Mọi nút thắt tình cảm trong phim đã dần được tháo gỡ. Trong khi Bảo quyết định chờ Khuê, cho cô thời gian làm trọn nghĩa vụ của một người mẹ và là một người vợ cũ tốt, Thái (chồng cũ của Khuê) bị bệnh hiểm nghèo cũng đã nhận ra đâu là điều thực sự tốt cho cô.
Tuy nhiên, trong tập 44 vừa lên sóng, nhiều khán giả nhanh mắt đã phát hiện tập phim có một cục sạn lớn hài hước. Đó là tình huống được phát hiện khi Bảo đang nhìn vào điện thoại để chời tin nhắn từ Khuê. Điện thoại của nhân vật có hình nền là một cô gái lạ hoắc, xinh xắn mà chẳng phải Khuê - người Bảo yêu say đắm.
Bảo để hình nền là hình một cô gái không phải Khuê. |
Hình ảnh này nhanh chóng được chụp lại và được nhiều khán giả bình luận rôm rả. Nhiều người cho rằng, chiếc điện thoại này chỉ là đạo cụ dùng để đóng phim nên sơ sót này là nhỏ, có thể bỏ qua được. Họ suy đoán đó có thể là hình ảnh các cô gái xinh đẹp trên mạng xã hội nên chuyện để hình nền như vậy là rất bình thường.
Tuy nhiên nhiều khán giả cũng bình luận: "Sạn này to quá. Sao Bảo yêu em Khuê mà lại để hình nền là em khác vậy?", "Phim nhiều sạn nhỉ nhưng vẫn thích xem"...
Mọi nút thắt tình cảm trong phim đang được tháo gỡ. |
Có khán giả còn suy đoán, biết đâu hình ảnh đó không phải sạn mà là hình ảnh có chủ ý của đạo diễn. Họ cho rằng, liệu hình ảnh đó mới là hình người con gái mà Bảo yêu nhất sẽ xuất hiện trong tập cuối của phim?
Hà Lan
Trọng Nhân tiết lộ nguyên nhân bị cả dàn diễn viên nam của 'Hoa hồng trên ngực trái' gọi là "em gái".
" alt=""/>Sạn hài hước trong 'Hoa hồng trên ngực trái': Yêu Khuê nhưng Bảo để hình nền gái lạMột nhà báo kinh tế đang sống ở Hà Nội đã tâm sự cuộc sốngkhó khăn của cô trên mạng xã hội.: “ 3 năm qua, mình đang bị nghèo 2 lần nghèo.Lương giảm, ai cũng thấy rõ điều này. Nhưng rổ CPI của gia đình mình thì tăngkhủng khiếp.
Thu nhập giảm 30%, CPI thì tăng vài chục % thế này, làm sao để sống được đây? (ảnh minh họa) |
Giá gas 3 năm trước 250.000 đồng/bình, giờ450.000 đồng/ bình. Tính ra mức tăng bình quân 27%/năm. Thịt cùng khoảng thờigian tăng giá từ 50.000 đồng/kg lên 140.000/kg, tương đương 60%/năm. Rau tăngbình quân 20-30%/năm. Sữa của con từ 400.000/ hộp 900 gr cách đây 2 năm, giờ500.000/hộp, tức tăng đâu đó 12,5%/ năm. Truyền hình cáp tăng giá từ66.000/tháng năm 2010 lên 110.000/tháng, tức 30%/năm, internet từ 280k lên313.000/tháng, có vẻ tăng ít nhất.
Dầu ăn 38.000/ chai, giờ 45.000/ chai; đường, sữa tắm, dầugội, dầu rửa bát… cho đến thức uống, hoa quả.. tăng ít nhiều cũng trên dưới10%... Tiền thuê nhà, tiền thuê giúp việc 3 năm tăng 30%...
Đó chỉ là CPI của những nhu cầu tối thiểu, còn chưa kể các chi phí cho việc giảitrí, vui chơi, tinh thần… khác. Thu nhập giảm 30%, CPI thì tăng vài chục % thếnày, làm sao để sống được đây?”
Độc giả Thu Hà
Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email: [email protected]! Trân trọng cảm ơn! |
" alt=""/>'3 năm, tôi đang nghèo đi 2 lần!'
Sáng nay (24/11) tại Hà Nội, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm Tổ chức UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự buổi lễ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi Lễ |
Cách đây 30 năm, Nghị quyết của UNESCO đã khẳng định "Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá Nghị quyết của UNESCO có giá trị lớn lao, là sự ghi nhận của thế giới, của Liên Hợp Quốc đối với những giá trị cao đẹp của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao quý nhất, xuất sắc nhất. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: với khát vọng "không có gì quý hơn độc lập, tự do", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng khẳng định "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì hoà bình và phát triển bền vững… sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần vào sự phát triển của các giá trị quý báu chung của nhân loại, cùng tìm kiếm các giải pháp thoả đáng cho những khác biệt trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng, phát triển cùng có lợi".
Trong quan hệ với UNESCO, Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Việt Nam cũng sẽ cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương UNESCO, cùng nhau thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, góp phần vào việc thực hiện các mảng công tác quan trọng của UNESCO. Điều đó là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, và cũng sẽ là hành động thiết thực phù hợp với tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Trong khuôn khổ các hoạt động, các đại biểu đã tham gia Tọa đàm quốc tế "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới". Triển lãm tư liệu "Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất” gồm 3 phần: Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc; Hồ Chí Minh – Nhà Văn hóa kiệt xuất; Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại sẽ được mở đến hết ngày 10/12/2017 tại Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
T.Lê
" alt=""/>Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh