Thời điểm đó, vàng vừa trải qua một đợt tăng giá và chững lại ở mức 67 triệu đồng/lượng.
Thị trường bất động sản thì đang trong giai đoạn ảm đạm sau cơn “sốt đất”. Nhiều người dè dặt đầu tư vào đất nền, đặc biệt là tại các vùng ven Hà Nội như Hoài Đức, dù giá khi đó đã giảm khá sâu so với năm 2022, có những mảnh rao cắt lỗ tới 20-30%.
Sau khi tính toán, bàn bạc, cuối cùng chúng tôi quyết định mạo hiểm mua một mảnh đất rộng 50m2 trong ngõ ở Hoài Đức, với mức giá nhỉnh hơn 1,5 tỷ đồng.
Một số người quen khi ấy bảo vợ chồng tôi liều vì giá đất nền vẫn đang đà giảm, thanh khoản kém, chưa biết khi nào là đáy. Kinh tế thì vẫn khó khăn, mua vàng sẽ an toàn hơn đối với những người lần đầu đầu tư như vợ chồng tôi.
Thế nhưng chúng tôi thấy, Hoài Đức nằm trong quy hoạch phát triển thành quận của Hà Nội, các dự án hạ tầng lớn như đường vành đai 4 đang được triển khai. Điều này sẽ thúc đẩy giá đất nơi đây và tiềm năng trong tương lai còn rất lớn.
Lúc quyết định mua đất, chúng tôi nghĩ chắc phải chờ khoảng vài năm đất mới tăng giá. Thế nhưng, bất ngờ chỉ sau một năm, Hoài Đức đã trở thành “điểm nóng” của cơn sốt đất vùng ven, giá tăng chóng mặt.
Không chỉ ở xã chỗ tôi mua đất, mà giá đất tại nhiều khu vực khác ở Hoài Đức cũng tăng mạnh. Tại các phiên đấu giá đất gần đây, có những lô đất thậm chí được trả tới hơn 130 triệu đồng/m2, cao hơn rất nhiều so với mức giá trung bình của năm ngoái.
Từ sau cuộc đấu giá, tôi liên tục nhận được các cuộc gọi từ “cò” đất. Mỗi lần hỏi mua họ lại đưa ra mức giá cao hơn lần trước, dao động từ 60-70 triệu đồng/m2. Nếu tính theo giá đó, mảnh đất của tôi đã tăng giá gấp hơn 2 lần, giờ có giá trị khoảng 3-3,5 tỷ đồng.
Giá vàng trong năm qua cũng liên tục thiết lập mức đỉnh. Tính đến nay, giá vàng đang ở vào khoảng 88-89 triệu đồng/lượng. So với thời điểm tôi cân nhắc mua là 67 triệu đồng/lượng, giá vàng đã tăng tới 31%.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mức tăng giá đất tại Hoài Đức là hơn 50% trong vòng một năm qua, thì đất vẫn mang lại hiệu quả đầu tư vượt trội hơn vàng.
Giá đất Hoài Đức tăng nhanh thực sự ngoài dự đoán và mong đợi của chúng tôi. Đọc các thông tin trên mạng về việc “thổi giá”, đôi khi tôi cũng đặt ra những câu hỏi về tính bền vững của cơn sốt này. Liệu đây là đỉnh sóng hay chỉ là bước khởi đầu của một chu kỳ tăng giá mới?
Lần đầu mua đất đã lãi đậm tiền tỷ chỉ sau hơn 1 năm ngắn ngủi, vợ chồng tôi rất mừng. Sự liều lĩnh xuống tiền khi giá đất giảm sâu, nhiều người còn đang nghe ngóng chưa dám đầu tư đã cho chúng tôi “trái ngọt”.
Chúng tôi từng băn khoăn chuyện có nên bán ngay để chốt lời hay tiếp tục chờ đợi giá lên cao hơn. Cuối cùng, vợ chồng tôi chốt không bán mà tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, đặc biệt là giá cả tại những phiên đấu giá đất tại Hoài Đức, rồi mới đưa ra quyết định.
Duy Minh(Hà Nội)
Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm trong việc mua bán nhà đất xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc gửi ý kiến TẠI ĐÂY
" alt=""/>Liều mua đất vùng ven Hà Nội, bất ngờ thắng lớn so với mua vàngNgủ dở mắt, khóc đòi bố mẹ, dỗ mãi không nín, bám lấy bố mẹ không rời đòi hết cái này cái nọ; có những trẻ chẳng có lí do gì cũng cứ ì èo, phụng phịu, khóc lóc...
Nếu cứ chiều theo những đòi hỏi, sự giận dỗi của con mãi, chắc chắn chúng sẽ sinh hư, cha mẹ thì bực bội, mệt mỏi. Ngăn chặn thói mè nheo của con cái thực sự là một nghệ thuật của những người làm cha mẹ.
Sự mè nheo của con cái thường có nguyên nhân từ lời hứa của cha mẹ mà mãi chưa đáp ứng chúng. Việc thực hiện lời hứa với trẻ thật quan trọng nhưng việc đưa ra lời hứa còn quan trọng hơn. Cha mẹ không nên cứ hứa đại, hứa cho xong. Bởi như thế, tình trạng mè nheo sẽ không bao giờ chấm dứt.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cha mẹ đừng gật đầu hoặc “ừ” theo phản xạ khi con tranh thủ lúc bố mẹ có khách mà đòi hỏi cái nọ cái kia. Bởi đó là cái cớ để chỉ lát nữa thôi, khi khách ra khỏi nhà, cha mẹ sẽ phải đối phó với những mè nheo không dứt của con
Hạn chế cho con đến những cửa hàng đồ chơi. Bởi nhìn thấy đồ chơi chắc chắn con bạn sẽ đòi. Không được bố mẹ mua cho, chúng sẽ không thỏa mãn, sinh ra tâm trạng ấm ức, kém vui vẻ.
Nhiều đứa trẻ khi không được toại nguyện còn sinh ra cấm cảu. Bố mẹ hỏi gì chúng cũng vùng vằng như thể bố mẹ đang làm sai với chúng chuyện gì.
Cha mẹ phải xây dựng cho con những nguyên tắc sống: Con cái không được phép ra điều kiện với bố mẹ. Càng không được tính công với bố mẹ theo kiểu: Con đi mua cho mẹ cái này thì tí mẹ phải cho con đi chơi đấy nhá. Khi có khách đến nhà, con không được lượn lờ, hóng chuyện người lớn.
Nếu con vi phạm, khi khách về rồi, cha mẹ nhất định phải xử phạt thật nghiêm khắc để con rút ra bài học không vi phạm lần sau.
Phải cho con hiểu tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Ví dụ khi bố mẹ hứa, nhưng có thể do tuổi tác, do áp lực công việc mà bố mẹ quên đi, con cũng phải biết chấp nhận. Hoặc ngày hôm qua bố (mẹ) hứa nhưng ngày hôm nay con quá hư, bố mẹ có thể phạt bằng cách dừng việc thức hiện lời hứa lại.
Cha mẹ nên thống nhất cách dạy con với đại gia đình. Khi cha mẹ không đáp ứng đòi hỏi của con, những người thân khác của trẻ không được thực hiện thay. Bới như vậy sẽ sinh ra sự đắc thắng, thách thức bố mẹ theo kiểu: không có bố mẹ, con đã có ông bà. Và cứ lăn ra khóc lóc, ăn vạ nhất định sẽ được một người thân nào đó trong gia đình đáp ứng.
Cha mẹ cũng phải thống nhất với chính bản thân mình trong cách dạy con. Không được trước sau bất nhất...
Làm thể nào để con yêu thương mình vô điều kiện như mình đã vô điều kiện yêu thương chúng là một điều khó nhưng cha mẹ vẫn có thể làm được. Đó là cách tốt nhất để cha mẹ không lo phải đối phó với thói mè nheo của con.
Có một số đứa trẻ khi bố mẹ rối lên: “thôi chết rồi, mẹ lại quên mua cho con cái ô ở cửa hàng một giá rồi, sao mẹ đoảng vị thế nhỉ!”, thì con nhoẻn miệng cười: “Không sao không sao, mẹ có đoảng đâu. Khi nào tiện mẹ mua cho con cũng được mà”.