您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Atletico Nacional, 08h10 ngày 24/9: Khi gió đổi chiều
Công nghệ26824人已围观
简介 Linh Lê - 23/09/2024 13:47 Nhận định bóng đá ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1
Công nghệHoàng Ngọc - 13/01/2025 03:48 Kèo phạt góc ...
阅读更多Ngôi trường nổi tiếng nào ở TPHCM nhưng có lịch sử thành lập tại Hà Nội?
Công nghệ...
阅读更多HLV tuyển Lào bất ngờ vì tuyển Việt Nam có Nguyễn Xuân Son
Công nghệtuyển Việt Nam", HLV Ha Hyeok Jun của tuyển Lào nói. Sau khi tìm hiểu Nguyễn Xuân Son là chân sút gốc Brazil ghi tới 31 bàn thắng ở V-League 2023/24, thuyền trưởng tuyển Lào thốt lên: "Thật may là chúng tôi không phải đối đầu với cậu ấy".
Top 10 chân sút hay nhất lịch sử AFF Cup: Tuyển Việt Nam góp 2Trong top 10 cầu thủ ghi bàn tốt nhất lịch sử AFF Cup, bóng đá Việt Nam có hai cái tên góp mặt là Lê Công Vinh và Lê Huỳnh Đức.Bất ngờ với sự góp mặt của Nguyễn Xuân Sơn, nhưng HLV Ha Hyeok Jun lại biết rõ nhiều cầu thủ Việt Nam, ông nói: “Tôi biết rõ nhất là 3 cầu thủ Quang Hải, Tiến Linh và Tuấn Hải. Ngoài ra, còn rất nhiều cầu thủ khác nữa nhưng tôi không thể nhớ hết được tên. Họ đều là những ngôi sao của tuyển Việt Nam.
Mỗi người đều sở hữu phong cách chơi, có đặc điểm khác biệt. Vì thế, tuyển Việt Nam đang là tập hợp của một tập thể chất lượng”.
Nói về cuộc đối đầu với tuyển Việt Nam trong trận ra quân ASEAN Cup 2024, chiến lược gia người Hàn Quốc thừa nhận đối thủ rất mạnh nhưng tuyển Lào sẽ biết cách tạo ra khó khăn khi có lợi thế sân nhà.
Liên quan tới tuyển Việt Nam, sau khi Văn Vĩ, tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Văn Toàn hội quân, sáng 6/12, thầy trò HLV Kim Sang Siklên đường sang Lào chuẩn bị cho trận ra quân tại bảng B giải vô địch Đông Nam Á 2024, gặp chủ nhà vào lúc 20h ngày 9/12 trên SVĐ Quốc gia Lào.
Tuyển Việt Nam: Vô địch ASEAN Cup 2024, tại sao không?
Tuyển Việt Nam đang được coi như ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024. Vì đâu giới chuyên môn đánh giá cao thầy trò HLV Kim Sang Sik như thế?">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01
- Nguyễn Thị Oanh bảo vệ 3 HCV tại giải điền kinh VĐQG
- Giới trẻ trăn trở chọn ‘học gì để có việc làm?
- ‘Khó tuyển giáo viên do lương quá thấp’
- Nhận định, soi kèo U19 Nam Định vs U19 Viettel, 15h30 ngày 14/1: Tiếp tục vùi dập
- Soi kèo phạt góc Lille vs Real Madrid, 02h00 ngày 3/10
最新文章
-
Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa
-
Trước những quy định của dự thảo về việc giáo viên phải cam kết đảm bảo chất lượng dạy trên lớp và không dùng bất cứ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm, nhiều người đặt câu hỏi: "Ai sẽ kiểm soát được nếu giáo viên dạy vượt quá chương trình ở lớp học thêm hay chỉ dạy hời hợt trên lớp, để kiến thức chính cho lớp phụ đạo? Ai sẽ kiểm soát giáo viên sẽ thiên vị những học sinh đi học thêm hay trù úm những em không tham gia lớp bên ngoài?
"Trong ‘cuộc đua’ học thêm, dạy thêm, rõ ràng con em các gia đình khó khăn sẽ chịu sự thiệt thòi khi cha mẹ các em không có điều kiện cho con tham gia các lớp học thêm”, một phụ huynh tên Thanh Đàobày tỏ.
Vị này cho rằng, sẽ rất khó để kiểm soát được việc giáo viên có ép buộc học sinh học thêm hay không. Thực tế, không ít người dạy đã sử dụng “quyền lực mềm” để gây khó khăn cho học sinh bằng nhiều hình thức, khiến các em không biết phải lên tiếng thế nào.
Ngoài ra, việc thiếu công bằng không chỉ xảy ra giữa các học sinh mà ngay cả giữa giáo viên, vì không phải thầy cô nào cũng dạy thêm được - nhất là các giáo viên dạy môn phụ.
Một lý do khá phổ biến khiến nhiều người không đồng tình với quy định cho phép dạy thêm, học thêm là việc này đặt gánh nặng lên vai con trẻ, khiến các em không còn một tuổi thơ đúng nghĩa.
