Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 28/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thành phố không thể bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trực tiếp truyền thống. Theo đó, học sinh trung học sẽ học trực tuyến bắt đầu từ ngày 1/9, còn bậc tiêu học từ ngày 8/9. Học sinh mầm non sẽ bắt đầu năm học muộn hơn khi tình hình dịch bệnh ổn định.TP.HCM cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho việc học trực tuyến hết học kỳ I. Các địa phương kiểm soát dịch tốt sẽ tổ chức dạy trực tiếp ngay khi đủ điều kiện, tận dụng tối đa thời gian dạy trực tiếp, đặc biệt với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và lớp cuối cấp.
Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, việc dạy học trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét việc kéo dài thời gian năm học để đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt với các khối lớp nhỏ 1, 2, 3.
|
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). |
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, theo khung chương trình kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022 thực chất trong đó đã có 2 tuần dự phòng cho những trường hợp đặc biệt như phòng chống thiên tai, khí hậu, thời tiết,...
“Trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần).
Ngoài ra, theo Công văn số 2551/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền quyết định thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày, để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục trong trường hợp đặc biệt. Như vậy, các địa phương hoàn toàn có thể chủ động để có thể có thêm 1 tháng”, ông Thành nói.
Ông Thành cho hay, ít nhất 1 tháng đó thì vẫn còn đủ thời gian để địa phương chủ động và chưa cần phải xin kéo dài thêm.
“Chưa kể, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học cũng hướng dẫn các địa phương cố gắng bố trí cho các trường dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Có nghĩa thời gian thực học là 35 tuần với chương trình 1 buổi/ngày, 6 buổi/tuần; nhưng nếu trường bố trí nhiều hơn 6 buổi/tuần thì có thể khoảng thời gian thực đến trường có thể nhỏ hơn 35 tuần thực tế nhưng vẫn đảm bảo được chương trình”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, sau đó, nếu trường hợp bất khả kháng tiếp diễn, địa phương mới thống nhất với Bộ GD-ĐT để có phương án, có thể tương tự như năm học 2019-2020.
Thanh Hùng
'Xây dựng bài giảng dùng chung cho các bộ sách giáo khoa'
Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, học trực tuyến không phù hợp với học sinh lớp 1 khi và chỉ khi chúng ta triển khai không bài bản, không đúng các quy định và không đảm bảo các yêu cầu. Bộ sẽ thiết kế chuyên mục “Cùng em học lớp 1”.
" alt="Bộ Giáo dục nói gì về đề xuất kéo dài năm học của TPHCM?"/>
Bộ Giáo dục nói gì về đề xuất kéo dài năm học của TPHCM?
Có con năm nay vào lớp 1, chị Hoàng Ngọc Mai (Hà Nội) cho rằng, với việc học trực tuyến, tính tự giác của người học vẫn là yếu tố tiên quyết. Với học sinh vừa vào bậc tiểu học, có rất nhiều điều hạn chế gây cản trở sự tập trung của trẻ, ví dụ như thiết bị, môi trường học tập,…“Ở độ tuổi lớp 1, lớp 2, trẻ cần sự chỉ dạy trực tiếp, quan tâm sâu sát, chỉnh sửa từng li, từng tí từ thầy cô. Nếu như những bước đầu tiên trẻ đã phải học online, không có giáo viên dẫn dắt, phụ huynh lại không có chuyên môn sư phạm để giúp đỡ, uốn nắn… sẽ không tránh khỏi chệch choạc và rất khó sửa về sau” - chị Mai nói.
|
Một buổi học online của bé lớp 2 |
Do đó, để trẻ lớp 1 học online hiệu quả, chị Mai cho rằng, cần điều chỉnh nội dung giảng dạy sao đơn giản, dễ hiểu nhất. Những mảng kiến thức phức tạp hơn, giáo viên có thể cập nhật, bổ sung sau khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp. Ngành giáo dục cũng nên xem xét giới hạn việc học trực tuyến chỉ thực hiện ở một số môn học nhất định. Thời gian học trực tuyến cũng nên rút ngắn.
Ngoài ra, theo chị Mai, cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía; trong đó nhà trường không nên gây áp lực thành tích, thi đua; giáo viên và phụ huynh phải có sự đồng hành, phối hợp với nhau.
Cũng có con năm nay cũng vào lớp 1, chị Nguyễn Hoàng Quỳnh Như (Thanh Xuân, Hà Nội) “choáng” khi thấy thời khóa biểu của con được sắp xếp giờ học trực tuyến tới 4 tiếng/ ngày.
“Việc sắp xếp thời khóa biểu hôm thì học buổi sáng, hôm lại học chiều tối rất bất cập cho phụ huynh và rất khó khăn đối với trẻ nhỏ.
Thời gian đầu, con không quen ngồi học trước màn hình máy tính nên cảm giác giống như “đang xem một chương trình mà mình không yêu thích”. Con nhấp nhổm, liên tục kêu mệt, mỏi mắt… khiến việc tiếp thu bài cũng không hiệu quả” - chị Như kể lại.
Vì thế, chị Như cho rằng, việc học trực tuyến với trẻ lớp 1 chỉ nên áp dụng cho các môn như Toán, Tiếng Việt; các môn còn lại, giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh cách đồng hành cùng con tự tìm hiểu tại nhà và kiểm tra, bổ sung khi trẻ quay lại trường học” - chị Như nói.
Giáo viên tìm cách “dụ” trẻ học
Cô V.H là giáo viên dạy lớp 1 ở một trường điểm của quận Đống Đa, Hà Nội. Trước khi năm học mới bắt đầu, cô V.H. đã lập kênh Youtube chia sẻ các ứng dụng để dạy học.
Buổi đầu làm quen với học sinh, cô V.H. dành 2,5 tiếng trao đổi với phụ huynh về phương pháp dạy online của mình, chia sẻ các phần mềm, làm quen với học sinh. Cô cũng gửi demo học thử.
Hiện tại, trường của cô đang áp dụng thời gian biểu dạy 1 tuần 3 buổi online cho học sinh. Cô V.H. cho rằng số lượng buổi dạy như trường cô đang áp dụng là phù hợp bởi phải có thời gian cách ra để bố mẹ tự kèm con ở nhà, chứ ngày nào cũng học xong không làm bài thì không thể nhớ.
"Phụ huynh hướng dẫn con tự học bằng nhiều cách, như qua các ứng dụng thu tiếng học sinh đọc, tương tác bài tập đọc.... Dù không thể như học trực tiếp nhưng khá hiệu quả".
Tuy nhiên, cô V.H. cho biết, từ tuần sau chương trình sẽ đi rất nhanh. "Nếu Bộ giãn ra thì tốt, chứ hiệu trưởng và phụ huynh mà bắt giáo viên dạy theo đúng chương trình thì rất khó vì nặng" - cô giáo này bày tỏ nguyện vọng.
|
Giáo viên tiểu học ở nhiều địa phương sẽ có một quãng thời gian khá vất vả trước mắt |
TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, lúc này, ngoài thầy cô thì cha mẹ chính là những người quyết định đến sự thành công của việc học trực tuyến. Vì thế, bản thân phụ huynh phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và chủ động đồng hành cùng con trong việc tổ chức môi trường học tập tại nhà.
Cụ thể, cha mẹ cần tập dần cho con em mình việc tự nắm bắt và thực hiện các nhiệm vụ học tập, sử dụng và thao tác công nghệ, từ đó, giúp các con hình thành thói quen chủ động trong học tập.
Đối với giáo viên, cần phải thiết kế những bài học trực tuyến theo cấu trúc hợp lý, đồng thời, cần phải trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
"Giáo viên chỉ nên dạy 1 buổi trong ngày, 1 ngày không quá 2 giờ học trực tuyến để hạn chế việc trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính. Ngoài ra, khi thiết kế bài học trực tuyến, giáo viên cần lượng hóa nội dung trọng tâm của bài học. Nội dung trọng tâm này có thể chỉ chuyển tải tới học sinh trong vòng 10 – 15 phút ở thời điểm sự tập trung chú ý của trẻ ở mức cao nhất trong tiết học" - TS Tiệp nói.
Ngoài ra, theo TS Tiệp, giáo viên cũng phải ý thức được việc học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường.
"Thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì điều đó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập của trẻ".
Nỗi lo của hiệu trưởng giữa tâm dịch Từ ngày 8/9, các trường tiểu học ở TP.HCM bắt đầu cho học sinh ôn tập kiến thức. Trong những buổi “gặp gỡ đầu năm” này, thầy trò mới làm quen và giáo viên đang hướng dẫn cách đăng nhập, nội quy học online và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em (nắm những trường hợp có hay không có thiết bị, có nhiễm hay không nhiễm, nơi ở hiện tại khi đang dịch...) và báo cáo về cho lãnh đạo nhà trường. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận 12 cho biết khi Sở GD-ĐT quyết định sẽ cho học sinh học online hết học kỳ I, chị đã tập huấn lại cho GV các phần mềm dạy online là Google meet, K12Online, Zoom, Ms Team... GV sẽ tự chọn phần phụ hợp để dạy, miễn có tương tác giữa thầy và trò. “Dạy online mà hiệu quả thì chắc chắn không hiệu quả như dạy trực tiếp, đặc biệt là khối 1-2. Nhưng tình hình dịch như hiện nay thì phải chấp nhận online thôi. Bây giờ, nhà trường chỉ động viên giáo viên tìm thêm các phần mềm hỗ trợ để xây dựng bài giảng cho học sinh học mà chơi - chơi mà học thôi. Mà GV giỏi công nghệ thì ổn, còn lớn tuổi mà chậm công nghệ thì đuối cả thầy lẫn trò” – cô hiệu trưởng chia sẻ. Ngoài ra, vị hiệu trưởng này cho biết Phòng GD-ĐT Quận 12 cho sử dụng video dùng chung là nguồn tài nguyên dùng chung toàn quận do tất cả các trường soạn giảng và chia sẻ với nhau. GV nào không thích mà muốn soạn riêng thì cứ soạn. GV nào khó khăn về thiết bị để quay clip thì có thể dùng video của ngành. “Mình quản lý trên các minh chứng GV chụp màn hình gửi về. Ban giám hiệu chia nhau đăng nhập link thầy cô dạy để dự online, giám sát chất lượng dạy học”. Tuy nhiên, điều mà vị hiệu trưởng này đang lo lắng là trường đóng ở một địa bàn cư dân nghèo, “không có thiết bị hoặc có thiết bị thì không có mạng, kể cả GV”. Do đó, nhà trường phải tìm cách hỗ trợ thiết bị máy móc, cố gắng để các con không mất bài, tiếp thu kiến thức trọng tâm. Một khó khăn nữa đối với nhà trường là một số học sinh có ba mẹ bị nhiễm Covid-19 đang đi cách ly, bé gửi ở hàng xóm hoặc ở quê. “Hôm qua, các cô báo cáo có nhiều số điện thoại các bạn liên hệ miết mà không ai bắt máy, rất lo lắng. Sau khi chốt hết các hoàn cảnh, nhà trường sẽ tính phương án chặt chẽ hơn còn trước mắt chỉ vận động phụ huynh mỗi lớp tự hỗ trợ nhau bằng cách cho mượn điện thoại cũ, thừa không dùng hoặc nếu có điều kiện thì cho các em không có thiết bị. Nếu bước đó ổn thì thôi, còn chưa ổn sẽ tính tiếp”. |
Phương Chi - Thúy Nga
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ GD-ĐT cần giảm tải chương trình học trực tuyến
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện các đài truyền hình, kênh truyền hình trung ương… bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình trong tình hình dịch bệnh.
" alt="Phụ huynh choáng vì thời khóa biểu học online của bé lớp 1"/>
Phụ huynh choáng vì thời khóa biểu học online của bé lớp 1
Sống trong một căn nhà nhỏ tức là bạn sẽ phải trải qua nhiều thách thức hơn cho việc thiết kế và trang trí ngôi nhà.Ẩn mình trong khu Upper West Side của Manhattan, căn hộ nhỏ này không chỉ là nơi thư giãn mà còn là nơi cung cấp năng lượng cho chủ nhân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Được thiết kế với màu sắc và cách bài trí độc đáo, ngôi nhà đã thực sự đáp ứng được tiêu chuẩn của chủ sở hữu khi đảm bảo có đủ khu vực ngủ, sinh hoạt và giải trí, dù cho tất cả các khu vực đó đều nằm gọn trong một căn phòng.
Tất cả mọi thứ trong căn nhà đều được sử dụng đa mục đích là một mẹo để bài trí những căn hộ nhỏ. Cùng "nghía" qua thiết kế độc đáo bên trong căn hộ để học tập mẹo bài trí cho riêng mình.
Để phản ánh cá tính của chủ nhân, các loại gối đủ màu sắc sặc sỡ đã được bài trí trên sofa màu ghi xám một cách thực sự nổi bật.
Chẳng hạn như, một chiếc bàn để giữa hai chiếc cửa sổ có thể được tận dụng làm bàn ăn cho hai người, đồng thời có thể sử dụng như bàn trang điểm hay bàn làm việc.
Bàn để cạnh giường được thay bằng giá đỡ trên đầu giường nhằm tiết kiệm và tối đa hóa không gian.
Hành lang dẫn sang các gian phụ được sơn màu trắng thoáng và rộng
Đèn hành lang độc đáo mà nổi bật trên nền trắng
Phòng bếp đầy đủ tiện nghi mà vẫn sạch gọn. Màu gỗ nâu nhạt bổ sung thêm sự ấm cúng cho gian nhà.
Phòng vệ sinh nhỏ gọn nhưng đủ thiết bị để phục vụ nhu cầu tắm rửa, vệ sinh và trang điểm của nữ chủ nhân.
Theo Khám phá
" alt="Căn hộ 20m2 vẫn sang chảnh như biệt thự đắt giá"/>
Căn hộ 20m2 vẫn sang chảnh như biệt thự đắt giá