Nhận định, soi kèo Sporting Charleroi vs Mechelen, 2h45 ngày 28/12

Công nghệ 2025-02-03 01:02:49 3656
ậnđịnhsoikèoSportingCharleroivsMechelenhngàcúp tây ban nha   Hoàng Ngọc - 27/12/2023 08:36  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://play.tour-time.com/html/444a198975.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện Mai Liêm Trực lý giải về sự ra đời 10 chữ vàng truyền thống ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Năm 1995, ngành Bưu điện được tặng Huân chương Sao Vàng, cùng với đó là 8 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo”. Sau đó, có thêm 2 chữ “Nghĩa tình", bắt nguồn từ truyền thống gắn kết quý báu của những người công tác trong ngành, thể hiện qua hành động đi tìm lại bạn cũ thời giao liên, tìm lại mộ của những liệt sĩ ngành bưu điện..., cũng như tính đặc thù của ngành bưu điện là tính toàn trình, phải qua toàn bộ dây chuyền sản xuất mới có thể tạo ra sản phẩm, khiến những những người trong ngành gắn bó mật thiết với nhau.

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số
Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá tin rằng công cuộc chuyển đổi số sẽ góp sức vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường. Ảnh: Trọng Đạt

Tiếp bước lịch sử hào hùng, trong những năm Đổi Mới, bằng tinh thần năng động dám nghĩ dám làm, ngành đã dũng cảm lựa chọn lối đi mang tính đột phá, phá vỡ được thế bao vây cấm vận, đưa được công nghệ hiện đại nhất vào Việt Nam.

Bằng việc thực hiện chiến lược tăng tốc độ phát triển 2 giai đoạn, từ năm 1993 đến những năm 2000, những đêm chuyển mạng không ngủ, ngành đã nhanh chóng số hoá toàn bộ hệ thống chuyển mạch và mạng truyền dẫn, hiện đại hoá mạng lưới, đa dạng hoá dịch vụ, đưa bưu chính viễn thông sánh vai với các nước phát triển trong khu vực, tự tin và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam được Liên minh viễn thông quốc tế đánh giá là một trong 10 nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới.

Nâng tầm sứ mệnh trong thời đại mới

Nhìn lại lịch sử 75 năm phát triển của ngành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Có thể nói, ngành TT&TT trong bất kỳ giai đoạn nào đều phải gánh vác trên vai sứ mệnh rất quan trọng, góp phần huy động sức mạnh toàn dân tộc, cả về tinh thần và vật chất, công nghệ, kỹ thuật. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, sứ mệnh lịch sử đó lại càng được khẳng định, nâng tầm cả về quy mô, tầm vóc và ý nghĩa thời cuộc”.

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số
Buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thông tin & Truyền thông (28/8/1945 - 28/8/2020). Ảnh: Trọng Đạt

Trong bối cảnh đó, toàn ngành TT&TT đã và đang cùng nhau đồng tâm, quyết chí thực hiện các định hướng lớn: Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất; Viễn thông trở thành hạ tầng của nền kinh tế số; Ứng dụng CNTT trở thành chuyển đổi số hướng tới xây dựng chính quyền số vững mạnh, kinh tế số phồn vinh, xã hội số thịnh vượng; An toàn thông tin hình thành hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Công nghiệp ICT với sứ mệnh “Make in Vietnam”; Báo chí truyền thông với sứ mệnh tạo dòng chảy tích cực trong xã hội, tạo niềm tin và khơi dậy khát vọng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời tri ân tới các thế hệ người lao động ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Lưu ý rằng “giữ cái gốc, cái nền của mình để có thể đi xa; biết rõ quá khứ, thấu hiểu hiện tại cũng chính là để toàn ngành chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, với tinh thần “nhìn lại và đi tới”, người đứng đầu Bộ TT&TT bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành TT&TT.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy tinh thần 10 chữ vàng: “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và nhân văn.

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng truyền thống

Cũng tại buổi gặp mặt, các vị lãnh đạo qua các thời kỳ của Bộ TT&TT đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý liên quan tới các lĩnh vực quản lý của ngành như số hóa ngành viễn thông, phát triển văn hóa đọc trong ngành xuất bản, những đóng góp của công cuộc chuyển đổi số vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường...

Đặc biệt đề cao vai trò và dấu ấn của ngành, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp phân tích: “Việt Nam chỉ có 3 lĩnh vực ngang tầm quốc tế, trong đó có 2 lĩnh vực thuộc ngành TT&TT, đó là viễn thông và CNTT”.

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số
Các cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ lão thành nhân ngày truyền thống. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Lê Doãn Hợp cũng bày tỏ một số mong muốn đối với sự phát triển của ngành, trong đó đáng chú ý là Bộ TT&TT phải chuyển mạnh từ chức năng quản lý, răn đe sang phục vụ và chăm sóc (doanh nghiệp và nhân dân); những gì nhà nước không cấm thì mở rộng cửa cho người dân và doanh nghiệp làm...

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ tiếp thu những ý kiến, những kinh nghiệm quý để có thể hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong thời gian tới. Ông cũng đề nghị các thế hệ cán bộ lãnh đạo trước đây cùng tiếp tục chung tay với toàn ngành TT&TT tạo dựng nội hàm mới cho 10 chữ vàng “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” trong thời chuyển đổi số.

Liên quan tới chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, đây là nội dung mới và cũng có những những lực cản tương tự nhưthời số hóa cách đây mấy chục năm, thời mở cửa Internet, viễn thông. Các đơn vị phải tìm lại những bài học cốt lõi trước đây, nâng tầm lên thành các bài học cho ngày nay để có thể góp phần chuyển đổi số thành công trong thời gian tới.

Trọng Đạt - Bình Minh

Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia

Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia

Lịch sử 75 năm của Ngành Thông tin & Truyền thông luôn gắn bó với lịch sử đất nước. Nhiều lớp người đã nối tiếp nhau vượt bao khó khăn, thử thách để làm nên diện mạo hôm nay của ngành Thông tin & Truyền thông Việt Nam.

">

Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số

{keywords}Apple Watch Series 7 (trái) và Apple Watch Series 6. (Ảnh: Apple Insider)

Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện chuỗi CellphoneS, cho hay giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4 thị trường trầm lắng, do đó các nhà bán lẻ và hãng thường kết hợp để tung chương trình khuyến mại kích cầu. Việc giảm sâu một số mẫu máy Apple thường không diễn ra thường xuyên.

Không chỉ các dòng máy đời mới được tung ưu đãi, Apple Watch dòng thấp hơn cũng hạ giá gần đây. Chẳng hạn, Apple Watch Series 6 40mm GPS giảm xuống còn 7,59 triệu đồng so với mức 10,99 triệu trước đó. Cũng dòng này nhưng phiên bản có kết nối 4G, viền thép, giảm còn 13,5 triệu so với 17,99 triệu.

Ngoài các phiên bản nói trên, một số dòng Apple Watch khác cũng giảm nhẹ khoảng trên dưới 20% tuỳ từng nhà bán lẻ.

{keywords}
Mức giảm giá một số sản phẩm Apple.

Trước đó, Apple đã giảm giá một số mẫu iPhone “quốc dân” như iPhone 11 và iPhone 12. Cụ thể, Thế Giới Di Động đang bán iPhone 11 bản 128GB giá 16,49 triệu đồng, giảm 2,1 triệu so với trước. Mẫu iPhone 11 64GB giảm còn 14,49 triệu, giảm 1,8 triệu đồng.

Các mẫu iPhone 12 cũng được điều chỉnh giá thấp hơn trước vài triệu đồng. Cụ thể, các phiên bản iPhone 12 được bán với giá 18,99 triệu (64GB), 19,79 triệu (128GB) và 21,79 triệu đồng (256GB).

Hải Đăng

 

Máy tính bảng mạnh nhất của Apple giảm giá sốc tại Việt Nam

Máy tính bảng mạnh nhất của Apple giảm giá sốc tại Việt Nam

Những chiếc iPad Pro dùng chip M1 đang được các nhà bán lẻ bán giá ưu đãi, có mẫu giảm tới 5,5 triệu đồng.

">

Đồng hồ Apple Watch, iPhone 11 và iPhone 12 giảm giá

Gu chọn căn hộ hạng sang của nhà giàu Việt

Việt Nam được coi là “ngôi sao sáng” về phát triển kinh tế, một trong những quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới. Minh chứng là trước thời điểm xảy ra đại dịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019.

Đời sống của người dân vì vậy cũng được nâng cao, với GDP bình quân đầu người tăng 2,7 lần trong giai đoạn từ 2002 - 2018 và đạt trên 2.700 USD vào năm 2019. Theo dữ liệu Wealth Report của công ty tư vấn Knight Frank, năm 2020 Việt Nam đã có 19.419 triệu phú USD, là những cá nhân có tổng tài sản từ 1 triệu USD trở lên.

Xét về số lượng triệu phú, hiện Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á, đứng sau các nước Singapore, Indonesia và Thái Lan. Tuy bị sụt giảm nhẹ trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng theo dự báo của Knight Frank, giới siêu giàu tại Việt Nam vẫn sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới trong 5 năm tới.

Sự gia tăng này tất yếu dẫn tới sự thay đổi trong nhu cầu chi tiêu, hưởng thụ và lựa chọn phong cách sống. Bởi vậy, những bất động sản cao cấp và hạng sang hiện diện ngày một nhiều để đáp ứng mong muốn của giới nhà giàu về cuộc sống đẳng cấp và tiện nghi trong quần thể all-in-one, có cộng đồng dân cư văn minh và được quản lý chuyên nghiệp bởi đơn vị vận hành quốc tế.

{keywords}
 Căn hộ hạng sang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam

Bên cạnh đó, theo thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đã có khoảng 16.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong 5 năm qua, trong đó đa phần sở hữu căn hộ thuộc phân khúc cao cấp trở lên. Cùng với các chính sách, thủ tục ngày càng được đơn giản hóa, số lượng người nước ngoài mua nhà được dự đoán sẽ còn gia tăng mạnh trong thời gian tới.

Những điều này cho thấy triển vọng tươi sáng của thị trường căn hộ hạng sang tại Việt Nam, với nguồn cầu lớn từ khách hàng trong và ngoài nước. Căn hộ hạng sang sẽ trở thành tài sản cần có trong bộ sưu tập giá trị của các doanh nhân, những người thành đạt hay các nhà đầu tư sành sỏi.

Lựa chọn xứng tầm tại dự án BMG Hà Nội

Gần đây, giới nhà giàu Việt đang dồn sự chú ý vào một khu căn hộ hạng sang mới ra mắt tại Thủ đô, cũng là dự án bất động sản nhà ở đầu tiên được quản lý bởi thương hiệu Best Western (Mỹ).

Với hơn 100 năm kinh nghiệm, Best Western ghi dấu chất lượng và đẳng cấp quản lý - vận hành tại hơn 4.200 khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên thế giới. Khi quyết định hợp tác với một dự án căn hộ tại Việt Nam, đơn vị này đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chỉ lựa chọn đối tác có tiềm lực vững mạnh, đáp ứng được những quy chuẩn nghiêm ngặt mà thương hiệu đề ra.

Bởi thế, việc căn hộ 5 sao được quản lý bởi Best Western xuất hiện tại dự án BMG Hà Nội thực sự trở thành tâm điểm trên thị trường bất động sản hạng sang hiện nay. Ở nơi kề sông - cận phố, tọa lạc tại trung tâm quận Long Biên, dự án được giới chuyên gia đánh giá “đắc địa về vị trí - đẳng cấp về tiện nghi”.

Dự án BMG Hà Nội ghi điểm bởi quy trình từ thiết kế đến thi công đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, cư dân có thể an tâm sống khỏe mạnh, an toàn với hệ thống khí - điện - nước tuân thủ quy chuẩn của Best Western toàn cầu.

Mỗi căn hộ dự án BMG Hà Nội đều được chăm chút tỉ mỉ từ kiến trúc, cách bài trí không gian đến nội thất sang trọng để tạo nên không gian sống tinh tế, trọn vẹn. Cùng với đó, khu căn hộ còn sở hữu chuỗi tiện ích 5 sao chuẩn sống sang như Meeting lounge, Sky pool, phòng Golf 3D, Cigar lounge, đỗ xe định danh...

{keywords}
 Thuận tiện điều hành công việc tại gia với Meeting lounge tại BMG Hà Nội

Đây cũng là nơi giới tinh hoa Hà Thành lần đầu tiên được trải nghiệm các các dịch vụ thượng lưu ngay tại căn hộ của mình như House keeping, thư ký riêng... Nhờ vậy, mỗi ngày tại căn hộ dự án BMG Hà Nội sẽ thực sự là một kỳ nghỉ dưỡng tại gia riêng tư, thư thái dành cho chủ nhân xứng tầm.

Dự án BMG Hà Nội

Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - Cen Land

Doãn Phong

">

Căn hộ hạng sang ‘tạo sóng’ trên thị trường bất động sản Việt Nam

Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu

Các tờ báo nước ngoài cũng từng đối mặt với khủng hoảng ở giai đoạn triển khai thu phí. 

Sự suy giảm này trở nên nghiêm trọng hơn vào đầu thế kỷ 21. Việc sụt giảm lượng phát hành và mất độc giả ảnh hưởng trực tiếp đến sự đầu tư của các nhà quảng cáo, sau này là nguồn thu chính của tờ báo.

Trong bối cảnh đó, các nhóm báo phải tập trung khám phá những mô hình kinh doanh khác ngoài doanh thu phân phối và quảng cáo. Đồng thời, thiết lập tính phí cho nội dung trực tuyến là nỗ lực thu lợi nhuận mới của hầu hết báo giấy.

Năm 2011, Thời báo New York chính thức khởi động lại mô hình thu phí và nhanh chóng tích lũy được một lượng lớn người đăng ký. Một năm sau, nguồn này là thu nhập chính và Thời báo New York trở thành một mô hình thực hành thu phí báo chí. Tính đến năm 2015, hơn 70% phương tiện truyền thông ở Mỹ đã áp dụng các hình thức thu phí người đọc.

Từ đầu thế kỷ 21, công nghệ Internet của Việt Nam phát triển nhanh chóng, dưới tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số và sự mở rộng của nhiều phương tiện truyền thông mới, báo chí trong nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự như ngành báo chí Mỹ đã trải qua.

Trên thực tế, thu phí không chỉ có nghĩa là xây dựng các quy tắc thanh toán và lựa chọn mô hình thanh toán, mà là một loạt kế hoạch tổng thể bao gồm tối ưu hóa nội dung, nghiên cứu người dùng, quảng bá tiếp thị để thích ứng với kỷ nguyên Internet.

Nhà kinh tế học truyền thông người Mỹ Ken Dockett đã tổng kết chiến lược vận hành thu phí của các tờ báo là “nguyên tắc 5P”: sản phẩm, người dùng, cách trình bày, giá cả và khuyến mãi. Ông tin rằng 5 yếu tố này là chìa khóa cho hoạt động thu phí. Trong suốt quá trình thực hiện thu phí của các tờ báo nổi tiếng nước ngoài, đa phần đều đang thử và áp dụng phương pháp này.

Trong nguyên tắc 5P, các sản phẩm nội dung chất lượng cao là sự hỗ trợ cho hoạt động thu phí. Việc cung cấp nội dung trực tuyến có giá trị duy nhất hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sẵn sàng chi trả của độc giả. Để tạo ra những sản phẩm tin tức chất lượng cao trong thời đại Internet, bộ phận biên tập tin tức báo chí đã khởi động một cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Lấy Thời báo New York làm ví dụ về thực hành thu phí. Ngay từ năm 1999, Thời báo New York đã thành lập một bộ phận kỹ thuật số để hoạch định nội dung số và phục vụ cho thói quen đọc của độc giả trực tuyến. Bộ phận kỹ thuật số có sự quản lý độc lập với đội ngũ biên tập viên chịu trách nhiệm vận hành hơn 40 trang web trực thuộc tòa báo.

Ngoài ra, Thời báo New York cũng thiết lập cơ sở dữ liệu lưu trữ tin tức, chứa hơn 14 triệu bài báo trong 160 năm qua. Thông qua cơ sở dữ liệu này, Thời báo New York có thể truy tìm lai lịch, sự kiện, các báo cáo liên quan kết hợp với nhau và được trình bày dưới dạng ba chiều, chi tiết theo các chủ đề đặc biệt để thu hút sự chú ý của người đọc.

Hiểu đúng người dùng, phân chia người dùng hợp lý, nắm bắt người dùng chính xác là cơ sở cho ra đời những sản phẩm nội dung chất lượng cao trong thời đại Internet và là nền tảng của hoạt động thu phí. Về dự báo nhu cầu người dùng, New York Times đã thiết lập cơ sở dữ liệu độc giả thông qua đăng ký kỹ thuật số và thu được thông tin độc giả đầy đủ.

Thông tin đó giúp New York Times tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu đọc của độc giả khác nhau và cung cấp thông tin tương ứng cho thị trường mục tiêu. Vào năm 2017, New York Times đã khởi chạy một loạt thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ đọc theo sở thích. Trong thời đại của Internet với những thông tin phức tạp, việc trình bày nội dung chính xác và tùy biến đã mang lại một lượng lớn người đăng ký.

Chiến lược tính phí là một phần quan trọng của hoạt động thu phí. Giá cả hợp lý và khuyến mại kịp thời có thể cân bằng hiệu quả mối quan hệ giữa doanh thu truyền thông và tổn thất của người dùng. New York Times sử dụng thu phí được đo lường, nơi độc giả có thể đọc miễn phí một lượng nội dung trực tuyến nhất định trong một thời gian giới hạn.

Chìa khóa của thu phí được đo lường là cách đặt số lần đọc miễn phí và giá phải trả. Về số lượng miễn phí, New York Times ban đầu được thiết lập để đọc 20 tin tức miễn phí mỗi tháng, nhưng trong năm thứ hai, số lượng được thay đổi thành 10 bản tin.

Từ thời điểm đó, người dùng có thể truy cập tin tức trả phí thông qua liên kết của các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, hoặc có thể truy cập trang trả phí với quyền truy cập hạn chế thông qua tìm kiếm của Google, để duy trì lưu lượng truy cập trang web và ảnh hưởng của thương hiệu.

Ngoài việc thiết lập mức giá linh hoạt, New York Times cũng rất giỏi trong việc thu hút người đăng ký thông qua nhiều hình thức khuyến mại. Ví dụ, vào đầu năm 2017, New York Times thông báo rằng, người dùng trả phí 1 năm sẽ được sử dụng dịch vụ nhạc Spotify trị giá 120 USD.

Một tờ báo khác là Wall Street Journal lại thiết lập thu phí phân loại. Trên cơ sở duy trì các lợi thế truyền thống của phí dịch vụ và thông tin, họ đã liên tiếp tung ra các phiên bản nội dung miễn phí, chẳng hạn như cho phép độc giả đọc những bài báo trong lĩnh vực nghệ thuật và chính trị miễn phí, để khôi phục sự suy giảm lưu lượng truy cập.

Vào năm 2016, The Wall Street Journalđã điều chỉnh thêm chiến lược, cho phép đọc miễn phí những bài viết được chia sẻ bởi các thành viên trả phí trên mạng xã hội như Facebook và mỗi bài báo sẽ bao gồm một "đơn đăng ký thành viên".

Bên cạnh đó, Wall Street Journalcũng mở "quyền truy cập" 24 giờ cho những người không đăng ký, cho phép họ duyệt một số bài báo trên trang web trong thời gian giới hạn và theo kiểu đọc của từng khách truy cập. Wall Street Journal muốn liên hệ chặt chẽ với người dùng và đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ bất kỳ độc giả nào có thể trở thành người đăng ký.

Nói chung, theo quy mô độc giả và định vị nội dung, báo chí có thể được chia thành báo chí tổng hợp quy mô lớn, báo chí chuyên ngành, báo chí địa phương quy mô vừa và nhỏ. Việc áp dụng thu phí trong tất cả loại hình này ở nước ngoài đều đã có hiệu quả.

Trên thực tế, khi cơ quan báo chí thiết lập thu phí, sẽ không còn là một đơn vị kinh doanh thuần túy nữa mà đã bước vào lĩnh vực thị trường. Điều này đặc biệt liên quan thương hiệu của tờ báo, bởi vì đó là “sản phẩm tinh thần trong tâm trí độc giả”.

Tờ The Timescủa Anh cũng thử nghiệm thu phí vào năm 2010, nhưng dữ liệu khảo sát sau đó cho thấy The Timesđã mất 2/3 độc giả. Từ đó, một số học giả đi đến kết luận: "Thành công của New York Times không phải là mô hình thu phí mà là chất lượng nội dung và thương hiệu của tờ báo".

Điệp Lưu

Giải pháp nào để độc giả sẵn sàng trả tiền cho nội dung báo chí có giá trị?

Giải pháp nào để độc giả sẵn sàng trả tiền cho nội dung báo chí có giá trị?

Thúc đẩy bởi làn sóng báo chí thu phí trong những năm gần đây, khái niệm người dùng “trả tiền cho nội dung có giá trị” cũng đã hình thành.  

">

Thực tiễn báo chí thu phí từ một số phương tiện truyền thông nước ngoài

{keywords}
{keywords}

Khác biệt chỉ đến khi nhìn cụm camera của máy ở mặt sau. Các camera đã không còn nằm riêng một khối như S21 Ultra hay Note 20 Ultra nữa. Thiết kế này làm máy trở nên liền mạch, thanh thoát hơn, nhất là với một chiếc máy khá dày như S22 Ultra. Một điểm cộng nữa là Samsung đã hạn chế độ lồi của cụm máy ảnh khá nhiều so với các thế hệ trước, như vậy sẽ giảm được việc ống kính bị trầy. Độ hoàn thiện máy dĩ nhiên không có gì để phàn nàn với một sản phẩm được định giá trên 30 triệu đồng.

{keywords}

Chất liệu tạo nên máy cũng là những gì tốt nhất có thể ở thời điểm hiện tại. Mặt trước và sau đều được trang bị kính cường lực mới nhất Gorilla Victus+, giúp tăng cường đáng kể khả năng chống xước, chống va đập. 

Khá đáng tiếc khi máy vẫn dùng viền nhôm chứ không phải thép không gỉ, nhưng đây là điều hoàn toàn có thể thông cảm được để làm nhẹ máy khi kích thước đã khá to so với mặt bằng chung của điện thoại cao cấp. Bằng chứng là dù to ngang nhau nhưng S22 Ultra lại nhẹ hơn khá nhiều so với iPhone 13 Pro Max hay thậm chí là gần như tương đương với iPhone 13 pro.

Một sự thay đổi nhỏ nhưng gia tăng trải nghiệm nữa, là việc Samsung đã làm S22 Ultra “mập” và “lùn” hơn một ít so với S21 Ultra, vốn để tăng chiều ngang cho trải nghiệm S Pen mới. Điều này cũng khiến cảm giác cầm máy trở nên đầm, bám tay hơn.

Máy có 4 tuỳ chọn màu sắc gồm trắng, đen, xanh rêu và đỏ rượu vang, phù hợp với nhiều nhóm người dùng khác nhau. Cá nhân người viết bài thích màu trắng nhất do nó khá sang trọng và viền máy về lý thuyết sẽ tránh được tình trạng bong tróc sau một thời gian dài sử dụng.

Màn hình

Về mặt thông số, S22 Ultra sử dụng tấm nền Dynamic AMOLED 2X, kích thước 6,8 inch, độ phân giải QHD+ (3.088 x 1.440 pixel), kính cường lực Gorilla Glass Victus+, hỗ trợ tần số quét 120 Hz và độ sáng tối đa lên đến 1750 nit.

{keywords}

Người viết bài ấn tượng màn hình của máy ở 2 điểm. Đầu tiên là độ sáng cực cao, trong quá trình sử dụng tôi hay phải giảm độ sáng về mức 30-40% để tiết kiệm pin, nhưng máy vẫn có thể hiển thị rõ dù ngoài trời nắng gắt. Tiếp theo là kính cường lực Gorilla Victus+ vì như đã nói ở trên, hiệu quả chống xước, chống va đập của chiếc kính này là rất ấn tượng. Các yếu tố khác như màu sắc, độ nét thì không có gì phải bàn tới do Samsung đã làm quá tốt trên các thế hệ trước, thậm chí trên cả màn hình gập.

Chip xử lý, nhiệt độ và hiệu năng

S22 Ultra tại Việt Nam sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 1 mạnh mẽ nhất của nhà Qualcomn thay vì chip Exynos “của nhà trồng được” như các thế hệ trước. Có thể gọi đây là ưu điểm của S22 Ultra do các dòng chip Snapdragon thường được cho là hoạt động ổn định, chơi game mượt mà nhưng đồng thời cũng tiết kiệm pin.

Trong quá trình sử dụng, tôi chưa từng gặp hiện tượng máy bị quá nhiệt hay nóng lên đột ngột, thậm chí khi quay video 4K; 8K cũng không thấy máy nóng lên. Có thể tạm kết luận Samsung đã kiểm soát khá tốt nhiệt độ của máy. Mặt khác, do mình không dùng máy để chơi game nặng nên không dám chắc rằng máy sẽ hoàn toàn không nóng.

Giao diện và trải nghiệm người dùng

S22 Ultra đã được cài đặt Android 12 và giao diện người dùng One UI 4.1 ngay từ đầu. Tuy nhiên, giao diện này không được đánh giá cao về độ mượt mà gọn nhẹ, do đó thi thoảng máy có tình trạng giật lắc nhẹ khi xem video hoặc chơi game. Trong hai tuần trải nghiệm, máy hai lần nhận được bản cập nhật hệ thống song tình trạng này chỉ cải thiện chứ không chấm dứt.

Có một nâng cấp rất đáng giá nhưng Samsung lại không hề quảng cáo, đó là chất lượng âm thanh. Tôi từng dùng qua S21 Ultra nên có thể cảm nhận được Samsung đã nâng cấp rất mạnh loa ngoài của máy cả về chất lẫn về lượng. Cụ thể, âm thanh to hơn rất nhiều nhưng không hề bị ồ hay vỡ tiếng mà ngược lại còn ấm hơn thế hệ trước.

{keywords}
Bút S Pen là nâng cấp mới mẻ cho dòng Galaxy S.

