Bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn từ AI, Việt Nam hiện đối mặt với một thách thức quan trọng, đó là sự thiếu hụt nhân sự và chuyên gia AI. Sự khan hiếm nhân lực cùng với việc thiếu hụt cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo AI chất lượng cao càng làm nới rộng khoảng cách giữa nhu cầu của thị trường và sự đáp ứng nguồn nhân lực.
Ngoài tình trạng thiếu hụt nhân tài, các startup về AI tại Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức như thiếu cơ hội tiếp cận với các chuyên gia và cố vấn để đánh giá và thẩm định sản phẩm AI phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Startup AI của Việt Nam cũng thiếu cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, nền tảng và công cụ sẵn sàng cho doanh nghiệp. Đây được xem là những yếu tố thiết yếu cho việc phát triển, thương mại hóa và mở rộng quy mô sản phẩm AI.
Theo ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương: “Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 11 lần vào năm 2030, đạt 220 tỷ USD, tương đương gần một nửa GDP hiện tại của Việt Nam”.
“AI là một trong những yếu tố then chốt để hiện thực hóa dự báo trên. Cùng với NIC, chúng tôi tin rằng sáng kiến ‘Kiến tạo tương lai AI Việt Nam’ sẽ là bệ phóng vững chắc cho các nhân tài, startup và doanh nghiệp trong nước”, chuyên gia của Google chia sẻ.
Để giải quyết các thách thức này, Google cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ triển khai chương trình phát triển nhân tài số, cung cấp 40.000 suất học bổng với 10 khoá học, bao gồm khóa học về trí tuệ nhân tạo. Chương trình nhằm trang bị các kỹ năng AI mới nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên của hơn 80 trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
Đây là hoạt động nâng cấp từ chương trình Phát triển Nhân tài số đã được Google và NIC ra mắt hồi tháng 7/2022. Tính đến nay, chương trình đã trang bị bộ kỹ năng số cho 60.000 người trong độ tuổi lao động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thấy vai trò then chốt của các startup địa phương, Google đã cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu. Năm nay, với Google for Startups Accelerator, gã khổng lồ tìm kiếm hướng đến mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy các startup Việt Nam trong kỷ nguyên AI.
Theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), sự phát triển của AI sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người nghiên cứu, làm việc, sáng tạo nội dung và được dự đoán sẽ đóng góp hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ trong việc tham gia thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực AI. Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 55 thế giới về chỉ số sáng tạo AI”, Thứ trưởng Trần Duy Đông chia sẻ.
Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam cùng Google - NIC" thể hiện sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ KH&ĐT và Google trong việc thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam. Chương trình sẽ trang bị cho nguồn nhân lực trẻ Việt Nam những kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên AI, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam có chỉ số sẵn sàng ứng dụng AI cao hơn trung bình thế giớiTrong bối cảnh AI đang được ứng dụng rộng khắp, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần thiết lập các quy định cụ thể và khung quản trị AI." alt=""/>AI sẽ đưa kinh tế số Việt Nam sớm cán mốc 220 tỷ USDThủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao kết quả và vai trò của Trung Quốc đối với thành công của Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Về phương hướng hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước.
Trên cơ sở nhất trí nội dung Thỏa thuận hợp tác 3 tuyến đường sắt và thúc đẩy sớm ký kết trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy nhanh hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trong việc thực hiện các dự án này.
Thủ tướng mong muốn Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam, phối hợp với Việt Nam triển khai trạm kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với nông sản Việt Nam tại Cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường; triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện.
Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy nhanh triển khai và từng bước nhân rộng mô hình cửa khẩu thông minh sang các cặp cửa khẩu khác...
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị hai bên nỗ lực củng cố nền tảng xã hội của quan hệ song phương, triển khai tốt Năm Giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, coi đây là cơ hội để đẩy mạnh giao lưu nhân dân và tuyên truyền hữu nghị.
Thủ tướng cho rằng, hai bên cần chú ý kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng; nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam duy trì trao đổi chiến lược, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thực chất, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược không ngừng đi vào chiều sâu, thực chất.
Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản; nhất trí tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy hợp tác xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định ở khu vực, ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2027.
Trước sự chứng kiến của hai thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc đã trao đổi công hàm giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc về việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh.
