- Sau khi ly hôn, vợ chồng tôi mỗi người nhận nuôi một người con. Vậy nên không ai phải phụ cấp cho ai. Tuy nhiên vừa rồi con út do tôi nuôi bị bệnh, phải chạy chữa khá nhiều tiền, một mình tôi lo không xuể. Tôi đã gọi điện thông báo để chồng cũ phụ giúp mình.Chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hôn
Lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2019
Biết tin, chồng cũ của tôi nói mỗi người lo nuôi một đứa thì phải có trách nhiệm với đứa đó. Anh ta chỉ có thể mua quà sang thăm cháu được thôi. Tôi rất bất lực, lo lắng và không bằng lòng về chuyện đó. Xin hỏi có cách nào buộc chồng cũ phải trả một phần tiền chữa bệnh cho con không?
|
Ảnh minh họa |
Trước hết, chúng tôi xin khẳng định, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho người con đang bị bệnh, bởi:
Theo nội dung bạn cung cấp, vì bạn và chồng cũ mỗi người nuôi một người con nên hai bên đã thoả thuận không ai phải phụ cấp cho người con còn lại không sống chung với mình.
Thực chất, bạn và chồng bạn vẫn cấp dưỡng cho người con còn lại nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng của hai người được ngầm định là bù trừ cho nhau khi mỗi người đều nuôi một đứa con. Bởi lẽ việc mỗi người trực tiếp nuôi một người con không làm mất đi các quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục với người con mà mình không trực tiếp nuôi.
Về chế định cấp dưỡng, theo quy định tại khoản 20, khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện để nuôi con một cách “gián tiếp” nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người con không sống chung với mình.
Việc khám, chữa bệnh là một trong những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con mà cha/mẹ phải đảm bảo thực hiện. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ 2014. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết theo Điều 117 Luật HN&GĐ 2014.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, lý do chính đáng là con chung của bạn và chồng cũ của bạn bị bệnh nặng, việc khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu và bạn không thể trang trải nổi chi phí, trong khi đó chồng cũ của bạn có nguồn thu nhập ổn định, khả năng thực tế đảm bảo thì có thể thỏa thuận với bạn về việc tăng mức cấp dưỡng cho người con bạn đang nuôi hoặc hỗ trợ một phần chi phí chữa bệnh cho con.
Trường hợp chồng bạn có khả năng tài chính, kinh tế mà vẫn nhất quyết từ chối cấp dưỡng cho con thì bạn có thể yêu cầu tòa án buộc chồng cũ của bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thực tế, vấn đề chăm sóc con sau ly hôn không phải và không nên là cuộc chiến pháp lý giữa vợ, chồng cũ với nhau về việc ai sẽ chăm sóc, ai sẽ cấp dưỡng và cấp dưỡng bao nhiêu mà cả hai nên ngồi lại nói chuyện với nhau để hiểu được hoàn cảnh của nhau nhằm tìm ra phương án phù hợp nhất để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe và tinh thần cho con.
Mặc dù bạn và chồng cũ đã ly hôn nhưng đây vẫn là con của hai người, do vậy xét về pháp lý lẫn đạo đức chồng bạn phải có trách nhiệm với người con của mình.
Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi, hi vọng bạn sớm giải quyết được sự việc và cháu bé mau chóng khỏi bệnh.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chồng ở nước ngoài, làm sao đòi tiền cấp dưỡng?
Vợ chồng tôi đã ly hôn được một năm, chồng tôi hiện nay đang làm việc tại Đức và nhập quốc tịch ở đó. Sau ly hôn, chồng tôi không gửi tiền cấp dưỡng nuôi con mới 5 tuổi, hai mẹ con tôi sống rất vất vả.
