Tình trạng va chạm giao thông dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, gây án mạng cho đến nay vẫn tiếp diễn, gây thương tích và nguy hiểm đến tính mạng cho nhiều người. Điều đáng nói là đối tượng tham gia giao thông mang theo hung khí để trong cốp xe, cùng với sự mạnh động, hung hãn, nguy hiểm, sẵn sàng tấn công người mâu thuẫn, va chạm với mình.

Sau va chạm xe, hai tài xế xuống bắt tay nhau và phân làn đường" />

Tài xế run tay, chỉ sợ bị đánh khi có va chạm giao thông

Giải trí 2025-01-26 17:04:31 4

Tình trạng va chạm giao thông dẫn đến mâu thuẫn,àixếruntaychỉsợbịđánhkhicóvachạmgiaothô24h an ninh xung đột, gây án mạng cho đến nay vẫn tiếp diễn, gây thương tích và nguy hiểm đến tính mạng cho nhiều người. Điều đáng nói là đối tượng tham gia giao thông mang theo hung khí để trong cốp xe, cùng với sự mạnh động, hung hãn, nguy hiểm, sẵn sàng tấn công người mâu thuẫn, va chạm với mình.

Sau va chạm xe, hai tài xế xuống bắt tay nhau và phân làn đường
本文地址:http://play.tour-time.com/html/478d199372.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà

Tờ The Paper cho biết, tình hình mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã khiến mực nước hàng chục con sông dâng cao và tạo ra hiện tượng lũ quét ở nhiều nơi.

{keywords}
Hiện trường vụ việc. Ảnh: The Paper

Một đoạn video được quay hôm 16/8 cho thấy, có năm người bị mắc kẹt trên nóc một chiếc xe bán tải đang bị dòng lũ bao vây tại địa phận huyện Kim Đường, ngoại ô thành phố Thành Đô.

Chính quyền địa phương sau khi nhận được tin báo đã nhanh chóng điều động các nhân viên cứu hộ cùng một số phương tiện tới hiện trường giải cứu những người gặp nạn.

Số liệu thống kê từ Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 13/8 cho thấy, đợt mưa lũ kéo dài từ đầu tháng 6 tới nay ở nước này đã khiến hơn 63,4 triệu người chịu ảnh hưởng, khoảng 54.000 công trình bị phá hủy, ít nhất 219 người thiệt mạng và mất tích.

Ước tính thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra đã lên tới gần 179 tỷ Nhân dân tệ (hơn 25,7 tỷ USD).

Video: Giải cứu người mắc kẹt trên nóc xe tải giữa dòng lũ xiết. Nguồn: The Paper

Tuấn Trần

Nhiều nơi vẫn mưa xối xả, Trung Quốc lại cảnh báo lũ lụt

Nhiều nơi vẫn mưa xối xả, Trung Quốc lại cảnh báo lũ lụt

Các nhà chức trách ở nhiều tỉnh của Trung Quốc lại ban hành cảnh báo lũ lụt khi dự báo cho thấy những cơn mưa lớn tiếp tục xuất hiện.

">

Video giải cứu người mắc kẹt trên nóc xe tải giữa dòng lũ xiết

- Dù không thể đi lại được trên đôi chân của mình, em Lê Thị Hoài Nhớ (13 tuổi, ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vẫn ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng bài cho các em học sinh.

{keywords}

Hoài Nhớ cùng với mẹ.

Sinh ra chưa được 2 tuổi thì chân Hoài Nhớ bị gãy và bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh xương thuỷ tinh, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa đưa em đi khắp các bệnh viện để điều trị nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi.

Cha của em là anh Lê Văn Hoà (SN 1973), cũng bị mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ, vì thế anh không giúp được gì cho gia đình. Một mình mẹ em là chị Đinh Thị Hoa phải bươn trải nuôi chồng và hai đứa con. Trong nhà chỉ có một sào ruộng với ít hồ tiêu, dành dụm được ít tiền là chị lại vay mượn thêm đưa con đi bệnh viện chữa trị.

Đã hơn 10 năm trôi qua, sự buồn tủi và lo lắng khi chứng kiến con lớn lên trong bệnh tật, đau đớn luôn đè nặng lên đôi vai chị Hoa. Nhìn con đau đớn, lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột mà không biết phải làm thế nào. Mặc dù đã 13 tuổi, nhưng nhìn Hoài Nhớ nhỏ nhắn như trẻ mẫu giáo. Những ngày trái gió trở trời, cơn đau cứ liên tiếp ập đến hành hạ cô bé.

Tuy bị bệnh tật và phải vào bệnh viện triền miên, nhưng Hoài Nhớ rất ham học. 5 năm liền em là học sinh giỏi và luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Mỗi ngày đến trường, Hoài Nhớ phải có mẹ hoặc chị gái cõng đi.

Xong giờ học, mẹ hay chị lại phải vào tận lớp đón về. Hôm nào mẹ hay chị gái chưa đến kịp, các bạn trong lớp lại thay nhau cõng em về nhà. Cứ thế, đã 5 năm trôi qua, Hoài Nhớ đến trường nhờ vào đôi tay của mẹ và chị gái.