Dĩ nhiên không thể bỏ qua S Pen, điểm đặc sắc nhất trên S22 series năm nay. Về phần cứng, cây bút S Pen trên S22 Ultra to hơn một chút so với các dòng Note trước, mang lại cảm giác cầm thật hơn. Độ trễ cũng được cho là đã giảm 3 lần, chỉ còn 2,8ms. Trải nghiệm S Pen trên máy thuận tiện, khả năng nhận dạng chữ viết tay rất chính xác, kể cả chữ viết tay hơi xấu.

Camera

{keywords}
Cụm camera mạnh mẽ của S22 Ultra.

Khả năng nhiếp ảnh chính là nâng cấp và được Samsung quảng cáo nhiều nhất trên S22 Ultra. Chúng ta có một cụm 4 camera và 1 cảm biến

·      Camera chính 108MP F1.8, PDAF, OIS

·      Camera siêu rộng 12MP F2.2

·      Camera Tele I 10MP F2.4, zoom quang 3X, OIS

·      Camera tele II 10MP F4.9, zoom quang 10X, OIS

·      Cảm biến và lấy nét lazer

Ấn tượng đầu tiên là chế độ chụp chân dung. S22 Ultra chụp chân dung rất thật nhưng lại biết tự xoá những chi tiết thừa như tóc rối, làm ảnh đẹp nhưng cũng rất tự nhiên. Phải nói là hiếm lắm mới có một chiếc máy chụp chân dung cân bằng tốt được như vậy.

{keywords}
Ảnh chân dung chụp từ S22 Ultra.

Tiếp đó là khả năng zoom của máy. S22 Ultra có thể zoom được 100x, dù tính năng này đã có từ S21 Ultra nhưng thực tế sử dụng thì đây là một sự nâng cấp. S21 Ultra khi zoom hơn 30x là máy đã bắt đầu vỡ nét, S22 Ultra đã phần nào làm tốt hơn khi ngay ở 100x vẫn có thể đọc rõ chữ mà mắt thường không bao giờ có thể thấy được.

{keywords}
Ảnh chụp zoom 1x.
{keywords}
...zoom 3x...
{keywords}
zoom 10x
{keywords}
Ảnh chụp đêm từ S22 Ultra.
{keywords}
Ảnh chụp ban đêm trong bối cảnh ca sĩ chuyển động, zoom 10x - cho thấy khả năng xử lý ảnh chụp đêm cực kỳ tốt của S22 Ultra.

Thêm một điểm cộng cho camera của máy chính là việc các tính năng thông minh của camera như AI Autofocus, Night Mode, Portrait Video, và Super HDR đã có thể hoạt động được trên các ứng dụng mạng xã hội như Instagram, Snapchat, và TikTok. Và cuối cùng, điểm ăn tiền lớn nhất của máy chính là khả năng chụp đêm. Tốc độ chụp đêm khá nhanh nhưng vẫn đảm bảo được ảnh có nét, chi tiết, tái tạo được màu sắc khá thật.

Mặc dù camera trên S22 Ultra là rất tốt nhưng vẫn có một số điểm cần làm quen dần. Chẳng hạn khi chụp chân dung, máy đôi khi tự ý xoá mất chi tiết và tăng sáng, khiến ảnh thành phẩm hơi “ảo”. AI cũng can thiệp khá sâu vào việc chụp ảnh, từ góc độ chụp, điểm lấy nét cho đến cả màu sắc và xoá phông. Dù vậy, người dùng có thể tắt chế độ AI trong một số tình huống để giữ ảnh chụp theo ý mình.

Pin

S22 Ultra được trang bị viên pin có dung lượng 5000mah, là một trong những chiếc điện thoại cao cấp có dung lượng pin lớn nhất hiện nay. Với những nhu cầu khá cơ bản, giữ kết nối Wi-Fi và Bluetooth, thi thoảng dùng 5G, thì máy trụ được khoảng 1,5 ngày, tương đương với iPhone 13 hay Galaxy S21+ năm ngoái. Trong trường hợp có chơi game nặng thì máy vẫn đảm bảo được một ngày dùng thoải mái.

Kết luận

S22 Ultra như một sự kế thừa cho dòng Note huyền thoại của Samsung, là flagship cao cấp nhất của Samsung hiện tại. Có thể nói máy vừa là sự nâng cấp cấu hình và camera của Note 20 Ultra, vừa là S21 Ultra được trang bị S Pen. Chiếc máy này hứa hẹn sẽ là một đối trọng thật sự với iPhone 13 Pro max, nhất là khi Apple hầu như không cải tiến nhiều ở các đời iPhone gần đây.

Nguyên Phú

Có nên mua Galaxy S22 tại thời điểm này?