" alt=""/>Chồng cũ không chịu giúp tôi chữa bệnh cho con
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2021, do dịch Covid-19, hoạt động tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh của các trường chủ yếu được thực hiện theo hình thức trực tuyến.Hầu hết các trường đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các công cụ truyền thông và mạng xã hội vào việc tuyên truyền, tư vấn và làm công tác tuyển sinh như: Lập chuyên trang về tuyển sinh trên các trang mạng xã hội hoặc trên các website của trường để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh online; nhiều trường đã thiết lập công cụ live chat trên website hoặc hệ thống hotline để hỗ trợ tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh; nhiều trường xây dựng các ấn phẩm truyền thông số (sách, cẩm nang, thông tin, tranh ảnh, tài liệu....) về tư vấn, hướng nghiệp, thông tin về trường và hoạt động đào tạo nghề nghiệp để đăng tải trên các chuyên trang tuyển sinh và các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Ảnh minh họa. |
Tại những địa phương không thực hiện giãn cách xã hội, hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc đào tạo vẫn được duy trì bằng hình thức trực tiếp, còn lại hầu hết phải tổ chức đào tạo trực tuyến (trường ở địa phương không có dịch, nhưng người học lại ở địa bàn có dịch cũng không đến được trường).
Các trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến đối với các nội dung, môn học, mô-đun phù hợp; khuyến khích giáo viên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử, hệ thống liên lạc điện tử, trực tuyến với các nhóm học viên theo khoa/khóa học trên website của trường hoặc các trang mạng xã hội; thường xuyên giữ liên lạc với học viên để cung cấp thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn học tập trong điều kiện không học tập trung tại trường.
Cũng do tình hình dịch bệnh, phương pháp dạy học có nhiều thay đổi nên hầu hết giáo viên tại các trường đã thích nghi được các hình thức dạy học trực tuyến qua các ứng dụng như: Zoom Cloud Meeting, Hangouts Meet, Microsoft Team, Skype, Google Classroom...
Theo báo cáo, có trên 60% trường trung cấp, cao đẳng áp dụng một hoặc nhiều hình thức giảng dạy trực tuyến vào các nội dung đào tạo phù hợp trong chương trình.
Đặc biệt, nhiều trường đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) để đáp ứng công tác quản lý của trường, không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo. Điển hình như Trường CĐ nghề Việt Xô số 1, CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Hàng hải 1, CĐ Công nghiệp Huế, CĐ nghề Đà Nẵng, CĐ Công Thương miền Trung, CĐ Lý Tự Trọng, CĐ Kỹ nghệ II, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, CĐ Y tế Đồng Tháp, CĐ Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau,...
Tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến
Tuy nhiên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng nhìn nhận một số khó khăn với các nhà trường.
Phương án dạy học trực tuyến giúp sinh viên, duy trì việc học, đảm bảo thời gian khóa học, tuy nhiên chủ yếu phù hợp với các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (kinh tế, kinh doanh, văn hóa, pháp luật...) và các nội dung lý thuyết. Còn các nội dung thực hành, môn học tích hợp đòi hỏi phải tổ chức giảng dạy tại phòng thực hành, nhà xưởng, khó tổ chức thực hiện đào tạo trực tuyến, nhất là đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ yêu cầu đến máy móc, công cụ, phôi liệu thực hành, thực tập.
Khó khăn khác đối với các trường là chưa thể đưa học viên đến doanh nghiệp thực tập, kể cả có nơi được đào tạo trực tiếp do không bị giãn cách.
|
Giảng viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng |
Để thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng các trường cần huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến gồm việc học tập trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập và thực hiện việc số hóa các hoạt động quản lý, đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cũng cần chủ động điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, đảm bảo khai thác tối đa thời gian học viên được tập trung học trực tiếp tại trường. Trong điều kiện không thể tổ chức học tập trung tại trường, các trường có thể điều chỉnh kế hoạch để tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết của toàn bộ chương trình bằng hình thức trực tuyến, khi điều kiện cho phép người học quay lại trường chỉ tổ chức thực hành, thực tập kỹ năng.
Đối với các lớp/khóa học chuẩn bị ra trường, các trường xem xét phương án tổ chức học tập trung tại trường theo mô hình “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh,...
Hải Nguyên
Dự kiến thành lập 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao
Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ, Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất và Trường CĐ Kỹ nghệ II được dự kiến sẽ cơ cấu lại để thực hiện chức năng của trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.
" alt=""/>Nhiều trường nghề mạnh dạn đầu tư hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp