Chỉ vài năm trước đây, nhiều người còn cho rằng trường tư, trường quốc tế vốn chỉ dành riêng cho “rich kid”, hay thậm chí là các bạn học kém, không đỗ nổi vào các trường công. Giờ đây những định kiến như thế đã dần trở nên lỗi thời. Khoảng cách giữa những lựa chọn không còn nằm ở khái niệm “trường công” - “trường tư”, mà ở chính những trải nghiệm quý giá mà các bạn trẻ kỳ vọng ở môi trường học tập.Chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, học đi đôi với hành
Nhiều bạn trẻ cũng như phụ huynh đặc biệt quan tâm tới nội dung và phương thức triển khai của các chương trình đào tạo. Với kinh nghiệm trong cuộc sống, các bậc phụ huynh hiểu rằng, học lý thuyết chuyên môn rất quan trọng, nhưng cơ hội được thực hành và ứng dụng những lý thuyết được học vào thực tế lại là yếu tố quyết định giúp con mình có khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Tại trường Đại học Phenikaa, sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn là một trong những chuẩn mực đào tạo hiện đại. Theo đại diện nhà trường, với thời lượng thực hành chiếm tới 30-50% tổng thời lượng bắt buộc trong chương trình học chính thức, sinh viên được học tập thông qua thảo luận, bài tập nhóm, thuyết trình và nghiên cứu với các đầu bài từ thực tế doanh nghiệp.
|
Sinh viên Phenikaa tham gia cuộc thi Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech để nghiên cứu, sáng tạo, phát triển, chế tạo những sản phẩm tự động gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp |
Một điểm cộng nữa cho chương trình đào tạo tại Phenikaa là sự đồng hành xuyên suốt của doanh nghiệp - từ xây dựng chương trình, giảng dạy các học phần có liên quan, đánh giá đồ án, giám khảo các cuộc thi học thuật, hướng dẫn thực tập/ kiến tập hoặc đồng hành cùng các bạn sinh viên trong các dự án tại doanh nghiệp... Điều này lý giải vì sao sinh viên Phenikaa có nhiều cơ hội học tập trực tiếp từ doanh nghiệp và được đánh giá cao về sự nhạy bén, am hiểu môi trường làm việc và nhu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự.
Cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ
Cùng với chương trình đào tạo, tiêu chí cơ sở vật chất cũng được các phụ huynh ưu tiên khi cùng con cân nhắc khi lựa chọn trường, nhất là đối với nhóm ngành khoa học kỹ thuật công nghệ.
Chẳng hạn, nếu bạn thích ngành Kỹ thuật ô tô, hứng thú với Kỹ thuật cơ khí hay mê Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa... thì một trường đại học với hệ thống thiết bị tự động hóa, xưởng cơ khí, xưởng động cơ hay những chiếc ô tô để thực hành sẽ là “giảng đường” vô cùng thú vị và hữu ích.
|
Xưởng thực hành hiện đại của sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô tại Phenikaa Uni |
Còn các bạn yêu thích nhóm ngành kinh tế sẽ có các phòng học seminar, hay team yêu ngoại ngữ sẽ có phòng luyện tiếng. Còn các bạn đam mê du lịch, khách sạn sẽ được thực hành và trải nghiệm tại khách sạn 5 sao trong hệ thống của tập đoàn… Trường Đại học Phenikaa luôn nỗ lực tạo nên “vương quốc” thực hành hiện đại, phù hợp và chất lượng cho mọi ngành trường đào tạo.
|
Phòng luyện tiếng tại Phenikaa Uni với các trang thiết bị hiện đại dành cho sinh viên ngoại ngữ |
Bên cạnh đó, với tinh thần sinh viên Phenikaa “học hay chơi đều chất”, nhiều hoạt động phong trào, ngoại khóa sẽ giúp các bạn phát triển các kỹ năng mềm, khám phá đam mê và tự hoàn thiện bản thân. Đây hứa hẹn là môi trường học tập, nghiên cứu và sinh sống tuyệt vời, thân thiện, an toàn, thông minh và truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
|
Tại Phenikaa Uni diễn ra nhiều hoạt động gắn kết dành cho sinh viên |
Đội ngũ giảng viên uy tín và tâm huyết
Đại diện trường Phenikaa Uni cho biết, nhà trường sở hữu đội ngũ giảng viên xuất sắc với gần 75% có trình độ tiến sĩ được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế, trong đó có 3 nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu cùng nhiều công trình khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín.
Các thầy cô luôn tận tâm đồng hành cùng sinh viên, truyền thụ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, dẫn dắt, định hướng và truyền cảm hứng tích cực. Đặc biệt, các thầy cô luôn đề cao năng lực của từng cá nhân, khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo để phát huy tốt nhất tiềm lực của bản thân.
Khuyến khích đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tiềm năng
Với định hướng đại học đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, tại Phenikaa, các bạn được khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận môi trường nghiên cứu, đồng thời tham gia các dự án nghiên cứu - chuyển giao từ năm thứ 2, được đồng hành cùng các thầy cô. Chính các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có tính ứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn nếu thành công tại hệ sinh thái Phenikaa, các công ty start-up, spin-off của Tập đoàn hoặc chuyển giao cho đối tác.
|
Xe tự hành cấp độ 4 - một trong những sản phẩm công nghệ cao của Tập đoàn Phenikaa, với sự tham gia của các giảng viên và sinh viên Phenikaa Uni |
Môi trường đại học đề cao tính trải nghiệm cũng như tinh thần đổi mới sáng tạo là tiền đề quan trọng để giúp bạn trẻ phát huy năng lực toàn diện, là thử thách trước khi các bạn chính thức bước vào thị trường lao động mới trong thời đại hội nhập và phát triển.
Trường ĐH Phenikaa đã công bố mức hỗ trợ lên tới 20% học phí cho toàn bộ sinh viên được tuyển sinh trong năm học 2021 - 2022. Website: https://www.phenikaa.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/daihocphenikaa Trải nghiệm tham quan thực tế ảo nhà trường tại https://vrtour.phenikaa-uni.edu.vn/ |
Tố Uyên
" alt="4 trải nghiệm khác biệt ở đại học Phenikaa"/>
4 trải nghiệm khác biệt ở đại học Phenikaa
Chia sẻ thông điệp thay đổi sau đại dịchÔng Marcel van Miert - Chủ tịch Điều hành VAS chia sẻ tại lễ khai giảng, “Tái thiết được hiểu là làm mới và phát triển bản thân, gia đình, tổ chức, cộng đồng... dựa trên những giá trị bền vững, không bị suy chuyển trong mọi hoàn cảnh. Đây cũng chính là một phần thiết yếu của tiến trình phát triển bền vững.
Như một khu rừng vừa trải qua một trận thiên tai, nếu mỗi hạt mầm, mỗi cây con đều có ý thức vươn lên, đều đâm chồi nảy lộc và hướng đến mặt trời thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ có một cụm rừng, một cánh rừng và rồi sẽ hồi sinh cả một khu rừng. Đó cũng là cách chúng ta tái thiết cuộc sống sau đại dịch, xây dựng nên những tập thể, những cộng đồng vững mạnh dựa trên yếu tố hạt nhân là mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi gia đình. Ở một góc độ gần hơn, tương lai phát triển bền vững của nhà trường phụ thuộc phần nào vào sự nỗ lực của mỗi thầy cô, mỗi cô chú nhân viên, và của chính các em cùng bố mẹ trong thời gian tới!”.
|
Có một cây là có rừng - thông điệp tái thiết cuộc sống sau đại dịch của VAS |
Đây cũng chính là chủ đề của năm học mới mà VAS đang theo đuổi: “Tái thiết dựa trên những giá trị thật”, với ý nghĩa làm mới và phát triển bản thân, gia đình, tổ chức, cộng đồng... dựa trên những giá trị đã được chọn làm kim chỉ nam của mình.
|
Hàng nghìn học sinh VAS tham dự lễ bế giảng trực tuyến |
Vai trò của học sinh và giáo viên trong tình hình mới
Sau 2 tuần đầu tựu trường, hơn 98% học sinh VAS đã tham gia vào các buổi học trực tuyến và nhanh chóng làm quen, thuần thục các ứng dụng học tập của Microsoft Teams.