{keywords}

Dù đau ốm bệnh tật, nhưng lúc nào em cũng rất lạc quan.

Về đến nhà, Hoài Nhớ chỉ ngồi một chỗ không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc chị gái chăm sóc. Có những hôm đau quá hay phải vào bệnh viện điều trị liên tục không thể đến lớp học được, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp đến tận nhà giảng bài để Hoài Nhớ theo kịp chương trình học.

Thầy giáo Lê Văn Lưỡng, chủ nhiệm lớp Hoài Nhớ cho biết: “Hoài Nhớ là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp, em mang trong mình căn bệnh không chữa trị được.

Cả hoàn cảnh bản thân và gia đình đều hết sức khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là một học sinh tiêu biểu của lớp, nhất là môn toán em trội hơn hẳn so với các bạn trong lớp”.

Biết mình bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa nên em luôn cố gắng học thật giỏi. Dù ngày nắng hay mưa, (chỉ trừ những ngày đi điều trị) thì ngày nào em cũng đòi mẹ đưa đến trường đều đặn và đúng giờ. ..

Khi được hỏi tại sao lại muốn trở thành cô giáo, Hoài Nhớ cho biết: “Em muốn được đứng trên bục giảng bài cho các học sinh. Em biết chân bị tật không thể đứng được, lớn lên làm việc gì cũng sẽ rất khó, nhưng em vẫn muốn được đi học và sẽ cố gắng học thật giỏi”.

Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của Hoài Nhớ, chúng tôi thấu hiểu được khao khát được vui đùa cùng bạn bè của em. 

Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được đi lại trên đôi chân của mình, để cùng vui chơi với bạn bè, để sau này đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho các em học sinh....

Dẫu biết ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực, nhưng gia đình em và tất cả mọi người vẫn luôn hy vọng có một phép màu nào đó đến với em.

  • Hà Nhi
">

Cô bé xương thuỷ tinh giỏi toán

Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế

- “Tôi tự hào những chàng trai, cô gái tôi đoàn phượt Phong Vân đã vượt qua nỗi sợ để lao xuống vực đen cứu người ở Sapa” – Quỳnh Trang viết.

Khoảng 19h chiều 1/9, chiếc xe khách giường nằm của hãng xe Sao Việt, thuộc Công ty Minh Thành Phát, đã lao xuống vực sâu tại Km19, thuộc xã Tòng Sành (Bát Xát, Lào Cai) khiến 12 người tử nạn và 41 người khác bị thương.

Nhóm “phượt” Phong Vân của Giáp gồm 18 người, đa phần là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Thời điểm xảy ra tai nạn, cả nhóm đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch, khi đi qua địa điểm trên thì chứng kiến vụ tai nạn kinh hoàng.

{keywords}
Quỳnh Trang (Ảnh: Facebook Quỳnh Trang)

Trấn tĩnh trong giây lát, nhóm của Giáp đã gọi điện thông báo tới nhà chức trách về vụ việc và tham gia cứu người.

Vừa trở về Hà Nội từ tối 3/9, Quỳnh Trang – một thành viên trong nhóm đã có đoạn tâm sự dài chân thật và đầy xúc động về chuyến đi của mình và nhóm Phong Vân.

Được sự đồng ý của Quỳnh Trang, VietNamNetxin gửi tới bạn đọc đoạn tâm sự này:

Trước khi viết những dòng này, tôi đã không kìm được nước mắt vì bệnh viện báo tin, một nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách ở Sapa đã được nối ống thở đưa về quê bởi “không còn hi vọng”. Điện cho gia đình, một người chú cũng nói: “Em yếu lắm rồi”

Cầu cho những linh hồn của vụ tai nạn xe khách ở Sapa được siêu thoát. Mong những người còn sống, sớm qua khỏi.

….

Tôi đã định không đi chuyến phượt ấy vì cả ngày hôm đó và vài hôm trước trời mưa thật to, dự báo có lụt, sạt lở. Nhưng như là định mệnh sắp đặt, 1 tiếng trước giờ xuất phát, tôi alo cho leader bảo, sẽ tham gia rồi sắp xếp xế, đút quần áo vào balo và lên đường. 5 ngày 6 đêm trên hơn 1000 kmvùng Tây Bắc là hành trình dài thứ 2 tôi trải qua, trước đó là chuyến xuyên Việt bằng xe đạp trong 26 ngày hè năm nhất ĐH.

Cảnh sắc Tây Bắc Việt Nam thật đẹp tươi, hùng vĩ. Cả đoàn tha hồ gào hét, ồ à sung sướng khi thấy trùng trùng điệp điệp ruộng bậc thang, núi, mây, thác nước long lanh sắc màu trong nắng sớm, khi hoàng hôn buông ở Xí Mần, Hoàng Su Phì, Simacai...

Chúng tôi đã offroad 20km đường núi dốc toàn đá to, bùn lầy, một bên vách núi, bên vực sâu, cực hiếm nhà dân và trời 6-7h càng lúc càng mù mịt, xế và ôm sẵn sàng ứng phó với pha ngã trầy người, lo lắng sẽ bị kẹt ở đây khi đèn hết pin, đồ ăn, nước uống không còn.

