Dùng thử SaigonTV miễn phí trong 1 tháng

Công nghệ 2025-01-26 15:54:25 37

Chương trình này dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ MegaVNN ( không nợ cước dịch vụ VNPT) hoặc đăng ký mới MegaVNN và có thể kết thúc sớm hơn khi hết số lượng STB.

ùngthửSaigonTVmiễnphí trongthálich âm
本文地址:http://play.tour-time.com/html/497a199443.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu

Với mong muốn tạo cho học sinh một môi trường học tập hạnh phúc, ngay từ khi ra trường, cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên lớp 4, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) bắt đầu tìm kiếm các biện pháp kỷ luật học sinh tích cực.

Chia sẻ tại tọa đàm“Mô hình trường học hạnh phúc”do Trường Tiểu học Dịch Vọng B tổ chức, cô Vân Anh cho biết, với những học sinh lì lợm, nhiều giáo viên thường chọn cách bản thân cảm thấy hiệu quả nhất là kỷ luật trừng phạt (mắng mỏ, dọa nạt,...). Nhưng hiệu quả của biện pháp này hầu như không theo ý muốn của giáo viên.

“Giáo viên muốn học sinh răm rắp nghe lời, nhưng trái lại, điều đó càng làm trẻ trở nên bướng bỉnh hơn. Có những con bị thầy cô phạt càng rụt rè, trầm tính. Từ đó, mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên tồi tệ”.

Trong tình huống này, theo cô Vân Anh, một trong những biện pháp giúp cải thiện hành vi của học sinh, đó là kỷ luật tích cực.

Cô cũng chỉ ra một số biện pháp bản thân đã áp dụng trong lớp học và đem lại hiệu quả. 

{keywords}

Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên lớp 4, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy).

Khen - phạt rõ ràng bằng các quy tắc đã quy định và thống nhất

Để làm được điều này, trong lớp, cô Vân Anh thường cho học sinh tự xây dựng một bảng nội quy. Đầu tiên, cô giáo sẽ cho học trò thảo luận, rút ra những điều nên làm và không nên làm ở trong lớp. Giáo viên sẽ là người tổng hợp, làm ngắn gọn nội quy do học sinh tự đề ra. Sau đó, cô trò cùng nhau thiết kế nội quy một cách bắt mắt, treo cạnh bảng lớp để học sinh có thể thực hiện theo những gì đã thống nhất.

Bên cạnh đó, cô cũng luôn khuyến khích, động viên học sinh bằng một cuốn sổ thi đua được thiết kế riêng. Học sinh trong lớp sẽ được nhận sao hàng tuần. Số sao quy đổi sẽ được giáo viên và học sinh quy định với nhau ngay từ ban đầu.

Ví dụ, học sinh hăng hái trong giờ học, giáo viên sẽ thưởng 1 sao. Hay khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao về nhà cũng sẽ được thưởng 1 sao;… Cuối mỗi ngày, học sinh sẽ được xếp hàng nhận sao.

Song hành với việc thưởng cũng sẽ có phạt. Ví dụ, khi học sinh nói chuyện trong giờ học sẽ bị phạt 1 sao. Có những lỗi giáo viên phạt rất nặng để học trò thấy rằng, đó là việc không nên làm, ví dụ như nói tục chửi bậy.

Cuối tháng, cô giáo sẽ là người tổng kết và thưởng cho học sinh những phần quà nhỏ tương ứng với số sao đã nhận được.

Nhắc nhở kèm hành động tích cực từ phía giáo viên

Khi học sinh mắc lỗi nhỏ, giáo viên có thể nhắc nhở kèm theo kỳ vọng của mình. Ví dụ với trường hợp học sinh hay nói chuyện trong giờ, thay vì nói: “Ngồi xuống. Lần sau không chú ý nghe giảng con sẽ phải trực nhật lớp 1 tuần nghe chưa”, giáo viên có thể nói: “Cô mong lần sau các con chú ý nghe giảng hơn nữa nhé!”.

Với những động từ như “mong, muốn, thích,…”, học sinh sẽ cảm nhận rằng mình đang được thầy cô khích lệ và kỳ vọng.

{keywords}

Để xây dựng một trường học hạnh phúc, trước tiên phải xây dựng được một lớp học hạnh phúc. 

Yêu cầu học sinh tự phân tích hành vi và giải quyết vấn đề

Thông thường, khi vi phạm nội quy, không nhiều học sinh nhận ra ngay lỗi lầm của mình. Lúc này, nếu giáo viên phân tích quá nhiều cũng sẽ không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, giáo viên có thể để học sinh tự phân tích hành vi của bản thân và giải quyết vấn đề của mình.

Giáo viên có thể áp dụng khoảng thời gian “timeouts”.Điều đó có nghĩa, khi học sinh mắc lỗi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ngồi yên ở một chỗ để các con tự suy nghĩ lại hành vi của mình.

Trong thời gian này, giáo viên sẽ không để học sinh nói chuyện với bất kỳ ai. Mục đích của quãng thời gian “timeouts” là để cả giáo viên và học sinh bình tĩnh lại.

Khi học sinh đã bình tĩnh, giáo viên sẽ là người tới trò chuyện để lắng nghe học sinh giải thích lý do. Sau cùng, giáo viên sẽ là người giúp học trò đưa ra biện pháp khắc phục.

Cô lập tạm thời, cắt giảm mong muốn của học sinh vi phạm

Học sinh luôn có nhu cầu vận động và giao tiếp cao. Vì vậy, khi bị cô lập, trẻ sẽ cảm thấy nuối tiếc khi không được tham gia sinh hoạt cùng các bạn. Trong khoảng thời gian này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện một kế hoạch cá nhân nào đó, ví dụ như đọc sách.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, giáo viên lưu ý không nên nhốt học sinh vào phòng tối vì các con sẽ cảm thấy hoang mang, lo sợ. Cô lập nhưng giáo viên nên lựa chọn những nơi để trẻ nhìn thấy bạn bè xung quanh đang vui chơi, nô đùa.

Dùng dư luận tập thể

Giáo viên có thể sử dụng tiết sinh hoạt lớp, dùng dư luận tập thể để giúp học sinh tiến bộ. Khi một học sinh mắc lỗi, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu đối với các học sinh còn lại là đưa ra giải pháp giúp bạn khắc phục lỗi lầm của mình. Học sinh vi phạm có quyền lựa chọn giải pháp nào phù hợp với bản thân nhất.

Phương pháp “bùng nổ”

Ở cách thức này, học sinh vi phạm lỗi nào, giáo viên có thể tìm một chức vụ phù hợp để trẻ làm. Ví dụ, với một học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ học, giáo viên có thể cho học sinh này làm lớp tổ trưởng, lớp phó, thậm chí là lớp trưởng. Hay để giáo dục một học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, giáo viên có thể cho học sinh này làm sao đỏ,...

"Tóm lại, có rất nhiều biện pháp kỷ luật tích cực giáo viên có thể áp dụng. Thầy cô có thể lựa chọn sao cho hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình.

Điều quan trọng nhất, để xây dựng một trường học hạnh phúc, trước tiên phải xây dựng được một lớp học hạnh phúc. Để có một lớp học hạnh phúc, bản thân cô giáo và học trò cũng phải cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc ấy được xây dựng từ tình yêu, sự kiên trì, tôn trọng và thấu hiểu của thầy cô đối với học trò", cô Vân Anh chia sẻ.

Thúy Nga 

Cô giáo Mường 'từ vườn chuối' vào top 10 xuất sắc thế giới

Cô giáo Mường 'từ vườn chuối' vào top 10 xuất sắc thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng, người từng “gây bão” với câu chuyện “từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới” tiếp tục lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu và trở thành người Việt Nam duy nhất đạt giải thưởng này tính đến thời điểm hiện tại.

">

Cô giáo lớp 4 chia sẻ cách giúp học sinh “không còn sợ khi đến trường”

{keywords}Báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương trao hơn 123 triệu đồng tới hai chị em

Ông Dương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh cũng đã đến thắp hương chia sẻ nỗi mất mát và tặng quà cho hai chị em Huyền - Ngân.

Thời gian vừa qua, nhiều nhà hảo tâm đã gửi quà kịp thời động viên tinh thần, vật chất tới hai đứa trẻ. Đặc biệt, cảm ơn Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối để nhiều bạn đọc biết đến hoàn cảnh của gia đình chị Huyền Trang. Mong rằng thời gian tới, ở địa phương sẽ có thêm nhiều mảnh đời được Báo VietNamNet quan tâm giúp đỡ”, ông Dương Tất Thắng nói.

{keywords}
Ông Dương Tất Thắng động viên tinh thần hai chị em

Hai chị em Nguyễn Ngọc Khánh Huyền và Trần Thị Kim Ngân có hoàn cảnh vô cùng éo le, được Báo VietNamNet đăng tải kêu gọi trên bài viết “Mẹ mất, hai đứa trẻ ôm nhau khóc đến lả người”.

