|
Chuyến đi xuyên Việt của gia đình chị Nguyễn Hồng Nhung khởi hành từ Hà Nội. |
Ưu tiên gọn nhẹ và “chơi chậm”
Về phương tiện trước khi lên đường, chị cho biết cần bảo dưỡng toàn bộ xe, đặc biệt là phanh, lốp, đèn, chuẩn bị bộ bơm kích dự phòng. Ngoài ra, gia đình cũng chuẩn bị sẵn các tấm chắn nắng, gối, chăn mỏng cho trẻ con ngủ trên xe khi cần.
Quần áo cho 14 ngày di chuyển là khoảng 10 bộ/ người, đảm bảo tiêu chí gọn nhẹ, thấm mồ hôi. Các dụng cụ vệ sinh cá nhân cần tính đủ cho số ngày đi. Một túi thuốc nhỏ gồm các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, men tiêu hóa, giảm đau… cũng cần được chuẩn bị sẵn.
Đặc biệt, chị Nhung chia sẻ một mẹo nhỏ để tiện cho việc di chuyển liên tục là nên chuẩn bị một balo nhỏ để sẵn 3 bộ quần áo sạch cho 3 người. Khi nhận khách sạn chỉ cần mang theo balo, vali để cố định ở xe ô tô, đỡ phải mang vác cồng kềnh.
|
Gia đình đặt chân tới suối nước Moọc, Quảng Bình. |
Đồ cho con, chị mang theo vài cuốn sách, 1-2 món đồ chơi con thích nhất, phao bơi. Các phụ kiện khác gồm có máy ảnh/ máy quay phim, mỹ phẩm, trang sức để chụp ảnh, lều trại…
Suốt chuyến đi, chồng chị Nhung là người cầm lái, vì thế để đảm bảo an toàn, theo chị cần đảm bảo một số nguyên tắc: không sử dụng rượu bia, thắt dây an toàn, không lái quá 200-250km/ ngày và không lái quá 4 tiếng liên tục.
Mang theo con nhỏ, lại đi dài ngày nên gia đình chị chủ trương “chơi chậm”: mỗi ngày chỉ chọn 1-2 địa điểm để khám phá. “Nên chơi trước 10 giờ sáng và sau 3 rưỡi chiều nếu không muốn thành ‘mực một nắng’” – chị Nhung lưu ý.
Đặc biệt, bà mẹ 2 con cho rằng nên gạt bỏ tư tưởng “chỗ này/ tỉnh này không có gì hay”. “Thường những chỗ ai cũng tưởng không hay lại… hay không tưởng” – chị cho biết.
Ăn ở “có trọng điểm”
|
Tắm biển ở đảo Bé, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi |
Về việc chọn khách sạn, chị Nhung đưa ra lời khuyên nghe có vẻ lạ, đó là không cần đặt trước bởi vì rất có thể lịch trình sẽ thay đổi. “Các gia đình nên tính toán thời gian đi hợp lý để đến nơi nhận phòng vào buổi trưa là tốt nhất, vừa đúng giờ lại được ngủ thoải mái. Trường hợp không kịp đến vào giờ trưa thì cứ thuê nhà nghỉ/khách sạn theo giờ để nghỉ cho mát mẻ. Trung bình giá nhà nghỉ 50 nghìn đồng/giờ ở đâu cũng có sẵn”.
Chị Nhung đưa tư vấn: nên ở “có trọng điểm”. Ví dụ như có những nơi đến để nghỉ dưỡng thì đặt “resort”, đến để khám phá văn hóa thì đặt “homestay”, những điểm nghỉ chân thì chỉ cần nhà nghỉ…
Về ăn uống, bà mẹ 2 con khuyên, nên ăn “có trọng điểm”, tức là đến đâu thì nên ăn đặc sản ở nơi đó. Tất nhiên, những lựa chọn này còn phụ thuộc vào kinh phí và sở thích của gia đình. “Thường thì 2 ngày nên ăn một bữa cơm cho chắc dạ và đỡ bị ngán”.
Tổng kinh phí gia đình chị chi cho chuyến đi 14 ngày là 45 triệu đồng, trong đó các chi phí “cứng” gồm: xăng xe 1 chiều 2,3 triệu đồng, phí cầu đường gần 800 nghìn đồng, vé máy bay chiều về 6 triệu đồng, phí gửi ô tô từ TP.HCM về Hà Nội 4,5 triệu đồng. Các chi phí khác tùy thuộc vào từng gia đình.
Chuẩn bị tinh thần cho con
|
Gia đình nghỉ chân trên đường đi từ Phú Yên đến Nha Trang. |
Do thường xuyên theo chân bố mẹ đi du lịch từ nhỏ nên cậu con trai 5 tuổi của chị tỏ ra rất thích thú với chuyến đi đặc biệt này.
Trước chuyến đi khoảng 1 tháng, chị thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với con về kế hoạch, kể với con về các điểm đến, cho con xem clip, hình ảnh… để con chuẩn bị trước tinh thần cũng như khơi gợi sự háo hức, tò mò của con.
Bên cạnh đó, chị cũng đặt ra các cam kết: phải ngủ trưa mới được đi bơi, xem điện thoại không quá 30 phút/ ngày… Trên đường đi, chị nói chuyện với con rất nhiều về điểm sắp đến, những thứ gặp trên đường, kỹ năng sinh tồn, đặt câu đố… Buổi tối, trước khi đi ngủ, chị luôn hỏi con “hôm nay thích gì, không thích gì, cảm thấy như thế nào…?”
Điều khiến cậu bé thích thú nhất trong chuyến đi là được ở bên cạnh bố mẹ cả ngày, được bơi lội thỏa thích và được nghe kể chuyện. “Cho đến bây giờ, cu cậu vẫn còn nhắc đến chuyến đi, thậm chí còn đang nuôi dưỡng ước mơ xa hơn là được đi… xuyên nước Mỹ”.
|
Chuyến đi để lại ấn tượng không thể quên với cậu bé 5 tuổi. |
Nếu bạn có những trải nghiệm về các chuyến du lịch tự túc, hãy chia sẻ với VietNamNet theo địa chỉ [email protected]. Ban biên tập sẽ giữ quyền chỉnh sửa và đăng tải nếu nội dung phù hợp. Trân trọng cảm ơn." alt="Mẹ 2 con tư vấn chuyến xuyên Việt 14 ngày, chi tiêu đáng giá từng xu"/>
Mẹ 2 con tư vấn chuyến xuyên Việt 14 ngày, chi tiêu đáng giá từng xu
Do chịu ảnh hưởng của văn hóa cung đình, món ăn Huế khá cầu kì. Cầu kỳ không chỉ trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến mà cả cách bày biện trang trí, khiến mỗi món ăn đưa ra đều như một tác phẩm nghệ thuật. Cách trình bày món ăn ở đây thiên về việc thưởng thức hơn là ăn để cho no. Thực khách sẽ được thưởng thức không chỉ bằng vị giác mà còn bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác. Huế còn lưu trữ hơn 1000 món ăn đặc trưng vùng Cố Đô, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn, từ những món ăn đời thường, dân giã cho tới các món thuộc loại cao lương mỹ vị. Trong đó có thể nhắc tới 10 món cơ bản đặc trưng nhất mà khi đến Huế, không ai có thể bỏ qua.
Bún bò Huế
Món đầu tiên khi đến Huế phải kể tới món bún bò. Món ăn mang nét đặc trưng hương vị của Huế nên tên địa danh này được gắn liền với món ăn như một danh từ riêng của chính món ăn đó.
Món ăn có nguyên liệu chính là thịt bắp bò, giò heo, tiết heo. Một số thành phần khác là thịt bò tái, chả cua. Món ăn thường được ăn kèm với rau thơm, hoa chuối, giá đỗ.
Nước dùng của món bún bò ở Huế thường được nêm chút ít mắm ruốc để tạo hương vị đặc trưng riêng. Nước dùng có màu đỏ đặc trưng, ngọt thanh và vị đậm đà tới giọt cuối cùng.
Bánh bột lọc
Bánh được làm bằng bột sắn được lọc tinh bột, có nhân được làm bằng tôm đã được tẩm ướp các loại gia vị. Nhân bánh có thể được làm bằng thịt heo hoặc cả 2 là tôm và thịt. Vỏ bánh được cuốn bằng lá chuối.
Công đoạn làm bánh bột lọc
Bánh được làm chín bằng cách hấp cách thủy hoặc luộc chín. Bánh được ăn kèm với nước chấm để thêm vị đậm đà.
Bánh bột lọc vừa dai dai do lớp bột sắn phía ngoài, vừa béo thơm vị tôm thịt với lớp nhân bên trong.
Bánh bèo
Bánh bèo thường được đựng trong những chiếc bát nhỏ. Chỉ cỡ bằng bát nước chấm. Nguyên liệu chính của bánh bèo là bột gạo. Mặt trên phủ 1 lớp dầu hành và tóp mỡ.
Điểm nhấn của món ăn này chính là ở nước mắm. Nếu chỉ ăn không thì sẽ chỉ có vị béo của tóp mỡ và mùi thơm của hành. Thậm chí món ăn còn khá nhạt nhẽo. Nhưng khi kết hợp với nước chấm được làm từ nước luộc tôm kết hợp với nước mắm cùng vài lát ớt thì đã làm bừng hẳn vị của món ăn.
Bánh nậm
Cũng là một món ẩm thực truyền thống đặc trưng của Huế tương tự như bánh bột lọc, bánh bèo. Bánh nậm được làm từ bột gạo, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc tôm, thịt bằm. Bánh ăn kèm với nước mắm ớt pha loãng. Bánh có vị thơm, béo, tưởng chừng có thể tan ngay ra khi đặt vào miệng.
Vì bánh rất dễ vỡ nên khi ăn thực khách nên dùng thìa thay vì dùng đũa. Đặt bánh lên đĩa rồi bóc vỏ bánh, sau đó hãy rưới nước chấm lên mặt bánh rồi lấy thìa cậy bánh ra khỏi lá rồi ăn.
Bánh ướt
Vỏ bánh làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tráng thành lớp mỏng. Có các loại bánh ướt là bánh ướt thịt nướng, bánh ướt tôm chua….
Bánh mềm mịn, nóng hổi, bên trong cuốn thêm mộc nhĩ, thịt băm. bên trên rắc hành khô, ăn kèm với nước chấm, rau thơm.
Cơm hến và các món từ hến
Chỉ với giá từ 10 nghìn đồng là thực khách có thể thưởng thức một bát cơm hến đúng chất Huế. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi chỉ với chục ngàn mà nhận được một bán cơm đầy ắp cả hến.
Đây là dạng cơm trộn với các nguyên liệu gồm: cơm trắng, hến xào, tóp mỡ, hành phi, các loại rau thơm...Nêm chút mắm ruốc, nước mắm để cơm thêm dậy mùi rồi trộn đều.
Cơm dẻo quện với vị mặn, vị cay cay của gia vị, tóp mỡ giòn tan, vị ngọt thanh của nước hến, dai ngọt của hến tạo nên nết độc đáo của món ăn.
Hến xúc bánh đa cũng là một lựa chọn được nhiều thực khách yêu thích
Chè Huế
Đến Huế mà không thưởng thức chè thì là điều cực kỳ thiếu sót. Một trong những quán chè nổi tiếng ở Huế đó chính là chè hẻm trên đường Hùng Vương.
Quán nằm sâu trong ngõ, không gian yên tĩnh, bên trong quán bày vài chiếc bàn gỗ nhỏ xinh san sát.
Tại quầy phục vụ bày sẵn những hàng ly cao đã đựng sẵn chè đủ màu đủ vị, xếp ngay ngắn. Thực khách chỉ cần bỏ thêm đá vào là có thể thưởng thức.
Chè có các vị để lựa chọn như chè bắp, chè khoai tía, chè trôi nước, chè đậu xanh, chè hột é, chè đậu ván, chè đậu đỏ, chè bột lọc thịt heo quay,....
Hình ảnh đặc trưng của chè hẻm
Trong đó chè bột lọc thịt heo quay là món độc lạ nhất mà ai cũng muốn thử. Bột lọc trong suốt bọc bên trong là miếng thịt quay vuông vắn có cả bì. Chè có lẫn cả vị ngọt mặn, vừa giòn dai, vừa béo ngậy. Còn chè khoai tía thì lại là món chiều lòng nhiều thực khách nhất bởi sắc tím dịu dàng quện với nước cốt dừa béo ngậy, thơm nức.
Bún chay
Gọi là món chay nhưng bún chay lại không hề thua kém bất kỳ một món bún mặn nào. Đó hẳn là sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người Huế.
Vẫn là màu sắc vàng đỏ bắt mắt, vẫn vị ngọt thanh đậm đà của nước dùng nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn không có sự góp mặt của chất béo động vật.
Nguyên liệu sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên, thường là các loại rau, củ, quả và các loại nấm, kết hợp khéo léo với các loại gia vị để tạo thành một món ăn vừa bổ dưỡng, an toàn lại đặc sắc.
Trứng vịt lộn trộn
Món ăn độc đáo này có thể tìm thấy ở góc ngã tư đường Nguyễn Trãi -Yết Kiêu (cạnh cửa hàng bán mũ bảo hiểm).
Quán chỉ phục vụ buổi tối, nằm trên vỉa hè với chừng 3 chiếc bàn nhựa nhưng đông khách đến ăn và khách đến mua mang về.
Thực khách có thể gọi ăn món trứng vịt lộn không thì sẽ được đưa trứng nguyên quả, kèm một đĩa dưa góp. Hoặc gọi món trứng trộn thì bà chủ sẽ thực hiện công đoạn “trộn” trước khi đưa thành phẩm lên cho thực khách.
Thành phần của món trứng trộn gồm: trứng vịt lộn đã bỏ vỏ, dưa góp gồm quả vả, xoài xanh thái chỉ, rau răm …. kết hợp với các loại gia vị khéo léo tạo nên món ăn vừa lạ vừa quen.
Vị cay xen lẫn giòn thơm, ngọt lạ tạo nên nét hấp dẫn của món ăn.
Giá món ăn chỉ khoảng 7k/quả.
Cafe muối
Nếu Hà Nội có cafe trứng lừng danh thì Huế có cafe muối - đặc sản đất cố đô.
Nói tới cafe muối, người ta sẽ lầm tưởng rằng cafe mang vị mặn của biển, nhưng điều đó chưa thể tả hết được hương vị mà món cafe này mang lại. Cafe muối vẫn thơm mùi thơm quyến rũ của cafe, vị béo ngậy của sữa tươi, vị mặn thanh của muối, vị đắng nhẹ còn đọng lại sau cùng của cafe.
Thực khách của thể lựa chọn uống nóng hoặc bỏ thêm đá. Đây có lẽ cũng chính là điểm độc đáo của cafe muối khi mà có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh nhưng đều giữ nguyên vị mà không hề bị nhạt đi.
Chê Huế 'ám khí', 'nhang khói như nghĩa trang', cộng đồng mạng nổi giận
“Nếu khép tội những nén nhang xứ Huế thì là điều đáng tiếc”, Travel blogger Dy Khoa nói về bài viết chê Huế “ám khí”, “nhang khói như nghĩa trang” đang khiến cộng đồng mạng nổi giận.
" alt="10 món ăn ngon phải thử ít nhất một lần khi đến Huế"/>
10 món ăn ngon phải thử ít nhất một lần khi đến Huế
Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019, kết quả chỉ số Par Index năm 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 81,15%, cao hơn 4,23% so với giá trị trung bình năm 2018 và là kết quả cao nhất trong 4 năm gần đây. Khoảng cách kết quả Chỉ số giữa đơn vị cao nhất và đơn vị thấp nhất trong bảng xếp hạng là 16,22%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, năm 2019, số lượng đơn vị có điểm đánh giá tăng so với năm 2018 là 62 tỉnh, thành phố, cao hơn nhiều so với kết quả đánh giá năm 2018 (chỉ có 19 đơn vị tăng điểm so với năm 2017).Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy, 63/63 tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức đi lại nhiều lần, 62/63 tỉnh xảy ra trễ hẹn trả kết quả dịch vụ.
Kết quả đánh giá Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 2019 cho thấy, tỷ lệ hài lòng nói chung là 84,45%, tăng gần 1,5% so với năm 2018. 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp.
Những chỉ số chính xác, khách quan và trung thực này là kết quả của quá trình điều tra xã hội học do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) phối hợp với các ngành Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Chiến binh thực hiện trên toàn quốc.
|
Kết quả chỉ số SIPAS 2019 cho thấy, 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp. |
Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post, để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của công tác điều tra xã hội học, Bưu điện Việt Nam đã bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo cung ứng việc phát và thu phiếu điều tra một cách tốt nhất, đúng quy định của Bộ Nội vụ.
Vietnam Post cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra xã hội học; xây dựng, hướng dẫn quy trình cung cấp dịch vụ cụ thể tới các khâu liên quan cung ứng dịch vụ trên toàn hệ thống, đặc biệt hướng dẫn nhân viên Bưu điện (điều tra viên) nắm chắc cách thức điều tra, thông tin trên phiếu điều tra, chuyển trả đúng số tiền cho đối tượng điều tra được hưởng theo quy định; đảm bảo số phiếu điều tra phát đi và thu về phản ảnh thực tế thông tin chính xác đầy đủ, kịp thời và khách quan. Đặc biệt việc điều tra luôn đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật thông tin trên phiếu, không để trường hợp mất, thất lạc xảy ra; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ.
|
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post phát biểu tại Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 (Par Index 2019) |
Cũng theo ông Hào, để điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019, Bưu điện Việt Nam đã tổ chức phát ra 36.630 phiếu tại 63 tỉnh, thành phố; số phiếu hợp lệ thu về là 35.268 phiếu, đạt 96,28%.
Đối với việc điều tra xã hội học xác định Chỉ số CCHC năm 2019, tổng số phiếu phát ra tại 63 tỉnh, thành phố và 19 Bộ, cơ quan ngang bộ là 20.716 phiếu; số phiếu thu về hợp lệ: 20.071 phiếu, đạt 96,89%
Xác định, các thông tin của quá trình điều tra xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 nên tất cả các điều tra viên của Vietnam Post đều nghiêm túc thực hiện việc phát phiếu điều tra đến từng cá nhân người dân, người đại diện tổ chức. Việc phát phiếu được thực hiện theo nguyên tắc đúng đối tượng; không gợi ý nội dung trả lời; không trả lời thay...
Đại đa số người tham gia trả lời phiếu đã hợp tác với các điều tra viên để thực hiện việc trả lời phiếu theo yêu cầu của từng cuộc điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin về bản thân và trả lời đủ các câu hỏi của phiếu điều tra xã hội học.
Xuân Thạch
" alt="Vietnam Post điều tra xã hội học chỉ số CCHC và sự hài lòng về phục vụ hành chính"/>
Vietnam Post điều tra xã hội học chỉ số CCHC và sự hài lòng về phục vụ hành chính