồi cháo 5h sáng thứ năm, Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xuống nhà bếp bắp đầu công việc hoàn thành nồi cháo thịt thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người bệnh.
6h sáng, cháo nấu chín, Thượng uý Nhân cùng 3 chiến sĩ công an cho cháo vào thùng cách nhiệt, thịt, bí đỏ cho vào hộp gài nắp cẩn thận. Sau đó, họ khiêng cháo ra xe chở vào bệnh viện để kịp giờ phục vụ bữa sáng cho các bệnh nhân.
“Chi phí mua nguyên liệu nấu cháo mỗi tuần từ 1 - 1,5 triệu đồng, chia được hơn 100 phần, kinh phí là từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm tại địa phương”, Thượng úy Huỳnh Công Nhân nói.
Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh là người khởi xướng, xây dựng kế hoạch thực hiện công trình thanh niên với tên gọi “Bát cháo yêu thương” và được sự chấp thuận của lãnh đạo cấp trên.
“Một lần nuôi người thân bệnh, tôi thấy trong bệnh viện có phát cháo từ thiện, nhưng là cháo chay. Trong khi bệnh nhân cần phải đảm đảo đầy đủ dinh dưỡng để mau lành bệnh nên tôi nghĩ ra ý tưởng nấu cháo thịt, kèm rau củ để phát cho bệnh nhân, nhằm góp sức cho họ mau phục hồi sức khoẻ, xuất viện về nhà”, Thượng uý Nhân nói.
Sau khi bàn bạc kế hoạch cùng đồng đội, được Ban lãnh đạo Công an Thị xã nhất trí thông qua, Thượng uý Nhân cùng đồng đội lập tức bắt tay vào thực hiện.
Cháo chín được cho vào thùng cách nhiệt rồi khiêng ra xe chở vào bệnh viện Ngày 9/4, nồi cháo đầu tiên được nấu và phát cho bệnh nhân. “Từ đó đến nay, hàng tuần cứ xong việc chiều thứ tư anh em chúng tôi bắt đầu chuẩn bị nấu cháo cho bệnh nhân. Nhìn bà con ăn cháo ngon lành, trong lòng chúng tôi rất phấn khởi nên làm không thấy mệt", Thượng uý Nhân nói.
“Dù bận rộn với công việc nhưng anh em ai cũng vui, vì bản thân đang thực hiện một công việc mang nhiều ý nghĩa, đó là chia sẻ khó khăn, đem lại niềm vui cho người bệnh. Chúng tôi rất cảm động khi nhìn thấy các bệnh nhân nhận cháo với ánh mắt vui sướng, miệng khen cháo ngon. Đó là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì hoạt động ý nghĩa này”, Thượng uý Nhân chia sẻ thêm.
Thượng úy công an đưa cụ bà gần 90 tuổi chờ xe buýt về nhà
Xe buýt đã tạm ngưng hoạt động vì dịch bệnh, nhưng cụ bà vẫn ngồi chờ để được đến nhà con trai chơi.
" alt="Công an Vĩnh Long vào bếp nấu món cháo thơm ngon tặng bệnh nhân">Công an Vĩnh Long vào bếp nấu món cháo thơm ngon tặng bệnh nhân
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Danh sách các hãng xe máy bán chạy nhất thế giới do Motorcycle Data thống kê, dựa trên dữ liệu của 80 thị trường. Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia có thương hiệu góp mặt trong top 10 hãng bán nhiều xe nhất. Số liệu được thống kê chỉ gồm loại 2, 3 bánh ở phân khúc scooter, underbone, môtô hay xe đạp gắn động cơ.
" alt="10 hãng bán xe máy nhiều nhất thế giới">10 hãng bán xe máy nhiều nhất thế giới
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- Học phí lớp 6 trường tư ở Hà Nội lên tới 60 triệu đồng một tháng
- Các bà vợ, đừng hạ mình bằng những cô gái mang nhục dục để cướp chồng người
- Ông chủ nhà hàng hụt hẫng khi bị nữ DJ từ chối hẹn hò
- Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Dagon FC, 16h30 ngày 27/1: Không trả được nợ
- Người đàn bà đẹp đề nghị 'mua' chồng tôi với giá nửa tỷ đồng
- Cặp đôi chi tiền sang nước ngoài chụp ảnh cưới, về mang giấu vội
- 'Tình yêu không lời' của người chồng mê nấu ăn, nghiện dọn nhà
- Nhận định, soi kèo PSG vs Reims, 03h00 ngày 26/01: Củng cố ngôi đầu
- Bí quyết làm hành phi ngon, giòn, để vài tháng không ỉu mốc
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Club Tijuana, 10h00 ngày 29/1: Những vị khách khó chịu
- Con trai biến mất bí ẩn khi đang ngủ, 38 năm sau bố mẹ nhận bất ngờ lớn nhất đời
- Cách rã đông thịt nhanh nhất đảm bảo thịt mềm mại, tươi ngon trong 5 phút
- Công Vinh: Thủy Tiên về đến nhà sau khi ủng hộ Miền Trung, tôi mới hết lo lắng
- Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1: Chủ nhà thắng thế
- Bị ‘bom’ 150 mâm cỗ cưới, nhà hàng tuyệt vọng kêu gọi người dân ‘giải cứu’
- Honda NT1100 2022
- Lịch thi lớp 6 THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân và các trường chất lượng cao năm 2024
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Dhofar, 23h15 ngày 28/1: Khách tự tin
- Điểm chuẩn lớp 6 trường THCS Cầu Giấy tăng
- Mỗi cuộc gặp gỡ trong cuộc đời đều là duyên phận, không có đúng sai
- Chàng trai 31 tuổi mắc ung thư đúc rút 5 điều quan trọng trong cuộc sống
- Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà
- Chứng khoán hôm nay 31/10: Cổ phiếu ngân hàng hút dòng tiền
- Kết buồn 'vua ngựa' Năm Gò Công: Cùng chiến mã sống rìa nghĩa trang Sài Gòn
- Nhân viên 25 năm trung thành với công ty, được ông chủ tặng món quà lớn
- Soi kèo góc Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1
- Tâm sự thông gia khẩu chiến vì sự cố bất ngờ của cô gái trẻ
- Kiếm gần 40.000 USD/năm nhờ dắt chó đi dạo, chạy việc vặt ở Anh
- Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Khách hàng đồng loạt bỏ cuộc
- 搜索
-
- 友情链接
-