
- Kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Viên đã từ Mỹ trở về nước để tham dự tới 17 nội dung tại giải VĐQG. Điều kỳ lạ là tại giải năm nay Ánh Viên lại đăng ký thi đấu cho Trung tâm HLTTQG TP.HCM, trong khi cô thuộc biên chế của Quân đội.
Giải bơi vô địch quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 22/10 tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình. Giải năm nay có sự tham dự của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên - VĐV được đầu tư số 1 hiện nay của bơi lội Việt Nam. HLV Đặng Anh Tuấn đã đăng ký cả 17 nội dung cho Ánh Viên. Chưa biết VĐV người Cần Thơ có tham dự đủ các nội dung này hay không nhưng gần như chắc chắn cô sẽ không có đối thủ trong mỗi lần xuống nước.

|
Ánh Viên không có đối thủ ở sân chơi trong nước |
Giới chuyên môn đánh giá, với một VĐV có huy chương châu lục, thế giới và có vé dự Olympic, thì việc lấy huy chương ở giải VĐQG sẽ dễ như trở bàn tay. Ánh Viên vốn là VĐV có thể lực tốt, lại được đầu tư chuyên biệt nhiều năm qua tại Mỹ, nên VĐV này nếu thi hết cả 17 nội dung thì vẫn sẽ “ẵm” hết huy chương.
Việc những VĐV trọng điểm “làm mưa làm gió” ở giải VĐQG không phải bây giờ mới có. Bản thân Ánh Viên cũng từng không ít lần tham dự giải VĐQG và một số giải không mấy quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Gần nhất, cô giành tới 16 HCV cho đoàn Quân đội tại giải bơi lội VĐQG 2015.
Không phủ nhận khi những giải này được xem như đợt tập luyện, giúp Ánh Viên lấy cảm giác thi đấu chuẩn bị cho các giải đấu lớn, nhưng nếu cô về nước với mục đích “gom” huy chương như dư luận đang xôn xao thì được ít, mất nhiều.
Điều đáng nói nhất là việc Ánh Viên về nước tham dự giải VĐQG lại đang gây ra những tranh cãi. Ánh Viên hiện đang thuộc biên chế của Quân đội, nhưng HLV Hoàng Anh Tuấn lại đăng ký cho cô tham dự trong màu áo của Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia TP.HCM. Chưa hết, ban đầu đoàn Quân đội chỉ muốn Ánh Viên thi đấu ở một vài nội dung, chủ yếu là để kiểm tra sự tiến bộ sau quá trình tập luyện vừa qua, từ đó có hướng điều chỉnh cho giải vô địch châu Á sắp tới.
Đoàn Quân đội cũng không muốn Ánh Viên thi quá nhiều là bởi sợ VĐV này sẽ ẵm hết huy chương của giải, gây ra phản ứng không tốt và ảnh hưởng tới sự công bằng của giải đấu.
Tuy nhiên, giữa đoàn Quân đội và HLV Đặng Anh Tuấn đã không tìm được tiếng nói chung, nên cuối cùng thì Ánh Viên vẫn đăng ký dự ở cả 17 nội dung và thi đấu với tư cách VĐV của Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia TP.HCM, bất chấp sự không đồng ý của phía Quân đội.
Đem câu hỏi về trường hợp của Ánh Viên lên Tổng cục TDTT thì đơn vị này cũng không hề hay biết. Phải sau khi báo chí lên tiếng, phía Tổng cục TDTT mới khẳng định đây là giải VĐQG và chỉ đơn vị Quân đội mới có quyền đăng ký cho Ánh Viên thi lấy huy chương. Bên cạnh đó, một lãnh đạo Tổng cục TDTT thừa nhận việc HLV Hoàng Anh Tuấn đăng ký cho Ánh Viên tham dự tới 17 nội dung sẽ không hay và có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tập luyện của VĐV trước giải vô địch châu Á 2016.
Đ.N
" alt="Kỳ lạ chuyện Ánh Viên về nước “gom” huy chương"/>
Kỳ lạ chuyện Ánh Viên về nước “gom” huy chương
Thầy Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM chia sẻ, không chỉ dịp Tết mà 20/11 hàng năm, thầy Chu Cấp đều gửi thiệp chúc mừng các thầy cô từng là đồng nghiệp, bạn bè một thời chung sức với thầy xây dựng ngành ngành giáo dục đào tạo Quận 1 những năm đầu thành lập.
Theo thầy Minh, trước đây, khi sức khỏe cho phép thầy Chu Cấp đều cố gắng từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM để thăm bạn bè đồng nghiệp. Nhưng giờ đây ở tuổi đã cao, không thể di chuyển được thì thầy Chu Cấp viết thiệp tay gửi đến mọi người.
“Vẫn nét chữ đẹp tuyệt vời của người thầy đã sắp bước vào tuổi 90, thầy gửi gắm tình cảm chân tình đến mọi người. Thật ngưỡng mộ và kính phục thầy, người thầy sống cả cuộc đời cho giáo dục, tấm gương để các thế hệ thầy cô học tập noi theo”- thầy Mậu Minh bộc bạch.
Năm nào nhận được thiệp của thầy Chu Cấp, thầy Mậu Minh cũng bất ngờ và xúc động. Những tấm thiệp được viết tay cẩn thận, nắn nót được thầy Cấp bọc vào bao thư gửi từ Nghệ An vào theo đường bưu điện. |
Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi Xuân năm 2022 (Ảnh: FBNV) |
“Năm mới, kính chúc anh chị Minh và các cháu gái yêu quý nhiều sức khoẻ, nhiều thắng lợi, nhiều niềm vui và nhiều niềm hạnh phúc. Kính thăm mọi người thân và anh chị em đồng nghiệp…”thầy Chu Cấp viết trong tấm thiệp gửi thầy Trần Mậu Minh những ngày đầu năm mới 2022.
“Nhìn những dòng chữ nắn nót thật đẹp của thầy viết chắc mọi người không thể hình dung được viết bởi người thầy sắp bước vào tuổi 90. "Nét chữ nết người" của thầy luôn là tấm gương sáng cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo”- thầy Mậu Minh bộc bạch
Thầy Chu Cấp, quê ở Nghệ An từng là Trưởng phòng GD-ĐT Quận 1, TP.HCM những năm sau 1975. Hiện thầy đã nghỉ hưu và trở về quê nhà sinh sống.
Còn thầy Trần Mậu Minh từng là Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM. Sau năm 1975, khi miền Nam vừa giải phóng, để kiện toàn bộ máy giáo dục, nhiều cán bộ "hạt giống" được mời về Sở GD-ĐT công tác. Thầy Mậu Minh từng được thầy Huỳnh Công Minh - phụ trách công tác đoàn, Sở GD- ĐT mời về phụ trách công đội (sau này là giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM) nhưng thầy từ chối.
Một lần khác vào những năm 1990 lúc này, thầy Minh đang làm Hiệu trưởng Trường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục Quận 1, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục mời thầy về công tác tại phòng đào tạo nhưng thầy lại tiếp tục từ chối.
Sau đó thầy Trần Mậu Minh sang các Trường THCS Chu Văn An rồi Trường THCS Trần Văn Ơn công tác. Thầy được ví von như một người lính cứu hỏa, trường nào có "vấn đề" là có mặt, có nhiều đổi mới sáng tạo. Những sáng kiến cách đây 30 của thầy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
 |
Tấm thiệp tay thầy Chu Cấp gửi cho thầy Mậu Minh năm trước đó (Ảnh: FBNV) |
Những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát triển nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM đã quyết định mở lớp tin học cho cán bộ cốt cán của các phòng giáo dục sau chuyến tham quan tập huấn ở Singapore. Là người nằm trong diện được học tập, ngay sau khi tiếp thu, thầy Minh - lúc này đang làm Giám đốc phòng thí nghiệm thực hành Quận 1 kiêm hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục - đã mở Trung tâm tin học Quận 1. Thầy đi xin từng cái máy tính cũ về trang bị cơ sở vật chất cho trung tâm. Sau này, Trung tâm tin học Quận 1 chính là cơ sở xử lý các số liệu thi cử của Sở Giáo dục.
Thầy Minh cũng chính là người khai sinh ra giáo án điện tử - một công cụ dạy học được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đó là những năm làm hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An. Lúc này toàn thành phố chưa có trường học nào ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thì Trường THCS Chu Văn An nổi lên phong trào giáo án điện tử mà người đi đầu và truyền lửa cho giáo viên chính là vị hiệu trưởng Trần Mậu Minh.
Chính thầy hiệu trưởng đã mở lớp dạy giáo viên cách thiết kế tới soạn bài rồi vận động mua cơ sở vật chất. Việc làm được lan rộng, Phòng giáo dục Quận 1 yêu cầu ông Minh mở lớp cho giáo viên cốt cán của quận, còn Trường THCS Chu Văn An trở thành trường có nhiều giáo án xuất sắc nhất thành phố.
Rời Trường THCS Chu Văn An tới Trường THCS Trần Văn Ơn công tác những năm trước lúc nghỉ hưu, thầy Minh lại là người đưa ra phương pháp dạy học trực tuyến E- Learning và phát triển phương pháp học qua dự án.
