Bộ Y tế liên tiếp cảnh báo nhiều thuốc kháng sinh giả
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết toàn bộ sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3(Cloramphenicol 250mg),ộYtếliêntiếpcảnhbáonhiềuthuốckhángsinhgiảđội tuyển bóng đá quốc gia pháp SĐK: VD-25305-16, nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay, là thuốc giả.
Ngoài ra, các sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Tetracyclin TW3(Tetracyclin hydroclorid 250mg), SĐK: VD-28109-17, có quy cách đóng gói lọ 400 viên, nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, ghi ngày sản xuất từ sau ngày 1/1/2021 đến nay, cũng là thuốc giả.
Động thái này được đưa ra do Cục Quản lý Dược nhận được các văn thư báo cáo về các mẫu thuốc ghi nhãn trên đây có kết quả kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, định lượng và độ hòa tan.
Hơn nữa, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 cũng có văn thư báo cáo từ ngày 16/9/2019 đến nay không sản xuất bất kỳ lô thuốc viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-16 nào; từ ngày 1/1/2021 đến nay, không sản xuất lô thuốc viên nén Tetracyclin TW3 nào có quy cách đóng gói lọ 400 viên.
Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế các địa phương, Y tế các ngành thông báo để không buôn bán, sử dụng các sản phẩm trên.
Cục cũng yêu cầu các đơn vị chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.
Clorocid TW3 và viên nén Tetracyclin TW3 đều là thuốc kháng sinh dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn.
Hồi giữa tháng 7, một loạt thuốc dạng viên nén có tên Cefuroxim 500mg, Cefodoxim 200mg, Cefixin 200mg, Cefixim 100mg, Fluconazol 150mg... vừa bị phát hiện trên thị trường được xác định là giả nhãn mác nhà sản xuất.

(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
- Máy tính để bàn “bốn lõi”
- Panasonic, NEC ra 9 điện thoại Linux
- Toshiba Mini NB200 pin chạy 9 tiếng
- Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
- 12 phím tắt hữu dụng nhất trong Windows 7
- Nữ game thủ Chinh đồ: Tự hào phái đẹp
- Cặp đôi máy ảnh số Samsung “10 chấm”
- Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
- Nokia tính chuyện gia nhập thị trường laptop
- Vì sao iPhone 3GS nhanh gấp đôi?
- Lenovo giới thiệu IdeaPad Y450
- Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai Motors vs Port FC, 17h00 ngày 20/2: Tưng bừng bắn phá
- TAAN – Sức hút từ những điều nhỏ bé