Đều là những giọng ca đầy nội lực,ìnhcũcủaHàLinhđụngđộkípnổcủvô địch tây ban nha hôm nay trận đấu giữa Ngọc Minh và H'Zyna Bya hứa hẹn sẽ là một cuộc đụng độ ngang tài ngang sức.
Shimizu Masaaki (giữa) khi còn là sinh viên ở B7bis. Ảnh do tác giả cung cấp.
Sau khi chia tay bạn bè, người thân ra tiễn tôi ở sân bay Osaka, máy bay cất cánh bay sang Bangkok vì hồi đó chưa có chuyến nào bay thẳng đến Hà Nội. Qua 2 ngày quá cảnh ở Bangkok, tôi đã đặt chân đến sân bay Nội Bài, nơi tôi có nhiều kỉ niệm nhất đứng thứ hai sau B7bis. Ông tài xế chở tôi đến phố Đại Cồ Việt. Tôi còn nhớ trên đường đến đấy ông đã đố tôi mấy câu tiếng Việt cực kì khó nghe và nói “đây là tiếng Việt thật sự!”. Cuộc sống ở Hà Nội của tôi bắt đầu như vậy.
Kí túc xá B7bis không những vừa là nơi ăn ở vừa là nơi học, mà còn là nơi lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các nhà Việt Nam học trên thế giới, trong đó có cả học giả Nhật Bản. Hồi đó tôi không hề biết giáo sư ở phòng bên cạnh là một học giả cực kì nổi tiếng và có công lao to lớn trong giới Việt Nam học tại Mĩ mà chỉ biết đó là thầy Ô-ha-rô (tức là GS Stephen O’Harrow) hay đến phòng mình uống trà trò chuyện với nhau mà thôi. Nhưng đối với tôi B7bis cũng là một nơi có đủ điều kiện để hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá “bình dân” của Việt Nam. Đặc biệt là các chú bảo vệ đã dạy cho tôi nhiều điều hết sức quan trọng trong cuộc sống ở Hà Nội. Sau khi học xong giờ học trên lớp – hồi đó phần nửa bên trái của kí túc xá là lớp học và các văn phòng khoa tiếng Việt, còn phần nửa bên phải là phòng ăn, căng tin và căn phòng nghỉ của lưu học sinh – tôi thường chạy đến phòng bảo vệ uống trà và nói chuyện. Chính các chú bảo vệ là người đã chỉ cho tôi cách hút thuốc lào và cho tôi nếm thịt chó, và họ cũng đã giới thiệu cho tôi thợ làm đàn ghi-ta thật giỏi.
Thời gian học ở B7bis chỉ độ khoảng nửa năm, nhưng trong một thời gian ngắn như vậy mà tôi đã được học khá nhiều môn, và giá trị của những môn mà tôi đã được học đến bây giờ vẫn chưa phai đi chút nào. Trước tiên là môn tiếng Việt do thầy Lê Văn Phúc giảng dạy. Tôi quen với khuôn mặt của thầy Phúc từ trước thông qua băng video tiếng Việt trung cấp do thầy Tomita soạn trong thời gian thầy Phúc sang dạy tiếng Việt ở Đại học Ngoại ngữ Osaka. Đến năm 1990 thầy vẫn còn trẻ trung và vui vẻ như trong băng video. Thầy hay kể cho tôi nghe về những ngày thầy dạy ở Osaka. Điều đó đã làm cho tôi cảm thấy như đang ở nhà, tạo ra một bầu không khí ấm áp trong giờ của thầy.
Môn thứ hai là Phương ngữ tiếng Việt của cô Hoàng Thị Châu. Môn này cũng làm nền tảng cơ sở rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tôi bây giờ. Có một hôm thầy Ô-ha-rô đến phòng tôi nói chuyện phiếm như thường ngày. Thầy chợt cầm lấy một quyển sách tôi để trên bàn và hỏi “Cô giáo này là ai?”. Tôi trả lời đó là cô Hoàng Thị Châu dạy phương ngữ học cho tôi. Sau đó thầy chép lại tên sách và tác giả. Nghe nói mấy tháng sau cô Châu được thầy Ô-ha-rô mời sang thuyết trình về chuyên môn ở chỗ thầy. Chắc đó cũng là một cơ duyên mà kí túc xá B7bis đã tạo nên chăng? Khoảng chừng mười năm sau, khi tôi nghe được tin sách Tiếng Việt trên các miền đất nước của cô – chính là sách giáo trình cho giờ học của tôi và anh Kasuga – đã nhận được Giải thưởng Nhà nước, thì tôi sang Việt Nam luôn để chúc mừng cô và tặng một chút quà của anh Kasuga và tôi như là học trò cũ của cô.
Còn một môn nữa là Ngữ âm tiếng Việt do thầy Mai Ngọc Chừ phụ trách. Tôi còn nhớ rất kĩ những lời giảng thật dễ hiểu của thầy Chừ, mặc dù nội dung giờ của thầy lúc nào cũng gồm những lí thuyết rất phức tạp nên nhiều khi khó hiểu. Đến bây giờ cách giảng dạy của thầy Chừ vẫn là những bài giảng kiểu mẫu mà tôi bắt chước theo cho những giờ dạy của mình ở trường.
Những ngày sinh viên ở B7bis
Trong thời gian ở Việt Nam, một trong những sự kiện khiến cho lưu học sinh thấy buồn và nhớ nhà nhất là chuyện bị bệnh. Tôi cũng có một lần bị sốt nên phải nghỉ giờ của cô Châu. Nhưng hồi đó chưa có máy điện thoại di động như hiện nay. Tôi không biết làm sao nên cứ nằm thiêm thiếp trên giường thì trong giấc mơ tôi nghe thấy tiếng của ai đó nghe quen quen. Tôi mở mắt ra thì hoá ra đó là tiếng của cô Châu. Cô mang theo hoa quả đến tận phòng của tôi và vừa gọt vỏ cam vừa hỏi thăm sức khoẻ tôi. Tôi quá xúc động nhưng hồi đó tôi chưa thể biểu đạt hết trăm phần trăm cảm nghĩ của mình bằng tiếng Việt. Thực ra lúc đó tôi cảm thấy như mình đang được ẵm trong vòng tay ấm áp của người mẹ. Đó cũng là một kỉ niệm không thể nào quên được ở B7bis.
Sau khi tôi thực tập phương ngữ Nam bộ ở miền Nam từ cuối tháng 10 năm 1990 đến đầu tháng 3 năm 1991, tôi nghe tin thầy Nguyễn Tài Cẩn đã về nước sau khi dạy xong ở Pháp nên tôi trở về Hà Nội luôn để xin được gặp thầy và được học mấy buổi với thầy. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô khoa tiếng Việt và khoa Ngôn ngữ, đặc biệt là của thầy Trần Trí Dõi, tôi được gặp thầy Cẩn và được học mấy buổi với thầy. Thầy đọc rất kĩ những câu hỏi tôi gửi đến thầy trước và trả lời cho tôi thật tử tế. Tôi vẫn nhớ thầy vừa cầm điếu thuốc lá Nga vừa trình bày lí thuyết lịch sử ngữ âm tiếng Việt cho tôi. Cũng có một hôm thầy dẫn tôi đến nhà thầy và học luôn trong phòng đầy sách. Trong thời gian đó, khu Bách khoa đã có nhà khách mới gọi là “A2”. Thực ra nó đầy đủ tiện nghi hơn B7bis, như nước nóng, máy điều hoà, v.v. nên tôi đặt phòng ở đấy. Nhưng rốt cuộc thì hàng ngày tôi vẫn lại sang B7bis gặp bạn cũ ăn cơm nói chuyện với họ, chỉ đến tối khuya thì tôi mới về A2 để ngủ mà thôi.
