Soi kèo phạt góc Việt Nam vs Ấn Độ, 19h ngày 27/9


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Burnley vs Sheffield United, 23h30 ngày 21/4: Thăng hạng sớm -
Đấu giá tranh vẽ HLV Park Hang Seo để làm từ thiệnCác bức tranh trong buổi đấu giá.
Trong đó có bức tranh vẽ HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam ông Park Hang Seo. Toàn bộ số tiền sẽ được dùng để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Bức tranh vẽ HLV Park Hang Seo. Được biết, bức tranh ‘Người thầy của tôi’ do họa sĩ Trần Thế Vĩnh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, kích thước 73x92 cm vào năm 2018.
Phiên đấu giá sẽ diễn ra tại Nhà đấu giá Nghệ thuật Chọn (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bạn gái Hà Đức Chinh và các hot girl theo đuổi ngành hội họa
Bạn gái cầu thủ Hà Đức Chinh, hot mom Trang Lou và Trúc Anh Pear đều học ngành Mỹ thuật và thường xuyên khoe khả năng hội họa trên trang cá nhân.
"> -
Nét hấp dẫn của ẩm thực nguyên bản Ẩm thực nguyên bản ViệtẨm thực, như bao khía cạnh khác của văn hóa, luôn thay đổi và phát triển. Theo thời gian cũng như hoàn cảnh hoặc địa lí, những sáng tạo hoặc thậm chí là những món ăn hoàn toàn mới dần dần xuất hiện và được đón nhận.
Có giả thuyết cho rằng bánh tét chính là một biến thể của chiếc bánh chưng, được đoàn quân của Nguyễn Huệ sáng tạo ra nhằm vừa ăn vừa hành quân thần tốc ra Bắc để đánh quân Thanh. Hoặc như món bún bò Huế “chính gốc” luôn được dùng kèm với mắm ruốc Huế và bắp chuối; đến khi vào Nam, người ta không chuộng cho mắm ruốc vào bún và thường dùng rau muống xắt lát thành cọng để ăn kèm.
Một trào lưu thịnh hành ngày nay là các món ăn “fusion”, tức ẩm thực cách tân. Đồ ăn fusion không chỉ được tìm thấy trong những nhà hàng đẳng cấp mà nhiều cửa hiệu bình dân cũng tìm tòi pha trộn nguyên liệu hay công thức mới mẻ vào món ăn để cho ra vô số biến tấu độc đáo nhằm theo kịp thị hiếu người tiêu dùng.
Mấy ai ngờ cơm lại có thể dùng thay vỏ bánh mì kẹp thịt (hamburger) tạo nên món cơm kẹp vừa Tây vừa ta đầy ngẫu hứng, hay món lẩu nay đã có thêm vị trà sữa đi kèm đầy đủ “topping” như trân châu, sô-cô-la, bột cacao, để thỏa lòng người hảo ngọt. Món phở trước đây chỉ là một món nước hay cùng lắm là lẩu phở thì nay đã có phở cuốn chung với rau và thịt nướng, chấm không khác gì gỏi cuốn...
Ẩm thực fusion ngày càng được ưa chuộng Nói như vậy để thấy, sự chuyển mình của ẩm thực là vô cùng, miễn là nó phù hợp với thị hiếu của người dùng. Thế nhưng, dù được thiên biến vạn hóa đến mấy, những tinh túy nguyên gốc của ẩm thực Việt luôn sống mãi trong tâm khảm người Việt.
Với điều kiện kinh tế dư dả ngày nay, được ăn món ngon vật lạ mỗi ngày không còn là điều xa lạ với người Việt. Dẫu vậy, như nhà văn gốc Bắc Vũ Bằng của nửa thế kỷ trước - cây bút đã sống trọn cả hai đầu đất nước và trải qua đủ món ăn chơi cũng phải bùi ngùi: “tô cá chìa vôi ngon thực, nhưng lòng còn gởi về cố lý nên cá rô đầm Sét vẫn là hơn”. Thực tế, với chúng ta, những pizza bún đậu mắm tôm, bánh chưng nhân cá hồi, phở cuốn đến và đi như những “hot trend” xôn xao trên đầu báo, chưa kịp đọng lại dư vị gì đã bị thay thế bằng một miếng lạ khác, để rồi người Việt lại lưu luyến tìm về tô phở nước lèo thơm phức mùi hành quế hay cái bánh chưng nhân đậu thịt truyền thống bao đời. Cái sâu sắc thần kỳ của ẩm thực nguyên bản là vậy.