Cô Nguyễn Thị Kim Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, cơ sở Ba Tháng Hai, cho biết: “Đến buổi học thứ ba thì các em đã rất chủ động từ việc tự giác ngồi vào bàn học, nhờ bố mẹ mở máy sẵn đến thuần thục những chức năng cần thiết khi tham gia lớp học như bấm nút giơ tay, bật - tắt micro khi phát biểu hay hoàn thành bài tập ngay trong tiết học”.
|
Học sinh VAS thuần thục phương thức học tập trực tuyến qua ứng dụng Microsoft Teams |
Trước đó, hầu hết các em đã được làm quen với việc học trực tuyến từ khóa hè miễn phí, các đợt học qua internet và những giờ học công nghệ thông tin được VAS giảng dạy cho học sinh ngay từ bậc mầm non.
“Việc thay đổi nhận thức, thói quen trong tình hình mới như tăng khả năng tự lập, linh hoạt, thích nghi; tăng ý thức trách nhiệm với gia đình, người thân, cộng đồng và hướng về những mục tiêu mới trong học tập, trong cuộc sống… cũng là một phần của việc tái thiết bản thân mà VAS mong muốn giáo dục các em học sinh theo từng độ tuổi”, ông Marcel van Miert chia sẻ.
Để chuẩn bị cho năm học mới này, nhà trường cũng đã tổ chức hàng chục buổi tập huấn dành cho giáo viên Việt Nam và nước ngoài đang giảng dạy chương trình quốc gia và quốc tế Cambridge nhằm cập nhật những điểm mới trong chương trình đào tạo, khảo thí; đồng thời khai tác đối đa những ứng dụng của công nghệ vào bài giảng.
Đây cũng là năm học đầu tiên, VAS đưa chương trình quốc tế toàn phần Cambridge vào giảng dạy từ lớp 6, trước đó chỉ áp dụng cho lớp 9-12. Việc hoàn thiện 3 lộ trình đào tạo gồm: Tăng cường Tiếng Anh, Quốc tế song ngữ Cambridge và Quốc tế toàn phần Cambridge, đưa VAS trở thành trường quốc tế đầu tiên tại TP.HCM cung cấp đầy đủ 3 chương trình đào đạo với đầu ra linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của học sinh và gia đình.
|
Những hoạt động ngoại khóa, năng khiếu được tổ chức linh hoạt với nhiều hình thức mới |
Nhà trường cũng duy trì các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu giúp truyền tải tinh thần lạc quan, sự linh hoạt ứng biến trong tình hình mới qua chuỗi talkshow trực tuyến VAS Talks, các cuộc thi về hội họa, văn chương, thể thao, âm nhạc… Đồng thời, khuyến khích các em tiếp tục tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ cộng đồng mang tính dài lâu qua chương trình VASers Vì Cộng Đồng, dự án Giảm thiểu rác thải, Tái chế và Tái sử dụng…
VAS vẫn đang tiếp tục tuyển sinh cho năm học 2021-2022 ở 3 lộ trình Tăng cường Tiếng Anh, Quốc tế song ngữ Cambridge và Quốc tế toàn phần Cambridge. Các chương trình giáo dục quốc tế tại VAS: https://www.vas.edu.vn Hotline 0911 26 77 55. Tham quan trực tuyến 360 độ các cơ sở tại: https://www.vas.edu.vn/virtual-tour/. |
Ngọc Minh
" alt="Trường Quốc tế Việt Úc và chương trình tái thiết sau Covid"/>
Trường Quốc tế Việt Úc và chương trình tái thiết sau Covid
Đây là một trong những viện nghiên cứu thuộc Hiệp hội Max Planck - nơi được đánh giá là một trong những hiệp hội hàng đầu thế giới và châu Âu về tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, với 33 nhà khoa học từng được trao giải Nobel. |
Đoàn Thị Hải Dương từng nhiều lần thất bại trong các cuộc thi thời phổ thông. Ảnh: NVCC |
Đoàn Thị Hải Dương sinh năm 1993, là con út trong gia đình có 3 chị em ở thành phố Hải Phòng. Từ nhỏ Dương mơ ước trở thành một bác sĩ nên rất thích môn Sinh học.
"Dù không đỗ vào trường chuyên như mong muốn nhưng suốt 3 năm học tại Trường THPT dân lập Hàng Hải em luôn cố gắng để đạt thành tích tốt nhất. Năm lớp 10 em bắt đầu nghĩ đến chuyện du học khi có em họ đỗ học bổng tại Nhật Bản”, Dương nhớ lại.
Để thực hiện dự định, Dương chăm chỉ “cày” tiếng Anh và Sinh học. Nhà không có điều kiện đi học thêm nên em mày mò mua sách tự ôn tập. Năm 2013, Dương thi vào Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, chuyên ngành Bác sĩ Y học dự phòng nhưng không đỗ.
Dương quyết tâm ở nhà ôn thi thêm 1 năm nữa, lần này em đăng ký ngành Y khoa nhưng tiếp tục thất bại. Cuối cùng, Dương đành chuyển hướng nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào ĐH Hải Phòng ngành Công nghệ sinh học. Được thực hành nhiều nghiên cứu về Sinh học thực vật giúp Dương hào hứng hơn và tìm được hướng nghiên cứu riêng cho mình.
“Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2017, nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh để đi du học, em xin làm nghiên cứu viên bộ môn Sinh học phân tử ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Tại đây em được nhiều giáo sư đầu ngành hướng dẫn, tiếp cận nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại và có cơ hội sang Philippines thực tập 3 tháng”.
Trải nghiệm môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp nước ngoài thôi thúc Dương nộp hồ sơ xin học thạc sĩ tại Hàn Quốc. Tháng 6/2017, Dương vượt qua phỏng vấn của giáo sư Kim Jae Yean và được nhận học bổng thạc sĩ tại ĐH Quốc gia Gyeongsang.
Đến xứ sở kim chi, Dương gặp trở ngại đầu tiên về sự khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Tiếp đến là áp lực học tập và làm việc tại phòng thí nghiệm với cường độ cao.
“Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng em mất hơn 1 tháng làm quen, bắt nhịp công việc từ 9h sáng đến 11h đêm. Nhiều lúc, em ngồi làm thí nghiệm đến sáng. Nếu mọi người thực hiện được trong lần đầu tiên thì em phải làm tới 2, 3 lần mới thành công. Vì thế, em vẫn kiên trì và tự nhủ càng phải quyết tâm hơn, không được từ bỏ”.
Chuyên ngành Dương học về chỉnh sửa gen thực vật bằng công nghệ CRISPR/Cas và phát triển các công cụ chỉnh sửa gen mới với hiệu quả cao hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng, Dương đạt được nhiều kết quả tốt và bảo vệ đề án đúng thời hạn. Nhưng một tuần trước khi nhận bằng thạc sĩ vào tháng 8/2020, Dương nhận tin bố mất do bệnh nặng. Do dịch Covid-19 đang phức tạp, không có chuyến bay về Việt Nam, cô gái trẻ vô cùng buồn bã.
“Bố luôn khuyến khích, động viên em vượt qua thất bại để theo đuổi hành trình nghiên cứu. Không được chăm sóc và gặp ông lần cuối em rất buồn, cộng thêm khó khăn tại lab, em rơi vào suy sụp, trầm cảm kéo dài, bản thân có cảm giác kém cỏi và dự định học tiến sĩ bị hoãn lại”, Dương kể.
“Chưa bao giờ dừng lại”
Sau một thời gian vực dậy tinh thần, đầu năm 2021, Dương tiếp tục hoàn thành hồ sơ, thư giới thiệu (cover letter) để 'apply' chương trình tiến sĩ.
Trong thư, Dương giới thiệu qua về bản thân, thành tích và kinh nghiệm có được phù hợp với đề tài nghiên cứu. “Qua đó em khẳng định năng lực, mục tiêu đề ra nếu nhận được học bổng. Điều khó nhất là viết sao cho ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và có sự thuyết phục”.
