当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định Granada vs Real Madrid, 3h00 ngày 14/7 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Herediano, 09h00 ngày 6/2: Lại hòa 1
Còn trận gặp Thái Lan, dẫu áp lực của hàng phòng ngự tuyển Việt Nam dễ thở hơn nhưng cách chơi tấn công, đẩy cao đội hình mà HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sử dụng, dễ để lộ ra những khoảng trống ở sân nhà.
Vì vậy, dù gặp đối thủ nào, chơi ra sao, thì hàng phòng ngự tuyển Việt Nam vẫn phải có sự chắc chắn, kiên cố nhất. Với những gì đang có trong tay, HLV Kim Sang Sik cố gắng tạo nên một “lá chắn thép”, tạo nên sự an toàn, từ đó có đánh giá, điều chỉnh hướng tới chiến dịch AFF Cup vào cuối năm.
Sau 2 trận cầm quân hồi tháng 6, nhiều khả năng chiến lược gia người Hàn Quốc vẫn ưa thích sử dụng sơ đồ 3-4-3 với 3 trung vệ, khi cần sẽ đá 5-4-1 thiên về chơi phòng ngự phản công.
Tuyển Việt Nam hiện nay có 3 trung vệ thuần là Quế Ngọc Hải, Thanh Bình và Thành Chung, đều được đánh giá chất lượng. Sự trở lại của Quế Ngọc Hải là rất quan trọng khi cầu thủ CLB Bình Dương có khả năng chỉ huy hàng phòng ngự, thi đấu tỉnh táo, lăn xả và có thể phát động tấn công từ sân nhà bằng những đường chuyền vượt tuyến.
Thành Chung và Thanh Bình cũng đều là những cầu thủ ghi dấu ấn khi khoác áo tuyển Việt Nam trong quá khứ, có khả năng tranh chấp tốt, phối hợp, bọc lót nhịp nhàng.
Với các hậu vệ cánh, HLV Kim Sang Sik có nhiều sự lựa chọn với những Văn Thanh, Tấn Tài, Tuấn Tài, Xuân Mạnh… trong số này nhiều người cũng có thể đá trung vệ. Ngoài ra, Đức Chiến cũng là một sựa lựa chọn bởi sự đa năng của mình.
Nhìn chung, tuyển Việt Nam đang có một hàng phòng ngự đủ dày và chất lượng, vấn đề còn lại là màn thể hiện của các cầu thủ, cách vận hành lối chơi, sự hỗ trợ từ xa hay lùi về kịp thời của các tiền vệ, tiền đạo mỗi khi đội nhà chịu sức ép tấn công của đối thủ.
Nếu như hàng thủ của tuyển Việt Nam được tổ chức tốt trong hai trận đấu sắp tới khi gặp đối thủ đều mạnh, HLV Kim Sang Sik phần nào yên tâm cho chiến dịch AFF Cup vào cuối năm.
Tuyển Việt Nam: HLV Kim Sang Sik tăng chất thép đấu Nga, Thái Lan
8 tuổi, Triết Hiên tham gia cuộc thi SAT đạt 760/800 điểm. Với số điểm này, nam sinh thu hút sự quan tâm từ giới Toán học Mỹ. Hành trình huyền thoại nhà Toán học trẻ bắt đầu từ đây. Tham gia cuộc thi Toán học quốc tế (IMO) ở tuổi 13, nam sinh giành huy chương Vàng. Tên tuổi của Triết Hiên lần nữa nhận được sự quan tâm của giới học thuật.
Để chứng minh năng lực bản thân, Triết Hiên tiếp tục tham gia kỳ thi kiểm tra IQ của Đại học Wales (Mỹ) tổ chức. Kết quả kiểm tra chỉ số IQ của nam sinh đạt 230, vượt qua nhà bác học Einstein, Isaac Newton và Stephen Hawking.