Mẹ của Huyền và Ngân mang số phận hẩm hiu. Qua 2 lần đò nhưng cuộc đời của chị Trang vẫn dang dở, bộn bề.

Chị Trang kết hôn với người chồng đầu tiên, sinh được Khánh Huyền. Khi Huyền vừa tròn 7 tháng tuổi, chồng chị gặp tai nạn qua đời, để lại người vợ trẻ cơ cực với đứa con còn chưa biết gọi cha.

{keywords}
Tấm biển ghi số tiền độc giả ủng hộ được con gái chị Trang đặt ở bàn thờ mẹ

Những mong con gái có chỗ dựa, năm 2012, chị Trang đi bước nữa, sinh thêm được bé Trần Thị Kim Ngân. Tuy nhiên cuộc sống không hạnh phúc, bố của Ngân rời đi. Kể từ đó, ba mẹ con nương tựa vào nhau.

Mức lương văn phòng ít ỏi 4 triệu đồng/tháng được chị Trang dành hết để chăm lo cho hai đứa con thiếu tình thương của bố. Ba mẹ con sống nhờ nhà ngoại, sau này chị vay mượn, cắm sổ lương mua được căn nhà nhỏ. Khi khoản nợ chưa trả hết thì chị Trang mất đột ngột, bỏ lại hai đứa trẻ bơ vơ.

Vào buổi sáng đầu tháng 4, chị Trang có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi nên đến trạm y tế tiêm thuốc. Trong lúc tiêm, chị bị sốc phản vệ, khó thở, tức ngực, tím tái được đưa đi cấp cứu, song do tình trạng chuyển nặng, chị tử vong tại bệnh viện Hà Nội.

{keywords}
Con gái chị Trang khóc nghẹn trong ngày đưa tang mẹ

Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, hai chị em Huyền – Ngân được bạn đọc ủng hộ hơn 123 triệu đồng.

Đón nhận tấm lòng của độc giả, bà Phan Thị Hòa xúc động cho biết: “Trang mất để lại nỗi đau thương mất mát lớn cho gia đình. Hai đứa cháu bơ vơ không nơi nương tựa từ khi mẹ chúng mất. Tôi rất xúc động và thấy ấm lòng bởi tình thương của nhà hảo tâm, bạn đọc thương đến gia đình.

Ngoài số tiền Báo VietNamNet trao trực tiếp đến gia đình, hai cháu đã nhận được hơn 200 triệu đồng từ các nhà hảo tâm ủng hộ, quyên góp. Số tiền này tôi sẽ gửi tiết kiệm, dành dụm để nuôi các cháu học hành, khôn lớn”.

Thiện Lương

Bán sạch nhà cửa, mẹ không còn nổi 10 triệu đồng thay màng lọc máu cho con

Bán sạch nhà cửa, mẹ không còn nổi 10 triệu đồng thay màng lọc máu cho con

Kỳ nghỉ hè lớp 5 trở thành cơn ác mộng kéo dài của Yến Vy, khi căn bệnh lupus ban đỏ gây ra nhiều biến chứng.

">

Chị em Huyền

Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1

Đó là nhận định trong cuốn sách về chuyển đổi số và quá trình quốc tế hóa của các trường đại học do Chương trình học bổng Erasmus Mundus của Liên minh Châu Âu, phát hành năm 2019. Cũng theo cuốn sách này, giảng viên và sinh viên vẫn giữ cách dạy - học truyền thống và thiếu động lực để đổi mới.

Còn tại hội thảo “Đại học thông minh, cơ hội và thách thức” được tổ chức cách đây gần một năm, PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Viện Tự động hóa và Điều khiển, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm đảo lộn toàn bộ hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Các trường của Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi nhưng mới ở vạch xuất phát.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay đã khiến tất cả phải thay đổi. Các trường đại học, dù muốn hay không, buộc phải tham gia hoặc tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số.

Người thầy phải mạnh dạn ra khỏi “vùng an toàn”

Ông Phạm Thái Sơn, giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM khẳng định người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số.

"Các thầy cô bắt buộc phải chuyển đổi số trước khi muốn mọi người chuyển đổi. Hiện tại, các trường đã và đang chuyển đổi tư duy sang tư duy số, các trường đang xây dựng mô hình số hóa bài giảng, tài liệu học tập..., những cái mà từ xưa đến nay vẫn sử dụng sang sử dụng tài nguyên số.

Theo ông Sơn, ngày nay, ngoài kiến thức chuyên môn, giảng viên cần phải biết thêm kiến thức về công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.

"Khi sinh viên thường xuyên tiếp cận với công nghệ thì cho dù giảng viên có thể không rành rọt về công nghệ thông tin nhưng phải biết đủ để sử dụng. Thầy cô phải mạnh dạn bước ra khỏi "vùng an toàn" trước đây để theo kịp với những thay đổi của thời đại".

{keywords}
 

Với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngay trong thời gian dịch bùng phát, đội ngũ giảng viên đã nhanh chóng đẩy nguồn học liệu dồi dào của trường lên mạng kết hợp với các nguồn học liệu quốc tế có sẵn khác để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến.

GS.TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu và phát triển của nhà trường, chỉ ra rằng thách thức của chuyển đổi số là thay đổi tư duy của người dùng.

“Chúng ta không thể làm việc theo cách cũ trên một hệ thống số hóa mới. Chuyển đổi số không phải chuyển từ “giấy” lên “mạng”. Chuyển đổi số phải gắn với việc chuẩn hóa theo quốc tế và cắt giảm các thủ tục rườm rà. Chuyển đổi số khiến mọi đơn vị, mọi cá nhân phải tư duy lại quy trình làm việc”.

Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mục đích cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục đại học là nâng cao chất lượng và trải nghiệm học tập của người học. Bên cạnh đó, tận dụng công nghệ số để tăng sức cạnh tranh của nhà trường, tạo ra văn hóa đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu để tối ưu hóa các nguồn lực của trường.

Còn với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong lĩnh vực đào tạo, kết quả thực hiện lộ trình chuyển đổi cho thấy phương pháp dạy học đang là khâu chậm chuyển đổi nhất, trở thành nút thắt cơ bản nhất hiện nay.

Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho rằng trong thời gian tới, các đơn vị đào tạo cần phải tập trung thực hiện triển khai dạy học kết hợp cho tất cả các học phần có lý thuyết, các học phần thí nghiệm/thực hành trên máy tính. Phát triển các Chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn cho các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh doanh; Đa dạng hóa các chương trình đào tạo theo hướng liên, xuyên ngành có tích hợp công nghệ số.

Bên cạnh đó, điều quan trọng, theo ông Thực là phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ để thực hiện các phương pháp dạy học ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số, các hình thức đào tạo online, đào tạo qua môi trường ảo.

“Đặc biệt trong bối cảnh kỹ thuật, công nghệ thay đổi rất nhanh, việc hình thành năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời cần được coi trọng hơn kiến thức của ngành đào tạo” – ông Thực chia sẻ quan điểm.

Yếu tố quyết định thành - bại của chuyển đổi số giáo dục

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số giảng viên tham gia dạy học số có sự tăng trưởng mạnh mẽ chỉ sau vài năm.

Theo thống kê của nhà trường, nếu như học kỳ I năm học 2014-2015 chỉ có 17 người thì đến học kỳ 1 năm 2017-2018, hầu hết giảng viên đã sử dụng nền tảng, công cụ dạy học số để tăng cường chất lượng dạy học. Tới nay, con số này là khoảng 700 giảng viên.

{keywords}
Số giảng viên tham gia dạy học số tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM qua các năm

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù đã chủ động, điều chỉnh từng bước nhưng nhiều giảng viên không thích nghi kịp với công nghệ mới. Vì vậy, điều nan giải cho các trường là tốn thêm chi phí thuê nền tảng công nghệ hằng năm để hoạt động. Trong khi đó, giảng viên phải được tập huấn công nghệ liên tục, đôi khi gây áp lực, quá tải.

“Giảng viên phải năng động, chủ động làm chủ công nghệ. Các trường phải đầu tư máy chủ và trung tâm dữ liệu tốt, cùng với đó là xây dựng trường quay bài giảng. Tất cả phải thay đổi tư duy về dạy học số mới thực hiện được” - ông Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Phạm Thái Sơn nhận định các thầy cô không chuyển đổi hoặc chuyển đổi số nửa vời sẽ làm cho quá trình này bị đình trệ.

"Các thầy cô thuộc thế hệ cũ và không sử dụng công nghệ thì khó khăn trong giảng dạy. Việc này với giảng viên trẻ thì dễ dàng hơn. Yếu tố công nghệ và sử dụng công nghệ sẽ quyết định sự thành bại của quá trình chuyển đổi số" - ông Sơn khẳng định. 

Nhóm PV Giáo dục

Những trường đại học 'nhanh chân' chuyển đổi số

Bài 1: Những trường đại học 'nhanh chân' chuyển đổi số

Chuyển đổi số được xem là mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học.

">

Người thầy phải mạnh dạn ra khỏi 'vùng an toàn' để chuyển đổi số

友情链接