- Xung quanh sự việc hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) lạm dụng tình dục nam sinh, một số ý kiến từ lãnh đạo các trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc các em không biết gọi đến ai khi bị xâm hại.Trường không phổ biến, học sinh không nhận diện được hành vi xâm hại
TS tâm lý học Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nhận xét “trước đây nhiều người còn không nghĩ rằng học sinh nam cũng bị lạm dụng tình dục đồng giới giờ mới vỡ lẽ ra là nó có thật”.
Theo ông Nam, thực tế đó cũng chính là nhận thức sai lầm của rất nhiều bậc phụ huynh khi cho rằng “con trai thì chẳng bị làm sao, chẳng mất gì”, và thường chủ quan, không hỗ trợ con trong việc phòng tránh.
Chị Mai Thị Bưởi, Quản lý chương trình trẻ em Trung tâm CASGA, thì chia sẻ mới đây, Trung tâm có một dự án ở một trường phổ thông dân tộc nội trú. "Việc cần nhìn nhận đầu tiên là các em học sinh không nhận diện được đâu là hành vi xâm hại. Tiếp đó, phía các nhà trường cũng không phổ biến những thông tin đó và cũng không hề có quy chế rằng khi học sinh gặp phải những tình huống không an toàn thì có thể tìm đến ai".
"Trẻ không biết tìm đến ai và kẻ xâm hại thì thường có nhiều cách để khống chế. Vì vậy, khi rơi vào tình huống đó, phần đa các em cảm thấy sợ hãi, không dám kể với ai” - chị Bưởi nhận định.
“Nhiều trường tổ chức tuyên truyền, như chính Trường Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn cũng từng làm, nhưng nếu chỉ như buổi thuyết trình từ trên xuống dưới thì trẻ sẽ không hiểu hết được và không thể chia sẻ. Quan trọng hơn là những buổi tuyên truyền do các thầy cô trong nhà trường thự hiện thì trẻ dễ gặp tâm lý thụ động, không lắng nghe".
Chị Bưởi cho rằng có hai việc cần làm tốt: Thứ nhất là truyền thông cho học sinh, và thứ hai là có cơ chế rõ ràng khi có chuyện thì báo cho ai.
“Nếu như ở trường nội trú thì có thể có một người phụ trách riêng về vấn đề này, nếu không thể trực tiếp thì có thể tổ chức bằng hình thức viết giấy hòm thư, thư điện tử… Nhưng hiện tại, ở nhiều trường, những điều cơ bản nhất như thế đã không có".
Theo chị Bưởi, chính các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng cần phải biết cách nhận diện sự việc, bởi những trẻ khi rơi vào tình trạng đó bao giờ cũng có những biểu hiện ra bên ngoài, đặc biệt đối với trường nội trú một lớp không nhiều học sinh.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Phải "dạy" cả giáo viên và trẻ dám nói
Trong một tình huống nhìn thấy bản thân hoặc bạn mình bị xâm hại, theo ông Trần Thành Nam, một là đứa trẻ sẽ đứng lên phản ánh, hai là im lặng để tránh các hệ lụy, rắc rối đến với bản thân.
“Đứa trẻ hoặc phải đủ đầy kiến thức về quyền hoặc có lòng tự trọng lớn thì mới có thể mạnh dạn lên tiếng. Còn khi các em không được giáo dục bài bản về quyền, luật pháp, kiến thức thế nào là xâm phạm hoặc lòng tự trọng không có (bởi luôn nghĩ mình sẽ không được tin tưởng bằng người khác) thì không dám nói lên bởi cho rằng nói ra cũng không thay đổi được sự việc mà còn chịu trách nhiệm này khác”, ông Nam nói.
Giải pháp, theo ông Nam, trước hết những đứa trẻ phải dám nói. “Cần giáo dục trong gia đình và cấp tiểu học, để ngay từ nhỏ, con trẻ có một lòng tự trọng cao hơn để biết được rằng trong những tình huống nào cần phải đấu tranh nói ra những cái xấu. Giáo dục về giá trị cá nhân lâu dài nhưng là căn cốt để thay đổi”.
Những thông tin để tuyên truyền về quyền lợi của trẻ cần trở thành nội dung được tuyên truyền thường xuyên trong nhà trường. “Phải có những đường dây nóng của trẻ em được phổ biến trong trường. Đặc biệt, những môi trường có nhiều nguy cơ trẻ bị xâm hại hơn như cấp tiểu học thì nội dung phòng chống xâm hại tình dục phải được đưa vào chương trình chính khóa hoặc sinh hoạt ngoại khóa. Cần thiết cho trẻ ý thức và nhớ được những số điện thoại liên hệ khi xảy ra vấn đề, và yên tâm rằng nếu báo sẽ không bị trù dập. Ngay cả giáo viên cũng cần biết điều này”.
Ngoài ra, công tác tuyển người cho những vị trí ở những vùng có nguy cơ đặc biệt, nhạy cảm như trong các trường nội trú… cần tính cả yếu tố tâm lý.
“Ở những trường nội trú, trường tiểu học hay ở những nơi đối tượng yếu về mặt nhận thức hơn thì những người được chọn về những nơi đấy càng cần cân nhắc về phẩm chất đạo đức”, TS Nam nói.
Và không thể không nhắc đến công tác khám chữa bệnh thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ công tác giáo dục, đặc biệt về mặt tinh thần.
“Phải yêu cầu khám bắt buộc về mặt tinh thần, như kiểm tra xem thầy cô nào đang ở trong tình trạng quá tải, lo âu, trầm cảm hay các bệnh như loạn dục, ấu dâm… Qua đó có thể phát hiện và thuyên chuyển đến các vị trí phù hợp hơn”, ông Nam nói.
Còn đứng ở góc độ hiệu trưởng của một trường nội trú, thầy Tô Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học và THCS Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) cho rằng cần phải quán triệt rõ “Trò ra trò, thầy ra thầy”.
Thầy Đức cho hay, trẻ ở các trường nội trú thường rụt rè. Do đó, để học sinh mạnh dạn chia sẻ các vấn đề với thầy cô, thì với tư cách là hiệu trưởng, ông thường xuyên quán triệt, triển khai trong các cuộc họp, hội nghị từ đầu năm về các quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo, nội quy nhà trường.
“Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường và dạy kỹ năng sống để học sinh có thể nói về các câu chuyện của mình với thầy cô. Các tối thứ 2 đầu tuần, nhà trường thường tổ chức sinh hoạt nội trú để học sinh chia sẻ những vấn đề liên quan, những điều chưa được sẽ phải kiểm điểm và khắc phục”.
Theo thầy Đức, cần có những giải pháp liên quan bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên.
“Đạo đức nghề nghiệp là điều quan trọng nhất. Chính các giáo viên của trường nếu thấy việc không hay cũng phải lên tiếng. Nếu theo dõi học sinh hằng ngày thì nếu có khác biệt sẽ biết ngay”, vị hiệu trưởng này nhìn nhận.
Theo thầy Đức, để khuyến khích trẻ nói ra, thì khi tiếp nhận phản ánh, nhà trường cần phải vào cuộc. Nếu có sai phạm cần xử lý nghiêm để làm bài học cho các trường hợp khác.
|
Ngành giáo dục không thể nào suốt ngày đi xử lý hết tất cả các vụ việc mà cần có các phương án phòng trừ từ gốc. Giờ giống như một cơ thể khi bị ung thư, cần phải đại phẫu, chịu đau một chút để sàng lọc hết một lần trong toàn hệ thống 1,3 triệu giáo viên về mặt sức khỏe tinh thần”. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) |
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chống xâm hại cho học sinh phải đi từ gốc"
Trong buổi làm việc tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ngày 17/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh là bài học sâu sắc cho các trường nội trú.
" alt="Chống lạm dụng tình dục trong trường học: Phải 'dạy' cả giáo viên và trẻ dám nói"/>
Chống lạm dụng tình dục trong trường học: Phải 'dạy' cả giáo viên và trẻ dám nói
- Vào 14 giờ chiều nay (5/3), mời độc giả giao lưu cùng với những ứng viênGương mặt trẻ tiêu biểu năm 2015 ở các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng và lao độngsản xuất.Ba khách mời tham dự gồm:
1. Nguyễn Thế Hoàn (sinh năm 1997)
2. Thượng úy Trần Thanh Luân (sinh năm 1988)
3. Nguyễn Thị Hồng Vức (sinh năm 1982)
|
Phó Tổng Biên tập báo VietNamNet Lê Thế Vinh (giữa) và Ủy viên BBT, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Tiền phong Lê Anh Đạt (bìa trái) tặng hoa cho khách mời |
Với thành tích xuất sắc - 2 lần đạt HCV Olympic Toán, Nguyễn Thế Hoànđã góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 trong danh sách 106 quốc gia trên thếgiới tham gia cuộc thi. Thành tích nổi bật của chàng trai Thái Bình rất đáng nể:Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT các năm 2014, 2015;lọt vào Top 20 đại biểu Đại hội Tài năng trẻ 2015 được tuyên dương tại Phiênchính thức; giành 2 Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2014,2015; Trong năm 2014: Thế Hoàn trở thành Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu củanăm...
Thượng úy Trần Thanh Luântốt nghiệp thủ khoa hệ đào tạo phi công quânsự, trường Sĩ quan Không quân Nha Trang. Anh là một trong 6 phi công ra trườngđược về đơn vị chiến đấu ngay, được bay thẳng Su-30MK2 mà không phải chuyển loạiqua vài máy bay như những người khác; Tổng số giờ bay 450 giờ đảm bảo an toàntuyệt đối; Được lựa chọn tham gia bay bắn, ném bom thật tại trường bia TB-3 đạtloại Giỏi...
Nguyễn Thị Hồng Vứclà một người phụ nữ vừa sản xuất kinh doanh giỏivừa tạo việc làm cho thanh niên địa phương đồng thời tập hợp được các thanh niênkhác ở địa phương không di cư ra thành phố, tổ chức vươn lên thoát nghèo, làmgiàu, từ đó lan toả tinh thần ly nông không ly hương, phát huy tinh thần lậpthân lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Năm 2015, chị đượcnhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã có thành tích trong sản xuất, kinhdoanh tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương góp phần vào sự nghiệp xâydựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc....
Xem thêm các thành tích và đề cử cho gương mặt mình yêu thíchTẠI ĐÂY.
|
Phó Tổng biên tập báo VietNamNet Lê Thế Vinh |
Như Thành (Nam - 40 tuổi): Luân ơi, tại sao bạn lại quyết định thi vào ngành quân đội, đấy có phải là ngành mà bạn rất yêu thích không. Cảm ơn bạn.
Thượng úy Trần Thanh Luân: Em sinh ra trong một gia đình có bố là bộ đội nên màu áo lính đã in sâu trong tâm trí em từ nhỏ, và em đã mong muốn sau này mình cũng sẽ trở thành một người lính như bố em.
Tuy nhiên, khi em ngồi trên ghế nhà trường, được học về lịch sử của quân đội, của Quân chủng Phòng không không quân, với những tên tuổi như Anh hùng Phạm Tuân, Nguyễn Văn Cốc... đã khiến em có một đam mê cháy bỏng là được trở thành một người phi công quân sự, một phi công chiến đấu giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
Hà Thanh (Nữ - 27 tuổi)
Anh Luân ơi, chắc ai phải tập luyện vất vả lắm nhỉ. Anh có kỷ niệm nào đặc biệt trong quá trình tập luyện không. Đã bao giờ anh thấy sợ trước một tình huống nào chưa.
Thượng úy Trần Thanh Luân: Để trở thành một phi công quân sự, và đặc biệt là phi công chiến đấu như anh, bọn anh đã trải qua quá trình đào tạo và chọn lọc rất khắt khe. Công việc rất căng thẳng và áp lực. Tuy nhiên, với đam mê, với ước mơ, với bản lĩnh, trí tuệ của tuổi trẻ đã giúp anh và đồng đội vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
|
Thượng úy Trần Thanh Luân |
Anh và đồng đội chưa thấy sợ hãi trước bất cứ một tình huống nào bởi đó là niềm vinh dự và tự hào của bọn anh khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để mang lại bầu trời bình yên cho Tổ quốc.