24 tuổi là giáo sư, 31 tuổi nhận Giải thưởng Fields
Ở tuổi 14, Triết Hiên được nhiều trường ở Mỹ nhận, tuy nhiên vì còn nhỏ nên bố mẹ quyết định để anh học tại Đại học Flinders (Úc). Tốt nghiệp đại học ở tuổi 16, thần đồng Toán học tiếp tục học thạc sĩ và nhận bằng 1 năm sau. Sau đó, anh học tiến sĩ tại Đại học Princeton (Mỹ) và tốt nghiệp ở tuổi 21. Với loạt thành tích đáng nể, 24 tuổi Triết Hiên trở thành giáo sư trẻ nhất tại Đại học California (Mỹ).
Triết Hiên chủ yếu nghiên cứu các vấn đề như tích phân, phương trình vi phân, toán tổ hợp và lý thuyết số... Ở tuổi 31, anh nhận được Giải thưởng Fields. Đây là giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực Toán học trao cho những người dưới 40 tuổi.
Không chỉ am hiểu Toán học sâu rộng, năm 2005, anh còn nhận được giải thưởng Robert Sorgenfrey liên quan đến giảng dạy tại trường Đại học California (Mỹ). Năm 2007, giáo sư trẻ nghiên cứu thành công lý thuyết kỹ thuật nén hình ảnh số và được tạp chí Technology Review Mỹ bình chọn là công nghệ đột phá của năm.
Năm 2015, anh thành công chứng minh được sự khác biệt của Erdős. Đây là vấn đề nhà Toán học Paul Erdős đưa ra năm 1932 và gây tranh cãi trong giới học thuật suốt 83 năm. Cùng năm, anh nhận được Giải thưởng Đột phá Toán học và trở thành hội viên của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới
Kể từ năm 2015 đến nay, anh không có nhiều thành tựu gây chấn động thế giới. Chia sẻ về lý do, Triết Hiên cho biết, muốn có cuộc sống giản dị bên vợ con như người bình thường, nhưng vẫn tập trung nghiên cứu một số vấn đề trong giáo dục Toán học. Bởi anh mong muốn thế hệ sau hiểu và học Toán tốt hơn.
Hiện tại, ở tuổi 49, anh vẫn từng ngày cống hiến cho nền Toán học thế giới song song với sự nghiệp giảng dạy tại Đại học California (Mỹ). Ngoài ra, anh cũng tham gia vào nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) của Hội đồng cố vấn về Khoa học và Công nghệ Mỹ.
Đây là ngôi trường thứ 17 mà anh Nguyễn Bình Nam (chủ nhiệm câu lạc bộ Bạn Thương nhau) và các cộng sự đã vận động xây dựng cho các học sinh miền núi khó khăn nhất ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum.
Những điểm trường “cổ tích”
Ý tưởng xây dựng điểm trường của chàng kỹ sư điện Nguyễn Bình Nam bắt nguồn trong một chuyến đi tình nguyện Tết vùng cao ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cách đây 13 năm. Đau đáu khi chứng kiến cảnh cô trò điểm trường Nước Ui phải học trong một lớp học dựng bằng gỗ, hở hoác 4 bề, nền đất sình lầy đã thôi thúc anh bắt tay vào việc kiên cố lại điểm trường này. Ngôi trường mới khánh thành sau 2 tháng với chi phí hơn 200 triệu đồng nhờ sự đóng góp, kêu gọi qua mạng xã hội.
Với phương châm “Đi thật xa- nơi thật khó- đến tận nơi- trao tận tay” hơn 10 qua, anh Nam và các cộng sự đã băng rừng, lội suối xoá hàng chục điểm trường tạm cho học sinh miền núi. Các điểm trường mới, ngoài phòng học còn có phòng nghỉ cho giáo viên, bếp, khu vệ sinh. Kinh phí cho một điểm trường từ 400-500 triệu đồng, có nơi lên tới gần 1 tỷ.
