Theo bà Thủy, Bộ GD-ĐT hướng tới hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch, gia tăng vai trò giám sát của các bên liên quan trong quá trình đào tạo tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ đại học và nâng cao trách nhiệm giải trình theo Luật Giáo dục đại học.
“Theo quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT, yêu cầu đối với luận án tiến sĩ phải là báo cáo tổng hợp kết quả học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thể hiện nghiên cứu sinh có khả năng độc lập nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới có giá trị làm gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể.
Việc đánh giá luận án phải tuân thủ quy trình 3 bước là đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn, gửi lấy ý kiến nhận xét đối với luận án của phản biện độc lập và bảo vệ luận án tại Hội đồng cấp trường/viện" - bà Thủy cho biết.
Yêu cầu của Quy chế là người phản biện luận án là những nhà khoa học, chuyên gia ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài (ít nhất có người không công tác tại cơ sở đào tạo), có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án. Thành viên Hội đồng đánh giá luận án phải là những nhà khoa học có tiêu chuẩn như người hướng dẫn, trong đó Chủ tịch Hội đồng phải là giáo sư hoặc phó giáo sư ngành phù hợp với chuyên môn của đề tài luận án.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án phải được công bố trên các tạp chí, sách chuyên môn tham khảo, hội nghị khoa học ở trong hoặc ngoài nước; đăng tải thông tin buổi bảo vệ luận án, nội dung toàn văn luận án trên trang thông tin của Bộ GD-ĐT, của các cơ sở đào tạo trước và sau khi bảo vệ luận án đã bổ sung thêm một kênh công khai, minh bạch hóa thông tin để tiếp nhận sự phản hồi, phản biện của xã hội và của những ai quan tâm đến đề tài luận án.
Ngoài ra, quy chế còn quy định Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định nội dung một số luận án tiến sĩ khi có phản ánh, khiếu nại hoặc tố cáo hay theo yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra và giám sát.
"Như vậy, quy định về việc đánh giá chất lượng luận án, hàm lượng khoa học của từng luận án là minh bạch, rõ ràng và trước hết là trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của người hướng dẫn, của đơn vị chuyên môn và của các nhà khoa học tham gia vào các bước đánh giá luận án, trong đó vai trò của người hướng dẫn là quan trọng nhất. Việc này cũng gắn liền với uy tín của người hướng dẫn, của hội đồng đánh giá và của cơ sở đào tạo" - Bà Thủy nhấn mạnh.
'Không nên duyệt những đề tài gây dư luận đang lan truyền'
Cũng theo bà Thủy, về mặt hệ thống, Bộ GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đại học và thực hiện vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra.
"Bộ GD-ĐT luôn yêu cầu các cơ sở đào tạo chủ động và thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình đào tạo; đồng thời, đề nghị các bên liên quan và toàn xã hội tiếp tục tăng cường giám sát, phản ánh, tư vấn… nhằm tăng cường chất lượng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, trong đó có đào tạo tiến sĩ.
Đối với việc đào tạo tiến sĩ, là bậc học cao nhất trong hệ thống, là đào tạo nhân lực có trình độ cao, vì vậy các cơ sở đào tạo phải tập trung nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng.
Đồng thời chú trọng đến việc công khai minh bạch quy trình lựa chọn và giao đề tài luận án cho nghiên cứu sinh.
Trên thực tế, việc đánh giá luận án không chỉ ở tên đề tài mà còn ở nội dung và giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của luận án được cộng đồng khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đó chấp nhận.
Tuy nhiên, các hội đồng xét duyệt và người hướng dẫn cần nghiêm túc, nghiêm minh, không duyệt những tên đề tài có phạm vi quá hẹp, không đủ tầm của một luận án tiến sĩ, gây dư luận xã hội như đang được lan truyền, đặc biệt là đối với những luận án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và quản lý".
Đồng thời, bà Thủy cho rằng khi triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia của Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH, trong đó cốt lõi của cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ là nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ với khối lượng học tập chiếm đến 80%.
"Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải tuân thủ chuẩn này và đáp ứng chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam. Đây là một trong những căn cứ để người hướng dẫn xem xét đồng ý cho phép nghiên cứu sinh được nộp luận án để thực hiện các bước đánh giá tiếp theo, đồng thời thành viên các hội đồng phải bám sát các yêu cầu này khi đánh giá luận án tiến sĩ.
Các cơ sở đào tạo nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình trong chuyên môn học thuật, tiếp tục tăng cường minh bạch thông tin về quy trình đào tạo tiến sĩ để tranh thủ tiếp nhận và tổng hợp các phản biện xã hội và phản hồi của các bên liên quan về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khai thác triệt để lợi thế của công nghệ thông tin trong rà soát việc sao chép luận văn, luận án và thực hiện tốt liêm chính khoa học.
Bên cạnh đó nâng cao nhận thức và vai trò giám sát, phản biện của cộng đồng khoa học trong đánh giá luận án tiến sĩ, giữ gìn đạo đức khoa học, tránh việc nể nang, dễ dãi để bảo đảm giá trị khoa học của từng luận án, góp phần gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể" - bà Thủy nhấn mạnh yêu cầu.
Phương Chi
" alt=""/>Bộ Giáo dục lên tiếng về hiện tượng luận án 'tiến sĩ cầu lông'Phụ huynh Hà Nội có con sắp vào lớp 1 năm học 2018-2019 có thể đăng ký tuyển sinh trực tuyến từ ngày 1-3/7.
Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn 6 bước đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng điện tử tuyển sinh trực tuyến
Bước 2: Chọn loại đăng ký tuyển sinh
Bước 3: Đăng ký tuyển sinh
Bước 4 và 5: Xác nhận thông tin đăng ký tuyển sinh trực tuyến
Bước 6: In thông tin đăng ký tuyển sinh
Cha mẹ học sinh cần lưu ý những điều kiện cần thiết để đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho học sinh vào các trường lớp 1 năm học 2018-2019, gồm:
- Thiết bị điện tử có kết nối internet: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,...
- Hòm thư điện tử (email) liên hệ: Cha mẹ học sinh có hòm thư điện tử cá nhân, hoặc dùng nhờ hòm thư điện tử của của nhà trường.
- Mã số và mật khẩu đăng ký tuyển sinh: để đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1, lớp 6, cha mẹ học sinh nhất thiết phải có mã số và mật khẩu đăng ký tuyển sinh; mã số và mật khẩu đăng ký tuyển sinh này do trường mầm non, tiểu học năm học 2017-2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội bàn giao cho cha mẹ học sinh của học sinh cuối cấp. Mỗi mã số cha mẹ học sinh chỉ được đăng ký tuyển sinh trực tuyến một lần.
Khi điền thông tin vào biểu mẫu đăng ký tuyển sinh trực tuyến chú ý:
Phần Thông tin cha, mẹ, người giám hộ: Cha mẹ học sinh nhất thiết phải khai đủ (Họ và tên, Năm sinh, Số CMND) một trong ba phần: Thông tin cha, Thông tin mẹ hoặc Thông tin người giám hộ.
Trường hợp sai thông tin học sinh: khi cha mẹ học sinh mang hồ sơ tuyển sinh đến nộp tại trường đăng ký tuyển sinh theo thời gian quy định, ban tuyển sinh nhà trường sẽ đối chiếu và chỉnh sửa theo đúng thông tin hồ sơ tuyển sinh.
Khi nộp hồ sơ nhập học, cha mẹ học sinh phải nộp kèm theo Giấy nhập học năm học 2018-2019 được in từ hệ thống tuyển sinh trực tuyến. Nếu đã đăng ký tuyển sinh trực tuyến thành công, có thể đề nghị trường tuyển sinh hỗ trợ in Giấy nhập học năm học 2018-2019 khi nộp hồ sơ.
Cha mẹ học sinh có thể đối chiếu hồ sơ tại trường đăng ký tuyển sinh từ khi nhận được thông báo đăng ký tuyển sinh trực tuyến thành công đến hết ngày 18/7/2018.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố công tác tuyển sinh vào lớp 1 và các trường mầm non năm học 2018 - 2019.
" alt=""/>Cách đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 Hà NộiCông ty thông tin thêm: "Chúng tôi lo ngại rằng đứa trẻ sẽ bị tổn thương bởi các điều khoản trong quá trình tranh chấp dân sự và hình sự trong suốt 6 năm từ 2014 đến 2020. Kim Hyun Joong lo lắng con trai sẽ phải tiếp xúc với giới truyền thông và bị tổn thương bởi hàng loạt bài báo. Vì vậy, anh cố gắng tránh để con mình tiếp xúc với giới truyền thông.
Đó là lý do anh không đề cập đến con ở bất cứ đâu và vấn đề thương lượng, hỗ trợ nuôi con được giải quyết thông qua tòa án. Để đứa trẻ không bị tổn thương thêm một lần nữa, chúng tôi chân thành xin các bạn hạn chế đăng tải những bài viết liên quan đến đứa trẻ”.
Theo công ty quản lý, xác nhận quan hệ cha con là một quá trình cần thiết về mặt pháp lý để Kim Hyun Joong thực hiện quyền và nghĩa vụ làm cha. Cụ thể, Kim Hyun Joong muốn trở thành người chăm sóc và sống cùng con, nhưng dù muốn anh cũng không thể gặp đến khi con 7 tuổi. Công ty cho biết Kim Hyun Joong rất khó để tiến hành các cuộc trao đổi và thỏa thuận hỗ trợ nuôi con với bạn gái cũ - người đã có quyền giám hộ.
Ngoài ra, công ty cho biết: “Kim Hyun Joong đã trải qua các cuộc phỏng vấn sơ bộ từ cuối năm 2021 theo quy trình hòa giải của tòa án. Các cuộc đàm phán đã được tiến hành từ tháng 1/2021, sau đó anh mới có thể gặp con. Số tiền cấp dưỡng nuôi con được quyết định tạm thời là 2 triệu won (khoảng 37,5 triệu đồng) và anh vẫn tiếp tục chi trả 2 triệu won phí cấp dưỡng đó. Đây không phải là số tiền mà Kim Hyun Joong quyết định, cũng không phải số tiền mà bạn gái cũ yêu cầu.
Đoạn video bóp méo sự thật bằng cách thay đổi trình tự các sự kiện nên chúng tôi lên tiếng để ngăn chặn các bài báo sai sự thật. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, chúng tôi hy vọng các báo hãy xác nhận lại với công ty quản lý để đưa ra những thông tin chính xác nhất".
Năm 2015, bạn gái cũ đệ đơn kiện Kim Hyun Joong đòi bồi thường số tiền 1,6 tỷ won (khoảng 30 tỷ đồng) vì bị hành hung đến sảy thai. Phía Kim Hyun Joong bác bỏ cáo buộc, đồng thời kiện ngược vì tố cáo sai sự thật. Phiên tòa sơ thẩm nhận định cô Choi khó có thể bị sảy thai do Kim Hyun Joong hành hung hay bị ép phá thai. Toà phán quyết cô Choi phải bồi thường 100 triệu won (khoảng 1,8 tỷ đồng) cho nam ca sĩ vì tội bôi nhọ.
Kim Hyun Joong là diễn viên, ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng Hàn Quốc. Anh là cựu thành viên của nhóm nhạc nam SS501 và gây tiếng vang khi đóng Vườn sao băng(Vai công tử nhà giàu Ji Soo), Playful Kiss...
Quỳnh Anh
" alt=""/>Kim Hyun Joong phản pháo khi bị tố kỳ kèo, không cấp dưỡng nuôi con suốt 8 năm