Nghỉ hưu gần 10 năm nay nhưng hằng năm thầy Trần Mậu Minh vẫn nhiệt huyết trong công tác dự báo tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM. Dù sức khoẻ yếu, cứ đến mùa tuyển sinh ông lại mày mò phân tích số liệu, tư vấn cho học sinh chọn trường, chọn lớp phù hợp.
Minh Anh

6 điều cha mẹ cần lưu ý trẻ vào ngày đầu năm mới
Người Việt vẫn quan niệm "Có kiêng có lành" và đầu năm mới nếu như gặp những điều may mắn tốt lành thì cả năm sẽ gặp suôn sẻ. Sau đây là một số điều cha mẹ có thể lưu ý với trẻ vào dịp Tết:
" alt="Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi"/>
Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi
Chị Nguyễn Thị Hằng (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết cậu con trai học lớp 12 vừa mới trở thành F0 hôm thứ 7 tuần trước.“Con mình 18 tuổi, đã tiêm đủ mũi. Hôm 7/2, con đi học trở lại.
Đến thứ 6 tuần trước, sau 5 ngày đi học, khi về con có triệu chứng hắt hơi giống cảm cúm, sức khoẻ bình thường và không sốt. Tôi cho con uống thuốc cảm cúm thông thường.
Đến thứ 7 con vẫn đi học, sức khoẻ bình thường, triệu chứng vẫn vậy. Tôi tiếp tục cho con uống thuốc cảm cúm” – chị Hằng chia sẻ.
 |
Ảnh: Thanh Hùng |
Đọc báo thấy khi đi học trực tiếp có nhiều học sinh nhiễm Covid-19, chị Hằng hỏi lại thì con trai nói lớp cũng có nhiều bạn triệu chứng giống con, nên chị Hằng test cho con thì lên 2 vạch mờ.
“Thấy con “dính”, việc đầu tiên là mình cho con xông mũi. Sau đó, mình báo với cô chủ nhiệm của con. Cô nói gia đình điều trị sau 3 lần âm tính thì cho con đi học lại” – chị Hằng cho biết.
“Sang ngày hôm sau, con ăn ngủ bình thường, không ho, không sốt, không sổ mũi, giọng nói vẫn giống như cảm cúm.
Mình cho con xông mũi, xông cả người và tắm nước lá xông luôn, vẫn uống thuốc cảm cúm. Con trai bị mẹ bắt xông còn than thở “con bình thường mà mẹ cứ làm như con ốm nặng lắm”.
Cả nhà mình vẫn ăn uống giao tiếp bình thường, không quá căng thẳng”.
Sang tới thứ 2 vừa rồi, con chị Hằng vẫn có những triệu chứng như trước, không nặng hơn. Tuy nhiên, cậu bé phát hiện ra mình bị mất khứu giác, không ngửi thấy mùi đồ ăn.
Chị Hằng vẫn cho con xông mũi ngày 2 lần. Đồng thời vẫn uống thuốc cảm cúm, uống thuốc bổ tăng cường, nước cam chanh các loại và thường xuyên uống nước ấm, không để cổ họng khô.
Ngày thứ ba, chị Hằng tiếp tục cho con trai xông mũi, tắm lá xông... Cuối ngày, khi cậu con trai test thì đã về 1 vạch.
Tuy nhiên, theo quy định của trường phải âm tính 3 lần mới đi học lại. Do đó, chị Hằng xin cho con nghỉ tới hết tuần này cho yên tâm
Chị Hằng cho biết khi con là F0, cả gia đình không quá lo lắng vì ở trong vùng dịch từ hè 2021 tới giờ, trải qua những thời điểm căng thẳng nhất. Đồng thời, con đã tiêm đủ 2 mũi
“Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, đề kháng mỗi bé mà bệnh sẽ có chuyển biến bệnh khác nhau” – vị phụ huynh này lưu ý. “Do đó, mình cho rằng khi cho con đi học lại thì đã sẵn sàng đón nhận những thông tin như bệnh có thể sẽ lây lan nhanh và nhiều, nhưng cứ bình tĩnh, không lo lắng quá nhưng cũng không chủ quan. Nếu không may con trở thành F0 thì điều trị, khi nào khỏi lại đi học tiếp”.
Cũng từng có cậu con trai lớp 4 là F0, chị Thúy Anh (Quận 1, TP.HCM) cho biết con bị sốt mất hai ngày.
“Tôi bị Covid trước, rồi tới chồng và sau đó là con. Con còn nhỏ, chưa được tiêm vắc xin nên khi con sốt, tôi test nhanh cho con thấy lên 2 vạch thì choáng váng. Nhưng có kinh nghiệm từ bản thân, hàng ngày tôi cho con xông mũi họng, sử dụng một số thuốc cảm cúm và theo dõi chặt chẽ tình trạng của con. Thấy con dù sốt nhưng không quá cao và uống thuốc vẫn hạ sốt được, lại ăn uống được và chỉ hơi uể oải nên chúng tôi quyết định trước mắt để con ở nhà. Vì cả hai vợ chồng vừa mắc xong nên cả nhà sinh hoạt chung như bình thường, không cách ly ai cả”.
Sang đến ngày thứ ba, con chị Thúy Anh không sốt nữa và rất ít ho. Chị cho con xông mỗi ngày 2 lần, ăn uống như bình thường nhưng tăng cường thêm nước ép trái cây, sữa…
“Tôi báo với cô giáo và xin cho con nghỉ học online cho đến khi khỏe hẳn. Nhưng được ba hôm, con ngồi chơi mãi tự thấy chán nên khi mình gợi ý hay cứ vào lớp học cùng các bạn, mẹ xin phép cô cho con chỉ cần nghe mà không phải trả lời câu hỏi, khi nào mệt thì nghỉ thì cu cậu đồng ý, lại lên lớp đều”.
F1 cũng được chăm kỹ
Ngày 10/2, con gái chị Linh Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) trở lại trường. Chỉ sau buổi học đầu tiên, cô giáo đã thông báo lớp có F0. Bé bị F0 và 4 bạn ngổi trước, sau, trái, phải của bé là F1 phải nghỉ học. Sau đúng 1 tuần học trực tiếp, khi lớp có 3 F0 và có tổng cộng 19 học sinh nghỉ học, lớp của con chị chuyển học online.
Cô bé con của chị Lan là một trong những F1 của lớp.
“Từ hôm con đi học, mình cứ vừa mừng vừa lo vì đã “bẩy” được con ra khỏi nhà. Nhưng đồng thời trong nhà còn có ông bà người cao huyết áp người bị tiểu đường, và em của bé mới 3 tuổi chưa được tiêm phòng”.
Vì vậy, hàng ngày trước khi đi học chị đều nhắc con xịt mũi, họng bằng nước muối, khi về ngoài rửa tay sát khuẩn cũng xịt mũi họng. Vitamin các loại chị cho uống thường xuyên để tăng sức đề kháng.
“Tới khi biết con là F1, ban đầu mình cũng hơi hoảng. Mình test nhanh cho bé luôn, kết quả âm tính nên trấn tĩnh lại. Tuy nhiên, sau đó mình lên một lịch chăm con và “canh chừng” cả cho ông bà và bé con”.
Chị Lan mua bồ kết bề đốt trong nhà để khử khuẩn. Hàng ngày, ngoài vitamin tổng hợp, chị cho con uống thêm viên tỏi, ngậm vitamin C, và uống viên thuốc phòng cúm của Nga “do bạn bè mách cho”.
Sau 3 ngày, chị lại cho cả nhà test chứ không phải mình cô bé con bởi theo chị, có những người bị không triệu chứng, nếu không cẩn thận lại lây lẫn nhau mà không biết.
Chị Lan cho biết đến thứ 6 sẽ lại test thêm lần nữa cho đủ 3 lần thì mới yên tâm hoàn toàn được.
“Thấy con ở nhà học online thì mình có cảm giác an toàn hơn, nhưng lại “sôi gan” vì con lại tiếp tục vừa học vừa chơi điện tử, xem youtube, chat chit đủ cả” – chị Lan than thở.
Test thử liên tục cũng là cách mà nhiều phụ huynh có con là F1 đang áp dụng cho con mình.
Chị Lê Minh Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ trước khi quyết định cho con đi học đã chuẩn bị tâm lý về việc có F0 trong lớp của con, hoặc tệ hơn là chính con trở thành F0. Dù vậy, trước thông tin về ca nhiễm liên tục tăng trong trường học, và lớp của con may mắn chưa có F0 nào, chị vẫn không khỏi lo lắng.
"Dẫu sao, tôi cũng chỉ biết lo cho con ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng và liên tục nhắc nhở con phải cẩn thận khi tới trường học. Dù sao, tôi thấy con đang khá hào hứng đi học và đã có những chuyển biến tích cực khi về nhà, chịu giao tiếp với bố mẹ hơn, nên mong rằng lớp của con sẽ không phải học online trở lại".
Phương Chi

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Cho trẻ uống thuốc theo ''tư vấn'' trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà.
" alt="'Nhật ký' người mẹ chăm con mắc Covid"/>
'Nhật ký' người mẹ chăm con mắc Covid