Mệt lử, 9 chiếc xe với 18 con người dừng chân giữa mịt mùng bóng đêm, sương lạnh, chẳng biết phía trước còn bao km khó khăn phía trương nhưng vẫn ôm đàn ca hát, cười vang chúc mừng qua bùn lầy, đất đá an toàn. Ăn tiết kiệm, ngủ trên bạt, đi tắm nhờ, dừng dọc đường bắc nồi pha cà phê… cảm xúc của những ngày đầu ấy thật vui.

Khi chúng tôi từ TP Lào Cai lên Sapa với sự háo hức, mong chờ của rất nhiều con người chưa từng đặt chân đến “xứ sở sương mù” vùng Tây Bắc, cảm xúc bất ngờ đổi thay mãnh liệt. Tại Km 18-19, đoạn Tòng Sành - Dốc ba tầng trên quốc lộ 4D, khoảng 19h, ngày 1/9, chiếc xe khách giường nằm 45 chỗ tụt dốc điên cuồng, đâm vào xe con bên vách đá rồi lao rầm xuống vực sâu hơn 150m.

Xe của 4 thành viên trong đoàn chúng tôi cách vụ tai nạn chừng 10m, 3 xe máy dẫn đầu trước đó tránh được ô tô “tử thần”. Đến giờ nghĩ lại, cả đoàn vẫn cảm thấy may mắn vì nếu xe khách cứ theo chiều đâm vách đá, chắc chắn trong số các nạn nhân vụ tai nạn có chúng tôi.

“Mọi thứ diễn ra như trong phim hành động. Xe em cách xe bị đâm chừng 10m. Trời tối, chúng em không thấy xe khách đi xuống mà lại lao vèo xuống vực. Những tiếng "ầm, ầm"chát chúa, khô khốc vang lên khi xe khách lộn nhào, va vào thành vực. Em như chết đứng, sững sờ rồi ngồi thụp xuống, nước mắt chảy ra vô thức trong nỗi sợ hãi”- Ngọc Trang (22 tuổi) kể lại. Những chàng xế bình tĩnh hơn chạy sang bên vực xem xét tình hình thì thấy các mảnh của ô tô bắn văng trải dài con vực. Không ai bảo ai, mọi người lao xuống cứu hộ. Một ôm được giao trông xe gọi điện báo cho trưởng đoàn cùng 2 xe đi trước quay lại.

Xe của tôi và Đức Bùi chốt đoàn, từ xa đã thấy tò mò vì phía trước có nhiều đèn xe quá. Khi tới nơi, nghe Ngọc Trang nói không lên lời rằng: ô tô lao xuống vực. Phản ứng của một phóng viên, việc đầu tiên tôi làm là gọi điện về tòa soạn thông báo sự việc. Mất vài giây, tôi tiếp tục gọi cho 115. Trước đó, thành viên trong đoàn và người dân do mải cứu người mà quên thao tác này.

{keywords}

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc

Dưới không gian tối đen của vực, vọng lên trên đường là tiếng gọi thất thanh của một cô gái: “Mọi người ơi xuống đây đi, có nhiều người bị thương lắm”. Âm thanh ấy thôi thúc tôi lao sang đường, bám cỏ tụt xuống dốc sâu. Lúc đầu, tôi không rõ tiếng gọi kia của ai nhưng về sau tự hào vì đó là đứa em yếu đuối nhất đoàn, đêm hôm trước tôi còn phải cho nó uống thuốc hạ sốt. “Em sợ lắm nhưng lúc đó chưa có nhiều người cứu hộ nên em xuống giúp đỡ”, Diệu Lê (22 tuổi) nói.

Không biết sơ cứu cũng không có dụng cụ trong người, nữ sinh này chủ yếu ngồi động viên các nạn nhân và dùng chút sức lực yếu ớt cùng các bạn nam vận đặt nạn nhân vào cáng tự chế là giường nằm của xe và chuyển lên bờ.

Qua một hồi đi lại, mấy đứa con trai to khỏe trong đoàn còn phải thở hổn hển, Diệu Lê lên đường ngồi sụp xuống, nước mắttrào ra, sau đó được đoàn đưa vào trạm xá tiếp nước vì tụt đường huyết.

Con bé, tối qua còn rơm rơm nước mắt khi kể lại chuyện có những nạn nhân lúc trước bắt mạch còn thấy đập, lúc sau họ đã ra đi, bản thân Diệu không thể làm được gì. Diệu Lê còn thì thầm nói với tôi với giọng thật buồn: Em làm việc nên làm nhưng giờ nhiều báo tìm đến quá, em thấy hành động của mình cứ sao sao ấy. Tôi phải phân tích với nó rằng: Hành động cứu người của em và tất cả thành viên trong đoàn đềuđáng tự hào. Hãy kể tất cả để thật nhiều người biết đến và nhân rộng tinh thần tương thân tương ái này.

Quay lại câu chuyện của tôi, khi dừng lại ở tầng thứ nhất của dốc ba tầng, đập vào mắt tôi là la liệt người nằm trên cỏ nát, mặt mũi đầy máu, những tiếng kêu gào đau đớn thất thanh vang lên.

Tôi gắng sức gọi thật to để “xế” đang trườn xuống chạy lên đường lấy ba-lo có đồ cứu hộ và mọi người đang tò mò đứng trên cùng xuống giúp đỡ các nạn nhân. Ngay phút đầu tiên ấy, tôi đã mất bình tĩnh đến mức không thể mở được chiếc túi chứa băng, gạc của mình.

Tay tôi run lên khi vòng băng giữ gạc cầm máu cho người đàn ông có vết rách to, dài, máu chảy ròng ròng trên đầu, xuống mặt, miệng lắp bắp: Cố lên anh, em cầm máu cho anh rồi. Có một bạn nữ nào đó ngồi cạnh bên nên tôi tiếp tục rời chân sang nạn nhân khác.

Đó là một khuôn mặt rất to, đã tái trắng, mắt trợn, miệng há ra. Sờ má anh vẫn thấy ấm, tôi nghĩ nạn nhân còn sống và ra sức gọi họ tỉnh lại. Gọi mãi, gọi mãi không thấy anh phản ứng gì. Mọi người xung quanh kêu tôi hãy bình tĩnh. Họ đặt tay lên mũi anh và kết luận: ngừng thở rồi, hãy để anh ấy ra đi...

Chân tôi khi ấy run lên, nước mắt ứa, cổ họng vang lên những tiếng nấc. Cận kề người đàn ông to béo mặt trắng bệch ấy là một cô gái trẻ với mắt trợn ngược, mặt đầy máu. Hình ảnh này thật sự ám ảnh, xót xa.Tôi đau lắm, muốn vuốt mắt, đắp chăn cho những nạn nhân đó nhưng phải nhờ một chú khác làm hộ vì run, sợ.

Những tiếng kêu gào đau đớn của một cô gái trẻ đang được một bạn nữ ôm người, bạn nam giữ chân (có lẽ để không bị tụt xuống đoạn vực phía dưới) kéo tôi ra khỏi cơn thất thần. Tôi biết, mình phải đi tiếp vì có nhiều người cần được cứu sống. Khi hỏi thăm tình trạng, thấy nạn nhân chỉ bị đau ở chân, tôi gọi mọi người đến đưa chị lên đường.

Sau sự cố lần này, tôi nhận ra, trong tình huống rối ren, càng nơi nào có tiếng gọi to, nhiều nhất, nơi ấy càng thu hút được người đến giúp. Chiếc khăn quàng cổ, quà tặng và là vật tạo dáng yêu thích của tôi được mang ra làm dây cố định người bệnh vào cáng tự chế khi xung quanh không có dây thừng.

Tôi được giao ngồi bên nam thanh niên bị thương đang dựa vào tảng đá khác để cánh con trai vận chuyển người bệnh. Vừa ngồi xuống, nạn nhân này vội nắm chặt tay tôi nói liên hồi bằng giọng miền Nam:“Đừng bỏ tôi lại một mình”, “tôi đau quá”, “đây là đâu”, “vì sao tôi ở đây”…

Anh hoàn toàn không nhớ được gì về bản thân, gia đình, bè bạn. Khi ấy tôi chỉ biết hứa không đi, nói cứu hộ sắp tới rồi, giới thiệu bản thân và nói chuyện về Sapa tươi đẹp để anh bớt hoảng loạn. Sau khi vào viện, người thanh niên này được khâu 5 mũi trên đầu, có máu tụ trong não và phổi nhưng may mắn lấy lại được trí nhớ và dần hồi phục.

Đây cũng là nạn nhân tôi trăn trở nhất khi vào bệnh viện tìm kiếm người của vụ tai nạn. Do không biết tên tuổi, quê quán, các bác sĩ không thể giúp tôi xác định nơi anh nằm. May mắn sau khi đi từng phòng bệnh, tôi gặp được anh và cái nắm tay cùng nụ cười: “Em nhớ hôm qua đã nắm chặt tay một cô gái và nói đừng bỏ tôi một mình, hóa ra đó là chị ạ”khiến trái tim trở nên hạnh phúc.

Rời chàng trai “không nhớ nổi tên mình” khi anh được cáng lên bờ, tôi tiếp tục tụt xuống tầng dốc tiếp theo. Ở đây, có nhiều nạn nhân khác, họ không bị chảy máu bên ngoài và được một hai bạn ngồi bên. Tôi đến chỗ người phụ nữ đang nói không lên lời, thì thầm: chị bị đau ở ngực, khó thở lắm, chị tên Dung, đi cùng chồng, mẹ đẻ và em gái ruột.

Không biết phải làm gì với nạn nhân này, tôi gọi điện cho 115 hỏi và xin họ mau tới cứu người. “Nạn nhân vẫn tỉnh táo, có thể chuyển lên được”, nghe câu ấy tôi liền nhờ mọi người đến giúp. Trước khi chị được chuyển đi, tôi lên trên khoảng 1-2m băng bó cho người đàn ông to con giọng Sài Gòn bị thương ở đầu.

