Máy quay độ nét cao Canon HG21 HD
Canon HG21 HD mới ra mắt cách đây mấy tháng nên được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất cùng việc hỗ trợ hình ảnh độ phân giải cao. Ổ cứng của sản phẩm này cũng thuộc hàng "khủng" - 120 GB,áyquayđộnébảng xếp hạng bóng đá cúp c1 hơn hẳn nhiều mẫu máy thông thường. HG21 có thiết kế cổ điển với màn hình LCD gập và ống ngắm điện tử. Phía trên đầu máy là nút điều chỉnh zoom và mối nối hotshoe để cắm thêm mic ngoài hay đèn ngoài. Dây đeo cầm tay được đặt ngay phía bên phải. Màn hình gập cho phép người dùng xem hình của mình khi tự chụp cũng như che các nút điều chỉnh, khe cắm thẻ nhớ cho những ai vẫn chưa thấy thỏa mãn với ổ đĩa 120 GB. Khi mở ra, bạn sẽ thấy hệ thống menu đầy đủ nằm bên sườn máy. HG21 cũng có đầy đủ cổng kết nối, cho phép cắm với mic ngoài hay cổng USB để chuyển file ảnh hay video sang máy tính cùng với khe cắm HDMI để kết nối với TV HD độ nét cao. Với pin đi kèm, chiếc máy này có thể quay phim liên tục trong 90 phút nhưng thời lượng đó lại có thể thay đổi tùy thuộc vào việc sử dụng zoom. Tốc độ nhanh là một ưu điểm của Canon HG21. Ở bất kỳ điều kiện chụp hay quay nào, nó cũng lấy nét rất nhanh. Khi để chế độ quay HD, máy sẽ cho hình độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel với tốc độ truyền tối đa tới 24 Mb/giây. Còn với chế độ quay phim trung bình (Cinema Mode) thì tốc độ đạt 25 hình/giây, chất lượng hình vẫn rất tốt. Tuy nhiên, chế độ cân bằng trắng lại lại hoạt động không mượt lắm trong điều kiện thiếu sáng. Dù không có bộ cảm biến 12 Megapixel nhưng chất lượng hình ảnh cũng ổn định. Với chiếc máy quay này, bạn có thể chụp ảnh với độ phân giải 3,1 Megapixel hay chụp hình trong khi quay phim. Tuy nhiên, khi đó, hình thu được chỉ đạt 2 Megapixel. Nếu không muốn tốn nhiều bộ nhớ, bạn có thể chuyển sang chế độ quay hay chụp hình chất lượng thấp hơn. Việc chuyển file từ máy quay sang PC rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng đi kèm bộ sản phẩm, hay dùng iMovie nếu là máy Apple Mac.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Everton vs Bournemouth, 22h00 ngày 8/2: Chiến thắng thứ tư
-
Ông giáo Đặng Đình Thiêm. Chia sẻ về cách dạy con, ông giáo SN 1933 cho biết, ông có những nguyên tắc và quan điểm rất rõ ràng.
‘Mới đây, trong một cuộc họp mặt gia đình, mấy người con của tôi nói vui với nhau là, ‘ngày xưa, các cụ nuôi chúng mình dễ dàng quá, không như mình nuôi các con bây giờ’.
Tôi cười và nói: ‘Nếu như bố mẹ dạy các con mà để cho các con biết là bố mẹ dạy thì bố mẹ không còn là giáo viên nữa’’.
'Tôi dạy học trò cũng thế. Học trò của tôi đi học mà không nghĩ là mình đang phải học. Tất cả đều tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Phương pháp của tôi là, luôn luôn nghĩ cách đàm thoại để làm sao các cháu dễ hiểu, dễ tư duy, từ đó nhớ lâu và tiến bộ mau.
Với các con, tôi luôn tâm niệm rằng, dạy con về tri thức thì điều đầu tiên phải là, làm cho chúng biết suy nghĩ, biết tư duy.
