Cứu cánh của người sống chung với HIVPhong “sida” là cách gọi thân thương của những người sống chung với HIV mỗi khi nhắc đến anh Nguyễn Anh Phong (41 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM). Biệt danh ấy hình thành sau những năm tháng anh chia sẻ, hỗ trợ điều trị cho những người có H.
Hiện nay, mỗi ngày, mỗi giờ, anh đều nhận được những cuộc điện thoại từ những người xa lạ. Họ tìm đến anh để được chia sẻ.
|
Mỗi ngày, Nguyễn Anh Phong đều nhận những cuộc gọi từ những người sống chung với HIV để chia sẻ, hỗ trợ. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Anh nói: “Đa số những người có H khi phát hiện mình nhiễm đều rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Lúc này, họ cần người chỉ để lắng nghe, chia sẻ nỗi đau của mình. Và, họ tìm đến tôi bởi tôi từng trải qua những gì họ đang và sắp đối mặt”.
Theo anh, HIV nằm trong nhóm tệ nạn là tiêm chích ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, con đường lây nhiễm HIV đang chuyển từ đường tiêm chích sang đường quan hệ tình dục. Do đó, không riêng gì những người trong nhóm tệ nạn mới có nguy cơ mà mọi người đều có thể bị lây nhiễm.
|
Anh Nguyễn Anh Phong trao đổi với PV về khát vọng xóa bỏ thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
“Minh chứng là những người tìm đến tôi có cả bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ… Họ đến với tôi vì không thể đến các cơ sở y tế Nhà nước. Bởi, họ lo sợ việc lộ thông tin cá nhân. Đó là lý do vì sao tôi theo đuổi các hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ người sống chung với HIV”, anh Phong chia sẻ.
Để các hoạt động hỗ trợ của mình hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, anh mở cơ sở Nhà Mình làm nơi hỗ trợ người có H. Tại đây, bệnh nhân đều được anh tư vấn, kết nối điều trị, hỗ trợ về tinh thần, vật chất lẫn sinh kế….
Ngoài ra, anh còn kết nối cá nhân, tổ chức, đơn vị để giúp đỡ người có H. trong các khó khăn như: Thủ tục giấy tờ, bảo hiểm y tế, việc làm… Những hoạt động bền bỉ, tích cực và đầy hiệu quả của anh góp phần không nhỏ giúp người sống chung với HIV tự tin điều trị, tự tin sống.
Khát vọng xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H
Tuy nhiên, để vực dậy tinh thần, khiến người bệnh có động lực điều trị, niềm vui sống là điều không đơn giản. Bởi, khi đến với anh, người sống chung với HIV đều đang rơi vào tâm lý đau buồn, chán nản, tuyệt vọng. Suy nghĩ đầu tiên của họ là rời bỏ cuộc đời.
Những lúc như vậy, việc tư vấn, tác động để thay đổi suy nghĩ, lựa chọn của họ là một thách thức lớn. Lúc này, anh phải khai thác, tạo động lực sống cho họ rồi mới tính đến việc hỗ trợ điều trị.
Khó khăn là vậy nhưng đó chỉ là những bước đầu trong hành trình dài đưa người có H trở lại cuộc sống bình thường. Trở ngại lớn nhất trong công tác này là sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người sống chung với HIV.
Anh phân tích: “Hiện nay, thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H vẫn tồn tại. Nhiều người vẫn còn e ngại, sợ, chưa hiểu cách tự bảo vệ và biết luật bảo mật thông tin người sống chung với HIV. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tinh thần của họ”.
|
Nguyễn Anh Phong thăm một bệnh nhân đang chống chọi với HIV. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Anh kể, nhiều trường hợp người có H đã được điều trị ổn định, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, không còn khả năng lây nhiễm nhưng vẫn tìm đến cái chết vì lộ thông tin và bị kỳ thị. Cụ thể, đến bây giờ, anh vẫn day dứt sau cái chết của chàng trai 23 tuổi sau khi bị lộ thông tin đang chống chọi với virus HIV.