Chị H.K - có con học lớp 7 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, lịch là cuối tháng 8 mới tựu trường nhưng ngay từ đầu tháng 8, cô giáo đã thông báo việc quay lại lớp để "tham gia câu lạc bộ hè". Tuy nhiên, thời gian các con học lại đúng như một buổi học chính thức nên dù không tự nguyện, chị cũng phải để con đến trường.
"Tôi cho rằng các con cần có một mùa hè trọn vẹn để nghỉ ngơi cũng như cân bằng lại cảm xúc trước khi bắt đầu năm học mới. Việc học là cả đời sao phải nhồi nhét trong tháng hè? Nhà trường yêu cầu chúng tôi viết đơn tự nguyện cho con tham gia câu lạc bộ hè để củng cố kiến thức trước khi vào năm học mới nhưng thực chất là học thêm. Phụ huynh cũng phải cam kết thanh toán các chi phí khi tham gia hè tại trường”, chị H.K bày tỏ.
Cùng cảnh ngộ, một số phụ huynh khác có con học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết từ đầu tháng 8 đã phải đưa con đến trường với danh nghĩa để củng cố kiến thức nhưng không khác gì học chính thức.
"7h45 con bắt đầu giờ học buổi sáng, 17h tan học, cô giáo giao rất nhiều bài tập. So với lịch của Bộ GD-ĐT, các con phải đi học sớm gần 1 tháng là không hợp lý. Tôi không muốn con đến trường sớm nhưng lại lo cô giáo dạy kiến thức mới, sau này con tới trường không theo kịp các bạn", chị Nguyễn Thúy Hương cho hay.
Theo ghi nhận của PV, không chỉ trường công lập mà nhiều trường ngoài công lập tại Hà Nội cũng cho học sinh tựu trường sớm. Ngay từ đầu tháng 8, nhiều trường đã tổ chức học chính thức.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng, việc tổ chức cho học sinh quay lại trường sớm thường do nhiều cơ sở giáo dục muốn học sinh chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho năm học mới. Một số khác xuất phát từ chính nhu cầu của phụ huynh.
Thực tế, với các em đầu cấp, đi học sớm là cách để làm quen môi trường mới, được giới thiệu chương trình, phổ biến nội quy trường học, chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động trước khi bước vào năm học chính thức. Với đa số các cấp học khác, việc này giúp trẻ quay trở lại nề nếp học tập.
“Thời gian nghỉ hè, một số trẻ ở nhà chơi tự do, một số khác được bố mẹ giao cho lịch học dày đặc. Vì thế việc quay lại trường sớm có thể giúp các em “tái khởi động”. Với trẻ đang quen "chơi thả phanh" dịp hè, quay lại trường giúp các em làm quen lại môi trường, nề nếp học tập. Còn với học sinh có lịch học hè dày đặc, tham gia câu lạc bộ tại trường trước khi đi học chính thức có lẽ lại là thời điểm các em được thư giãn, cân bằng sức khỏe tâm thần, giảm tải căng thẳng”, GPS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Theo ông Nam, bố mẹ nên xác định mục tiêu phù hợp, xác định rằng việc con quay lại trường sớm chỉ tập trung rèn nề nếp, làm quen cách thức tương tác thay vì học trước chương trình hay học thêm.
Theo thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó Khoa Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục), Bộ công bố khung thời gian kế hoạch năm học trên cơ sở mục tiêu đạt được từng lứa tuổi, chương trình ở các cấp học nên chúng ta cần tuân thủ.
“Một số trường 'triệu tập' học sinh sớm hơn có thể vì mong muốn cho các em làm quen lại với nề nếp học tập chuẩn bị cho năm học mới. Việc này chỉ cần sớm khoảng 1 tuần so với khai giảng là hợp lý. Còn việc đưa các em đến trường từ đầu tháng 8 có thể là sự thỏa thuận “ngầm” giữa phụ huynh với nhà trường và được hợp thức hóa bằng đơn tự nguyện tham gia câu lạc bộ hè.
Tôi cho rằng, phụ huynh không nên bị áp lực. Nếu gia đình có kế hoạch cho trẻ tự rèn kỹ năng sống, tự ôn tập kiến thức cũ... cứ thoải mái cho con ở nhà. Phụ huynh đừng nghĩ con không học hè, không theo được các bạn. Tôi tin chắc rằng, không trường nào dạy trước chương trình trong thời gian này mà phải tuân thủ theo lịch của Bộ GD-ĐT”, bà Loan nêu quan điểm.