Khi đưa con đi chơi, tôi thường đặt ra các câu hỏi để các con phải tư duy. Ví dụ: Khi cùng con ra vườn, con khen chiếc lá đẹp, tôi sẽ hỏi: ‘Vì sao con thấy nó đẹp, so với những chiếc lá khác thì nó có gì đặc biệt, hoặc vì sao nó lại có hình dạng như vậy …’
Tức là bằng những điều cụ thể tôi sẽ dạy cho các con biết cách tự suy nghĩ.
Về mặt đạo đức, tôi dạy con không sống ích kỷ. Tôi cho rằng, suy cho cùng, bất cứ kẻ nào ích kỷ thì cũng đều vô dụng. Những tệ nạn xã hội xảy ra cũng đều là do ích kỷ đấy thôi’.
Đầu làng Hoàng Xá- nơi gia đình ông Thiêm đang sinh sống. Để dạy các con điều này, ông cũng cụ thể hóa bằng những hành động, ứng xử trong cuộc sống đời thường.
‘Khi các con còn bé, nhà tôi có mẹ già, vợ chồng tôi, các con, các cháu. Trẻ con thì thích ăn, háu đói nhưng nếu có một cái bánh, một quả bưởi bổ ra, tôi sẽ nói con mang biếu bà trước, rồi mới cho chị, cho em.
Em bẩn chân, bẩn tay thì anh chị có thể rửa cho em. Chị em, anh em phải yêu thương nhau, quan tâm nhau, không được sống chủ nghĩa cá nhân’, ông nói.
Tất nhiên, để các con nên người, ông và vợ phải dạy nhiều điều khác nhưng việc các con phải biết tư duy, không được sống ích kỷ là 2 điều cơ bản mà theo ông giáo, các con phải được học.
Năm 2016, gia đình ông giáo Đặng Đình Thiêm được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương. Trong ảnh, ông Thiêm chụp cùng vợ. ‘Khi các con phạm lỗi, tôi rất nghiêm khắc và cũng có lúc đánh con (dù số lần đánh không nhiều) nhưng tôi không bao giờ đánh con lúc đang nóng giận. Việc đánh con cho hả giận là cách đánh không có giáo dục.
Tôi cũng không bao giờ sỉ nhục con mà thường phân tích cho con nhận ra lỗi lầm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật’, ông giáo SN 1933 cho biết.
Cùng với đó, ông nói, ông và vợ cũng luôn dạy con bằng sự gương mẫu của mình. ‘Muốn con không ích kỷ, bố mẹ phải không ích kỷ. Muốn con chăm chỉ học hành, bố mẹ phải chăm chỉ làm việc, muốn con chịu khó làm việc nhà, bố mẹ cũng phải như vậy...’.
‘Lần trước có một nhà báo hỏi tôi: ‘Bác có hay giúp đỡ bác gái việc nhà không?’.
Tôi nói: ‘Tôi không có khái niệm ấy. Từ khi chúng tôi làm bạn với nhau, tôi không bao giờ có khái niệm giúp đỡ vợ. Với tôi, đó là trách nhiệm: trách nhiệm cùng nhau thu vén, xây dựng cửa nhà.
Sáng ngủ dậy, tôi làm việc này thì vợ làm việc khác. Nấu ăn, giặt giũ với tôi là chuyện tự nhiên, bình thường nên các con tôi bây giờ cũng vậy. Con trai, con gái đều làm việc nhà một cách tự nhiên.
Do đó, tôi cho rằng, việc dùng từ ‘giúp đỡ vợ’ là không đúng. Đó là trách nhiệm của cả vợ và chồng. Có như vậy, gia đình mới bình đẳng, các con lớn lên trong sự bình đẳng sẽ học được cách sống tự lập, có ý chí phấn đấu vươn lên'.
'Giáo dục là dạy làm người, không phải mua bán’
25 năm nay, lớp học tình thương của bà giáo Đỗ Thị Thoa (SN 1943, phường Lê Lợi, TX Sơn Tây, Hà Nội) vẫn đều đều vang lên tiếng ê a, ngọng ngịu của lũ trẻ.
" alt="Nhà giáo 86 tuổi tiết lộ 2 nguyên tắc vàng dạy con thành tiến sĩ">Nhà giáo 86 tuổi tiết lộ 2 nguyên tắc vàng dạy con thành tiến sĩ
-
Vượt lên nghịch cảnh Về đầu thôn Hoàng Lý (Lý Nhân, Hà Nam) hỏi thăm nhà ông Nguyễn Tiến Thiểu (77 tuổi) ai cũng biết. Ông nổi tiếng vì khuyết tật bẩm sinh, mỗi bàn tay chỉ có một ngón nhưng khiến nhiều người phải kinh ngạc vì sự tài hoa, vẽ đẹp, lại giỏi tiếng Trung.
Từ thời các cụ, cha mẹ ông sinh ra vẫn bình thường, lành lặn nhưng đến đời ông bắt đầu có hiện tượng kỳ lạ này. Trong 7 người con của ông, có 2 người sinh ra bị dị tật giống bố. Thậm chí, em trai ông và 2 đứa cháu cũng bị. Ông từng đi khám, kiểm tra nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân.
Ông Nguyễn Tiến Thiểu. ‘Nhiều người đặt nghi vấn, có thể bố tôi đi bộ đội, nhiễm chất độc màu da cam nên con mắc dị tật nhưng thực tế cụ thân sinh ra tôi cả đời chỉ quanh quẩn ở làng’, ông nói.
Ông ví cuộc đời mình giống như câu thơ: 'Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan, rèn luyện mới thành công'.
Theo lời ông Thiểu, ra đời với hình hài khác biệt, ông đã trải qua tuổi thơ không hề dễ dàng, bị người ta xì xào, bàn tán. Thế nhưng, được trời phú cho nghị lực phi thường, ông đã kiên trì vượt qua nghịch cảnh, thích nghi số phận.
Mặc dù chỉ có hai ngón tay nhưng ông tập làm mọi việc thành thạo chẳng khác người bình thường. Ở tuổi cắp sách tới trường, bạn bè trêu chọc, ông vẫn miệt mài tập viết, khuôn mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói.
Thuở nhỏ, ông Thiểu trầy trật tập viết bằng đôi bàn tay 'kỳ lạ'. Nhờ siêng học, năm 1960 ông đỗ khoa Trung văn (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Kể về thời sinh viên đầy gian khó ông nhớ lại: ‘Người bình thường, viết chữ Trung Quốc đã khó, với tôi càng khó hơn. Thay vì tập viết vào giấy, tôi hay ra bãi đất trống, lấy que gỗ nhỏ viết trên nền đất. Có lúc bàn tay tứa máu do tập viết nhiều quá.
Khi đi học, để trang trải cuộc sống, mỗi lần về quê, tôi tranh thủ trên tàu hỏa nhận khắc chữ vào bút, kiếm vài đồng’.
Ra trường, người đàn ông này bén duyên với nghề giáo, về dạy tiếng Trung tại trường Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội).
Sau nhiều bước ngoặt, ông chuyển về Hà Nam sống, học thêm về lĩnh vực ngân hàng. Hàng tháng, ông đạp xe vượt hơn 100 km vào (Sầm Sơn,Thanh Hóa) học nghiệp vụ. Kết thúc khóa học, ông được Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Nam nhận vào làm.
Trải qua các vị trí, từ nhân viên tín dụng, ông làm đến chức Trưởng phòng Tổ chức mới về hưu.
Điều đặc biệt hơn nữa, dù đôi tay chỉ có 2 ngón nhưng ông tự học vẽ và may vá. Giai đoạn đất nước khó khăn, đồng lương công nhân viên chức không đủ sống, để kiếm thu nhập, hỗ trợ vợ nuôi con, ông đi vẽ tranh, vẽ phông cưới, sửa chữa quần áo, dịch cả sách tiếng Trung và gia phả cho các dòng họ…
‘Thời trước, chưa có phông rạp sẵn như bây giờ, trong làng có đám cưới, họ tìm đến tôi nhờ trang trí, cắt dán chim bồ câu và chữ lồng tên cô dâu, chú rể. Cuối năm có thi đua khen thưởng ở xã, huyện, tôi ‘thầu’ luôn khoản viết giấy khen.
Sau này hiện đại hơn, nghề trang trí phông cưới thủ công mai một, tôi chuyển sang dạy tiếng Trung cho các lớp xuất khẩu lao động tại địa phương. Nhờ đó, các con tôi không phải chịu đói khát’, ông Thiểu xúc động nói.