Có nên mua Galaxy S22 tại thời điểm này?

Những chiếc Galaxy S22 mới của Samsung có một số cải tiến về thiết kế và tính năng camera, ai nên mua và ai không cần nâng cấp?

">

Đánh giá Galaxy S22 Ultra: Chiếc smartphone mạnh nhất của Samsung có gì?

{keywords}Bằng cách tích hợp các hệ thống cơ sở dữ liệu một cách hợp lý, toàn diện, LGSP hỗ trợ các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải hoạt động trơn tru, minh bạch.

Một mục tiêu quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam là đến hết năm nay 100% các bộ, địa phương phải có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương (NGSP) để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này giúp tạo lập nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ trung ương đến địa phương.

Thông tin với ICTnews ngày 28/8, đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng xong nền tảng LGSP và là 1 trong 14 bộ, ngành hoàn thành triển khai kết nối với hệ thống NGSP.

Nhằm đảm bảo tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ sử dụng nền tảng LGSP để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các đơn vị trong bộ và giữa hệ thống thông tin của các đơn vị thuộc bộ với hệ thống thông tin bên ngoài.

Cùng với đó, khi xây mới hệ thống thông tin, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị không dự toán xây dựng các chức năng tạo lập, cập nhật dữ liệu dùng chung, dịch vụ dùng chung đã được LGSP cung cấp mà phải sử dụng các dữ liệu, ứng dụng dùng chung được cung cấp qua LGSP. Chẳng hạn như: cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống danh mục dùng chung phát triển Chính phủ điện tử, hệ thống liên thông bưu chính công ích…

{keywords}
{keywords}
Hệ thống quản lý vận tải trong nước và hệ thống nghiệp vụ dịch vụ công nhập khẩu xe cơ giới là 2 hệ thống tiêu biểu của Bộ Giao thông vận tải đã kết nối, chia sẻ dữ liệu qua LGSP của Bộ.

Hiện nay, nền tảng LGSP của Bộ Giao thông vận tải đã sẵn sàng cung cấp các API phục vụ trao đổi, tích hợp dữ liệu giữa Bộ này với các bộ, ngành, địa phương khác. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị thuộc Bộ với nhau và giữa các đơn vị trong Bộ với đơn vị bên ngoài đều phải thông qua LGSP.

Đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh, với khả năng chia sẻ và tích hợp dữ liệu cho toàn bộ ứng dụng, dịch vụ trên một nền tảng duy nhất, LGSP Bộ Giao thông vận tải cho phép đẩy nhanh thời gian tích hợp các ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, chia sẻ và tái sử dụng tài nguyên sẵn có của hệ thống, làm tăng năng suất, hiệu quả của hệ thống và giảm chi phí đầu tư.

“Việc hoàn thành LGSP của Bộ, kết nối với hệ thống NGSP cũng đảm bảo khả năng tiếp nhận, chuyển tiếp yêu cầu dữ liệu từ các hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải đến các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và ngược lại. Đồng thời, hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật để đáp ứng sự tương thích về giao thức, định dạng dữ liệu, các yếu tố kỹ thuật và một số tính năng khác theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. LGSP giúp các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải hoạt động một cách trơn tru, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp”, đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải nhận định.

Theo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, trong hơn 6 tháng vừa qua, số bộ, tỉnh hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP đã tăng mạnh. Cụ thể, nếu như tháng 2/2020 mới có 25 bộ, tỉnh có nền tảng LGSP thì tính đến ngày 20/8/2020 đã có 77 bộ, tỉnh có nền tảng này, gồm 55 tỉnh và 22 bộ, ngành, tương ứng với 83,7%.

Bộ TT&TT mới đây đã có văn bản đôn đốc, đề nghị 4 cơ quan đã có LGSP nhưng chưa kết nối với NGSP gồm các bộ: Công an, GD&ĐT, Quốc phòng, Tài chính thực hiện kết nối với thời hạn cần hoàn thành là tháng 9/2020.

Đối với các bộ: KH&ĐT, KH&CN, VHTT&DL, Xây dựng và Y tế, Bộ TT&TT đề nghị 5 cơ quan đã có LGSP và hoàn thành kết nối kỹ thuật với NGSP này khẩn trương đưa vào sử dụng các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng trên hệ thống NGSP.

Bộ TT&TT đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở rộng kết nối, đưa vào sử dụng các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. 

Trong phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương vào chiều ngày 26/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh trong tháng 10/2020 và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.">

77 bộ, tỉnh đã xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP

友情链接