Nghe nói những quán phở, quán bún chả ở phố Đại Cồ Việt hiện nay hoàn toàn không còn nữa. Còn nhớ có một buổi tối, tôi ngồi ở phòng bảo vệ và than đói bụng, thì chú bảo vệ lập tức chạy đi mua bánh mì cho tôi. Không biết tiếng rao “bánh mì nóng” quen thuộc mỗi buổi tối bây giờ có còn không. Những hàng quán, những tiếng rao…, rất nhiều, rất nhiều hình ảnh và âm thanh trong không gian B7bis vẫn còn mãi trong kí ức của tôi, và đó chính là động cơ làm cho tôi phấn khởi trong việc dạy tiếng Việt ở Osaka.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp, không thể nào quên ở B7bis và tôi xin gửi lời chúc mừng 45 năm thành lập Khoa Tiếng Việt của chúng ta ngày đó – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt của ngày hôm nay.
Shimizu Masaaki
" alt="Thời sinh viên khó quên ở Việt Nam của PGS Nhật"/>
Các thí sinh dự thi lớp 10 THPT ở Hà Nội năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh Hùng.
Năm nay là năm đầu tiên Hà Nội bỏ hoàn toàn xét thêm kết quả học bạ của 4 năm THCS mà chỉ căn cứ vào điểm thi 4 môn để xét tuyển, trong đó điểm 2 môn Ngữ văn và Toán tính hệ số 2, điểm các bài thi đều tính theo thang điểm 10.
Cùng đó, năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT quy định bỏ việc cộng điểm khuyến khích với chứng chỉ nghề THCS (tối đa 1,5 điểm)
Do đó, mức điểm chuẩn sẽ có thay đổi so với các năm trước.
Nhìn chung với những yếu tố khách quan như vậy, điểm chuẩn của tất cả các trường dự kiến sẽ thấp đều hơn.
Thanh Hùng
Áp lực hãi hùng của nam sinh lớp trưởng khi trượt lớp 10
Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp.
" alt="Điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội năm 2019 được công bố ngày 20/6"/>
Ông Mai Văn Trinh nhìn nhận năm nay khâu coi thi THPT quốc gia là đáng lo ngại nhất. Ảnh: Thanh Hùng
Đại tá Ngô Kim Khôi, Cục A03 – Bộ Công an cũng cho hay qua thống kê sơ bộ thì có một số thiết bị công nghệ để có thể thực hiện hành vi tiêu cực. Đặc biệt, ông Khôi lưu ý các thiết bị gian lận đa dạng, trong khi Quảng Ninh lại là địa bàn sát biên giới.
“Rất nhiều thiết bị như kính lắp camera, hay camera nằm ở cúc áo. Sử dụng thiết bị nghe lén dưới dạng thẻ ATM. Có những loại bút tàng hình, viết lên gỗ giấy thì không thấy nhưng khi chiếu đèn tia cực tím ở phần đuôi thì có thể nhìn thấy, đồng hồ thông minh,…”.
Ông Khôi cũng lưu ý, những năm trước đây có tình trạng khi giám thị làm chặt khâu ở phòng thi thì các sau khi kết thúc kỳ thi các đối tượng có những phản ứng, có hành động trả thù, gây áp lực cho giám thị.
“Do đó, chúng tôi đề nghị mỗi hội đồng thi tạo điều kiện cho giám thị trong việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại. Theo tôi thậm chí nên có tổ chức việc sinh hoạt tập thể. Đề nghị công an các địa phương phối hợp với các điểm trưởng để nắm được tình hình, qua đó đảm bảo an ninh điểm thi, an toàn cho giám thị được thực hiện đúng trách nhiệm của mình”, ông Khôi nói.
Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh, ngoài chú trọng đến hạn chế tới các hình thức gian lận bằng công nghệ cao, cũng cần chú trọng đến cả những hình thức truyền thống “công nghệ thấp” dẫn chứng ngay như câu chuyện sai phạm diễn ra ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, Ủy viên Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019 cho rằng nên có danh mục cụ thể, chi tiết cho từng vị trí tham gia công tác tổ chức thi.