Khi ấy, bông gạc mang đi đã hết, rút túi băng vệ sinh, tôi đặt lên đầu rồi băng lại cầm máu cho anh. Những chiếc băng vệ sinh này sau đó được cầm máu cho vài nạn nhân nữa. Có anh dưới đáy vực sau khi dùng 2 chiếc vẫn phải thủ thêm 2 chiếc nữa ^^.

Nghe cánh con trai kể lại, tôi mới biết chúng không nín được cười khi chuyển các nạn nhân có băng vệ sinh trên đầu. Mọi người trêu rằng, sau này khi đi phượt, dù là con gái hay con trai cũng nên mang theo dụng cụ cầm máu này, nhất là loại có cánh =))).

Tiếp chuyện về chị Dung và người đàn ông giọng Sài Gòn bị thương trên đầu, theo kinh nghiệm khi gặp nạn nhân, tôi luôn hỏi họ đau ở đâu, họ tên, quê quán, đi cùng ai, cách liên lạc với gia đình.

Kinh nghiệm đó đã giúp tôi phát hiện ra người đàn ông mình đang băng bó, tên Bảo kia là chồng của chị Dung. A một tiếng rồi tôi nói lớn xuống dưới: Chị Dung ơi, chồng chị ở đây, anh ấy an toàn rồi.

Nét mặt của người đàn ông có BVS trên đầu cũng như giãn ra. Khi nhiều người hơn gồm cả đoàn phượt của tôi, những người đi đường và dân bản địa xuống giúp, tôi tiếp tục di chuyển xung quanh. Đứng bất thần một chút trước những xác chết nằm dài, tôi lại thở mạnh, lấy bình tĩnh, đứng nhìn xuống đáy vực bảo mọi người rằng mình tụt xuống tiếp.

Tôi nghe tiếng ai đó trong đoàn gọi lại: Chị ơi đừng xuống đó, dốc lắm, nguy hiểm. Mấy người dân cũng bảo, con gái đừng xuống đó làm gì. Vừa trả lời: Cháu còn sức, còn đồ cầm máu, cháu phải đi tiếp, tôi soi đèn điện thoại mò lối đi. Từng bước di chuyển từ trên đỉnh vực xuống dưới ấy, tôi đều rất sợ rằng mình có thể giẫm lên một ai đó đang nằm ở dưới vì trời tối quá. May mắn, suốt khoảng 150m ấy, tôi không giẫm phải nạn nhân nào.

Tầng thứ 3 của con vực dốc gần như thẳng đứng. Leader trong đoàn khi ấy ở đâu hiện ra, chỉ cho tôi lối dễ đi. Anh đứng trên soi đèn cho tôi bám cỏ trượt xuống. Vất đèn để tôi cầm, anh cũng tụt đi theo. Đoạn dốc này thật sự kinh khủng. Cỏ trơn bám đầy xăng dầu ô tô và bốc mùi khó chịu. Tôi sợ khi ý nghĩ mình có thể bị nổ tung hoặc cháy trong đám cỏ này. Sau nghe nhóc Như Thương (23 tuổi) kể rằng, em đã phải hút thuốc lá để lấy bình tĩnh, tôi thấy mình thật may mắn vì cái tàn thuốc ấy không âm ỉ rồi bùng lên.

Dưới đáy vực khi ấy có 4-5 người thanh nhiên, trong đó 2 người của đoàn. Đức Bùi (tên thường gọi là Bùi), anh Mạnh Hùng và Như Thương (khi đó không biết ở chỗ nào) tiếp cận khu vực này sớm nhất. Tôi khi ấy và rất lâu sau là đứa con gái đầu tiên và duy nhất có mặt ở cuối vực sâu. Đưa băng vệ sinh cầm máu cho một anh trai, tôi giục Bùi ra gọi giúp mọi người chuyển nạn nhân lên bờ, để tôi sức yếu hơn, ngồi cạnh em gái tên Vân, sv ĐH Y Hà Nội đang nằm trên đá, cỏ ở đó. Khi Bùi rời đi, Vân bất ngờ túm chân thằng bé vì sợ bị bỏ rơi. Trước đó, chàng trai của đoàn tôi đã tháo chiếc vòng tay may mắn mà thầy trụ trì ở một chùa trong Hà Tĩnh tặng cho, trao cho nạn nhân, mong truyền may mắn được cho em để tai qua nạn khỏi.

Tôi nắm lấy tay Vân, nói chị ở đây rồi và động viện em phải cố gắng vì còn mẹ và đứa cháu 11 tuổi cũng đi cùng xe đang chờ ở trên (lúc này nói dối vì tôi hoàn toàn không gặp họ),cô bé dần yên tâm trở lại.

Người Vân lạnh, tôi đi nhặt từng chiếc chăn đắp cho em. Những chiếc chăn này sau đó thật hữu ích, trở thành đệm cho cô bé khi được khiêng lên cáng. Vân bị đau ở chân, cột sống, mặt bê bết máu, cứu hộ 115 khuyên tôi qua điện thoại là không nên chuyển cô bé đi.

Rất lâu sau vụ tại nạn, bác sĩ và cứu hộ mới có mặt dưới đáy vực để vận chuyển những nạn nhân sống sót lên bờ. Dưới Vân còn một chị to béo bị thương rất nặng, nằm đè lên một xác chết khác,trong nắp của chiếc xe bị bay ra. Khi bác sĩ, công an và nhiều người hơn xuống đáy vực (khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng sau tai nạn), chiếc nắp được đẩy ra và còn nữa những người bị chết.

Tất cả những nạn nhân tôi gặp đều bị kiến, bọ, ruồi bò lên người. Tiếng nhờ: chị ơi xem giúp em có con gì đang đốt thật ám ảnh. Tuy nhiên, hình ảnh đáng sợ nhất về những con bọ ấy, nằm ở chỗ Vân.

Ngoài kiến, có một con như con sán (tôi bị ám ảnh trong lầntrông bà ngoại sắp mất, sán bò từ trong miệng ra, ngeo ngẩy) bò vào hốc mắt của em. Chỉ biết hét một tiếng sợ hãi, tôi lấy tay nhặt con đó vất thẳng đi. Tôi liên tục phải gọi Vân vì cô bé quá yếu hay nhắm mắt lại. Mỗi lần nghe tiếng của tôi, Vân mở mắt ra. Trong ánh đèn mờ dưới đáy vực, tôi cúi nhìn vào mắt em, máu trong mắt vằn đỏ rực, hốt hoảng. Rất nhiều lần như thế rồi thành quen.

Khi tìm kiếm nạn nhân xung quanh không thấy và người xuống đông hơn chị to béo được ròng dây kéo cáng lên bờ. Đá bên trên mấy lần lăn xuống khu cuối vực đang có những người chúng tôi.

Vân là nạn nhân còn sống cuối cùng được chuyển đi. Lo xong cho em, tôi cũng bám dây thừng, níu tay các anh cơ động, cứu hỏa đứng dài theo dây, bám cỏ bò lên ở những chỗ không có người cứu hộ.

Nửa đường, cảm giác mệt phờ. Khi ấy, điện thoại đổ chuông, cả đoàn phượt đang chờ tôi, người cuối cùng của đoàn lên để di chuyển đến Sapa. Chân không muốn bước nữa nhưng suy nghĩ phải đi tiếp thúc đẩy tôi.

Có tiếng gọi ở trên: Chị ơi đi đường bên này, tôi rời con đường bị lạc vì khi ấy mệt chẳng rõ lối lên xuống, dọc ngang và đi theo đường cỏ bị nát. Bám cỏ, cào đất, vịn đá, cuối cùng tôi cũng lên được nơi có những cánh tay của cảnh sát, người dân đưa ra kéo tôi lên đường. Ngồi tựa vào hộ lan thở hổn hển một lúc, tôi lờ dờ bước đi tìm đồng đội của mình mà mấy lần được người dân kéo vào đường để tránh xe hay cái gì đó, khi ấy tôi không tỉnh để nhìn thấy rõ. Tôi còn nghe tiếng ai đó bảo mình rằng, làm gì mà như hết hồn, mồ hôi, đầu tóc bê bết thế kia. Sau một lúc đi và gọi “Phong Vân ơi” (tên đoàn Phượt của tôi), tôi được Nguyên Cu tìm thấy và dẫn về đoàn. Xế này của tôi sau đó còn giúp các chú công an vận chuyển đồ cứu thương, nước uống xuống khu vực xảy ra tai nạn do ô tô không thể di chuyển được.

{keywords}
Các thành viên nhóm phượt Phong Vân (Ảnh: Facebook Quỳnh Trang)

Bữa cơm tối của chúng tôi khi ấy diễn ra lúc 00h. Trưởng đoàn và tôi mời cả đoàn nâng ly cảm ơn các em (trong đoàn khi ấy tôi và leader lớn tuổi nhất) đã làm rất tốt khi dũng cảm xuống vực cứu người. 16 thành viên sau đó đều nhớ và nhắc lại những nạn nhân mình cứu,những hình ảnh đáng sợ vừa qua.Đức Bùi, Nguyên Cu, Thịnh ST, Giáp, Thắng, Diệu Lê, Hoài Anh, Nguyễn Ánh, Như Thương, Quang Ngọc, Mạnh Hùng…đều cùng người dân vận chuyển,cứu được rất nhiều người.

Trong câu chuyện của chúng, tôi thấy những thứ còn ám ảnh hơn hình ảnh mình gặp. Đứa thấy anh đồng tử bị lòi ra, đứa bắt mạch ở cổ không được bèn lật nạn nhân ra thì chiếc cổ bị oặt, mặt mắt trợn trừng đầy máu, đứa không nhận dạng được mặt người vì máu phủ kín, nạn nhân yếu ớt thở, bong bong máu phập phù...

Những đứa trẻ mới 20-23 tuổi đã thật dũng cảm khi vượt qua nỗi sợ để chung tay cứu nạn với một số người dân, khách qua đường. Trên đường khi ấy có rất đông người hiếu kỳ đứng xem nhưng ít ai xuống vực sâu. Một số người xuống chỉ để hôi của.

Trong lúc nguy nạn, rối loạn, bọn nhóc còn nghĩ ra nhiều chiêu trò để cứu được nhiều nhất các nạn nhân như: móc bông trong gối nằm của xe khách để cầm máu, xin dây thừng cột vào cây làm điểm tựa kéo cáng bằng ghế lên, dùng cờ lê đóng xuống đất để leo dần tới đường. “8 người mới đưa được một cáng lên. Vực dốc, chúng em phải dùng cả đầu, vai, lưng, ngực để giữ nạn nhân không bị tụt xuống”, Nguyên Cu kể. Quần, giầy, chân tay của mấy đứa em vì phải leo lên xuống vực dốc đá nhiều lần mà rách nát, trầy xước. Nhưng trên khuôn mặt chúng là niềm vui vì đã gắng hết sức làm được việc tốt.

Câu chuyện về vụ tai nạn chỉ được nhắc đến trong chưa đầy 5 phút trong bữa ăn, chúng tôi phải chuyển chủ đề khác vì không muốn nhớ lại các hình ảnh hãi hùng đó. Rượu được lôi ra để uống cho quên sự đời.

Đêm đó, tôi cùng làm 4-5ly và khi vừa nằm xuống giường (lúc hơn 2h đêm) đã lăn ra ngủ không biết gì. Ngày hôm sau, tôi lên đường về TP làm công việc của một nhà báo. Các thành viên Phong Vân phượt chiều đó cũng vào bệnh viện thăm các nạn nhân mình cứu đêm qua. Những cái bắt tay, lời cảm ơn của gia đình và chính nạn nhân (chứng tỏ nạn nhân đã có dấu hiệu hồi phục) khiến mọi người hạnh phúc.

“Chuyến đi lần này, nó vui có, buồn có, cảm xúc lẫn lộn. Nó vui vì làm được những điều nó thích, được thỏa mãn đam mê. Nó buồn vì nó là một con người, nó ước nó trở thành siêu nhân. Nó cũng sợ lắm. Chân nó run lên, đầu óc nặng trĩu, nhưng nó vẫn hành động như có ma lực nào đó thúc nó làm… Nó nhờ chúc tới những người bị nạn sớm bình phục,s ớm trở về với cuộc sống đầy ý nghĩa này”, tâm sự của Mr.Bùi (Bùi Ngọc Đức) khi về đến thủ đô, lúc 20h ngày 3/9.

Văn Chung

">

Tâm sự xúc động của thành viên nhóm phượt cứu người ở Lào Cai

Sáng nay 30/1, nhiều trường tiểu học và mầm non trên địa bàn Hà Nội cho học sinh nghỉ do thời tiết quá lạnh.

Trao đổi với VietNamNet, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết các trường được chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học tùy theo tình hình thực tế, áp dụng theo hướng dẫn trước đó của Sở.

Cụ thể, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C. Học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7°C.

{keywords}
Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C. Học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7°C.

Sở GD-ĐT thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại.

"Với nhiệt độ ngày hôm nay như thông báo trên các phương tiện truyền thông, các trường tiểu học, mầm non có thể cho học sinh nghỉ học, còn học sinh THCS vẫn học bình thường" - ông Dũng nói. "Phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời hàng ngày của Hà Nội được phát tại các bản tin dự báo thời tiết".

Cũng theo ông Dũng, nhà trường phải thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh qua cổng thông tin điện tử của đơn vị, hệ thống tin nhắn, sổ liên lạc điện tử hoặc loa truyền thanh, in và có thông báo ngoài cổng trường.

Ngoài ra, các nhà trường có hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ.

Nếu vẫn có học sinh đến, nhà trường phải bố trí cho các cháu vào một phòng để giữ ấm và quản lý tới khi phụ huynh đón về, không được để học sinh đứng ngoài cổng trường.

Trong những ngày rét đậm, Sở cũng cho phép các Phòng GD-ĐT căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng chỉ đạo điều chỉnh thời gian học để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để các em vẫn vào được lớp học.

Phụ huynh bị xáo trộn

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng quy định này khiến họ hơi bị động khi phải tìm chỗ trông con.

Chị Thu Phương (Hà Nội) chia sẻ: "Thực sự chỉ mất quãng đường đưa các con đến trường là lạnh, còn trong lớp rất ấm, vì lớp có điều hòa và các con cũng rất hiếu động. Thường thì đến trưa là trời hửng, nhiệt độ tăng dần.

Như cháu lớn nhà tôi vẫn hào hứng đi học, nhưng khi tôi gọi điện cho cô giáo hỏi đưa cháu đến lớp được không thì cô bảo trường đã thông báo thì bếp bán trú cũng nghỉ, nên để con ở nhà".

Theo chị Phương, dù đây là quy định nhân văn, nhưng nhà trường nên phối hợp trông giữ các con thì thuận lợi hơn cho các gia đình. "Khi dưới 10oC mà mưa gió, giá rét thì bất tiện trong khâu đưa đón các con, chứ nếu trời khô ráo sạch sẽ thì không vấn đề gì" - chị Phương nói.

Chị Phạm Hương (quận Đống Đa) đồng quan điểm: "May mà nhà tôi có bà ra ở cùng tiện trông cháu luôn, vì chúng tôi sẽ hơi khó giải quyết nếu sáng ra mới báo nghỉ".

Tuy nhiên, theo quan điểm của anh Nguyễn An Hưng thì "Nếu mà trường đã cho nghỉ thì cũng các gia đình nên tìm cách cho con ở nhà, vì đến lớp vắng quá việc học hành, ăn uống thực sự không hề đơn giản".

Chị Nguyễn Ngọc Trang cũng có cách nhìn khác: "Trong hướng dẫn thực hiện có độ mở là các con đến vẫn có cô trông. Nhưng nhiều con đến lớp, chạy nhảy rồi toát mồ hôi gặp trời quá lạnh rất dễ bị cảm, lúc đó khó quy kết trách nhiệm.

Nhưng nếu không có quy định về nhiệt độ thì cũng khó, vì không phải nhà nào cũng có ô tô và đảm bảo các con đủ ấm trên đường. Chưa kể phải đảm bảo cho các con đi vệ sinh, rửa tay chân, nước uống ấm, chăn ngủ phải dày hơn... Nhỡ xảy ra việc không hay lại đẩy trách nhiệm, trách sao trường không cho nghỉ. Quy định nào cũng khó toàn vẹn tất cả".

Thanh Hùng

Học sinh tiểu học, mầm non Hà Nội được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C

Học sinh tiểu học, mầm non Hà Nội được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh, thông báo cụ thể trong điều kiện nhiệt độ nào thì học sinh được nghỉ học.

">

Hôm nay, học sinh tiểu học và mầm non Hà Nội nghỉ do thời tiết quá lạnh

Hoa khôi Nam Bộ 2017 Nguyễn Thị Hải Yến chia sẻ những hoạt động trong nhiệm kỳ.

Hoa khôi Nam Bộ 2022 sẽ thay đổi về kết quả chung cuộc và lần đầu tiên một cuộc thi nhan sắc ở Việt Nam có đến bốn Á khôi ở top 5. Ở vòng thi ứng xử thay vì top 5 như mùa trước năm nay sẽ xác định vòng ứng xử bắt đầu từ top 10. Mỗi thí sinh sẽ có 60 giây cho phần thi ứng xử của mình.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi hơn 1 tỷ đồng tiền mặt. Trong đó hoa khôi sẽ nhận 300 triệu đồng, 4 thí sinh còn lại của Top 5 được nhận 200 triệu đồng mỗi thí sinh.

Đáng chú ý, các thí sinh cuộc thi sẽ không đăng quang bằng áo dài, đầm dạ hội mà bằng bằng áo bà ba, khăn rằn, guốc mộc. Bên cạnh đó, vương miện cuộc thi năm nay thiết kế hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ: lá cây, vải...

Ban tổ chức mời 5 hoa hậu, á hậu quốc tế với mong muốn hội nhập, quảng bá du lịch Nam bộ. 

Bên cạnh thành viên Ban giám khảo chính tại cuộc thi là ông Vương Duy Biên - nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao du lịch Việt Nam, giáo sư Huỳnh Văn Sơn - hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, bà Phan Thị Hồng Vinh - giảng viên bộ môn tạo hình thẩm mỹ của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ban tổ chức còn mời 5 hoa hậu, á hậu quốc tế.

"Dự kiến mời 5 hoa hậu, á hậu quốc tế ở 5 châu ngồi ghế nóng cuộc thi với ý nghĩa 5 châu hội tụ tại Việt Nam, đặc biệt là mảnh đất Nam Bộ, góp phần quảng bá du lịch các tỉnh thành phía Nam", ông Võ An Nguyễn - nhà sáng lập cuộc thi chia sẻ. 

Các thí sinh khoe sắc trong áo bà ba, khăn rằn và áo dài. 

Theo ban tổ chức, cuộc thi đã góp phần phát hiện, tạo nền tảng cho nhiều người đẹp tỏa sáng như: Hoa khôi Nam Bộ 2017 Nguyễn Thị Hải Yến trở thành đại sứ Du lịch tại tỉnh nhà An Giang, á khôi 1 Hoa khôi Nam Bộ 2017 - Nguyễn Thúc Thùy Tiên đăng quang  Hoa hậu Hòa Bình Quốc Tế 2021 (Miss Grand International 2021), Top 10 Hoa khôi Nam Bộ 2017- Nguyễn Thị Thúy An đạt giải Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2018,…

Hoa khôi Nam Bộ là cuộc thi sắc đẹp dành cho các thiếu nữ tuổi từ 18 đến 28, có chiều cao từ 160cm trở lên, đang sinh sống, làm việc, học tập tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam, Việt Nam như Đông Nam Bộ: Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh; và Tây Nam Bộ: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.

Thúy Ngọc

Lý Nhã Kỳ, Jennifer Phạm tìm kiếm Hoa khôi quảng bá SEA Games 31

Diễn viên - Cựu Đại sứ Du lịch 2012 Lý Nhã Kỳ - ngồi ghế nóng để tìm kiếm người đẹp quảng bá cho SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam. 

">

Hoa khôi Nam Bộ 2022 sẽ có một Hoa khôi và bốn Á khôi

友情链接