Bạn này trước đó đã điều trị HIV ở địa phương. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, thông tin bạn đang điều trị HIV bị lộ ra ngoài khiến người dân nơi bạn ấy sinh sống bàn tán.
“Biết bạn ấy có H, cửa hàng bán đồ ăn của gia đình bạn này mất khách. Ba của bạn cũng buồn bã rồi qua đời, công ty nơi bạn ấy làm việc cũng đuổi khéo… Quá áp lực và tuyệt vọng, bạn ấy đã tìm đến cái chết. Đau đớn hơn, có trường hợp 2 mẹ con cùng rủ nhau quyên sinh vì bị phân biệt đối xử”, anh kể.
Do đó, theo anh, vấn đề bảo mật thông tin của người có H, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có H tại các cơ sở y tế phải được đặt lên hàng đầu. Bởi, người bệnh ngoài gia đình, họ chỉ còn cách tìm đến cơ sở y tế. Nếu cán bộ tại cơ sở y tế kỳ thị, phân biệt đối xử, người bệnh xem như cùng đường.
Anh kể, trong nỗ lực hiện thực hóa khát vọng xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối với người sống chung với HIV, năm 2007, anh và Sở Y tế TP.HCM… thực hiện chương trình Giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế.
Trong chương trình này, anh đã cùng những người có H và các bác sĩ, nhân viên y tế tại một bệnh viện thân tình, chia sẻ, trao đổi để hiểu nhau hơn, gỡ bỏ những khúc mắc, xóa nhòa sự kỳ thị.
Đóng góp tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS BS Tiêu Thị Thu Vân, nguyên Giám đốc trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM, Chủ tịch hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết: “Nguyễn Anh Phong và cơ sở Nhà Mình đã có những đóng góp hết sức đáng kể, tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS của hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM. Hơn thế, suy nghĩ của Phong trong việc gần như mở rộng và xã hội hoá các hoạt động hỗ trợ cho người có H là rất ý nghĩa và hiệu quả. Những việc làm của Phong và phòng khám Nhà Mình cực kỳ ấn tượng khi luôn giúp cho các bệnh nhân đang điều trị giải quyết những vấn đề, tình huống khó khăn của mình một cách tốt nhất”. |
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
" alt="Người đàn ông được kỹ sư, nghệ sĩ tìm đến vì chuyện hệ trọng"/>
Người đàn ông được kỹ sư, nghệ sĩ tìm đến vì chuyện hệ trọng
Phát hiện nhiều tuyến đường giáp ranh huyện Bình Chánh, Hóc Môn (TP.HCM) và huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) xuất hiện hàng loạt quán cà phê lạ lẫm từ hình thức đến cách phục vụ, chúng tôi quyết định thâm nhập trong vỏ bọc một anh công nhân muốn tìm “của lạ”.Liên tục tung chiêu chèo kéo khách làng chơi
Chúng tôi ghé quán “Café S.S.” nằm trên đường N2 (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) vào giữa trưa nên quán thưa khách.
Người phụ nữ kinh doanh cà phê trá hình cũng vì thế không mấy khó chịu với vị khách liên tục từ chối sử dụng các dịch vụ “sung sướng” của mình. Tuy nhiên, sau mỗi câu chuyện phiếm, cô gái tự xưng tên D.S. lại buông lời chèo kéo khách “hưởng lạc”.
|
Quán cà phê cô đơn S.S. nhìn từ bên trong. Ảnh: Nguyễn Sơn |
Ra vẻ hiểu tâm lý người khách lạ, S. dụ dỗ chúng tôi bằng “triết lý” đi chơi như thế không có lỗi với gia đình, vợ con. “Anh chỉ có lỗi với gia đình, vợ con khi cặp bồ, ngoại tình thôi. Còn đây là anh đi xả stress. Đây là nhu cầu tất yếu của mỗi người đàn ông. Anh “ăn bánh trả tiền” nên không có gì gọi là lỗi với gia đình cả”, D.S. tỉ tê.
