Đây là hợp đồng trị giá 6,5 tỷ USD mà Hàn Quốc ký với Mỹ năm 2014. Trang web Uriminzokkiri của Triều Tiên đã lập tức chỉ trích sự kiện này, gọi đây là "hành động thù địch làm leo thang căng thẳng quân sự trên bán đảo" và là "một thách thức rõ ràng đối với các nỗ lực kiến tạo hòa bình" có thể gây ra "hậu quả thảm khốc".
Clip hai chiếc F-35 đầu tiên trong hợp đồng đáp xuống tới Hàn Quốc:Vậy loại tiêm kích tàng hình tối tân Mỹ này có phù hợp với phi đội hiện thời của Hàn Quốc? Vai trò chúng có thể đảm nhận trong trường hợp xảy ra đối đầu với Triều Tiên?
Theo tạp chí National Interest, Không lực Hàn Quốc (ROKAF) hiện đang sử dụng rất nhiều chiến cơ tân tiến của Mỹ, trong đó có hơn 100 máy bay KF-16C và khoảng 60 chiếc F-15K Slam Eagles.
KF-16C đã được tích hợp đầy đủ tên lửa không-đối-không AMRAAM của Mỹ, loại mà ROKAF đang khai thác ở các biến thể AIM-120C-5 và AIM-120C-7. Sự kết hợp giữa KF-16C và AMRAAM tạo ra sự vượt trội lớn so với đa số các chiến cơ mà Không quân Triều Tiên đang có trong tay. Phần lớn máy bay chiến đấu của nước này được chế tạo từ các biến thể của MiG-21 và J-7, vốn chỉ có thể trang bị các tên lửa không-đối-không hồng ngoại tầm ngắn.
Và KF-16C không chỉ phóng AMRAAM mà có thể quay đầu và rời đi nhanh chóng trước khi máy bay MiG của Triều Tiên có thể khóa mục tiêu.
Tuy Không quân Triều Tiên còn sở hữu các chiến cơ hiện đại hơn như MiG-23 và MiG-29 (chưa rõ số lượng và các biến thể), chất lượng radar và tên lửa trên những chiến đấu cơ này không thể sánh với sức mạnh kết hợp của KF-16C và AMRAAM.
|
Ảnh: Wikimedia Commons |
Trong khi đó, F-15K Slam Eagle tập trung tốt hơn vào các chiến dịch không-đối-đất, được chế tạo dựa trên mẫu F-15E Strike Eagle của Không lực Mỹ. F-15K có thể tự chỉ định các mục tiêu cho bom dẫn đường bằng laser, phát hiện và bắn phá các mục tiêu cả chiến thuật và chiến lược dưới mặt đất.
Vậy nếu Không lực Hàn Quốc đã có đủ sức mạnh cả về không-đối-không và không-đối-đất, thì vai trò F-35A sẽ ở đâu trong phi đội của họ? Câu trả lời có thể nằm ở các cảm biến của F-35.
F-35 có các cảm biến quang điện cực mạnh mà có thể được sử dụng để nhắm vào máy bay. Trong cuộc tập trận Red Flag 2019, các cảm biến quang học của F-35 đã đóng một vai trò lớn mang tới thành công của sự kiện này trong môi trường EW (chiến tranh điện tử hạng nặng), nơi các chiến cơ thế hệ 4 như F-16C "bị mù".
Các chiến cơ MiG-29 của Triều Tiên cũng có cảm biến quang điện ở phía trước, nhưng đó là những hệ thống từ những năm 1980 nên không có đủ độ nhạy hoặc độ phân giải cao như của các máy cảm biến hiện đại của Mỹ và Nga.
Một trận chiến tiềm tàng với Triều Tiên nhiều khả năng sẽ có EW và nhiễu sóng. Trong đụng độ biên giới đầu năm nay, Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố sử dụng EW cho lợi thế chiến đấu trên không. Delhi tuyên bố đã gây nhiễu radar của máy bay Pakistan trong vụ ngày 26/2. Và một bài báo gây tranh cãi cho thấy Ấn Độ mất một chiếc MiG là do Pakistan gây nhiễu kết nối radio với Bộ Chỉ huy.
Các cảm biến và liên lạc tân tiến của F-35A có thể ngăn chặn các vụ việc tương tự như vậy xảy ra. Không lực Hàn Quốc có thể lựa chọn dùng F-35A trong đội hình với các chiến cơ thế hệ 4 để cung cấp liên lạc và nhận thức tình huống tốt hơn, đồng thời mở rộng năng lực của toàn đội trong di chuyển và chiến đấu.
Ngoài ra, F-35A có thể được chỉ định để trấn áp hoăc phá hủy các sứ mệnh phòng không của kẻ thù. Năng lực tàng hình và gây nhiễu của tiêm kích này khiến cho nó dễ sống sót hơn các chiến cơ thế hệ 4 mà ROKAF đang sở hữu.
Thanh Hảo
" alt=""/>Liệu Triều Tiên có đủ sức diệt tiêm kích F
Tuy nhiên, theo Business Insider, hàng không mẫu hạm uy lực này được cho là không phù hợp với nhiệm vụ và có nguy cơ đẩy hàng nghìn thủy thủ vào thế bất lợi quân sự lớn. Và nếu xung đột nổ ra, đánh chìm một tàu sân bay Mỹ là điều không khó với Iran. |
Tàu USS Abraham Lincoln đổi hướng trên biển. (Ảnh: AiirSource Military/ Youtube) |
Mặc dù việc triển khai USS Abraham Lincoln tới vùng biển gần Iran có thể đã được hoạch định từ lâu, song cố vấn Bolton nêu rõ rằng việc con tàu quay trở lại khu vực là phản ứng trước "một số vụ việc và cảnh báo leo thang" của Iran. Ông Bolton không nêu chi tiết cụ thể nhưng một bài viết của Axios tiết lộ Israel đã chuyển cho Mỹ "thông tin về một âm mưu được cho là của Iran tấn công" các lực lượng hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Tạp chí Phố Wall dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng, thông tin tình báo mới "cho thấy Iran đang vạch kế hoạch nhắm tới các lực lượng Mỹ ở Iraq và có thể cả ở Syria, để sắp đặt các cuộc tấn công trên Eo biển Bab el-Mandeb gần Yemen thông qua các nhóm ủy quyền và ở Vịnh Ba Tư bằng chính dàn máy bay không người lái mang vũ khí của mình".
|
Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ |
Theo Business Insider, giới phân tích cho rằng các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đại diện cho trật tự hải quân cao nhất trên biển nhưng không phải nhiệm vụ nào chúng cũng phù hợp. Caitlin Talmadge, chuyên gia về các nghiên cứu an ninh, bình luận trên mạng xã hội Twitter rằng các hàng không mẫu hạm Mỹ vốn "được thiết kế cho các hoạt động trên vùng biển mở".
Giống như một căn cứ không quân nổi với nhiều tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động kề cận để phòng thủ, các hàng không mẫu hạm phát huy năng lực tốt nhất khi di chuyển xa tầm tên lửa phóng ra từ bờ.
Một vùng biển "hẹp và hạn chế như Vịnh Ba Tư có thể khiến cho các tàu sân bay dễ bị tấn công từ trên không, trên bộ và trên biển", ông Talmadge viết. Còn những vùng nước nông như Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz lại là sân chơi rộng lớn của các tàu ngầm và tên lửa Iran.
|
Lính Iran tham gia tập trận gần Eo biển Hormuz. (Ảnh: Reuters) |
"Lý tưởng nhất là một tàu sân bay lớp Nimitz có thể hoạt động trong phạm vi thoải mái của các mục tiêu nhưng ở khoảng cách đủ xa để giảm thiểu nguy cơ đe dọa của kẻ thù", Omar Lamrani, một nhà phân tích quân sự cấp cao thuộc hãng tư vấn địa chính trị Stratfor, trao đổi với Business Insider. "Điều này thay đổi dựa vào môi trường hoạt động nhưng thường là ở khoảng từ 300-400 hải lý".
Các tàu sân bay thực sự là lời cảnh báo mạnh mẽ và được nhiều tổng thống Mỹ tin cậy, nhưng theo chuyên gia Talmadge, nó sẽ vô dụng trong tình huống này.
Thanh Hảo
" alt=""/>Điều tàu sân bay đến dằn mặt Iran, Mỹ rơi vào bất lợi lớn
Sinh năm 1957 trong một gia đình nông dân nghèo, Chu Minh Quốc đã vượt khó vươn lên và thăng tiến nhanh như diều gặp gió trên con đường chính trị. Thậm chí, ông ta từng được ca ngợi là ngôi sao sáng trên chính trường Quảng Đông. |
Chu Minh Quốc khi còn đương chức |
Chu Minh Quốc giữ chức vụ Phó ban Tổ chức châu ủy Hải Nam (khi đó thuộc địa lý hành chính của Quảng Đông) từ năm 1984, sau đó làm Phó ban Tổ chức tỉnh ủy Hải Nam vào năm 1988. Năm 1993, ông này ngồi vào ghế Bí thư huyện ủy Văn Xương rồi đi học trường Đảng trung ương và làm Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam vào năm 1998.
Đến năm 2001, Chu Minh Quốc về Trùng Khánh làm Ủy viên thường vụ thành ủy và Cục trưởng Công an. Năm 2006, Chu Minh Quốc được điều về Quảng Đông làm Ủy viên thường vụ kiêm Bí thư Ủy ban Chính pháp tỉnh ủy. Năm 2010, viên quan họ Chu đảm trách cương vị Phó bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban công tác xã hội tỉnh Quảng Đông. Hai năm sau đó, ông ta giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy kiêm Bí thư Chính pháp. Tháng 1/2013, Chu Minh Quốc trở thành Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quảng Đông.
Tại Đại hội 18, Chu Minh Quốc được bầu làm Ủy viên dự khuyết trung ương. Là một người có khiếu ăn nói và giữ thái độ thân thiện với truyền thông, Chu Minh Quốc rất được lòng báo giới vì sẵn sàng đón tiếp các nhà báo mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, khi bị tố cáo và liên đới một vụ án tham nhũng, Chu Minh Quốc đã lọt vào danh sách điều tra tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc vào tháng 11/2014, với dấu hiệu "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật". Ít ngày sau đó, quan bự này lần lượt bị bãi miễn nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản TQ và bị đưa xét xử trước pháp luật.
|
Chu Minh Quốc trước vành móng ngựa |
Tháng 5/2016, Tòa án Liễu Châu, Quảng Tây, chính thức mở phiên tòa xét xử Chu Minh Quốc và đến tháng 11 cùng năm, ông này bị tòa tuyên án tử hình hoãn thi hành 2 năm vì nhận hối lộ 140 triệu Nhân dân tệ (khoảng 490 tỷ đồng).
Theo hồ sơ tòa án, trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2014, Chu Minh Quốc đã lợi dụng các chức vụ mình đảm nhiệm để giúp 10 tập thể và cá nhân nhận thầu công trình, khai thác đất nền và điều chỉnh chức vụ. Bị cáo trực tiếp hoặc thông qua vợ là Trần Văn Tĩnh nhận hối lộ tiền và vật phẩm. Ngoài ra, ông này còn có số tài sản hơn 91 triệu NDT (318 tỷ đồng), nhưng không thể giải trình rõ nguồn gốc.
Tòa xác định, Chu Minh Quốc đã mang lại lợi ích cho người khác để nhận số tài sản phi pháp đặc biệt lớn, vi phạm quy định về liêm khiết, gây tổn thất rất lớn cho đất nước và nhân dân.
Không chỉ là một vị quan mê tiền, Chu Minh Quốc còn là một người mê gái. Từ đầu năm 1998 khi làm Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, dù đã có vợ và 5 con nhưng ông ta vẫn vẫn ngoại tình, có con với người phụ nữ khác rồi tìm cách bỏ vợ, để cưới nhân tình.
Không những vậy, viên quan này còn là một người rất mê tín. Ông ta dành nguyên một phòng lớn cạnh cửa chính của nhà riêng để thờ cúng nhiều tượng thần.
|
Chu Minh Quốc và "đại sư phong thủy" Vương Lâm |
Nhiều người biết đến câu chuyện Chu Minh Quốc ra tận sân bay đón và quỳ lạy "đại sư phong thủy" Vương Lâm ngay trước mặt mọi người. Mỗi dịp Tết, ông ta đều đế nhà ân nhân Vương để tặng quà.
Năm 2011, khi ông Vương lâm bệnh, Chu cho đón về Quảng Châu chạy chữa, bố trí nằm phòng bệnh cán bộ cấp cao, biếu nhiều tiền vàng. Lý do là Chu tin rằng mình thăng quan tiến chức như tên lửa là nhờ công rất lớn của vị thầy phong thủy này.
Tuy nhiên, rốt cuộc tất cả những việc đó vẫn không giúp ông ta tránh được bản án nghiêm khắc nhất.
Thanh Hảo
" alt=""/>Thói 'ba mê' dẫn quan bự TQ đến tay tử thần