Kỷ niệm vui nhất của mình trong quá trình tập luyện là chuyến bay đơn đầu tiên trong cuộc đời người lính. Chuyến bay này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mình. Khi ngồi một mình trong buồng lái, mình thấy rất vui sướng và tự hào, lòng yêu Tổ quốc dâng lên rất mãnh liệt. Cảm giác một mình điều khiển máy bay trên không trung vừa hơi hồi hộp, nhưng lòng cũng đầy quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện để trở thành một người phi công. Bởi đó là mơ ước của bản thân, của gia đình, bạn bè và thầy cô đã gửi gắm và tin tưởng mình. Khi mình làm được điều đó, sau 4 năm kể từ khi bước chân vào trường, mình cảm thấy đã bước đầu đền đáp được công ơn nuôi dưỡng, rèn luyện, dạy dỗ, chỉ bảo của thầy cô, của thủ trưởng đơn vị.
Văn Hùng , Nam - 20 Tuổi
Em thích làm phi công giống anh Luân, nhưng em không được cao và đẹp trai như anh. Vậy có ngoại lệ cho một phi công không được điển trai vào nghề không? Hay nhất nhất phải có ngoại hình ưa nhìn
Thượng úy Trần Thanh Luân: Lịch sử ít tôn vinh những người cao to và đẹp trai, mà lịch sử sẽ tôn vinh những chiến công của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tất nhiên là luôn có những ngoại lệ. Và ngoại lệ đấy anh hy vọng sẽ là em. Biết đâu một ngày không xa anh vớ em sẽ chung nhau ngồi trên một chiếc máy bay.
Trần Hùng , Nam - 18 Tuổi
Chào anh Thanh Luân! Được biết anh tốt nghiệp thủ khoa hệ đào tạo phi công quân sự, trường Sĩ quan Không quân Nha Trang. Em cũng muốn được như anh mà chưa biết bắt đầu từ đâu?
Thượng úy Trần Thanh Luân: Hàng năm, đoàn giám định sức khỏe phi công đều về các địa phương trong cả nước để giám định và tuyển chọn phi công. Nếu em vượt qua được vòng này, em sẽ được ra Hà Nội tại Viện Y học Hàng không và khám sức khỏe vòng hai.
Nếu em đủ tất cả tiêu chí để trở thành một người phi công quân sự em sẽ được làm hồ sơ để thi đại học vào Trường Sĩ quan không quân. Và để được như anh ngày hôm nay, đó là một quá trình phấn đấu rất lâu dài.
Chúc em với đam mê, với ước mơ đấy, em sẽ thành công.
Hoàng Hương , Nữ - 25 Tuổi
Hiện nay trong tay chị có bao nhiêu công nhân, khi chị thuyết phục họ ở lại quê hương lập nghiệp chị thường đưa tiêu chí gia ra trước? Mức lương thỏa thuận hay một cuộc sống lâu bền không phải ăn đong? Chị có thể bật mí về thu nhập cao nhất của công nhân làm cho chị là bao nhiêu/ tháng không?
Nguyễn Thị Hồng Vức: Chào bạn, hiện nay cơ sở sản xuất của chúng tôi có 10 công nhân, trong đó có một nửa là người ở quê, còn một nửa là anh em ở nơi khác đến. Mức lương cao nhất của công nhân là 6 triệu đồng/ tháng, trong đó chúng tôi đã nuôi ăn ở, chu cấp tiền đi lại xe cộ về quê, đôi khi có thưởng thêm chút đỉnh để động viên tinh thần mọi người.
|
Ủy viên BBT, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Tiền phong Lê Anh Đạt tặng hoa cho khách mời
|
Hiện tại, công việc của mọi người thu nhập ổn định, chỗ ăn ở cũng được trang bị không thiếu thứ gì, nên tôi hi vọng đó sẽ là động lực để mọi người muốn gắn bó lâu dài với công việc.
Phuongthu , Nữ - 19 Tuổi
Chị Hồng Vức cho em hỏi, để làm nên thành công của chị hôm nay có sự trợ giúp của người thân nào không? Vì sao chị lại chọn lĩnh vực này để đi lên?
Nguyễn Thị Hồng Vức: Để được như ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ chính quyền địa phương và gia đình. Bố mẹ hai bên và chồng tôi là người đã có những hỗ trợ nhiều nhất, đặc biệt là chồng tôi. Anh là một người thông minh, là niềm tin và chỗ dựa, là người đồng hành cùng tôi trong công việc. Hiện tại anh cũng là người trực tiếp chỉ đạo công việc, lo về vấn đề con giống, còn tôi lo về phương pháp, nhập xuất hàng.
Vy Thị Thùy Linh , Nữ - 24 Tuổi
Bạn trai em hiện tại cũng đang theo học tại trường Sĩ quan Không quân Nha Trang. Bạn em yêu thích nghề này, nhưng em lại cảm thấy rất lo lắng vì cảm thấy nghề nghiệp này chứa đựng nhiều rủi ro. Anh có thể chia sẻ những khó khăn mà anh gặp phải trong quá trình theo học, và anh đã làm thế nào để vượt qua không ạ?
Thượng úy Trần Thanh Luân:Trước tiên là chúc mừng em đã về với đội của bạn anh. Và em cứ yên tâm, nghề nghiệp tuy có vất vả và chứa đựng nguy hiểm, nhưng bạn trai em đã chọn nghề đấy có nghĩa là bạn em đã có đam mê và quyết tâm thfi em hãy ủng hộ. Bởi đây là một nghề cao quý, và em nên tự hào về bạn trai của em.
Anh vượt qua được tất cả những khó khăn và vất vả trong quá trình theo học là nhờ có ước mơ, và anh thấy ước mơ của mình rất đẹp, rất ý nghĩ, đáng để anh đánh đổi bằng những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua.
Lê Trang , Nữ - 38 Tuổi
Gửi bạn Trần Thanh Luân: 1. Thời gian rèn luyện và học tập trong quân đội rất khắc nghiệt đặc biệt là với việc trở thành phi công. bạn có thể kể một số bài tập luyện khó trong việc đào tạo phi công? 2. Còn với bạn gái thì sao? Bạn có phải thường dỗ dành bạn gái vì không có thời gian cho cô ấy ko? 3. Ước mơ và dự định trong tương lai của bạn là gì?
Thượng úy Trần Thanh Luân: Trong quá trình đào tạo phi công có rất nhiều khoa mục và bài tập khó. Tuy nhiên, ấn tượng nhất với em là các khoa mục bay nhào lộn phức tạp, đòi hỏi tiền đình của người phi công luôn phải trong trạng thái tập trung cao độ nhất và khả năng chịu đựng bền bỉ khi thực hiện các động tác nhào lộn trên không. Những động tác này rất khó và rất nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy hay mất tập trung trong một khoảng thời gian rất ngắn tính bằng giây thì mình có thể phải trả giá rất đắt. Chính vì vậy đây là khoa mục khó nhất của người phi công chiến đấu.
Để có tiền đình tốt, hàng ngày những người phi công như em thường xuyên rèn luyên thể dục thể thao bằng các bài tập chuyên ngành như quay đu, quay trụ hay thể thao hàng không và môn chạy dài. Những bài tập này sẽ giúp rèn luyện tiền đình tốt hơn.
Thời gian đầu mới vào học, cường độ tập luyện rất cao, do đó có những hôm em cảm thấy rất mệt. Nhưng với sự quyết tâm và đam mê, cộng với sự giúp đỡ của các thầy, em đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu của người phi công chiến đấu.
2. Hiện tại em đang tập trung cho công việc nên vẫn chưa có bạn gái .
3. Ước mơ của em là được cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước.
Nguyễn Ngọc , Nữ - 33 Tuổi
Nguyễn Thị Hồng Vức: bạn là người nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người, bạn có một bí quyết thành công nào đó và hãy chia sẻ cho những người có niềm đam mê Kinh doanh như bạn
Nguyễn Thị Hồng Vức:Tốt nghiệp cấp 3, tôi không có nghề nào trong tay, chỉ có cái bằng trung cấp văn thư lưu trữ. Tôi tự thấy với tấm bằng này thì chưa đủ để có thể bươn chải ra ngoài làm gì to tát, nên tôi quyết định gắn bó với mảnh đất quê hương, tận dụng điều kiện thuận lợi sẵn có tại địa phương.
Thời điểm bắt đầu khởi nghiệp, ở địa phương tôi có một đồng chí người Đồng Tháp ra đây nuôi cá và tôi nghĩ tại sao người ta làm được mà mình không làm được. Người ta ở đâu còn đến quê hương mình làm thì ắt hẳn ở đây phải hội tụ đủ điều kiện để những giống cá đó có thể phát triển được. Vậy là tôi bắt tay vào làm thôi.