Sự lên ngôi của thức uống nguyên bản
Đã nói đến “thực” - đồ ăn thì không thể không nói đến “ẩm” - đồ uống đi cùng. Hiện nay, dù các loại nước uống từ Tây sang ta đã tràn ngập thị trường Việt, đặc biệt là các loại bia rượu luôn chiếm một góc sang trọng trong các cửa hiệu lớn nhỏ, nhưng nhắc tới thứ thức uống quen thuộc, vị nguyên bản, đủ đặc sắc để khiến người ta quay về thì chỉ có Bia Saigon Export.
Từ khi ra đời vào những năm cuối của thế kỷ 20, các sản phẩm Bia Saigon của Sabeco luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng. Nếu như Bia Saigon Special khác biệt bởi đẳng cấp sang trọng thì Bia Saigon Export lại bình dân hơn, “hợp gu” với đại đa số người dân bởi hương vị đậm đà được giữ nguyên theo công thức truyền thống, càng ngon hơn khi kết hợp với các món ăn, đặc biệt là đồ ăn “fusion”.
Anh Tân (35 tuổi, Cần Thơ), cho biết: “Tôi quen ăn gì cũng có ly bia uống cùng. Bia làm giảm độ cay nóng của “mồi”, còn vị cay làm vị đắng nhẹ của bia ngon lành hơn cả. Nhiều loại bia ngoại, uống không thì ngon đấy chứ không hợp với các món mình thường ăn. Tôi cứ thích nhất “anh” Sài Gòn đỏ. Đợt này có cả ra cả dòng lon, mua dễ hơn mà vị vẫn không đổi.”
Bia Saigon Export - Vị ngon nguyên bản chinh phục bao thế hệ người Việt Tháng 8/2019, Sabeco tiết lộ diện mạo mới của Bia Saigon Export. Vẫn giữ vỏ chai đỏ thẫm mạnh mẽ đã gắn liền từ trước đến nay với cái tên “Sài Gòn đỏ” như một sự “ôn cố tri tân”, trân trọng những giá trị xưa cũ của mình, bởi Bia Saigon Export được ưa chuộng chính nhờ chất men đậm đà, chân chất.
Anh Thành Công (30 tuổi, TP.HCM) lại thích thú trước sự thay đổi bao bì của Bia Saigon Export bởi “trông hiện đại hơn mà không bị phô trương quá. Vị vẫn ngon nên lại càng thích”.
Bia Saigon Export, dù có ít nhiều thay đổi về diện mạo, song vẫn một vị ngon quen thuộc đó, đúng như câu slogan của nó “không bóng bẩy, không phải ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô trương, uống thì hiểu”. Đó mới thực là cái hồn nguyên bản sánh đậm trong thức uống lâu đời của người Việt. Vậy mới nói, dù ẩm thực Việt Nam có nhiều thay đổi, có “kẻ đến”, “kẻ đi”, nhưng chỉ những món ăn thức uống mang trong mình cái tinh thần giản đơn của người Việt mới có thể ở lại.
Doãn Phong
"> -
Bữa cơm tình thương Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3Bữa ăn được thực hiện tại phòng ăn ở tầng trệt của trường. Chỉ vỏn vẹn chừng hơn 30 học sinh, các em được cung cấp bữa ăn no nhiều dinh dưỡng và đặc biệt, hoàn toàn miễn phí.
Giờ trưa, các em học sinh xếp hàng nhận cơm ăn. Học sinh của trường vốn là con cháu của cư dân ở vùng ven thành phố. Họ có cuộc sống khá khó khăn, trong đó có đến 30% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Nhiều em, nhà ở xa, phải dậy từ rất sớm để đi xe đạp đến trường. Đã vậy, trong túi không có tiền nên bữa ăn trưa với các em là điều xa xỉ.
Bữa cơm của các em có món mặn và món canh nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. Chúng tôi đến thăm trường, chứng kiến bữa ăn được sắp xếp một cách chu đáo. Mỗi suất ăn có một chén canh, một đĩa cá hay thịt kho, một chút nước chấm. Đũa muỗng chứa đầy trong ống.
Ngoài cửa, các em xếp hàng đi vào. Trên tay mỗi em cầm một chiếc thẻ nhỏ trao cho chị nhân viên. Sau đó, từng em được nhận một đĩa cơm nóng hổi kèm theo chút rau xanh. Nếu em nào không thích ăn đồ kho thì sẽ có một chiếc đùi gà thay thế.
Ngồi vào bàn - nơi đã có sẵn cá và canh, các em ăn một cách ngấu nghiến cho đến muỗng cuối cùng. 'Ngon và no lắm chú ơi', một em nói với chúng tôi.
Em tâm sự: 'Nhà con nghèo lắm. Ba mẹ con quanh năm lao động vất vả không đủ nuôi bầy con dại. Có ăn là tốt rồi chứ làm gì được ăn ngon như thế này ...'
Cô giáo Mỹ Phượng, người có sáng kiến lập ra chương trình bữa cơm tình thương. Kim Ngân và Ngọc Anh là 2 nữ sinh lớp 11 có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà 2 em ở tận Qui Đức, khá xa trường nên hàng ngày 2 em phải đạp xe đi học. Lo được học phí và các khoản có liên quan đã là một gánh nặng của gia đình nên có những lúc 2 em không đủ tiền để ăn bữa cơm trưa.
Một bạn trai - Thái Hoàng Phúc Hậu đang học lớp 11. Cha Hậu mất năm em 3 tuổi. Năm Hậu lên 9 tuổi, mẹ lại ra đi bỏ Hậu bơ vơ một mình. Bà nội mang Hậu về chăm. Các chú, cô góp tiền để nội nuôi Hậu ...
Hậu được nhà trường cấp cho suất ăn trưa đã 2 năm nay. Hậu nói với chúng tôi, suất ăn này đã giúp Hậu vượt qua cơn đói vào những buổi trưa tới lớp. 'Mai sau, khi con ra trường, có công việc làm ổn định, con sẽ ghé về thăm trường, góp sức cùng các thầy cô chăm thế hệ đàn em' Hậu nói.
Có 30 em học sinh của trường được ăn cơm miễn phí, vì gia đình các em khó khăn. Một cách tiếp sức cho các em học sinh
Ông Lê Phú Hải, hiệu phó nhà trường cho biết, bữa cơm tình thương đã có từ 10 năm nay. Cô giáo dạy văn Võ Thị Mỹ Phượng là người đưa ra sáng kiến này sau khi tiếp xúc với một học sinh trong lớp do cô làm chủ nhiệm.
Học sinh này nhà xa, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ba mẹ em ly hôn, một mình mẹ nuôi 3 đứa con. Mỗi ngày mẹ chỉ cho em 2000đ để gửi xe. Buổi trưa, em phải đạp xe dưới cái nắng gay gắt về nhà, ăn qua loa vài miếng cơm rồi trở lại trường học tiếp.
Trước hoàn cảnh như thế, cô Phượng nói với em: 'Thôi trưa con đừng về nữa. Cô sẽ nói căng tin nấu cơm cho con ăn và cô sẽ trả tiền'. Ban đầu em ngại nhưng rồi sau đó, em chấp nhận.
Em học sinh nào cũng ăn hết phần cơm mình nhận được từ các thầy cô. Cô Phượng đưa vấn đề này ra trước chi bộ nhà trường và được sự đồng tình rất cao. Ban giám hiệu kêu gọi giáo viên đóng góp. Từ đó, những học sinh nghèo được cấp bữa ăn trưa.
Ông Hải cho biết thêm: 'Bữa ăn lớn dần. Khởi đầu là dành cho các học sinh khối 12 rồi sang khối 11. Hiện nay cả 3 khối, học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt đều được cấp bữa ăn tình thương.
Được như vậy là nhờ vào sự đóng góp thêm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đặc biệt là các học sinh của trường. Các em này trước đây học tại trường, được cấp suất ăn tình thương nay thành đạt quay lại giúp trường như trường hợp của em Thủy Tiên đang ở Singapore gửi về 5 triệu đồng'.
Tiễn chúng tôi ra về, cô Phượng bày tỏ, bữa ăn tình thương này giúp các em vượt qua cơn đói, từ đó duy trì tốt việc học.
Một trong số các học sinh nhận bữa cơm tình thương năm nay có em Đạt là học sinh lớp 10. Đạt nhà xa, hàng ngày, em đi học bằng xe đạp đến cầu Ông Thìn rồi gửi xe lên xe buýt đến trường. Hồi cấp 2, Đạt đã có nhiều ngày nhịn đói buổi trưa. Năm nay, Đạt trong đội tuyển Olympic học sinh giỏi toán. Hy vọng với bữa ăn trưa mà nhà trường cấp cho, em sẽ có thêm sức để đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Mùa xuân đã về đến bệnh viện
Chị MC nở nụ cười giới thiệu chương trình hội diễn trước khi lễ tổng kết trao giải Hội thi Bệnh nhân mừng xuân Canh Tý 2020 bắt đầu.
">