Cuộc hôn nhân năm 60 tuổi của 'lãng tử tài hoa'
Ông Thiểu xây dựng gia đình với vợ đầu quê Duy Tiên (Hà Nam), sinh được 6 cô con gái. Năm 1998 vợ ông không may mắc trọng bệnh, qua đời.
Bức tranh ông Thiểu và vợ cả do ông tự vẽ, treo trang trọng ở phòng khách. Một năm sau, khi đã bước sang tuổi 60, ông quen biết và kết duyên cùng người phụ nữ quá lứa kém mình 20 tuổi, những mong có người bầu bạn sớm khuya.
‘Hai vợ chồng tôi lúc đó không xác định sinh thêm con vì tôi tuổi tác đã cao, bà ấy sức khỏe kém. Không ngờ năm 2000, ông trời ban cho cậu con trai út’, ông Thiểu kể.
Cậu bé Nguyễn Tiến Đạt khôi ngô, tuấn tú, thừa hưởng sự tài hoa và cả đôi bàn tay khuyết ngón của bố. Ngồi bên cạnh chồng, tay thoăn thoắt đan sọt tre thuê cho cơ sở thủ công, mỹ nghệ, vợ ông Thiểu lúc này mới cất tiếng:
‘Con trai tôi từ bé học giỏi, sớm bộc lộ năng khiếu vẽ. Ở trường các cô giáo hay nhờ vẽ hộ. Cháu đang học năm thứ nhất Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tuần nào cháu cũng tự đi xe máy từ Hà Nội về quê thăm bố mẹ. Ngoài giờ học cháu đi vẽ thuê, chép tranh kiếm tiền đóng học phí. Một thầy giáo thương hoàn cảnh, nhận dạy thêm cho cháu không mất tiền.
Tay chân cháu như thế, hi vọng sau này kiếm được công việc ổn định, nuôi sống bản thân là vợ chồng tôi mãn nguyện’.
Con trai ông Thiểu và vợ sau. Bà tâm sự, tình cảm giữa bà với các con chồng khá tốt đẹp, hòa thuận. Một cô con gái ông Thiểu bị ung thư, đã mất. Thời điểm đó bà cũng hỗ trợ chăm sóc chị tận tình.
Các cô khác đều thành đạt. Cô con gái mắc dị tật giống bố cũng có công việc ở trường dạy nghề cho người khuyết tật trên Hà Nội.
Mỗi năm vào ngày giỗ vợ cả, ông Thiểu, bà cùng các con chồng sum vầy làm mâm cơm cúng.
Ông Thiểu bên gia đình trong ngày mừng thọ tuổi 75. Chuyện ở gia đình Hà Nam có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ
Hơn nửa thế kỷ bên nhau, tình cảm của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như thuở còn son.
" alt="Chuyện kỳ lạ về người đàn ông sinh ra chỉ có 2 ngón tay ở Hà Nam">Chuyện kỳ lạ về người đàn ông sinh ra chỉ có 2 ngón tay ở Hà Nam
-
Chị Nguyễn Thị Hòa xuất hiện trên một chương trình truyền hình Chị là con cả trong nhà có 3 chị em, không đi lại được và cũng chẳng thể ngồi. Ở tuổi 39, Hòa chỉ bé như một đứa trẻ chưa lên 2 với chiều cao 70cm và nặng 13kg.
‘Ngay từ nhỏ, nhận thức về hoàn cảnh của mình, tôi không than phiền, không tị nạnh các em nên bố mẹ tôi càng thương xót con’, Hòa kể.
Chị chia sẻ, mình có một người bà tuyệt vời. Luôn gọi chị là ‘công chúa’ với sự yêu thương và bao bọc. Suốt thời gian dài, thế giới của chị chỉ là chiếc giường nhỏ nơi góc nhà với bà nội và một con mèo làm bạn.
Thế rồi, bà nội chị mất.
'Đó là một cú sốc lớn vì bà là người gắn bó với tôi nhất. Có một chú trong làng đến viếng bà. Nhìn thấy tôi như vậy, chú nói: ‘Con phải đi ra ngoài, tìm công việc vì không ai có thể bao bọc cho con cả đời được.