Nếu nói về bí quyết thành công, tôi nghĩ rằng các bạn trẻ Việt Nam không ai là kém tài cả. Các bạn phải biết tự vươn lên, phấn đấu để làm giàu trên chính quê hương mình.
Thanh Loan , Nữ - 20 Tuổi
Chị Hồng Vức thân mến, em thấy phụ nữ làm lãnh đạo rất khó. Vậy chị có thể chia sẻ cho mọi người được biết, làm thế nào để chị vừa cân đối được thời gian cho việc đầu tư sản xuất, vừa làm tốt vai trò làm mẹ? Chị thường dạy con như thế nào? vào giờ nào? Chị có muốn con chị theo nghề mẹ không?
Nguyễn Thị Hồng Vức:Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã dành lời khen. Đúng là hiện tại tôi vừa làm mẹ, vừa làm công chức Nhà nước, lại vừa làm sản xuất kinh doanh. Hàng ngày tôi phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lý. Buổi sáng tôi đưa con đi học. Con tôi học bán trú. Hết giờ hành chính tôi đón cháu về với bà. Từ 5 giờ chiều trở đi thì tôi tham gia vào công việc sản xuất kinh doanh của gia đình.
Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2003. Chồng hơn tôi 6 tuổi. Hiện chúng tôi đã có 2 cháu, một cháu học lớp 5, một cháu học lớp 2.
Tôi thấy ở một số làng quê Việt Nam có hiện tượng "nhà hoang", tức là thanh niên ra thành phố hoặc đến những khu đô thị lớn để lập nghiệp, chỉ còn người già ở nhà, và khi họ mất đi, thì những ngôi nhà đó trở nên hoang tàn, vắng lặng quanh năm, quả thật rất đáng buồn. Theo chị Nguyễn Thị Hồng Vức, điều khiến các thanh niên bỏ đi là gì? Tại sao lại có rất ít những người trẻ tuổi dám ở lại làm giàu trên chính quê hương của mình?
Chào bạn, theo tôi được biết và tiếp xúc, hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ có tài, kiếm tiền giỏi. Có những bạn chỉ mới 20-25 tuổi, cũng là phụ nữ thôi nhưng đã làm được nhiều việc lớn mà khi ở tuổi đó tôi chưa làm được. Tôi tự thấy mình cũng đã cao tuổi rồi mới có được như ngày hôm nay thì cũng chưa phải là thành đạt lắm đâu. Tôi cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa.
Nam Hải , Nam - 30 Tuổi
Tư tưởng của giới trẻ hiện nay đang bị phân tán bởi nhiều yếu tố, chính vì thế mà họ ít cống hiến tham gia các hoạt động xã hội. Anh đánh giá thế nào về vấn đề này? Làm thế nào để giới trẻ phát huy vai trò của mình trong các vấn đè cộng đồng? HIện nay nhiều bạn trẻ ngại đi nghĩa vụ quân sự hay làm trong lĩnh vực này, vậy anh có lời khuyên gì đối với họ?
Thượng úy Trần Thanh Luân:Hiện tại trên thế giới mình thấy có rất nhiều nước áp dụng Luật Nghĩa vụ quân sự đối với tất cả nam thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự. Và sau khi kết thúc quá trình huấn luyện trong quân đội, bản thân họ đã trưởng thành hơn, sống có ích hơn cho xã hội. Họ ý thức được lòng yêu nước, sự tự hào để có thể đóng góp công sức của mình xây dựng đất nước.
Các bạn trẻ Việt Nam có thể làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, nhưng cần có mục tiêu và lý tưởng cụ thể, sống phải có hoài bão và ước mơ, dám biến ước mơ đó thành hiện thực bằng những hành động và việc làm cụ thể.
Đối với bản thân em, luôn trung thành với mục tiêu và lý tưởng của Đảng, sống và cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Nguyễn Tâm Anh , Nữ - 28 Tuổi
Tại sao anh lại đến với ngành không quân mà không phải là một ngành khác? - Được biết Su là loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay của Không quân Việt Nam, anh có cảm thấy áp lực khi được giao phó trọng trách này? - Có khi nào anh cảm thấy hối hận về lựa chọn của mình?
Thượng úy Trần Thanh Luân:Mình đến với ngành phi công vì đó là đam mê, và mình hội tụ đủ các yếu tố để trở thành người lính không quân.
Mình được tin tưởng giao trọng trách điều khiển những chiến đấu cơ hiện đại như Su 30 MK2, đó là một tài sản rất lớn của quốc gia, của quân đội. Với nhiệm vụ của đơn vị mình hiện tại là bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, và đặc biệt là quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, mình ý thức được đó là niềm vinh dự và tự hào rất lớn đối với những người phi công, nhưng cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đồi hỏi bản thân phải không ngừng học hỏi, nỗ lực và cố gắng. Rèn luyện về bản lĩnh, sức khỏe, trí tuệ, lòng dũng cảm, thường xuyên trau dồi kỹ thuật lái, chiến thuật tác chiến trên không để chắc tay súng, vững tay lái bay lên làm chủ bầu trời, giữ gìn sự bình yên cho bầu trời Tổ quốc.
Mình chưa từng hối hận và sẽ không bao giờ hối hận về sự lựa chọn này.
Hoàng Hoa , Nữ - 40 Tuổi
Tôi có một câu hỏi dành cho cả 3 vị khách mời Thế Hoàn, Thanh Luân và Hồng Vức: Khi được để cử gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu các bạn có bất ngờ không? Các bạn có thấy xứng đáng với từ tiêu biểu đại diện cho giới trẻ hôm nay đang được dư luận có cái nhìn thiếu thiện cảm: Rằng họ sống vô cảm, rằng cái tôi của họ quá lớn....
Thượng úy Trần Thanh Luân:Tôi luôn cống hiến hết mình trong công việc và cuộc sống. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình cống hiến để nhận giải thưởng này hay danh hiệu khác. Quan trọng là việc tôi làm có giúp ích gì được với đơn vị, với quân đội và với Tổ quốc.
Có thể trong cuộc sống của chúng ta hiện nay có một bộ phận các bạn trẻ thiếu ước mơ, hoài bão..., nhưng tôi nghĩ đó vẫn là thiểu số. Còn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ta có thể nhìn thấy và tự hào về những thành tích, những đóng góp của những tài năng trẻ đối với xã hội, với cộng đồng hay làm rạng danh Việt Nam trên trường quốc tế. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới các tổ chức Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội sẽ tạo ra những hoạt động, chương trình cs ý nghĩa để các bạn trẻ có cơ hội và điều kiện cống hiến.
Văn Minh , Nam - 38 Tuổi
Chúc mừng anh Luân. Tôi muốn hỏi tại sao anh lại chọn làm phi công, lái máy bay chiến đấu? Công việc vất vả và đầy hiểm nguy này mang lại cho anh niềm vui, hạnh phúc gì? Là phi công, mỗi lần cất cánh anh thường có suy nghĩ gì không và làm gì để mình có đủ bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi tình huống?
Thượng úy Trần Thanh Luân:Công việc đầy vất vả và nguy hiểm nhưng lại mang cho tôi niềm vui. Bởi mỗi lần cất cánh, được bay trên bầu trời Tổ quốc, tôi nhìn về mặt đất thân yêu và cảm thấy yêu đất nước mình vô cùng. Tôi sẵn sàng cống hiến hết mình để bảo vệ được sự bình yên của bầu trời.
Trong mọi tình huống tôi luôn tâm niệm "Bình tĩnh mới làm được thủ lĩnh". Đây là điều mà thầy tôi đã dạy tôi, và cũng là chìa khóa vàng để giải quyết tất cả mọi tình huống.
Vì lý do đột xuất, nên trước 14h bạn Nguyễn Thế Hoàn đã không thu xếp được thời gian đến tham dự buổi giao lưu. Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi của bạn đọc tới Nguyễn Thế Hoàn. |
- Ban Giáo dục
- Ảnh:Lê Anh Dũng
XEM THÊM:
>> Tìm lại những "Gương mặt trẻ VN tiêu biểu" từ năm 1996 đến nay" alt="Mời giao lưu với Gương mặt trẻ tiêu biểu"/>
Mời giao lưu với Gương mặt trẻ tiêu biểu