Ông Văn cũng lưu ý về công tác đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trong những ngày thi.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT cấp tỉnh cho hay, các phương án chuẩn bị gần như sẵn sàng nhưng tinh thần vẫn phải luôn cảnh giác, không được chủ quan.
“Thực tiễn diễn ra là muôn hình vạn trạng. Mỗi một năm có những vi phạm được phát hiện khác nhau. Càng ngày càng tinh vi, ngày càng khó tưởng tượng nên là người được giao trọng trách Trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh như tôi thì thi xong cũng chưa thể yên tâm. Như năm ngoái, khi kết quả được tung ra, dư luận mới thấy bất hợp lý quá. Do đó chúng tôi rất thận trọng về công tác này”, bà Thủy nói.
Đặc biệt bà Thủy bày tỏ sự lo lắng khi việc chấm thi năm nay của tỉnh được giao cho Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh.
“Trường đóng trên địa bàn nhưng chúng tôi vẫn lo lắng về kinh nghiệm thực hiện. Bởi cán bộ chưa bao giờ thực hiện việc chấm thi THPT quốc gia. Tôi tin anh em đều có ý thức rất tốt, làm nghiêm túc; nhưng quy trình kỹ thuật là điều chúng tôi rất lo”.
Ông Trinh nói rằng cần tập huấn kỹ về quy chế, cũng như làm công tác tư tưởng thật tốt. Điều quan trọng là chọn những trưởng điểm thi thật sự uy tín.
Ông Trinh cũng lưu ý với những trường trên cả nước nếu từng lắp hệ thống camera ở các phòng học trước đây để theo dõi tình hình dạy học thì những ngày thi thi phải bị vô hiệu hóa để tránh tối đa việc có thể lộ đề.
“Theo đánh giá của chúng tôi, năm nay khâu coi thi sẽ là đáng lo ngại nhất, dễ gian lận nhất. Bởi nếu cán bộ coi thi không trách nhiệm sẽ dẫn đến trao đổi bài thi, nhất là thời gian cuối”, ông Trinh nhấn mạnh.
Thanh Hùng
" alt="“Năm nay khâu coi thi THPT quốc gia là đáng lo ngại nhất”"/>
Hội thảo giới thiệu về điểm đến Christchurch tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội tháng 5/2019
“Miền đất hứa” của du học sinh quốc tế
Christchurch là “miền đất hứa” với người trẻ Việt bởi chất lượng giáo dục hàng đầu, cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện tốt nhất cho HSSV quốc tế được học tập và trải nghiệm.
Bà Stefi Porter - đại diện Tổ chức Giáo dục Christchurch cho biết: “Christchurch là thành phố được kiến thiết với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập hiện đại và công nghệ tiên tiến để hỗ trợ SV. Chúng tôi có các chương trình đào tạo nằm trong top 1% của thế giới và đặt mục tiêu hỗ trợ SV trở thành những công dân toàn cầu”.
Christchurch có 151 trường học đạt chất lượng cao, trong đó có 3 trường đại học trong top 2% thế giới, đồng thời có chi phí sống rẻ hơn 11% so với thủ đô Wellington và 15% so với thành phố Auckland
Christchurch cũng là thành phố đầu tiên chính thức đưa Ứng dụng Hướng dẫn dành cho HSSV quốc tế (Christchurch International Student App) vào hoạt động. Qua đó cung cấp các gợi ý cho du học sinh về các hoạt động hoặc địa điểm tham quan vào dịp cuối tuần, những chương trình khuyến mãi hiện có của thành phố, cũng như phương tiện di chuyển…
Bà Colleen Steyn chia sẻ thêm: “Giáo dục quốc tế là một trong những mảng được chúng tôi chú trọng phát triển, để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho du học sinh, không những về mặt học tập mà còn các khía cạnh khác trong cuộc sống. Chúng tôi có 14 nhân viên ở Ban quốc tế để hỗ trợ trực tiếp cho các em học sinh vì chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của việc quan tâm và chăm sóc các em khi các em phải sống xa gia đình ở một đất nước xa lạ”.
Hầu hết các trường học tại New Zealand nói chung và Christchurch nói riêng đều có bộ phận hỗ trợ HSSV quốc tế trong học tập lẫn cuộc sống
Không dừng lại ở đó, Christchurch còn hỗ trợ các bạn trẻ tìm kiếm việc làm thông qua Job-Ready Programe - chương trình giúp sinh viên quốc tế làm quen với môi trường làm việc thực tế. Đây là dự án dài hạn được hỗ trợ bởi Đại học Canterbury, Đại học Linlcon và Học viện kỹ nghệ Ara Canterbury. Chương trình sẽ tổ chức các hội thảo để đào tạo sinh viên kỹ năng tìm kiếm việc làm cũng như văn hóa làm việc tại New Zealand và môi trường quốc tế. Sau đó, sinh viên sẽ được thực tập trong các công ty dựa trên khả năng của mình.
Mạnh Kha, theo học ngành Kĩ sư ở Học viện kỹ nghệ Ara Canterbury cho biết: “Trường luôn tích cực tạo điều kiện cho sinh viên tìm việc làm thông qua tiếp xúc với doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Nhờ có hiểu biết thực tế tốt nên sau thời gian làm thêm cho một công ty tư vấn kĩ sư ở học kì cuối, mình được nhận vào làm việc chính thức cho công ty này.”
Có mục tiêu thu hút nguồn nhân lực và phát triển thành phố, Christchurch mang đến rất nhiều cơ hội học tập và làm việc cho người trẻ trong nước lẫn quốc tế
Vừa cung cấp môi trường trải nghiệm chất lượng giáo dục tiên tiến, đồng thời có những chiến lược thu hút nhân lực chất lượng cao, con đường từ học tập đến làm việc luôn rộng mở với những ai có kỹ năng phù hợp với nhu cầu của Christchurch. Đặc biệt hấp dẫn khi cơ hội này được xây dựng trên nền tảng vị thế giáo dục của New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu về chuẩn bị kỹ năng cho tương lai (theo xếp hạng của tổ chức Economist Intelligence Unit năm 2018), đồng thời cũng là quốc gia đứng đầu danh sách Top 10 điểm đến du học tốt nhất thế giới trong năm nay (đánh giá bởi Educations.com).
Những lí do khiến Christchurch thu hút học sinh, sinh viên quốc tế:
- Là thành phố lớn thứ hai của New Zealand, nằm ở vị trí cửa ngõ của Đảo Nam nên rất thuận tiện trong di chuyển. Nơi đây vừa là vùng đất có thiên nhiên tươi đẹp, vừa có cuộc sống sôi động và hiện đại.
- Hệ thống giáo dục Christchurch đưa ra đa dạng lựa chọn học tập từ Tiểu học, Trung học đến Đại học. Điển hình như Trường Trung học Nữ sinh Avonside, trường St. Bede’s College và Trường Trung học Nam sinh Shirley có bề dày lịch sử lâu đời; ĐH Canterbury và ĐH Lincoln lọt top 2% các trường đại học của thế giới...
- Là thành phố tái kiến thiết nên nhu cầu nhân lực tại Christchurch cao hơn đáng kể so với các khu vực khác trong cả nước. Dự kiến đến năm 2031, thành phố Christchurch sẽ cần thêm 40.000 lao động chất lượng cao để bổ sung vào các vị trí chuyên môn. Kết hợp với chính sách gia tăng thời hạn thị thực làm việc cho sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp lên đến 3 năm mà Chính phủ New Zealand vừa công bố, đây chính là cơ hội lớn để sinh viên quốc tế được thực tập và làm việc ngay sau tốt nghiệp.
Xem thêm chi tiết tại: https://skillshortages.immigration.govt.nz/assets/uploads/canterbury-skill-shortage-list.pdf
Ngọc Minh
" alt="Nhiều cơ hội học tập ở thành phố lớn thứ 2 New Zealand"/>