Anh Nam chia sẻ, để xây dựng được một điểm trường ở miền núi là cả một hành trình vất vả, không hề dễ dàng. Có những điểm trường mất gần cả năm mới hoàn thiện do đường xá đi lại vô cùng khó khăn, hầu hết phải vận chuyển vật liệu bằng sức người.
Như tại điểm trường Ông Deo (huyện Nam Trà My), đường đến điểm rất xa và nguy hiểm vì đường mòn rất nhỏ, một bên là vách đá, một bên là vực sâu. Nếu không có người dân địa phương cùng hỗ trợ rất khó hoàn thành.
“Thời điểm đó, mọi người phải cõng từng bao cát, gạch, tôn, thép… đi bộ suốt 2 tiếng, trèo qua hai, ba ngọn núi mới đến điểm tập kết. Chỉ riêng quá trình vận chuyển vật liệu đã mất hơn 4 tháng. Sau gần một năm với nhiều nỗ lực, điểm trường cũng hoàn thành, giúp gần 100 em học sinh mầm non và tiểu học có nơi học khang trang”, anh Nam kể.
Điểm trường mới gần đây nhất là Ông Bình cũng mất 4 tháng ròng rã mới hoàn thành với kinh phí gần 1 tỷ đồng.
“Năm 2017, chúng tôi trèo đèo lội suối gần 5 tiếng mới tới điểm trường Ông Bình. Không nghĩ là sau 6 năm, lại có thể xây được ngôi trường trên núi đó. Một nơi không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại nay mọc lên một ngôi trường mới hiện đại, có đầy đủ mọi thứ. Trường có hệ thống điện mặt trời, có điện chiếu sáng, có quạt, tivi, tủ lạnh… Nhìn ngôi trường mới được dựng lên giữa rừng xanh, không chỉ lũ trẻ mà người lớn cũng mừng rơi nước mắt”, anh Nam tâm sự.
Ngoài xây dựng điểm trường, câu lạc bộ còn của anh Nam còn tổ chức các chương trình như: Bữa cơm miền núi, Tủ sách vùng cao, Sữa vùng cao, Én nhỏ vùng cao; Đi dạy trên núi… để các em ở những điểm trường xa xôi bớt khó khăn và đi học thường xuyên hơn.
Trong đó, chương trình “Bữa cơm miền núi” được duy trì từ năm 2014 đến nay. Câu lạc bộ tài trợ mỗi điểm trường mỗi tuần một bữa cơm trưa có thịt cá.
Tháng 9/2022, anh Nam triển khai thêm chương trình “Đi học trên núi” nhằm giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dự án đến nay đã giúp đỡ 360 em của 6 huyện miền núi Quảng Trị, Quảng Ngãi và Quảng Nam với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng/năm.
Anh kêu gọi bạn bè, mạnh thường quân ở thành phố bảo trợ mỗi em 500 nghìn đồng/tháng. Hàng tháng, thầy cô nhận tiền từ dự án để mua sắm quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các em và gia đình. Dự án cam kết sẽ hỗ trợ cho các em đến lúc học xong lớp 12.
Đặc biệt mới đây, câu lạc bộ của anh Nam đã tổ chức chương trình “Bạn trẻ vùng cao xuống phố” đưa các em xuống tham quan TP Đà Nẵng. Đó như một món quà tinh thần, giúp các em có thêm động lực để phấn đấu, cố gắng học hành.
“Những đứa trẻ xuống phố là những bạn đặc biệt vì có hoàn cảnh khó khăn, rụt rè. Lần đầu tiên các con được đi biển, xem pháo hoa, xem phim… Nhìn những toà nhà cao tầng, những ánh đèn lấp lánh, các con ngạc nhiên, vui mừng đến mức chỉ biết ồ lên đẹp quá.
Lúc xuống biển, các con còn hỏi chú Nam ơi sao nước mặn thế? Con lấy chai nhựa đựng nước mặn mặn này về núi được không? Những câu hỏi ngô nghê của các em khiến người lớn rưng rưng”, anh Nam nói.
