
Người nhà của cô gái xuất hiện sau khi đăng ký và đóng tiền thành công. Chị đeo lại một bên dép đã tuột cho bệnh nhân, đưa đến phòng khám. Chỉ một lúc sau, cô gái này lại ngồi bệt, vung tay ở khu vực nộp tiền chuẩn bị nhập viện. Người nhà nói ngọt hay lớn tiếng đều không hiệu quả.
Thời điểm này, khoảng hơn 100 người đang chờ ở Khoa Khám bệnh 1. Đây có thể xem là khu vực chật chội, quá tải nhất của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM. Cơ sở này có diện tích khoảng 1.700 m2, quy mô 50 giường bệnh nội trú, chủ yếu khám ngoại trú, là cơ sở thực hành của trường y khoa, chỉ đạo tuyến và chăm sóc sức tâm thần cộng đồng cho toàn thành phố.
Thực tế, Bệnh viện Tâm thần từ lâu đã “nổi tiếng” xuống cấp. Người dân khi đến khám phải gửi xe ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới rồi đi bộ sang. Bên trong, phòng khám, nhà thuốc lộ rõ những mảng tường bong tróc, cũ kỹ.
Bệnh viện Tâm thần cơ sở 1 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM (Bệnh viện Chợ Quán cũ), lâu đời nhất Sài Gòn. Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng lên tiếng về việc xuống cấp nhưng suốt 10 năm chưa thể triển khai sửa chữa vì vướng quy hoạch.
Hiện nay, Bệnh viện Tâm thần TP có 3 cơ sở: cơ sở 1 ở đường Võ Văn Kiệt, quận 5; Cơ sở 2 tại huyện Bình Chánh; Cơ sở 3 tại quận Phú Nhuận. Cách đây 2 năm, cơ sở ở huyện Bình Chánh cũng rơi vào cảnh xuống cấp, nền nhà bị cày xới nghiêm trọng. Sau đó, được sửa chữa, khắc phục và đang hoạt động với công suất 300 giường nội trú.
Trong hội nghị sơ kết 9 tháng vừa qua, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, có lẽ Bệnh viện Tâm thần là xấu nhất trong các bệnh viện trên địa bàn. Ở các tỉnh thành khác, bệnh viện Tâm thần thường rộng và đẹp.
“Rất tội người bệnh tâm thần”, ông Thượng nói và kiến nghị, cho phép triển khai dự án xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần có quy mô 1.000 giường.
Sở Y tế đưa ra 2 phương án triển khai. Thứ nhất, mở rộng cơ sở 2 Bệnh viện Tâm thần tại huyện Bình Chánh, tăng từ 250 giường nội trú lên 1.000 giường. Như vậy, cần bổ sung diện tích đất từ 2,2 ha lên 5 - 10 ha.
Thứ hai, triển khai dự án xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần quy mô 1.000 giường bệnh với diện tích 5 - 10 ha tại huyện Bình Chánh. Khi đó, cơ sở chính tại quận 5 bàn giao lại cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (liền kề).
Hiện nay, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đang phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 triển khai mô hình "Cấp cứu trầm cảm", bước đầu phát huy hiệu quả và được người dân ủng hộ.
Khuê Anh
Ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban Tổ chức Trung ương, trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh)
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Dương chúc mừng ông Phạm Đức Ấn được Ban Bí thư tin tưởng điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Phạm Đức Ấn sinh năm 1970, quê quán xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cử nhân Luật kinh tế, Cử nhân Ngân hàng - Tài chính.
Ông Phạm Đức Ấn có rất nhiều năm công tác trong ngành ngân hàng, trải qua các vị trí lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB), Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Agribank và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ tháng 5/2020, ông Phạm Đức Ấn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank.
Nguyễn Huệ" alt=""/>Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ẩn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh