TP.HCM vs Than Quảng Ninh (19h 17/8): Trở lại đường đua?
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- - Bà Đoàn Thị Hồng khoảng gần 70 tuổi đến Tòa soạn với một tập dày đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Tòa án Khánh Hòa xử tranh giành thừa kế có oan sai?" alt="Gần hai chục năm đi khiếu kiện" /> - Đứa trẻ mồ côi cha
Cậu bé Nguyễn Tuấn Sang trải qua nỗi đau mất cha từ 6 năm trước. Đứa trẻ hiền lành cứ thế nghe theo sự sắp đặt của người thân, nghỉ học khi chỉ mới hết lớp 1. Tuổi thơ của con là khoảng thời gian quanh quẩn trong căn nhà nghèo của ngoại.
Mẹ Sang có gia đình mới khoảng 1 năm sau khi cha mất. Đã 5 năm rồi Sang chưa được cảm nhận hơi ấm của mẹ. Người thương con nhất, cũng là người khiến con dựa dẫm cả tâm hồn mình chỉ có bà ngoại. Đáng thương thay, đầu năm nay, ngoại của Sang mất vì tuổi cao sức yếu.
Tuấn Sang hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Cái sự chênh vênh, hụt hẫng, đau buồn và bất lực của một cậu bé 13 tuổi đang chập chững lớn chẳng biết bày tỏ cùng ai. Ngay cả những lần cơ thể khác thường sau đó, con không nhận ra, mà người thân xung quanh con cũng chẳng biết.
Cách đây 3 tháng, bất ngờ thấy cả người con bị sưng phù, mẹ con không có tiền đưa đi khám nên chỉ mua thuốc cho uống. Phải đến lần bị ngã cách đây hơn 1 tuần, Sang sốt và đau bụng kéo dài, mẹ con mới gắng gượng nhờ vả người thân để đưa con đi khám bệnh. Chị không nghĩ tới đứa trẻ mắc nhiều bệnh như vậy.
Bác sĩ Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc trẻ em (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM) cho biết: “Bé Sang nhập viện trong tình trạng sốt cao kèm theo đau bụng, mệt mỏi. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, chúng tôi chẩn đoán con bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn E.coli, và mắc hội chứng thận hư.
Hiện tại, chúng tôi đang kiểm soát tốt tình trạng nhiễm trùng bằng kháng sinh bậc cao. Còn đối với hội chứng thận hư thì đang điều trị triệu chứng của nó, cùng với đó là tìm nguyên nhân gây bệnh”.
Sức khỏe của Sang đang có dấu hiệu phục hồi tốt, nhưng nếu không được tiếp tục điều trị, đứa trẻ tội nghiệp có thể nguy hiểm tính mạng. Từ khi nhập viện đến nay mới tròn 1 tuần, viện phí điều trị cho Tuấn Sang đã gần 20 triệu đồng, mà mẹ của con vét sạch túi cũng chỉ đóng được 4 triệu đồng. Chưa kể chi phí sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng lên khi điều trị hồi chứng thận hư cho con.
“Chắc tôi đưa con về...”
Cậu bé Sang khó nhọc trò chuyện. Sự đau đớn trên cơ thể dường như vẫn chưa thuyên giảm khiến con thường xuyên chìm trong giấc ngủ nặng nề.
Bác sĩ nhận định, cả nhiễm trùng huyết và hội chứng thận hư, nếu không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển biến nặng, dẫn đến nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, chi phí điều trị lên tới hàng chục triệu đồng lại là số tiền quá lớn đối với mẹ của Sang.
Chị Trần Thị Thanh sinh năm 1982, cũng từng trải qua tuổi thơ bất hạnh. Khi mẹ chị mang bầu đứa con út là chị thì cha bỏ đi theo người phụ nữ khác. Cuộc sống khốn khó, không được đi học khiến cho mấy chị em mạnh ai nấy sống.
Khi người chồng đầu đột ngột qua đời, mang gánh nặng lo kinh tế nuôi con, chị phải trốn chạy theo gia đình mới, mang theo một lòng hổ thẹn với 2 đứa con thơ.
Thường ngày chị làm phục vụ cho một quán cà phê ở An Giang. Lương mỗi tháng chỉ khoảng 3 triệu đồng. Bởi nuôi con nhỏ, số tiền ít ỏi vợ chồng chị đi làm được cũng chỉ đủ lo cho gia đình riêng. Họa hoằn lắm mới gửi được chút ít cho nhà ngoại nuôi 2 chị em Tuấn Sang.
Người phụ nữ 38 tuổi cúi đầu vì hổ thẹn lẫn đau lòng và bất lực trước bệnh tật của đứa con trai bất hạnh của mình. Đến lúc con trai bị bệnh, chị cũng chẳng có tiền đóng viện phí. Nhờ những người chị gái gom góp lại mới được 4 triệu đồng, nhưng ai cũng nghèo khó, chẳng thể giúp đỡ thêm nữa nên thành ra cả tuần nay, chị chỉ biết khóc vì thương con.
Chị Thanh nghẹn ngào: “Từ nhỏ Sang đã phải chịu khổ, thiệt thòi đủ thứ, giờ lớn lên còn mắc bệnh như vậy. Tôi biết tôi là một người mẹ không tốt nên vô cùng xấu hổ và lo sợ. Nhưng bây giờ, tôi thực sự không biết phải làm sao”.
Chị gái của Sang năm nay 14 tuổi, từng có thời gian đi làm mướn, phụ bán hàng cho người ta. Nhưng do không được học hành, tính toán chậm, sai sót, ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nên bị đuổi việc. Giờ đây cô bé vẫn đang loay hoay đi kiếm việc làm nhưng chưa được.
Những đứa trẻ mệnh khổ không biết rằng, vì không lo được tiền để điều trị, mẹ của chúng có ý định xin đưa con trai về.
“Căn nhà của mẹ tôi vốn là nhà để thờ phụng, lại chưa có sổ đỏ nên không thể cầm cố. Tôi thực hết cách rồi, hoàn cảnh tôi bây giờ, chắc chỉ còn cách đưa con về chứ biết làm sao”, ánh mắt chị đỏ hoe, tăm tối.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để đóng viện phí cho bé Nguyễn Tuấn Sang; Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TP.HCM; Điện thoại: 02839242661.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.326 (bé Nguyễn Tuấn Sang)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Con mồ côi cha thất học, mẹ không có nổi 20 triệu đồng chữa bệnh nguy kịch" /> - Em bé Vũ Minh Thư (2 tuổi), đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu TPHCM có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con được sinh ra bởi một người mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt, lúc tỉnh, lúc mê. Đứa trẻ chưa từng gặp cha ruột. Đau đớn hơn, con được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư máu khi mới hơn 1 tuổi.
Mới 2 tuổi nhưng Minh Thư đã phải chịu đựng nỗi đau thể xác, nỗi lo sợ bị bỏ rơi. Minh Thư sống cùng mẹ đẻ trong cảnh bữa đói bữa no, lúc được yêu thương, lúc lại bơ vơ, bị bỏ mặc. 17 tháng tuổi, sức khỏe của con đã có nhiều bất ổn, thường xuyên sốt cao và quấy khóc, nhưng phải hơn 1 tháng sau, con mới được đưa đi khám bệnh.
18 tháng tuổi, Minh Thư được phát hiện căn bệnh ung thư máu. Mẹ con đã giao con cho một cặp vợ chồng thân quen nhận làm con nuôi, với lời hứa sẽ lo mọi chi phí điều trị bệnh, cũng như chăm sóc cho con.
Khi Minh Thư về sống cùng mẹ nuôi, con chưa từng khóc nháo đòi về với mẹ đẻ. Bởi từ nhỏ con đã được cha mẹ nuôi chăm sóc, gần gũi, hoặc cũng có thể là vì, tận sâu trong cơ thể con là một linh hồn luôn khao khát được sống.
Trong một đêm về thăm mẹ đẻ, con bị liệt dây thần kinh số 7 khiến miệng méo xệch. Chị Hoàng Lan, mẹ nuôi của Thư chia sẻ: “Không chỉ lần đầu tiên nhận được kết quả xét nghiệm, mà còn nhiều lần sau đó, bác sĩ nói vợ chồng tôi hãy chuẩn bị tinh thần, sức khỏe bé rất yếu. Nhìn đứa bé yếu ớt đang ôm chặt lấy mình, tôi quyết tâm sẽ điều trị cho con. Và cũng nhờ sự nỗ lực không ngừng của chính con mà con mới có thể cầm cự qua những toa thuốc mạnh nhất”.
9 tháng nằm viện, đến nay, con đã truyền 8 toa hóa trị. Có những đợt thuốc mạnh khiến con nằm li bì không dậy nổi, rồi những đợt thuốc nóng đến mức lở loét cả miệng, mắt và tay chân của con. Thế nhưng, đứa trẻ vẫn ngoan ngoãn, cố gắng nghe lời khiến vợ chồng chị Lan thương con đến đau lòng.
“Vì Minh Thư có nhóm máu hiếm, ở bệnh viện thường không có sẵn hoặc rất ít nên tôi phải cố gắng chăm cho con không bị thiếu máu. Nhiều khi do tác dụng phụ của thuốc hóa chất khiến con mệt mỏi, đau đớn, không chịu ăn uống. Tôi sợ con đuối sức nên đành phải dọa là mẹ sẽ không thương con nữa, hoặc là sẽ trả lại cho mẹ con, không nuôi con nữa. Lần nào cũng hiệu quả”, chị Lan nghẹn ngào nhìn con gái.
Cô bé luôn bám theo mẹ nuôi không rời. So với lúc trước, mặc dù bị bệnh nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng, con tăng được 3kg. Điều đó giống như kỳ tích đối với bệnh nhi ung thư, bởi hầu hết những đứa trẻ khác đều bị sụt cân trầm trọng.
Minh Thư có bề ngoài non nớt, luôn trò chuyện líu lo, vui vẻ cả ngày, nhưng bên trong lại chất chứa nỗi sợ hãi bị bỏ rơi vẫn luôn thường trực. Vì thế, cô bé rất đeo bám mẹ nuôi. Dù trong phòng bệnh hay ở đâu, cô bé cũng theo chị Lan không rời.
Ngày nhận chăm sóc bé Minh Thư, chị Lan đang mang bầu hơn 4 tháng. Bởi phải vất vả chạy vạy lo liệu và ở viện chăm sóc con, chị bị sinh non ở tháng thứ 7. May mắn đưa đi cấp cứu kịp thời nên cả 2 mẹ con đều bình an. Thế nhưng, chi phí chữa bệnh cho Minh Thư cùng đợt cấp cứu khiến vợ chồng chị phải vay mượn khắp người thân quen, đến nay chưa thể trả.
“Minh Thư đang dùng phác đồ tấn công nên đều là những toa thuốc mạnh, phải sử dụng thêm thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Chi phí vợ chồng tôi tự bỏ ra có toa là 7-8 triệu, có toa lên tới hơn 20 triệu đồng. Nếu con hoàn thành phác đồ tấn công này và sức khỏe ổn định, con sẽ được về nhà duy trì. Tôi đang cố gắng để bồi bổ dinh dưỡng cho con, hi vọng con có sức chống chọi với bệnh tật và thuốc hóa chất”, chị Lan tâm sự.
Xin các mạnh thường quân cứu giúp, để con được trở lại làm một cô bé xinh xắn, vô tư như trước. Trước đây, vợ chồng chị mướn nhà trọ ở Hóc Môn, tự nấu xôi, làm trà sữa để bán, dành phần dư dả để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác giống như mẹ đẻ của Thư. Từ ngày nhận nuôi con, vợ chồng chị phải nghỉ bán hàng, không còn nguồn thu nhập nào khác.
Cuộc sống của gia đình vốn đã bị đảo lộn bởi dịch covid, lại thêm quá nhiều việc xảy đến, khiến vợ chồng chị Lan kiệt quệ, lời hứa sẽ theo bác sĩ điều trị bệnh đến cùng cho bé Thư trở nên vô cùng gian nan. Rất mong những tấm lòng thơm thảo sẽ trợ giúp để bé Minh Thư tiếp tục được điều trị nốt theo đúng phác đồ, để con có cơ hội khỏi bệnh, lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hoặc chị Lò Thị Hoàng Lan; Địa chỉ: 40/11 đường XTT 1, Ấp 4, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM; Điện thoại: 0967056917.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.306(bé Vũ Minh Thư)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Không có cha, mẹ tâm thần, tính mạng bé gái ung thư gặp hiểm nguy" /> - - Nhà tôi có nhận nuôi 1 đứa trẻ, có giấy tờ hợp pháp và được chính quyền công nhận.
TIN BÀI KHÁC
Mẫu đàn ông nào thích hợp cho phụ nữ giỏi giang, thành đạt?" alt="Thủ tục chối bỏ quyền nhận nuôi trẻ mồ côi, phải làm thế nào?" /> - Sau một thời gian "đóng băng" vì dịch Covid-19, các giải đấu quốc tế bắt đầu trở lại, với lịch thi đấu khá dày đặc rơi vào cuối năm 2020.
Theo thông báo mới nhất của AFC, lịch thi đấu của tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đã được chốt lại. Cụ thể, thầy trò HLV Park Hang Seo có các trận đấu với Malaysia vào ngày 13/10 tại Kuala Lumpur, gặp Indonesia vào ngày 12/11 trên sân Mỹ Đình, và làm khách trước UAE vào ngày 17/11 tại Dubai.
Tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng G Như vậy, với lịch thi đấu này, thầy trò HLV Park Hang Seo chỉ có ít ngày để chuẩn bị cho AFF Cup 2020. Giải bóng đá số 1 khu vực diễn ra từ ngày 23/11 đến 31/12.
Nếu lịch thi đấu vòng loại World Cup 2022 không có gì thay đổi thì tuyển Việt Nam là đội được hưởng lợi nhiều nhất, vì hiện các giải quốc nội đã trở lại. V-League, Cúp Quốc gia cũng như giải hạng Nhất thi đấu liền trong khoảng 4 tháng, các cầu thủ đều trong trạng thái tốt, đạt phong độ cao.
Trong khi đó, Thai-League dự kiến trở lại vào tháng 8 hoặc tháng 9. Thậm chí, giải bóng đá chuyên nghiệp của Malaysia và Indonesia còn đứng trước nguy cơ bị huỷ.
Hiện tại, sau 5 lượt đấu, tuyển Việt Nam đang tạm dẫn đầu bảng G, với 11 điểm, hơn đội nhì bảng Malaysia 2 điểm và hơn đội đang đứng thứ ba là Thái Lan 3 điểm.
HLV Park Hang Seo nhận định, trận gặp Malaysia mang tính bản lề, quyết định tới tấm vé vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 của tuyển Việt Nam.
Video tuyển Việt Nam 3-1 tuyển Indonesia:
Huy Phong
" alt="AFC chốt lịch tuyển Việt Nam đấu Malaysia, UAE" /> - - Ở phường tôi, cảnh sát cơ động thường xuyên đi tuần tra giao thông và bắt phạt người vi phạm.
TIN BÀI KHÁC
10 nghìn cũng phải ngửa tay xin chồng" alt="Cảnh sát cơ động có được bắt người vi phạm?" />
- ·Nhận định, soi kèo Real Betis vs Athletic Bilbao, 3h00 ngày 3/2: Củng cố vị trí Top 4
- ·Em phải chờ đến khi nào, anh mới quay lại?
- ·Lập doanh nghiệp “ma” để lách luật, Tòa vẫn làm ngơ
- ·Xem trực tiếp Pháp vs Maroc ở kênh nào
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
- ·Con gái muốn tìm vợ cho bố
- ·Sổ đỏ tên chồng, xây nhà tiền vợ, li hôn tính sao?
- ·Gia đình có hai người con mắc bệnh 'vô phương cứu chữa'
- ·Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
- ·SLNA vs TPHCM: Công Phượng đụng thủ môn hay nhất V
- Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Trong khi đó, ở thông tư 12 hiện hành (sẽ bị thay thế từ ngày 1/11/2020), học sinh sẽ không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định mới này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rẳng tinh thần của thông tư là rất phù hợp với thời đại, với xu hướng học tập của tương lai và bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục.
Có chăng thách thức và trở ngại là vấn đề quản lý học sinh ra sao và cần tìm ra giải pháp cho việc này.
Không nên cấm!
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội ủng hộ tinh thần của thông tư này.
“Hiện nay, chương trình mở, internet phát triển và nguồn học liệu cũng rất phong phú. Do đó, không nên cấm mà làm sao để học sinh sử dụng điện thoại di động đúng mục đích phục vụ cho việc học”.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng Tuy nhiên, ông Lâm cũng cho rằng, tinh thần thông tư có thể hay nhưng khi đi vào thực tiễn thì có khi lại phản tác dụng. Cũng vì thế mà đòi hỏi giáo viên phải ý thức, trách nhiệm hơn trong quản lý học sinh.
“Ra yêu cầu phải kiểm tra kết quả của học sinh cuối cùng một cách rõ ràng, chứ không phải cho học sinh mở điện thoại rồi thích làm gì thì làm”.
Song, ông Lâm cũng nhìn nhận, việc giám sát là không hề đơn giản.
Theo ông Lâm, khi cho phép sử dụng thiết bị cho nhiệm vụ học tập, giáo viên cần quy định về thời hạn và yêu cầu học sinh thể hiện được kết quả.
Có thể ngoài giám sát của chính giáo viên, cần nâng cao, phát huy tính tự quản của học sinh. “Phải chia tổ, chia nhóm học sinh để theo dõi, nhắc nhở và giám sát lẫn nhau. Để bạn ngồi ngay cạnh vi phạm thì các học sinh xung quanh không ngăn chặn cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, chịu kỷ luật theo nhóm”, ông Lâm nói.
“Cũng phải nêu rõ các mức kỷ luật đối với học sinh sử dụng điện thoại không vì mục đích học tập và không được giáo viên cho phép. Ngoài ra, cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của giáo viên nếu để học sinh sử dụng điện thoại một cách tùy tiện, không vì mục đích học tập”.
Công nghệ có thể giúp quản lý học sinh dùng điện thoại
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, quy định mới của thông tư 32 là phù hợp với thời đại, với xu hướng học tập của tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chuyển đổi số rất mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.
Việc học tập và giảng dạy hiện nay là ở bất cứ nơi đâu, mọi nơi mọi chỗ chứ không chỉ giới hạn trong tường bao lớp học.
“Khi trường học là hệ sinh thái rồi thì việc học thông qua các thiết bị di động trước sau gì cũng sẽ diễn ra, chỉ là nhiều hay ít mà thôi”.
Tuy nhiên, theo ông Nam, vấn đề quan trọng là kiểm soát học sinh ra sao. Ông Nam cho rằng hiện nay, công nghệ để kiểm soát việc học tập qua các thiết bị di động của học sinh cũng đã có.
Tuy nhiên, để làm được những điều đó thì cần có một số sự chuẩn bị.
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng Thứ nhất, bản thân người giáo viên phải được tập huấn tất cả những gì về phương pháp quản lý học sinh trên không gian internet.
“Mỗi học sinh có một thiết bị di động nhưng có thể đều phải cài vào một phần mềm và giáo viên có thể biết và kiểm soát bao nhiêu học sinh đang truy cập. Hoặc giáo viên đưa ra một câu hỏi thì có thể cài đặt trong khoảng thời gian là bao nhiêu đó, thì các học sinh trong lớp đã kết nối điện thoại phải đưa ra câu trả lời; nếu không hoặc khi hết thời gian, phần mềm sẽ tự động đóng và coi như học sinh không hoàn thành nhiệm vụ học tập đó.
Thậm chí có những phần mềm có thể cho giáo viên thấy khi học sinh đang thao tác trên ứng dụng gì thì sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên bên cạnh tên học sinh. Màn hình của giáo viên chiếu luôn trên bảng, nên nếu học sinh nào làm gì cả lớp đều rõ. Tức là phải đến mức như thế thì mới có thể quản lý được học sinh không làm những việc riêng khác. Công nghệ có thể giúp giáo viên quản lý những việc đó nhưng vấn đề là phải tập huấn, huấn luyện giáo viên”.
Thứ hai, khi đã cho phép học sinh mang điện thoại di động vào lớp thì phải trang bị cho các em các năng lực của công dân số từ trước.
“Ví dụ đưa vào từ cấp THCS thì phải chuẩn bị cho các em từ cấp tiểu học về các kỹ năng về an toàn mạng, người dùng có trách nhiệm, biết sử dụng các ứng dụng,...”.
Thanh Hùng
'Sự thông minh trống rỗng' khi cho học sinh dùng smartphone
Công nghệ phát triển khiến "lớp học phải thông minh" là tất yếu nhưng điều đáng lo là phải đối mặt với "sự thông minh trống rỗng", khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư.
" alt="Hiến kế quản lý học sinh khi được cho phép dùng điện thoại trong giờ học" /> - Theo đó, đây sẽ là căn cứ để các để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thống nhất xây dựng học liệu, tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học theo quy định.
Đối tượng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ, có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
Hoặc những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Vậy, nếu không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, cần học gì để trở thành giáo viên?
Theo dự thảo, khối lượng chương trình gồm 35 tín chỉ. Trong đó, phần bắt buộc có 31 tín chỉ; phần tự chọn có 4 tín chỉ.
Nội dung phần bắt buộc gồm có: Khối kiến thức chung; khối kiến thức chuyên ngành; thực tập sư phạm.
Trong khối kiến thức chung gồm các học phần: Sinh lý học trẻ em; tâm lý học giáo dục; giáo dục học; giao tiếp sư pham, quản lý hành vi học sinh, quản lý nhà nước về giáo dục.
Khối kiến thức chuyên ngành gồm các học phần: Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học; dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; phương pháp dạy học môn học; đánh giá học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.
Với người học, các đối tượng có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đang là giáo viên được miễn các học phần tương ứng được học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp bằng và chứng chỉ. Các đối tượng khác phải học tập toàn bộ chương trình bồi dưỡng.
Về hoạt động dạy - học, dự thảo thông tư yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực hành kĩ năng giáo dục ở trường tiểu học trong 5 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường tiểu học 4 buổi/tuần gồm buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 2 buổi khác trong tuần. Trường tiểu học phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và giám sát các nhóm giáo sinh thực hành các kĩ năng giáo dục. Giảng viên sư phạm phối hợp với Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo sinh trong quá trình thực hành. Mỗi giáo sinh dự và ghi chép các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, trong đó, có 1 buổi sinh hoạt lớp do giáo sinh lập kế hoạch và tổ chức. Ngoài ra, giáo sinh tham gia các hoạt động khác diễn ra ở trường tiểu học trong thời gian thực hành kĩ năng giáo dục theo yêu cầu của trường tiểu học và phù hợp với thời khoá biểu các học phần khác tại trường sư phạm.
Cùng đó, yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực tập sư phạm ở trường tiểu học, mỗi đợt 5 tuần liên tục. Giáo sinh đến trường tiểu học 5 ngày/tuần, nếu tổ chức 2 đợt thực tập trong cùng học kì thì bố trí 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt. Giáo sinh thực hiện nghiêm quy định về thời gian làm việc như giáo viên của trường thực tập; đảm bảo chuẩn mực đạo đức, phong cách nhà giáo. Trong thời gian thực tập, không được đăng kí học các học phần khác trong Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thời gian thực hiện Chương trình tối thiểu 1 năm để đảm bảo thời lượng và chất lượng bồi dưỡng; tối đa không quá 2 năm.
Về đánh giá, điều kiện kiểm tra hết học phần là giáo sinh thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả học tập học phần được đánh giá thông qua kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành, đánh giá theo điểm số và theo thang điểm 10. Sau mỗi học phần, người học phải thực hiện một bài kiểm tra.
Đánh giá kết quả học phần: Đạt (khi điểm kiểm tra từ 5 trở lên) hoặc không Đạt.Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ cần ghi rõ, đầy đủ tên các môn học, điểm số mà người học đã hoàn thành.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng GD-ĐT quy định.
Thanh Hùng
Giáo viên tiểu học được tự chủ chuyên môn từ ngày 20/10 tới
Giáo viên tiểu học được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục (tự chủ về nội dung, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh...)
" alt="Người “ngoại đạo” muốn trở thành giáo viên, cần học những gì?" /> - Đây là diễn đàn do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức sáng 25/9 nhằm tiếp thu quan điểm và giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đội ngũ trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhiều cản trở liên quan đến việc phát triển đội ngũ trí thức cũng được đặt ra.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trình độ tri thức của nước ta còn tụt hậu so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, thực hành, ứng dụng, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
“Hiện nay cũng phải thừa nhận rằng có một bộ phận trí thức, kể cả những người có tuổi cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm đạo đức nghề nghiệp và thiếu ý thức trách nhiệm cũng như thiếu tự trọng trong nghiên cứu khoa học, thể hiện vai trò tri thức của mình; có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực, thiếu tinh thần hợp tác.
Những vấn đề này dẫn đến tình trạng một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như thực hiện hoài bão đóng góp cho xã hội, đất nước. Đây là một trong những rào cản cho việc phát triển đội ngũ trí thức hiện nay”, ông Hoàng nói.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng Một khó khăn khác tương đối lớn theo ông Hoàng là nước ta chưa đủ chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức một cách hợp lý và hiệu quả, thiếu chính sách chủ động và đủ mạnh để thu hút tri thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước và tạo điều kiện để trí thức trong nước giao lưu, hợp tác, làm việc với các trung tâm khoa học, văn hóa trên thế giới.
Ảnh: Thanh Hùng Ngoài ra, cơ chế chính sách tài chính hiện hành trong hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật còn nhiều bất cập, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó. “Không phải đối phó trong nghiên cứu mà trong việc vận dụng các chính sách, quy định về tài chính để làm sao cho phù hợp trong việc giải ngân, thanh toán các đề mục của công tác thực hiện đề tài. Do đó đã làm giảm chất lượng công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của trí thức”, ông Hoàng nói.
Vì những điều này, theo ông Hoàng dẫn đến việc chúng ta đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, đội ngũ trí thức ưu tú được đào tạo ở nước ngoài thì không về và một số trí thức trong nước cũng tìm kiếm cơ hội ra làm việc ở nước ngoài.
PGS.TSKH Võ Đại Lược, Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, nếu so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại cách mạng 4.0 thì sự phát triển của tầng lớp tinh hoa trong đội ngũ tri thức còn hạn chế. Những tinh hoa hàng đầu trong các lĩnh vực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
“Trong khi, trong đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa, thì nhóm người làm trong các cơ quan nhà nước có vai trò quyết định, bởi các cơ chế, chính sách vận hành đất nước, tạo điều kiện cho cả đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa hoạt động có hiệu quả là do nhóm này xây dựng và điều hành”, ông Lược nói.
Cùng đó, những hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy danh hiệu,... còn khá phổ biến đã làm cho việc tuyển chọn nhân tài vào các cơ quan bị nhiễu loạn.
Ảnh: Thanh Hùng Theo ông Lược, chế độ đãi ngộ cho giới tinh hoa còn bất cập khi lương của khu vực công thấp hơn rất nhiều so với khu vực tư.
Song, theo ông Lược, hiện nay chúng ta gần như chưa có một chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp với thời đại hiện nay.
“Hiện nay, lao động trí tuệ cao “lượng lưu thông” tự do nhất trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải có chính sách phù hợp, phải cạnh tranh được với các quốc gia và không chỉ thu hút người tài của Việt Nam mà còn phải thu hút được người tài của thế giới về thì mới phát triển được. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của chúng ta hiện còn nhiều bất cập”, ông Lược nói.
Dành kinh phí lớn đào tạo nhưng không thể giữ chân được trí thức
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay, sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức, đến nay còn rất nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Thanh Hùng Theo ông Linh, các bộ, ngành, nhất là các địa phương đều đã có chính sách thu hút đối với tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả của các chính sách này không cao và vẫn mang tính hình thức. “Hình thức tuyển dụng trí thức cũng rất khác nhau, không thống nhất. Có nơi tổ chức xét tuyển, có nơi tổ chức thi. Quy định về tiêu chuẩn chưa phù hợp.
Đặc biệt, tình trạng khá phổ biến là việc bố trí những trí thức giỏi chuyên môn vào các vị trí lãnh đạo quản lý. Đây là một sự lãng phí trong sử dụng tri thức, khiến cho trí thức không phát huy được sở trường của mình, khó tập trung thời gian và trí tuệ trong công tác sáng tạo khoa học”, ông Linh nói.
Ngoài ra, môi trường làm việc ở một số nơi chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến phát triển. Do đó tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang tư, hay ra nước ngoài xảy ra khá phổ biến.
“Trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nước đã dành một lượng lớn kinh phí để đào tạo được một trí thức, nhưng không thể giữ chân được trí thức do không bố trí được công việc phù hợp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Điều này gây lãng phí lớn về tài lực cũng như nhân lực”, ông Linh nói.
PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay, các hạn chế khiến cho những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
“Chúng ta đang rất cần các nhà trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành có thể đảm đương được các công trình, dự án có giá trị để đời”, ông Quang nói.
Thanh Hùng
Quán quân Olympia 2020: 'Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước'
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
" alt="'Kinh phí đào tạo lớn nhưng không thể giữ chân được trí thức'" /> - Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết thống kê có 65.710 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, trong đó có 14.373 là nguyện vọng 1.
Với chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 là 5.000 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi đối với nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là 1 chọi 2,8.
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2020 sẽ tăng mạnh (Ảnh: Thanh Tùng) Năm nay điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật dao động từ 16 đến 26 điểm. Ngành có điểm nhận hồ sơ cao nhất là Robot và Trí tuệ nhân tạo với 26 điểm. Các ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh nhận hồ sơ xét tuyển từ 23,5 điểm.
Ông Đỗ Văn Dũng cho hay, sau khi điều chỉnh tổng số nguyện vọng đăng ký vào trường tăng thêm 8.000 nguyện vọng so với trước đó. Số lượng nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 tăng nên điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ cao hơn điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 1 đến 3 điểm.
Trong đó, điểm chuẩn ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có thể tới 27,5 điểm. Các ngành như Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh sẽ ở mức 25 trở lên.
Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với những ngành còn lại sẽ cao hơn khoảng 1 -2 điểm so với điểm nhận hồ sơ xét tuyển.
Lê Huyền
Trúng tuyển 'ảo' quá nhiều, điểm chuẩn ĐH sẽ biến động thế nào?
Do lượng trúng tuyển “ảo” từ các phương thức như xét học bạ, đánh giá năng lực… quá nhiều, nhiều trường ĐH điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 tăng lên nên dự kiến điểm chuẩn sẽ có biến động.
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2020" />
- ·Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
- ·Kiến nghị đặt tên đường 'Võ Nguyên Giáp
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 28/7
- ·Tuyển Việt Nam dễ mất Công Phượng ở AFF Cup 2020
- ·Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- ·Đường lên đỉnh Olympia thay đổi luật chơi
- ·Kết quả Quảng Ninh vs TPHCM: Công Phượng đưa TPHCM trở lại đỉnh bảng
- ·Khó chịu vì vợ chăm chồng như chăm con
- ·Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
- ·Bố không chịu chu cấp nuôi con, phải làm thế nào?