当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Pyunik vs Gandzasar, 21h00 ngày 2/12: Out trình 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Triều Tiên, 21h00 ngày 14/4: Tin vào U17 Indonesia
![]() |
'Chơi cùng con' hướng dẫn trò chơi đơn giản tại nhà giúp trẻ từ 1 đến 4 tuổi phát triển toàn diện. |
Cuốn sách dành cho các gia đình có con nhỏ, bố mẹ, ông bà và thậm chí cả bác giúp việc cũng có thể tham khảo để bày trò chơi với con mỗi ngày bằng những vật dụng rất dễ tìm kiếm trong nhà.
Đặc biệt là với các ông bố, đừng coi việc chơi cùng con là "nhiệm vụ bất khả thi". Làm bố rồi, hãy đánh thức tính trẻ con, nghịch ngợm, hiếu động của mình và vui vẻ đón nhận thêm một “đồng minh” mới trong nhà. Cùng nhau vui chơi, thách thức, trải nghiệm, rồi các bố sẽ bất ngờ với cả chính mình.
BTV Ninh Quang Trường muốn nhắn nhủ với bố mẹ rằng: "Dành thời gian chơi cùng con bạn đang tặng con món quà quý giá cho tương lai của con đó và hãy tin tôi đi chính bạn cũng được tận hưởng cảm giác hạnh phúc đó cùng con đó" .
Tiến sĩ Lê Phước Hùng, độc giả viết lời nhận xét đầu tiên và nhiệt tình nhất cho cuốn sách chia sẻ tại buổi ra mắt sách: "Lời đầu tiên, tôi xin nói ngay rằng cho đến ngay trước lúc cầm cuốn sách này trên tay, tôi chưa biết anh Ninh Quang Trường, tôi chưa được gặp hay nói chuyện với anh Trường cả trực tiếp lẫn trên mạng. Tuy nhiên, ngay khi xem xong cuốn sách của anh Trường, tôi đã thấy anh như là một người bạn tốt của mình".
![]() |
BTV Ninh Quang Trường và con trai tại buổi ra mắt sách. |
"Điều làm tôi phấn khích nhất khi xem sách Chơi cùng con là sách đã biến những hoạt động hàng nhật thành những trải nghiệm thú vị, kích thích trí tưởng tượng của một tâm trí trẻ, kích thích các tế bào thần kinh bằng những hoạt động tươi mới, thu hút mọi màu sắc, cảnh vật và âm thanh đến môi trường của bé. Tác giả có một nhận thức và hiểu biết sâu sắc về tâm trí của các bé 1-4 tuổi, để có thể chơi trò chơi với trẻ theo những cách đơn giản mà đối với nhiều người lớn khác, đây là một nhiệm vụ rất phức tạp.
Khi Trường chơi với con trai, có vẻ như anh ấy cũng đang chơi với mọi người cha khác và giúp họ chơi với con một cách thấu đáo. Thông điệp của anh ấy dành cho các ông bố là: “Các bạn ơi, không khó lắm đâu, không cần phải nghĩ ngợi gì nhiều đâu. Hãy giao tiếp bằng mắt với con, nói chuyện khích lệ với con và làm con phấn khích với sự hiện diện của bạn trong cuộc sống của con", TS Lê Phước Hùng chia sẻ.
Với phương châm: "Làm bố là sự nghiệp cả đời, bạn không thể chối bỏ nó được, nhưng bạn có thể làm cho nó thú vị hơn một chút", cuốn sách là một món quà ý nghĩa cho những bậc cha mẹ.
Tình Lê
'Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới' được đánh giá là một trong những cuốn sách truyền cảm hứng nhất của thập kỷ này, nó khiến chúng ta nghĩ lớn khi làm những điều nhỏ.
" alt="MC VTV7 Ninh Quang Trường viết sách 'Chơi cùng con'"/>Nghệ sĩ Mạc Can bị chứng bệnh đau khớp lâu năm, phải chạy chữa nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc. Những năm gần đây, bệnh đau khớp trở nặng nên nam nghệ sĩ uống nhiều thuốc giảm đau, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Năm 2019, ông bị xuất huyết bao tử, ngất xỉu giữa đường và vào viện trong tình trạng nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng. Theo chẩn đoán của bác sĩ, việc dùng nhiều thuốc giảm đau khiến dạ dày ông bị tổn thương.
![]() |
Nghệ sĩ Mạc Can. |
Ở tuổi 75 sức khỏe yếu nên nghệ sĩ Mạc Can gần một tháng qua đã không ở nhà trọ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) nữa mà về nhà em gái ở để có người chăm nom, ông cũng đỡ vất vả hơn.
Nghệ sĩ Mạc Can, tên thật Lê Trung Can, sinh năm 1945 tại Tiền Giang. Ông tham gia rất nhiều lĩnh vực: viết văn, đóng phim, biên kịch, làm ảo thuật, diễn hài...
Mạc Can cũng viết nhiều sách như: Ba... ngàn lẻ một đêm, Quỷ với bụt và thần chết, Tấm ván phóng dao...Những bộ phim ông từng tham gia: Ván bài lật ngửa, Người đẹp Tây Đô, Đất khách, Cổ tích Việt Nam, Dưới cờ đại nghĩa, Vó ngựa trời Nam...
M.D
Chân sưng tấy vì chứng đau khớp, nghệ sĩ Mạc Can không đi lại được nhưng ông vẫn lạc quan, yêu đời mỗi khi được hỏi thăm.
" alt="Nghệ sĩ Mạc Can nhập viện cấp cứu"/>Không chỉ dán băng kín mít quanh xe, chủ nhà còn để lại giấy "cảnh cáo"
Ô tô Mazda trên bị quấn băng màu vàng, màu đỏ kín mít quanh xe. Dường như chưa thỏa bức xúc, chủ nhà còn dán thêm các tờ giấy với lời lẽ cảnh cáo chủ phương tiện, từ bốn mặt kính cho đến hông, đầu và đuôi xe.
Bài chia sẻ trên đã nhận hàng trăm phản hồi với nhiều luồng ý kiến khác nhau. “Nên làm vậy, chủ xe ra họ gỡ mất công, mất sức gỡ cho nhớ, tránh sơn xịt vì như thế là phá hoại”, thành viên Lâm Trần chia sẻ.
“Em ủng họ bác chủ nhà. Đỗ ngoài đường thì bảo không có biển cấm dừng đỗ, họ có quyền đỗ. Nhưng đây là lao hẳn vào hiên nhà người ta, ý thức kém thì cần cho bài học mới chừa”, nick Facebook Trần Đăng Tùng viết.
Một thành viên tinh ý nhận thấy chiếc Mazda 3 đỗ đè vào cầu lên xuống xe của chủ nhà
Trong khi đó, có ý kiến nói rằng chủ nhà đã có phản ứng mạnh tay. “Chủ xe thấy nhà đóng cửa nên mới đỗ nhờ vào sân cho gọn, tránh ảnh hưởng tới người đi đường. Việc này chẳng có gì to tát mà làm quá lên, con người để giúp đỡ nhau cơ mà”, người dùng Nguyễn Tuấn bày tỏ.
“Đa số chủ xe bây giờ họ để lại số điện thoại, có mất gì đâu mà không nhấc máy lên để bảo họ đỗ xe ra chỗ khác. Làm thế này mất việc cả hai bên, hãy thử đặt mình vào vị trí của người ta nữa chứ”, chị Lê Trúc đánh giá.
Một chiếc ô tô bị xịt sơn khi đỗ trong khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội)
Trước đó, hàng loạt xe ô tô dừng đỗ tại đoạn đường trong khu đô thị Dương Nội (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) đã bị xịt sơn lên thân xe.
Theo bảo vệ tại đây, khu vực đường nơi các xe ô tô bị xịt sơn không thuộc địa phận của chung cư, phần lớn các xe đỗ ở đây là xe của người ngoài vì cư dân chung cư đều sử dụng bãi đỗ dưới tầng hầm. Tuy nhiên, các xe đỗ tại các vị trí dọc theo tuyến đường dưới khu đô thị Dương Nội.
Văn hóa đỗ xe tại Việt Nam luôn là chủ đề nhận được nhiều tranh luận. Bạn nghĩ sao về tình huống này, xin để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới.
Theo Dân trí (Nguồn ảnh: Lam Lyo)
Bạn đã từng chứng kiến những tình huống vi phạm Luật Giao thông đường bộ? Hãy chia sẻ hình ảnh, video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đỗ chắn trước cửa hàng bán thịt bò, chiếc xe sang Mercedes-Maybach S-Class màu đen bị cào xước sơn trên thân xe ước tính thiệt hại lớn.
" alt="Đỗ chắn cửa, Mazda3 bị dán băng kín xe: Ý thức kém hay chủ nhà hẹp hòi?"/>Đỗ chắn cửa, Mazda3 bị dán băng kín xe: Ý thức kém hay chủ nhà hẹp hòi?
Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Khó cho The Blues
Về nhà, tôi thấy má đang đứng tựa lưng vào cửa nhìn ra. A, mẫu đây rồi, cần chi phải tìm loanh quanh. "Chụp hình thôi má ơi, thay đồ đẹp đi nào". Mẫu của tôi vào diện ngay chiếc áo dài nhung màu tím ưa thích nhất, chải lại mái tóc. "Mang theo cây dù nữa nghen má".
Rủ thêm mấy đứa nhỏ trong nhà, mấy bà cháu cùng leo lên xe. Dường như mẫu có vẻ hơi hồi hộp, cứ vuốt vuốt tóc rồi sửa đi, sửa lại tà áo dài...
Buổi sáng ở quê rất mát mẻ, không oi bức như Sài Gòn. Đoạn đường ngắn đó là ngã rẽ của con đường chính được trải nhựa chạy thẳng vào trung tâm xóm, nơi có căn nhà nhỏ của ngoại tôi. Nắng chiếu rực rỡ trên hai hàng cây cổ thụ có lẽ được trồng hàng chục năm rồi nên có gốc cực to và thân vươn thẳng lên rất cao. Tôi không biết là loại cây gì, chỉ thấy những chiếc lá to rụng xuống, tạo thành một lớp mỏng trên mặt đường lởm chởm đá.
Má tôi đứng đó, có chút ngỡ ngàng với không gian tĩnh lặng, đầy thơ mộng của đường quê. Dường như đây là lần đầu tiên má nhận ra vẻ đẹp rất tự nhiên của nó. Con đường không xa lạ gì bởi phía trong xóm là nơi má từng sống một thời. Nhọc nhằn buôn gánh bán bưng mấy khi được thảnh thơi để nhìn ngắm đường quê.
Mẫu lại vuốt nhẹ mái tóc, sửa tà áo dài lần nữa, chờ hiệu lệnh của "phó nháy" để bắt đầu nhập cuộc. Mẫu của tôi dễ thương, diễn theo răm rắp và rất chuẩn, thỉnh thoảng còn biết chủ động tạo dáng khoanh tay, nghiêng nghiêng người.
Má thời trẻ vốn đẹp, tôi thấy vậy khi xem cuốn album ảnh cũ của gia đình mà người bạn đời của mẫu đã giữ lại rất kỹ. Những bức ảnh của đôi uyên ương chụp cùng nhau của một thời xa, xa lắm...
Không còn mười tám đôi mươi, mẫu ảnh của tôi đã bước vào mùa xuân thứ 83. Dưới ống kính của con trai, má vẫn đẹp: rạng rỡ và hạnh phúc.
Dù thường được con cái chụp ảnh riêng, má vẫn thích những bức ảnh chụp gia đình, có đông đủ con cháu. Đi chơi đâu đông vui, má hay nhắc "kêu tụi nhỏ vô chụp hình chung" để rồi lâu lâu lại một mình lần mò xem lại những bức ảnh cũ. Những ngón tay gân guốc, xương xẩu cẩn thận lần dò trên từng khuôn mặt trong mỗi ảnh như để ôn lại, sợ quên mất tên của đám con cháu thân quen.
Hiểu được những ước mong của một người mẹ, làm cho họ cảm thấy an tâm và hạnh phúc đôi khi không phải là điều đơn giản.
Tháng trước, tôi xem "Lật mặt 7: Một điều ước" của Lý Hải và đánh giá cao tính chân thật của nhân vật người mẹ trong bộ phim.
Thực tế sống động về đời sống một gia đình với hình ảnh tần tảo quá đỗi thân thương của người mẹ đã đi vào trong phim ảnh theo cách giản đơn và chân thật. Người mẹ bao giờ cũng thế, dành hết tình cảm, sự yêu thương cho bọn trẻ, chỉ mong cho chúng trưởng thành và hạnh phúc.
Dường như ai xem bộ phim cũng thấy được một phần của cuộc đời mình trong đó để rồi nhận ra rằng cần phải yêu thương nhiều hơn người đã sinh ra, nuôi dưỡng mình nên người.
Từ những giấc mơ đầu đời đến những thất bại đớn đau, không ai khác chính Mẹ là người luôn ở bên chúng ta, là nguồn động viên và niềm tin vững chắc nhất. Mẹ, trong mọi hoàn cảnh, không chỉ là người mạnh mẽ và kiên nhẫn nhất mà còn là người bạn luôn sẻ chia mọi nỗi niềm với con cái.
Hơn 100 năm trước, một phụ nữ người Mỹ tên là Anna Jarvis đã kiên trì và không mệt mỏi để vận động tổ chức Ngày của Mẹ trên đất nước mình. Năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức tại hầu khắp các bang của Mỹ. Và năm 1914, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký văn bản ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm là Ngày của Mẹ. Từ đó, ngày quan trọng và nhiều ý nghĩa ấy dần lan tỏa rộng rãi ra nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong tất cả những ngày lễ, sự kiện văn hóa ngoại quốc được du nhập vào Việt Nam, tôi đánh giá cao sự lan tỏa tinh thần Ngày của Mẹ. Bây giờ, bất kỳ ai cũng có ít nhất một dịp đặc biệt để nghĩ về mẹ và làm một việc gì đó, bình dị và đơn giản thôi cũng được, miễn là để mẹ vui.
Hà Đức Trí
" alt="Chụp hình cho má"/>Người bà chạy ra ôm cháu vào đưa đi cấp cứu (Ảnh cắt từ clip).
"Gia đình bà nội bé L.Th.K.N. (nạn nhân của vụ tai nạn) hợp đồng với nhà xe đưa đón 4 trẻ (2 cháu ngoại, 2 cháu nội) đi học hàng ngày. Ngày hôm qua (18/11), 2 cháu ngoại được mẹ đón ở trường để đi chúc mừng ngày 20/11. Tôi chở cháu N. và một bé khác về", anh Cường kể lại.
Anh Cường cho biết thêm, khi xe đến đối diện ngõ, bà nội cháu N. đã chờ sẵn, đứng ngay cửa xe để đón các cháu như thường lệ. Lúc đó, một cháu xuống trước, đã chạy về nhà, còn bé N. đứng gần đầu xe.
Bà nội cháu N. nán lại chờ đón 2 cháu ngoại và được anh Cường cho biết các cháu đã được mẹ đón ở trường.
Cũng theo anh Cường, trong lúc anh đang nói chuyện với người bà, bất ngờ cháu N. nhìn thấy người chị đứng phía bên kia đường nên tự chạy qua đường về nhà và bị xe tải tông trúng.
Bà nội cháu N. hoảng hốt bế cháu vào trong nhờ người đưa đi cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi.
Hình ảnh người bà ra ôm cháu sau vụ tai nạn (Ảnh cắt từ clip).
Như Dân tríđã đưa tin, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17h15 ngày 18/11, trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xóm 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Sau giờ tan trường, xe đưa đón học sinh chở các cháu về trả cho các gia đình.
Khi xe đến xóm 1, cháu L.Th.K.N. (5 tuổi) xuống xe và chạy qua đường để vào nhà. Cùng lúc này, ô tô tải lao tới tông cháu bé tử vong.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Anh Sơn đã tạm giữ các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn.
" alt="Vụ bé 5 tuổi tử nạn khi vừa xuống xe đưa đón: Trần tình của tài xế"/>Vụ bé 5 tuổi tử nạn khi vừa xuống xe đưa đón: Trần tình của tài xế
Ông Hiếu phân tích, quy mô của ngành ô tô được định hình dựa trên 3 yếu tố: thị trường, nhà sản xuất và nhà cung ứng. Hiện nay, dung lượng tiêu thụ ô tô Việt Nam mới trên 400 ngàn xe, bằng 1/3 so với Thái Lan và Indonesia. Quy mô sản xuất chỉ bằng 1/10 so với hai nước này do công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển sau họ hàng chục năm và kinh nghiệm còn thiếu.
Theo ông Hiếu, trong ngành ô tô, nếu sản lượng nhỏ thì dù nội địa hoá, giá vẫn sẽ rất cao. Do đó quan trọng nhất là sản lượng cao thì nội địa hoá mới hiệu quả.
“Thực tế sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu. Đó là câu chuyện về chi phí sản xuất đang thiếu tính cạnh tranh. Sản xuất xe CKD đang cao hơn từ 10-20% so với nước ngoài do phải nhập nhiều linh kiện”, ông Hiếu nói.
Lấy một ví dụ cụ thể, cùng là chi tiết nắp chặn cố định vòi bơm xăng ô tô, nếu sản xuất tại Việt Nam sẽ có giá 3,8 USD, trong khi nhập khẩu Thái Lan giá 1,5 USD.
![]() |
Trên xe Toyota ở Việt Nam đến nay, phần lớn tỷ lệ nội địa hóa cao chủ yếu nằm ở phần nội thất |
Năm 2010, một chiếc xe tầm trung cỡ B như Toyota Vios bản G có giá bán 550 triệu đồng, sau 10 năm, cũng phiên bản này được bán với giá 570 triệu đồng. Nếu tính thêm mức độ trượt giá của tiền đồng so với USD, cách đây 10 năm, 1 USD = 18.932 đồng, hiện nay là 23.220 đồng, thì giá xe Toyota Vios G năm 2010 khoảng 29.000 USD, đến năm 2020 giá xe là 24.500 USD.
Trước đây, công nghiệp ô tô Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt 60% nhưng thực tế mới đạt 7%-10%. Đến năm 2019, tỷ lệ này chỉ khoảng 20%. Trong khi các nước Thái Lan, Indonesia đã qua mốc 40% từ lâu.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng linh kiện với tổng giá trị nhập khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).
Như vậy, trong 1 thập niên đã qua, người tiêu dùng vẫn chưa thể hưởng xe giá rẻ một cách đúng nghĩa, chưa kể chi phí để xe lăn bánh vốn đã cao bởi các loại thuế, phí cơ bản như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí cấp biển, phí sử dụng đường bộ...
Trong khi đó, hiện nay xe nhập khẩu cũng đã và đang được dần “cởi trói” bởi các hiệp định mà Việt Nam ký kết tham gia. Gần nhất, từ tháng 1/2018, xe nhập từ ASEAN đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% được hưởng thuế nhập 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tương lai 10 năm nữa, xe nhập châu Âu sẽ hưởng thuế 0% theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA). Áp lực đang đè lên xe lắp ráp trong nước là một thực tế hiện hữu.
Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn tiến nhưng chậm
Rõ ràng công nghiệp ô tô muốn phát triển thì phải có bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, mà ở đây là các nhà cung ứng linh phụ kiện lắp ráp.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, bản thân Toyota Việt Nam nhiều năm qua liên tục tìm kiếm các nhà phân phối linh phụ kiện trong nước đủ tiêu chuẩn nhưng không dễ. Ông Hiếu chia sẻ: “Ai cũng nghĩ doanh nghiệp sản xuất ô tô chỉ cần đưa yêu cầu sản phẩm cụ thể, sẽ có nhà cung ứng trong nước tự tìm đến. Nhưng thực tế là ngược lại, chúng tôi đang phải đồng hành cùng nhà cung ứng, cầm tay chỉ việc từ khởi đầu cho đến lúc ổn định”. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường còn nhỏ, số lượng đơn hàng chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Nếu chấp nhận sản xuất phụ linh kiện, phụ tùng thường phải có yếu tố đặc biệt. Ví dụ như công ty Toyota Boshoku Hanoi thành lập từ năm 1996, cùng thời điểm Toyota Việt Nam bắt đầu kinh doanh. Doanh nghiệp này có vốn đầu tư phần lớn của Nhật và chuyên về sản phẩm nội thất ô tô. Đến nay dây chuyền sản xuất của Toyota Boshoku Hanoi đã cung ứng các chi tiết ghé ô tô, bọc cửa, bọc đệm ghế cho các mẫu xe Toyota lắp tại Việt Nam và mới đây lấn thêm sang thảm ô tô cho xe Hyundai.
Cũng giống như Toyota không chờ doanh nghiệp phụ trợ tìm đến mà phải tự tạo ra, tập đoàn Trường Hải (Thaco) đã đầu tư vào khu công nghiệp Chu Lai tới 12 công ty chuyên sản xuất linh phụ kiện dành cho lắp ráp xe. Hiện tại, các xe du lịch Kia do Thaco lắp ráp đã có mức nội địa hóa từ 20 đến 30%. Cá biệt cuối năm 2019, doanh nghiệp này đã xuất những lô hàng Kia Cerato đầu tiên có tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% sang Myanmar. Theo kế hoạch năm 2020, Thaco sẽ xuất khẩu 1.026 ô tô các loại gồm Kia Cerato và Sedona sang Thái Lan và Myanmar.
![]() |
Trên xe Kia do Trường Hải lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây nhưng vẫn chưa phải là các linh kiện phụ tùng quan trọng |
Toyota Việt Nam thống kê từ năm 1997 đến 2020 đã phát triển được 38 nhà cung cấp nội địa và 700 mã linh kiện khác nhau. Thaco có khoảng 200 doanh nghiệp. Vinfast mới thành lập cũng đã và đang đầu tư chuỗi cung ứng của riêng mình.
Tuy nhiên, ngành ô tô con ước tính có khoảng từ 20.000 - 30.000 chi tiết, từ nhựa, cao su, vải, cơ khí...thì nỗ lực của các doanh nghiệp lắp ráp như trên vẫn là chưa thấm tháp vào đâu.
Theo bà Lê Huyền Nga, Trưởng phòng công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công Thương), đây là thời điểm các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cho ngành ô tô không chỉ tận dụng các cơ chế, chính sách hay ưu đãi từ Chính phủ, mà còn cần sự tự thân nhạy bén của chính những doanh nghiệp này trong bối cảnh Việt Nam đang đón nhận cơ hội thu hút chuyển dịch đầu tư sản xuất từ nước ngoài hậu sau một năm thế giới biến động bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại.
Đình Quý
Bạn có suy nghĩ gì về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mẫu sedan cỡ nhỏ Bezza vừa được tung ra thị trường với mức giá rẻ bất ngờ tương đương 195 triệu đồng.
" alt="25 năm, vì sao nội địa hóa ô tô Việt Nam vẫn thấp, giá vẫn cao?"/>25 năm, vì sao nội địa hóa ô tô Việt Nam vẫn thấp, giá vẫn cao?