Bố mẹ có thương con nhưng rồi họ cũng sẽ già, mất đi, không còn ở cạnh con nữa. Anh em cũng có cuộc sống riêng, không thể nhờ mãi được’.
Nghe chú nói, chị Hòa trả lời:
- Con không có chân, không đi được
- Đi bằng cái đầu
- Con không lộn ngược đầu mà đi được, chị trả lời.
- Hãy đi bằng ý chí!
‘Sau đó, chú đưa cho tôi một cuốn sách để đọc. Tôi biết đọc nhưng chưa biết viết. Chú khuyên tôi nên học và đưa cho tôi cuốn tập viết của học sinh lớp 1’, chị nói.2 tháng sau, chị viết được. Chị tiếp tục việc học bằng cách mua, mượn sách dành cho học sinh tiểu học.
‘Tôi học nhiều đến mức sụt cân, năm 32 tuổi, tôi học xong chương trình tiểu học. Tuổi mà người ta trưởng thành, tự lập có gia đình, sự nghiệp, còn tôi mới bắt đầu từ số 0.
Nhưng tôi không mặc cảm, nản chí. Tôi chỉ có mục tiêu làm sao thoát khỏi cái giường này, để ra ngoài xem thế giới ngoài kia như thế nào’, chị nói.
Sau đó, nhờ người thân, chị có tài khoản đầu tiên trên mạng xã hội.
Năm 2018, chị thực hiện bộ ảnh trong trang phục cô dâu để thỏa ước mơ được một lần mặc váy cưới ‘Năm 2013, lần đầu tiên tôi đăng ảnh lên mình lên mạng xã hội, bao nhiêu người vào ‘ném đá’ rầm rầm. Người ta nói tôi đăng ảnh câu like, lợi dụng để xin tiền của xã hội. Quá sợ hãi, tôi gỡ đi.
Cảm giác lúc đó sợ hơn là buồn. Trước đó, tôi chưa từng ra ngoài, sợ tiếp xúc với người lạ, bị người ta chửi bới tôi càng sợ hãi’, chị kể.
Nhưng rồi buồn bã, một thời gian sau, chị lại đăng nhập vào lần nữa với tâm trạng nơm nớp, lo lắng.
Lần này, có vài người bình luận động viên, khiến chị thêm mạnh dạn, tự tin. Từ mạng xã hội, chị tìm được nhiều người bạn, chị bắt đầu mở lòng…
Lần đầu tiên, chị Hòa ra khỏi nhà là ngày 1/6/2014 sau hàng chục năm sống khép kín trong nhà.
‘Tôi đi làm chứng minh thư để mở tài khoản cá nhân, mua bảo hiểm và quan trọng hơn tôi muốn được xem như một công dân’, chị kể.
Nỗ lực không mệt mỏi
Muốn có một công việc để nuôi sống bản thân, chị Hòa tìm đến công việc làm hoa.
Chị làm lẵng hoa để bàn, chùm hoa treo tường, rồi làm móc chìa khóa hình quả dâu tây, quả dứa thờ bằng kẹo ngọt… sau đó chụp ảnh để giới thiệu trên Facebook.
Một số sản phẩm do chị Hòa làm Việc làm hoa giấy giúp chị có thêm thu nhập. Chị nhờ cha mẹ đến nhà một số người khuyết tật trong làng rủ đến nhà cùng làm hoa để có tiền, bớt phần gánh nặng cho gia đình.
‘Lần đầu, gia đình người ta không tin tưởng tôi. Nhìn tôi nằm trên giường, họ không tin tôi có thể trả được lương cho con họ. 2 năm sau, 2016, công việc mới ổn định. Người ta không còn đến nhà, lôi con em họ về nữa…’.
Chị nói, chị muốn mở xưởng thu nhận người khuyết tật làm hoa giấy.
Họ có thể ăn ở, sinh hoạt ở đấy như ngôi nhà thứ hai của mình. 'Chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình', Hòa nói.
‘Tôi cũng mơ ước ra ngoài truyền cảm hứng cho những người gặp hoàn cảnh không may mắn. Khi ra ngoài, tôi thấy mình tự tin hơn.
Trước đây, có lần ra chợ, người ta gọi tôi là ‘quái thai’, tim tôi tan nát nhưng hiện tại những chuyện đó không còn quan trọng.
Trước đây, tôi ngại ngùng với ngoại hình của mình nhưng sau này tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn’.
Năm 2018, chị Hòa cũng khiến nhiều người xúc động khi thực hiện một bộ ảnh trong trang phục cô dâu.
Chị nói: ‘Cho đến bây giờ, dù cơ thể có nhiều khiếm khuyết, tôi vẫn hi vọng mình có một người bạn đời có thể chia sẻ với mình mọi buồn vui trong cuộc sống để chặng đường sau này của tôi không còn cô đơn nữa…’.
Nụ hôn chia tay người tình Việt 50 năm của cựu binh Mỹ trước khi lên máy bay
Sau 14 ngày ở bên bạn gái, khuya ngày 26/9, ông Ken Reesing được bạn gái Thuý Lan tiễn ra sân bay về lại Mỹ.
" alt="Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’">Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’
-
Nhận định, soi kèo Lille vs Le Havre, 1h00 ngày 9/2: Khó cản chủ nhà
-
- Dù mới lên sóng được 6 tập nhưng bộ phim đình đám một thời "Vườn sao băng" phiên bản 2018 lại nhận về hiệu ứng hoàn toàn trái ngược.Tình tiết mới vụ diễn viên 'Vườn sao băng' tự tử vì bị lạm dụng tình dục" alt="'Vườn sao băng 2018' có thể bị cắt sóng vì bị chê thảm họa"> 'Vườn sao băng 2018' có thể bị cắt sóng vì bị chê thảm họa
- 最近发表
-
- Nhân định, soi kèo Plymouth Argyle vs Liverpool, 22h00 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
- Bắt nhanh kẻ sát hại người phụ nữ ở TPHCM
- Cặp đôi bé nhất Việt Nam về chung một nhà
- Phía nhà sản xuất: 'Không gỡ bỏ hình ảnh MC Cao Vy trong phim'
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 8/2: Không thể buồn hơn
- Anh vs Slovakia, vòng 1/8 Euro 2024 dàn chân dài làm nóng đại chến
- Diễn viên 'Quỳnh búp bê' thường xuyên nhận đề nghị khiếm nhã
- The Voice vòng đo ván
- Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Besiktas, 23h00 ngày 8/2: Bất ngờ từ cửa dưới
- Mẹo hữu ích đuổi côn trùng ra khỏi nhà
- 随机阅读
-
- Soi kèo phạt góc Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Thế trận đôi công
- Bị vợ lạnh nhạt, chồng đặt camera theo dõi và bật khóc khi xem hình
- Đàn ông khi yêu, đàn ông sau khi cưới
- Lễ cầu nguyện 39 nạn nhân tại Anh
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
- Dân mạng xúc động trước video cậu bé Down vỗ về bạn học tự kỷ
- Tinh chất nghệ
- 'Gái già lắm chiêu 2' có gì ngoài cảnh nóng, trai đẹp khoe thân?
- Nhân định, soi kèo Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2: Hướng về Top 4
- Loạt phim hot nhất phòng vé Hàn Quốc chiếu miễn phí tại Việt Nam
- Thế giới cổ tích đẹp lung linh trong 'Kẹp hạt dẻ và bốn vương quốc'
- Slim V đội nón lá, chỉnh nhạc cực sung tại Hàn Quốc
- Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
- Lime: Thực hư nhóm nhạc Việt không trụ nổi ở Hàn Quốc, phải về nước hoạt động?
- Nữ diễn viên Mỹ nổi tiếng bị cảnh sát bắn chết vì nhầm lẫn
- Kiến nghị thí điểm cơ chế ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp xanh
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
- Thủ tướng ký Nghị quyết gỡ vướng dự án 10.000 tỷ đồng
- Cô dâu chân trần lội bùn, vượt đường đồi núi về nhà chồng
- Trận Fiorentina
- 搜索
-
- 友情链接
-