“Hi vọng khi được xuống phố, nhìn thấy thế giới rộng lớn, bao la các em sẽ cố gắng để đến trường, chăm chỉ học hành. Chỉ có học, chỉ có con chữ mới giúp các em thay đổi tương lai, thay đổi mảnh đất quê hương”, anh Nam nói.
Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, anh Nam cho biết, anh chuẩn bị khởi công thêm một điểm trường ở huyện Nam Trà My. Đây là điểm trường thứ 18 dành cho trẻ em vùng sâu, vùng xa.
" alt="Nam kỹ sư 10 năm cõng gạch, băng rừng xây trường cho trẻ vùng cao"/>Nam kỹ sư 10 năm cõng gạch, băng rừng xây trường cho trẻ vùng cao
Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Đội khách lép vế
Việc thiếu giáo viên chuyên môn, thiếu sự tôn trọng của xã hội và sự tham gia của doanh nghiệp đã kìm hãm sự phát triển của các trường dạy nghề, dẫn đến tình trạng thừa cung sinh viên tốt nghiệp đại học trong khi thiếu hụt công nhân kỹ thuật lành nghề.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp kể từ năm 2022 để hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp- vốn từ lâu bị gắn mác là chất lượng thấp– nhằm giải quyết vấn đề trên, bao gồm luật sửa đổi quy định giáo dục nghề nghiệp có tầm quan trọng ngang với giáo dục phổ thông, cũng như các yêu cầu chi tiết để các trường đào tạo tay nghề cao và cung cấp nhiều chương trình đào tạo tại chỗ hơn.
Trung Quốc hiện có hệ thống giáo dục nghề nghiệp lớn nhất thế giới. Theo Bộ Giáo dục nước này, hơn 8.700 trường tuyển sinh khoảng 10 triệu học sinh vào năm 2022.
Tuy nhiên, nước này vẫn thiếu công nhân lành nghề sau vài thập kỷ quá tập trung vào việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Được biết, hệ thống hiện tạo ra hơn 5,5 triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm với bằng cấp học thuật, nhưng đang phải vật lộn để tìm việc làm.
Mới đây, tờ South China Morning Post dẫn công bố của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết lượng sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm học tới dự kiến đạt 11,79 triệu, tăng 210.000 so với năm học trước đó. Đây là năm tiếp theo ghi nhận số sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc đạt hơn 10 triệu, vốn được ghi nhận lần đầu trong năm học 2022.
Nghịch lý là, Trung Quốc dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu 30 triệu công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025, theo dữ liệu từ Bộ Nhân lực và An sinh xã hội.
Thiếu giáo viên dạy nghề
Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Quảng Châu, ngoài chất lượng và chuyên môn, các trường dạy nghề không có đủ giáo viên do địa vị xã hội thấp và lương thấp.
"Thực tế, ngay từ năm 2020, Chính phủ đã quy định các trường dạy nghề cần tuyển dụng những giáo viên đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 3 năm trong công ty. Nhưng chúng tôi vẫn chưa tuyển được những nhân sự như vậy", vị hiệu trưởng này cho biết.
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục, năm 2023, có hơn 16,7 triệu sinh viên theo học tại các trường dạy nghề trình độ cao hơn, so với khoảng 19,65 triệu sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại học.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có hơn 610.000 giáo viên tại các trường dạy nghề. Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 5/2022, đã nâng tầm vị thế của giáo dục nghề nghiệp, cho rằng giáo dục nghề nghiệp cũng quan trọng không kém giáo dục phổ thông và do đó, sinh viên tốt nghiệp trường dạy nghề phải được hưởng cơ hội giáo dục và nghề nghiệp bình đẳng.
Trong khi đó, một số trường đã đầu tư số tiền lớn để nâng cấp cơ sở vật chất. Viện Kỹ thuật Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang đã chi 15 triệu NDT để mua một chiếc máy bay Airbus A320 đã ngừng hoạt động để hỗ trợ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành bảo trì máy bay và dịch vụ hàng không.
Yếu tố cần để giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giáo dục nghề nghiệp sẽ chỉ phát triển mạnh khi sinh viên tốt nghiệp được trả lương xứng đáng.
Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn giáo dục MyCos có trụ sở tại Bắc Kinh, vào năm 2022, thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên mới tốt nghiệp có bằng giáo dục nghề ở Trung Quốc là 4.595 NDT, so với 5.990 NDT đối với những người có bằng cử nhân.
Tư tưởng cố hữu là chỉ những người không đủ điểm vào cấp 3 và đại học mới vào trường dạy nghề hoặc tham gia thị trường việc làm. Danh tiếng kém của giáo dục dạy nghề cũng khiến sức hấp dẫn đối với học sinh và giáo viên bị ảnh hưởng.
Đã có thông tin rằng một số trường dạy nghề cung cấp các chuyên ngành giả để thu hút sinh viên. Nhiều công ty bị cáo buộc bóc lột sinh viên bằng cách thỏa thuận với các trường dạy nghề để tuyển dụng “thực tập sinh” và trả lương cho họ dưới mức lương tối thiểu.
Là một phần của cải cách giáo dục nghề nghiệp, các nhà chức trách đã khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp để cải thiện đào tạo nghề và cam kết sẽ xây dựng hơn 10.000 công ty có chức năng như các trung tâm đào tạo hợp tác với các trường dạy nghề. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều tỏ ra ít quan tâm do chi phí đào tạo cao.
Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đạt mức 5,6% vào tháng 2/2023 và đứng ở mức 5% tính đến tháng 11. Đến tháng 6/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 21,3%.
Tử Huy
ĐH có an ninh nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, giáo sư quên thẻ bị bảo vệ rượt đuổiTRUNG QUỐC- Những lời phàn nàn công khai của một giáo sư ĐH Bắc Kinh về việc bị nhân viên bảo vệ đối xử thô bạo một lần nữa lại khiến dư luận nước này tranh cãi về khả năng tiếp cận vào các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc." alt="Thiếu 30 triệu công nhân lành nghề, hàng triệu cử nhân vẫn thất nghiệp"/>Thiếu 30 triệu công nhân lành nghề, hàng triệu cử nhân vẫn thất nghiệp
Suốt 3 năm trung học, Vạn Đông chưa từng ngủ một đêm trọn vẹn. Anh thường dậy lúc 4h và đi ngủ vào 1h. Trong mắt bạn bè, Vạn Đông là mọt sách vì lúc nào cũng cắm mặt vào sách vở. Bởi anh hiểu nếu việc lơ là trong học tập sẽ khó thực hiện ước mơ.
"Tương lai gia đình cần phải cải thiện, bằng sự nỗ lực không ngừng tôi mới mang lại hy vọng cho người thân và tạo ra những cơ hội không giới hạn trong tương lai", Vạn Đông chia sẻ.
Sự cố gắng được đền đáp bằng kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2019, Vạn Đông đỗ vào Đại học Thanh Hoavới số điểm 713. Sau đó, câu chuyện chàng trai chuyển gạch bật khóc ở công trường vì nhận được giấy trúng tuyển đỗ đại học top 1 châu Á khiến nhiều người quan tâm.
Thời điểm đó, phần lớn mọi người gửi lời chúc mừng Vạn Đông. Nhưng có một số người cho rằng, nam sinh xuất phát điểm thấp kém vào Đại học Thanh Hoa không giải quyết việc gì. Không để tâm đến ý kiến tiêu cực, anh điều chỉnh tâm lý chuẩn bị bước chân vào đại học. Quá trình này giúp anh rèn luyện được tính kiên trì và ví bản thân như 'cỏ mọc trong khe đá'.
Cầm trên tay giấy trúng tuyển của Đại học Thanh Hoa, anh biết đây là niềm hy vọng về tương lai của cả bản thân và gia đình. Tuy nhiên, niềm vui chưa lâu Vạn Đông lo lắng không đủ tiền vào đại học. Nhiều đêm không ngủ, anh nghĩ cách theo đuổi ước mơ. May mắn thời điểm này, Đại học Thanh Hoa triển khai chương trình vay vốn và trợ cấp chi phí sinh hoạt và ăn ở cho sinh viên nghèo.
Vào đại học, Vạn Đông tiếp tục đối mặt với thách thức chọn ngành. Ban đầu, anh chọn Quản lý tự động, tuy nhiên ngành này yêu cầu trình độ sử dụng máy tính thành thạo. Sinh ra ở vùng núi nghèo, Vạn Đông không được tiếp xúc với máy tính, nên kiến thức còn hạn chế.
Biết được hoàn cảnh, nhà trường đồng ý hỗ trợ anh đổi sang ngành Quản lý thông tin. Để theo kịp bạn bè, Vạn Đông dành ra 3 tiếng/ngày trong phòng máy để học lập trình và cách sử dụng Word, Powerpoint và Excel,...
Nỗ lực ngày đêm, anh cũng bù đắp được những khiếm khuyết và có sự tiến bộ nhanh chóng. Ngoài việc chăm chỉ học tập, anh dành thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của trường. Do đó, Vạn Đông không chỉ tiếp thu được kiến thức phong phú, còn rèn luyện được thể chất và trở nên hoạt bát hơn.
Tháng 9/2023, Vạn Đông tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa ngành Quản lý thông tin. Sau đó, nhiều người cho rằng anh sẽ ở lại thành phố làm việc, nhưng Vạn Đông quyết định về quê nộp hồ sơ thi công chức vào vị trí đặc biệt có điều kiện tuyển chọn khắt khe.
Trên thực tế, nếu ở lại trường học thạc sĩ hoặc đi làm ở các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cuối cùng anh vẫn quyết định về quê thi công chức. Hiện tại, Vạn Đông đã thi đỗ công chức và trở thành Ủy viên Văn phòng thành ủy Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).
Về quê làm việc, anh phải đối mặt với khó khăn như vị trí địa lý và môi trường khắc nghiệt. Nhiều người bất ngờ trước quyết định của Vạn Đông. Họ cho rằng, việc quay lại vùng đất cằn cỗi đồng nghĩa anh từ bỏ tương lai tươi sáng. Nhưng với anh, lựa chọn về quê để cống hiến là quyết định đúng đắn.
Nói về lý do, anh cho hay: "Sự giàu có và thành đạt không phải điều tôi mong muốn. Tôi muốn trở thành ngọn lửa cháy âm ỉ truyền được hơi ấm". Dù có nhiều lựa chọn theo đuổi ước mơ, nhưng với Vạn Đông ngay cả trong bùn cũng phải nhìn lên bầu trời, lúc đó sẽ tìm thấy ánh sáng.
Trong khi đó, mọi người lại cho rằng với năng lực của Vạn Đông để tìm việc tại thành phố hoặc đi theo con đường nghiên cứu là điều dễ dàng. Nhưng với anh, lựa chọn về quê không sai. Bởi anh xuất thân ở miền núi, nên hiểu rõ khó khăn và biết điều họ cần hoặc muốn.
Thiên tài trẻ rời bỏ quê hương, 38 tuổi thành giáo sư ĐH top 1 thế giớiTRUNG QUỐC - Từ Thần Dương là thiên tài Toán học của Trung Quốc. Sau 6 năm, cống hiến tại Đại học Bắc Kinh, anh quyết định quay lại Mỹ trở thành giáo sư Toán học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)." alt="Chàng trai miền núi sống bằng nghề phụ hồ đỗ Đại học Thanh Hoa giờ ra sao?"/>Chàng trai miền núi sống bằng nghề phụ hồ đỗ Đại học Thanh Hoa giờ ra sao?