Ngô Thị Hằng,ữthủkhoachuyênsănhọcbổngtừngtụtkgvìhọcnhiềlịch bóng dá quê Thanh Hóa, là thủ khoa đầu ra năm nay của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Trong 4 năm học, cô gái xứ Thanh từng giành tới 14 học bổng, trong đó có nhiều học bổng đến từ các doanh nghiệp. Đạt được kết quả đáng mơ nhưng nữ sinh cho biết bản thân cũng từng phải loay hoay để tìm ra hướng đi.
Cú chuyển hướng phút chót
Thời phổ thông, Ngô Thị Hằng từng đặt mục tiêu thi đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội, nhưng mong muốn này của Hằng lại vấp phải sự khuyên ngăn của mọi người trong gia đình. Thậm chí, anh họ Hằng – vốn là sinh viên trường y – cũng ra sức khuyên nhủ em không nên theo ngành vì thời gian học lâu, với con gái lại càng vất vả.
Giai đoạn dao động, tình cờ Hằng xem được màn gọi vốn trên chương trình Shark Tank của một startup liên quan đến lĩnh vực Logistics. Vì ấn tượng và tò mò, Hằng bèn thử tìm hiểu.
Những suy nghĩ đầu tiên về ngành được nữ sinh thu thập chủ yếu liên quan đến hậu cần, vận chuyển và xuất nhập khẩu. Đây cũng là ngành cần sử dụng đến tiếng Anh và yêu cầu khả năng giao tiếp. Cảm thấy phù hợp, Hằng quyết định chuyển từ khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) sang khối D07 (Toán, Hóa, Anh) khi kỳ thi đại học đã cận kề.
Năm 2019, Hằng thi và trúng tuyển vào ngành Quản trị Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Những ngày đầu trên giảng đường, nữ sinh Thanh Hóa phải làm quen với việc mỗi buổi thầy cô thường dạy hết một chương dài khoảng 20-30 trang sách. Dù “hơi sốc” nhưng Hằng vẫn giữ thói quen như khi còn học cấp 3, tập trung nghe giảng ngay trên lớp. Nhờ vậy, kiến thức ghi nhớ sâu, Hằng không phải vất vả học lại từ đầu trước mỗi kỳ thi hết môn.
Chỉ tập trung học và đi gia sư, ngay kỳ đầu tiên, nữ sinh xứ Thanh đã trở thành sinh viên duy nhất toàn khóa đạt điểm tổng kết 4.0/4.0.
Dẫu vậy Hằng thừa nhận, để đạt được kết quả đó, bản thân cũng phải đánh đổi rất nhiều. Có giai đoạn trước khi thi, nữ sinh chỉ tập trung học nên thường ngủ rất ít. Đỉnh điểm vào kỳ 1 năm 2, Hằng tụt từ 52kg xuống 46kg.
“Lúc đó, do em chưa biết cách học hiệu quả và phân bổ thời gian hợp lý nên mất khá nhiều thời gian cho việc ghi nhớ kiến thức”.
Loay hoay tìm kiếm phương pháp, Hằng nhận ra rằng ở bậc học này, việc tự học là rất quan trọng, nhưng cũng cần có những người bạn để hỗ trợ nhau tiến lên. Vì thế tới kỳ 2 năm 2, ngoài những giờ tự học, nữ sinh thường học bài cùng nhóm bạn thân.
“Trước mỗi kỳ thi, chúng em thường tập trung cùng nhau ôn tập theo chủ đề. Với vấn đề khó, cả nhóm sẽ tìm cách để gỡ từng vướng mắc. Việc giảng cho nhau nghe cũng rất hiệu quả giúp cả nhóm hiểu vấn đề sâu hơn”, Hằng nói.
“Em thấy mình vẫn rất nhỏ bé”
Liên tục đạt học bổng khuyến khích của trường nhưng khi thấy các anh chị khóa trên giành được danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương, Hằng nhận ra chỉ đạt điểm cao thôi chưa đủ.
Cuối năm 2, Hằng bắt đầu tham gia vào câu lạc bộ Logistics của trường và đăng ký một số cuộc thi để tích lũy kinh nghiệm. Chính những trải nghiệm này khiến nữ sinh tiếc nuối “giá như mình tham gia sớm hơn”.
Cô gái xứ Thanh từng đạt giải trong cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam. Tiền đề này khiến Hằng hứng khởi và tiếp tục “chinh chiến” thêm một số cuộc thi khác liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Năm thứ 4, Hằng là một trong 200 sinh viên cả nước và là sinh viên duy nhất của trường giành được học bổng của Tập đoàn Deloitte.
Suốt 4 năm, tổng số học bổng Hằng đạt được qua các cuộc thi lên tới hàng trăm triệu đồng. Dẫu vậy theo Hằng, điều quý giá nhất nữ sinh nhận được qua các cuộc thi là có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với các anh chị trong doanh nghiệp và những người bạn cùng tuổi tài năng.
“Em thấy mình nhỏ bé còn mọi người quá giỏi. Nhờ vậy, em cũng được mở mang, truyền cảm hứng nhiều điều. Giống như khi tham dự một buổi đào tạo trực tiếp của Deloitte, em được chia sẻ về việc cần nhìn vấn đề bằng nhiều con mắt khác nhau, không nên tiêu cực quá nhưng cũng không nên màu hồng quá. Các góc nhìn, chia sẻ ấy đều rất khác những điều em từng suy nghĩ trước đây”, Hằng chia sẻ.
Có duyên với các học bổng, giải thưởng nhưng Hằng cũng từng hụt hẫng vì trượt học bổng của một doanh nghiệp lớn. Băn khoăn không biết mình làm chưa tốt ở đâu, Hằng chủ động gửi email tới người phỏng vấn để hỏi lý do vì sao mình không đạt. Sau đó, nữ sinh nhận lại phản hồi là do em chưa tiết chế và quá tự tin. Đó cũng là bài học khiến Hằng ghi nhớ sâu sắc.
Vũ Thị Hoa, sinh viên năm hai, thành viên câu lạc bộ Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải ấn tượng về Hằng khi đạt được nhiều thành tích, giải thưởng trong 4 năm học. “Chị Hằng đã truyền cảm hứng cho chúng em, đến nỗi mọi người hay trêu cần phải “đúc tượng” chị Hằng. Chúng em luôn ngưỡng mộ và nhìn tấm gương của chị để học tập”, Hoa chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Ngô Thị Hằng tập trung học tiếng Trung với mục tiêu đi du học Trung Quốc. Hằng cho rằng, Trung Quốc là “trung tâm logistics của thế giới”, do đó đây sẽ là môi trường thuận lợi để nữ sinh phát triển chuyên môn. Ngoài ra, Hằng còn đang thử thách bản thân trong một số lĩnh vực mới. Hiện Hằng đang là KOL trong mảng sách với kênh Tiktok gần 20.000 lượt theo dõi.
Nhìn lại hành trình đã đi qua, Hằng biết ơn bố mẹ luôn cố gắng đầu tư cho mình.
“Trước đây nhà em luôn nằm trong danh sách nghèo và cận nghèo. Khi đi học, lúc nào em cũng nhận được hỗ trợ. Dẫu vậy, bố mẹ luôn đề cao và đảm bảo việc học của con. Gia đình chính là động lực lớn nhất để em luôn nỗ lực phấn đấu học tập”, Hằng nói.
Người phụ nữ 75 tuổi tốt nghiệp đại học bằng Giỏi
Bà Nguyễn Thị Hồng Lựu (ở TP Tân An, Long An) lấy bằng đại học loại Giỏi ở tuổi 75 và dự định học lên thạc sĩ.