Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bố trí, quy hoạch bổ sung quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của T.Ư, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà tái định cư, phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở; căn hộ có diện tích tối thiểu 40 m2/căn hộ. Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.
Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 4,5 triệu mét vuông sàn/ năm.
Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu có diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 32 m2/sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33 m2/người và khu vực nông thôn đạt 28 m2/người.
Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở; triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại; phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của T.Ư, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 15,19 triệu m2 sàn nhà ở.
Tiếp tục triển khai theo nội dung tiến độ Đề án và các kế hoạch triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố được phê duyệt. Trong đó triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao như Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D gồm Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.
Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn, khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm.
Thành phố ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực mở rộng, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của thành phố.
Phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung (cấp điện, cấp thoát – nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập, chỗ tập kết rác thải, các điểm nạp, sạc điện cho ô tô, xe máy, đường kính cây xanh phải đảm bảo tối thiểu 8 – 10cm tuỳ chủng loại cây xanh đô thị và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, ưu tiên năng lượng tái tạo.
Theo UBND thành phố, giai đoạn 2021 – 2030, tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn thành phố khoảng 1.868ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà ở khu vực đô thị khoảng 1.384ha, khu vực nông thôn khoảng 484ha.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn này khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách chỉ 11.700 tỷ đồng.
Thuận Phong
Người dân sống tại 6 chung cư, tập thể cũ tại Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) thuộc cấp độ nguy hiểm được di dời trong quý I/2022.
" alt=""/>Hà Nội làm căn hộ 40m2 xây mới 10 chung cư cũ trên đất vàng trung tâmGab là mạng xã hội được giới cực hữu ưa thích. Ảnh: Chụp màn hình.
Cách hoạt động của Gab khá giống Twitter. Những bài đăng phổ biến được ưu tiên hiển thị trong bảng tin, tổng hợp tin tức và tương tác giữa người dùng.
Tháng 10/2018, Vox cho biết Gab có khoảng 465.000-800.000 người dùng. Tháng 7/2020, Fox Business thống kê lượng tài khoản trên Gab tính đến tháng 4 cùng năm là 1,1 triệu, và 3,7 triệu lượt truy cập hàng tháng trên thế giới.
Sau khi Điện Capitol bị tấn công bởi những người ủng hộ Trump ngày 6/1 (giờ Mỹ), Torba cho biết lưu lượng truy cập Gab tăng 40%. Đến 9/1, Gab tuyển bố thu hút hơn 10.000 thành viên mới mỗi giờ, với khoảng 12 triệu lượt truy cập trong 12 giờ gần nhất.
Năm 2017, Gab từng bị xóa khỏi Play Store do vi phạm chính sách về phát ngôn thù địch, bị từ chối phát hành trên App Store cũng với lý do tương tự. Năm 2018, Gab bị công ty cung cấp tên miền, Go Daddy, tiết lộ tay súng bị cáo buộc giết 11 giáo dân tại Pittsburgh là thành viên hoạt động tích cực trên trang.
Việc Tổng thống Trump bị Twitter khóa tài khoản còn khiến người ủng hộ ông tràn sang Parler, mạng xã hội có chính sách thoải mái với giới cực hữu.
![]() |
Ông Trump đã bị nhiều mạng xã hội khóa tài khoản sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1. Ảnh: Shutterstock. |
Tuy nhiên, Apple và Google thông báo sẽ xóa Parler khỏi kho ứng dụng do vi phạm chính sách. Trong suốt cuộc bạo loạn, nhiều tài khoản chia sẻ trên Parler đường đi tránh cảnh sát, công cụ tốt nhất để phá khóa cửa, gửi hình cầm súng tiến về Điện Capitol.
"Chúng tôi vẫn tìm thấy những đe dọa bạo lực trực tiếp, hay các lời kêu gọi thực hiện hành vi phi pháp. Những biện pháp này không đủ để đối phó với sự bùng nổ về nội dung nguy hiểm, đáng chê trách trên mạng xã hội này", Bloomberg trích thư phản hồi của Apple khi công bố xóa Parler. Ứng dụng này vẫn có thể quay trở lại nền tảng iOS nếu chứng minh được khả năng lọc nội dung nguy hiểm.
Tuy nhiên, đòn đau nhất với Parler có thể đến từ Amazon, công ty này cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ cho Parler, buộc mạng xã hội này phải tìm nhà cung cấp khác hoặc chịu cảnh không thể truy cập.
(Theo Zing)
Facebook và Twitter tạm khóa tài khoản ông Donald Trump do liên tục đưa ra phát biểu sai về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
" alt=""/>Website hưởng lợi sau khi ông Trump bị khóa TwitterCác nhà nghiên cứu phát hiện, con người sản sinh ra dạng sữa độc đáo nhất trong tất cả các động vật có vú và chứa lượng đường cao gấp 7 lần sữa của bất kỳ loài động vật nào khác.
Cụ thể, sữa mẹ chứa tới 200 hợp chất đường khác nhau, trong khi con số này trong sữa bò và chuột chỉ lần lượt là 30 và 50.
Các nhà khoa học cũng khám phá ra rằng, nồng độ của mỗi loại đường trong sữa mẹ thay đổi theo thời gian trong quá trình cho con bú. Tại sao điều này xảy ra và vai trò của mỗi loại đường trong sữa mẹ hiện vẫn là một bí ẩn. Song, các nhà nghiên cứu tin rằng, chúng có thể đóng vai trò then chốt trong sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, giúp bọn trẻ thiết lập sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.
Giáo sư Thierry Hennet thuộc Đại học Zurich (Thụy Sỹ) giải thích: "Tác động đầu tiên của sữa mẹ là tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm vi khuẩn nhất định, có thể tiêu hóa các phân tử đường này, sinh sôi phát triển trong đường ruột. Trẻ sơ sinh không có cơ chế tiêu hóa những loại đường nói trên, nên chúng thực sự phụ thuộc vào các vi khuẩn. Những gì diễn ra giống như một khu đất ươm mầm và sữa mẹ là phân bón".
Sữa mẹ thường là bữa ăn đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, nhưng rất nhiều loại đường trong sữa mẹ không nhằm để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
Khi mới chào đời, trẻ em không có bất kỳ vi khuẩn nào trong đường ruột của chúng. Nhưng chỉ trong vòng vài ngày, số vi khuẩn trong đường ruột của trẻ lên đến hàng triệu và sau một tuần là hàng tỉ. Các loại đường tồn tại trong sữa mẹ thường là những hợp chất đầu tiên mà những vi khuẩn này ăn và chúng được cho là giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn nhất định.
Theo các nhà nghiên cứu, sữa mẹ cũng giúp tạo tiền đề cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Sau khi đứa trẻ chào đời, sữa mẹ giàu các kháng thể và phân tử làm chậm sự phát triển của các vi khuẩn có hại cũng như điều phối hoạt động của các tế bào bạch cầu. Sau một tháng, khi đứa trẻ bắt đầu phát triển hệ miễn dịch thích ứng riêng, thành phần sữa mẹ thay đổi, với lượng kháng thể giảm xuống hơn 90%.
Sự đa dạng về các loại đường trong sữa mẹ cũng giảm xuống đáng kể, ám chỉ đứa trẻ cần ít loài vi khuẩn hơn vào thời điểm này. Thay vào đó, sữa mẹ tăng đáng kể số lượng chất béo và các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Bất chấp nhiều công dụng khác nhau của sữa mẹ, trẻ em vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh dù được bú ít hoặc không bú sữa mẹ. Điều đó làm dấy lên các tranh cãi về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ rõ ràng làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cũng như giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp của trẻ mới chào đời. Song, chẳng có mấy bằng chứng về các lợi ích dài hạn hơn của sữa mẹ đối với trẻ.
Giáo sư Hennet kết luận: "Chúng ta phải cẩn trọng khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào. Một mặt, sữa mẹ là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa và chắc chắn sở hữu các chất dinh dưỡng tối ưu cho trẻ mới sinh. Tuy nhiên, câu hỏi là, trẻ thực sự cần nguồn cung cấp này trong bao lâu? Chúng tôi cảm thấy, các gia đình cần phải đưa ra quyết định đó, chứ không phải các nhà khoa học".
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
Dân điêu đứng vì tin đồn nhảm đậu tương gây ung thư" alt=""/>Phát hiện thú vị về sữa mẹ