Trong hơn 10 trường mà Dương gửi hồ sơ, cô nhận được 3 phản hồi. Tháng 4/2021, Dương có cuộc phỏng vấn đầu tiên với Viện nghiên cứu công nghệ Sinh học VIB-UGent center for plant systems biology (Bỉ). Dù vào tới vòng phỏng vấn 1:1 nhưng Dương không được chọn.
Ba tháng sau, Dương tiếp tục đến phỏng vấn học bổng của University of Jena. “Khi em trình bày về bản thân, hướng nghiên cứu yêu thích, giáo sư đã có một bài thuyết trình ngắn về đề tài. Nghe xong em nhận thấy không phù hợp với yêu cầu đó”, Dương nói.
Cô gái kiên trì gửi hồ sơ vào Viện Max Planck for Plant Breeding kết hợp với ĐH Duesseldorf (Đức). Rút kinh nghiệm từ những lần trước, Dương tự tin trình bày về ý tưởng, kiến thức, phát huy các kỹ năng và đặt thêm câu hỏi cho giáo sư.
Một điều mà Dương nhận ra là mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu hay giải pháp mới cho đề tài sẽ tạo ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Vượt qua 2 vòng đầu, Dương bước vào vòng phỏng vấn thứ 3 với các thành viên trong lab và được đánh giá khá tốt.
Vài ngày sau, Dương tham gia phỏng vấn lần thứ 4. Giáo sư cho biết Dương đủ tiêu chí lựa chọn nhưng ông phân vân liệu cô có đủ vững tinh thần để học tiến sĩ không? Vì học tiến sĩ là quá trình rất khó khăn và vất vả, áp lực rất lớn, và nhiều căng thẳng.
Dương đã trả lời rằng: “Sau 3 năm ở Hàn Quốc em học được cách thích nghi với áp lực cao trong việc làm nghiên cứu khoa học. Phải tin tưởng vào bản thân mình, biết được giá trị của mình ở đâu, nhận ra ưu điểm và nhược điểm của mình là gì? Để khi nhận được bất cứ lời khen ngợi hay chê bai, thành công hay thất bại vẫn không bị lung lay, kiên trì theo đuổi đề tài”.
Sáng 6/9/2021, Dương nhận được thư báo đậu học bổng của giáo sư và có mức lương là 2.800€/tháng trước thuế. Dương cho biết sẽ tiếp tục học ngành Sinh học phân tử, nối tiếp hướng nghiên cứu ở bậc thạc sĩ là chỉnh sửa hệ gen thực vật và công nghệ nhân giống cây trồng mới để tạo ra các giống cây ưu việt ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hệ quả lớn tiêu cực đến nền nông nghiệp. Ví dụ như hạn hán, lũ lụt, đất nhiễm mặn, dịch bệnh trên cây trồng, nhiệt độ thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh,... Công nghệ chỉnh sửa hệ gen thực vật có thể giúp tạo ra giống cây ưu thế hơn với khả năng kháng các điều kiện bất lợi và vẫn cho được năng suất chất lượng cao. Do đó em rất muốn thực hiện đề tài này”, Dương nói.
Nói về hành trình của mình, Dương cho rằng bản thân đã từng không có kết quả cao, luôn bắt đầu chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, chưa bao giờ em dừng lại, nỗ lực thực hiện từng chút một để có kết quả hôm nay.
Dương cũng chia sẻ, lựa chọn học tiến sĩ vì em thật sự đam mê nghiên cứu khoa học. Em cũng xác định mình sẽ nhận được gì, mất gì và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Ngọc Linh
Tiến sĩ người Việt làm chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia của Hàn Quốc
Ở tuổi 32, TS Huỳnh Thế Thiện là tác giả của 58 bài báo khoa học quốc tế và là chủ nhiệm một đề tài cấp quốc gia của Hàn Quốc.
" alt="Cô gái Hải Phòng 2 lần trượt đại học đến viện nghiên cứu hàng đầu thế giới"/>
Cô gái Hải Phòng 2 lần trượt đại học đến viện nghiên cứu hàng đầu thế giới