Để kéo dài thời gian trò chuyện, chúng tôi tỏ vẻ lo ngại vấn đề an toàn sức khỏe. Nghe khách thắc mắc, S. phá lên cười rồi nói mình đầy đủ sức khỏe và hết sức an toàn.
S. nói, mỗi khi “đi chơi”, khách phải sử dụng các biện pháp bảo vệ.
“Em không phục vụ khách không hợp tác, không sử dụng các biện pháp an toàn, say rượu, phê đá, thuốc kích dục… Quán có sẵn và miễn phí bao cao su. Em cũng xuống viện Pasteur khám hoài, đảm bảo sức khỏe tốt, không bệnh tật. Anh vô thử đi, đảm bảo anh sẽ sung sướng”, S. chèo kéo.
Lấy lý do sức khỏe, chúng tôi rời quán trong sự bực dọc của cô gái. Cùng trên tuyến đường, chúng tôi tiếp tục ghé quán “Café giải khát N.T.” để tìm hiểu. Thấy khách ghé, người phụ nữ đứng tuổi vội vã ngồi dậy, vuốt lại mái tóc, chạy ra đón.
Không như D.S., chủ của quán N.T. đã có tuổi, nhan sắc tàn phai thấy rõ dù khuôn mặt được điểm tô bằng nhiều lớp son phấn. Một cách đầy lịch sự, người phụ nữ mời khách gọi nước uống rồi ngồi bên cạnh tự giới thiệu bản thân.
Biết rõ tuổi đời lớn hơn khách, người này tự động xưng chị, gọi khách bằng em. “Chị tên T., năm nay 47 tuổi rồi. Chắc em mới ghé quán lần đầu. Chỗ chị có massage, "đi chơi". Giá cả cũng như mấy chỗ khác. Em vui thì ủng hộ chị nha”, T. nói.
Để khách yên tâm, T. tiếp tục trấn an: “Ở đây không sợ công an bắt đâu vì mình không gây rối. Quán chỉ có một mình chị bán, không có đào. Nếu có nhiều đào, công an khép mình vô tội chứa chấp, tổ chức mại dâm thì họ mới bắt. Em cứ yên tâm”.
Nhận thấy vị khách vẫn dùng dằng, chưa quyết, T. bồi thêm: “Hay em chê chị già. Nếu vậy là em chưa biết. Lớn tuổi thì chiều khách, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và không giữ kẽ như mấy người trẻ. Còn nếu em muốn trẻ, chị kêu cho em một bé làm ở gần đây. Đảm bảo em muốn gì là có đó”.
Công cụ “rút ruột”, moi tiền khách làng chơi
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đa số các cô gái bán "cà phê cô đơn" đều đã luống tuổi và sinh sống ở những địa phương khác. Nhiều người cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, cùng đường nên đành chọn công việc này như một cách kiếm tiền nhanh nhất.
|
'Cà phê sung sướng' nở rộ ở vùng ven Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Sơn |
T. cho biết, trước đây, mình từng là tiểu thương tại chợ Tân Bình (TP.HCM). Tuy nhiên, do cờ bạc, chị "tán gia bại sản". Nỗi đau kép vỡ nợ, chồng bỏ khiến chị suy sụp đến nỗi từng tìm đến cái chết. Tuy nhiên, vì thương đứa con gái ngoan hiền, chị liều mình kiếm tiền bằng cách bán cà phê kích dục.
Chị nói, vào nghề không được bao lâu, chị sớm nắm được tâm lý khách và kiếm được tiền trả nợ. Không chút ngại ngần, người này chia sẻ: “Lúc về đây bán, nhiều ông chết vợ đòi chị về sống chung lắm nhưng chị từ chối. Ngu gì mà nhận lời, ở vậy dụ mấy ông già ngon hơn. Có ông đưa chị cả trăm triệu trả nợ rồi đó”.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, người này đưa dẫn chứng cụ thể: “Mấy ông già ở đây vậy mà ngon vì nhiều tiền, dễ dụ. Mấy ông hay mang đồ ăn lên cho mấy đứa gần quán chị ăn. Mấy “chú Mười”, “hai lúa” (người nông dân - PV), khờ khờ chưa bao giờ ăn chơi, lỡ một lần vào quán là bị tụi nó dụ dỗ, tiêu tốn nhiều tiền”.
“Ở gần đây có một ông bị rồi. Ông bị mấy bé làm nghề này dụ, rút hết tiền trong ngân hàng ra lo cho tụi nó. Mỗi lần, ông rút mấy chục triệu. Ông này mới mất vợ, lại có tật hám gái nên bị dụ hoài”, T. cho biết thêm.
Cũng theo người này, nhiều cô gái lười lao động đã “khéo léo” biến công việc không được xã hội chấp nhận này thành công cụ moi tiền người hám “của lạ”. Trong những lần tiếp khách, các cô gái đều chú ý tâm lý của những người mình phục vụ để rồi tung chiêu dụ dỗ, moi tiền.
T. kể: “Mấy đứa trẻ, sau khi ăn nằm với khách thường tỉ tê, kêu má em ở quê bệnh nặng chưa có tiền thuốc thang hoặc đang xây nhà thì hết tiền, thợ thầy đòi tiền công, tiền vật liệu… Nghe vậy, nhiều ông rút tiền, giấu vợ đưa mỗi lần cả chục triệu”.
Giá của các cô gái phải trả cho những cuộc tình đầy toan tính ấy là phải phục vụ khách tại quán, nhà nghỉ, khách sạn theo yêu cầu. T nói, dẫu vậy, trong cuộc làm ăn này, các cô gái như mình vẫn là những người có lợi nhất.
T. nhận định: “Mấy ông già là dễ bị dụ nhất. Những người như chị thích khách là mấy ông già hơn thay vì trai trẻ bởi dễ phục vụ, dễ dụ dỗ. Làm cái này, mình có đặt nặng vấn đề tình cảm đâu mà cần trai trẻ, trai đẹp, cứ ai có tiền tươi thóc thật, chịu chi là được”.
Bán dâm, kích dục để có tiền “nuôi trai trẻ” Chủ quán "cà phê cô đơn" N.T. cho biết, nhiều người phụ nữ giấu gia đình, người thân bỏ quê đến nơi khác để kinh doanh cà phê kích dục vì nhiều lý do. Trong số đó, không ít người sử dụng công việc này để có tiền phục vụ cho những cuộc tình đũa lệch với trai trẻ. T. cho biết: “Có mấy đứa làm việc này để có tiền nuôi trai. Bao nhiêu tiền, chúng nó đều mua xe, điện thoại xịn cho trai. Tụi nó đâu có biết mình bị lợi dụng. Mấy đứa trai trẻ có yêu thương, tình cảm gì với bọn nó đâu, chỉ lợi dụng thôi. Nhưng vì cái mác được trai trẻ chở đi chơi, được cặp bồ trai trẻ, tụi nó cứ đâm đầu”... |
(Còn tiếp)
Kỳ 1: 'Cà phê sung sướng', chốn ăn chơi giá bèo ở vùng ven Sài Gòn
Quán bé xíu, chỉ có một đến hai người phụ nữ đứng tuổi, ăn mặc gợi cảm, đậm màu phấn son đứng bán. Trong khoảng tối sâu hút, các cô gái chủ động chèo kéo khách massage kích dục với giá rẻ bèo.
" alt="Bí mật ở 'cà phê sung sướng': Gái trẻ ra chiêu, cụ ông 'rút ruột' chiều người đẹp"/>
Bí mật ở 'cà phê sung sướng': Gái trẻ ra chiêu, cụ ông 'rút ruột' chiều người đẹp