Chị Anh Thơ(TPHCM) chia sẻ, con chị mỗi ngày phải học hai buổi trên lớp, tối về vẫn sang nhà cô học thêm, cuối tuần cũng không nghỉ. “Nếu con không học thêm là không theo kịp các bạn. Con mới cấp một mà học nhiều tới nỗi đêm còn ngủ mơ ú ớ đọc bài. Tôi thấy mà đau lòng nhưng không biết phải làm sao”, chị bày tỏ.
Nhiều người khác cũng đồng tình rằng, áp lực về học thêm không chỉ nặng nề với học sinh mà còn với cả phụ huynh. Đôi khi, dù không ai ép, nhiều cha mẹ lo lắng con mình thua kém các bạn đi học thêm hay có thể bị thiệt thòi khi trên lớp, nên cố gắng cho con đi học. Để thực hiện việc này, nhiều gia đình không chỉ chật vật về kinh tế mà còn đau đầu xoay sở thời gian đưa đón con.
Nhìn việc dạy thêm, học thêm ở bức tranh rộng hơn, một số ý kiến cho rằng, nên cấm việc này vì nó không nâng tầm giáo dục nước nhà hay giúp học sinh nước ta giỏi giang, đạt nhiều thành tựu hơn.
Ông Tuấn Phạm, một người Việt đang sống tại Mỹ cho rằng, nhiều nước có nền giáo dục phát triển cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình. “Cháu tôi học cấp 1 ở Australia, giáo viên tại trường cháu không được phép dạy thêm cho học sinh của mình, ngoại trừ môn âm nhạc. Tôi sang thăm con thứ ở Canada cũng thấy tình hình tương tự. Giáo viên sẽ dạy kèm miễn phí cho các học sinh có sức học kém hơn hay các em nhập cư chưa hòa nhập tốt, ngôn ngữ chưa thạo. Ở Mỹ, tôi biết, học sinh nếu đi học thêm cũng chỉ theo các lớp về âm nhạc và thể thao”, ông chia sẻ.
Bổ sung ý kiến này, anh Thanh Hải (Hà Nội) cho rằng, nhìn gần hơn, ngay ở nhiều nước châu Á thì hầu như cũng không cho phép giáo viên mở lớp bên ngoài dạy phụ đạo học sinh của mình. Chẳng hạn, ở Nhật, giáo viên toàn thời gian ở trường công sẽ không được phép dạy thêm. Trẻ cần học thêm thường tìm tới hệ thống trung tâm độc lập.
Tương tự, tại Hàn Quốc, hầu hết học sinh đi học thêm tại các trung tâm gọi là hagwon - nơi chủ yếu luyện thi tuyển sinh đại học, hay đăng ký các dịch vụ học thêm các chương trình bổ trợ kiến thức…
Tại Singapore, giáo viên biên chế ở các trường do Bộ Giáo dục quản lý được phép dạy thêm ngoài giờ học, nhưng không quá 6h/tuần và phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy chính tại trường.
Một vấn đề nữa được nhiều người đưa ra khi không ủng hộ việc cho phép dạy thêm là: Tại sao, hiện nay chương trình học đã rất nặng, chiếm hầu hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí của trẻ nhưng các em vẫn phải đi học thêm, hay Bộ GD-ĐT đã áp dụng chương trình mới, tại sao những vấn đề cũ vẫn không chuyển biến?
Một cựu giáo viên thẳng thắn đặt câu hỏi trên trang cá nhân rằng: "Tại sao đã có một chương trình giáo dục mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) với mục tiêu giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời, mà vẫn phải dạy thêm, học thêm nhiều? Phải chăng, chương trình mới này không mang lại hiệu quả hay vì nó còn thiếu nên cần bù đắp bằng việc học thêm?".
'Học thêm là nhu cầu chính đáng - tại sao phải cấm'
Bên cạnh nhiều ý kiến phản đối việc nới lỏng quy định cấm dạy thêm, học thêm, một số người ủng hộ dự kiến này vì cho rằng, đó là nhu cầu thực tế cần đáp ứng, và dù có cấm nó vẫn diễn ra như tình hình hiện nay.
Một độc giả có tài khoản Đỗ Vănbày tỏ, nhu cầu học thêm - dạy thêm tới từ cả 2 phía. Thầy cô muốn tăng thu nhập và truyền tải kiến thức, cách thức thi cử. Cha mẹ muốn con được bồi dưỡng và đôi khi vì không có ai giúp trông giữ con.
“Vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối. Con thì 4-5h chiều đã tan học. Cho con đi học thêm, cháu vừa được củng cố kiến thức trên lớp, làm bài tập để tối đỡ phải thức khuya, chúng tôi yên tâm vì con ở nơi an toàn. Cô giáo bỏ công sức, chất xám thì nhận được thù lao, đỡ gánh nặng kinh tế. Như vậy chẳng phải tốt cho tất cả?”, phụ huynh này bày tỏ.
Đồng ý với việc không nên cấm dạy thêm, học thêm, anh Hoàng Công (Hưng Yên) thẳng thắn: Bản chất việc dạy thêm, học thêm không hề xấu và đó là nhu cầu của xã hội. Theo anh, việc học thêm có nhiều ý nghĩa tích cực như giúp bồi dưỡng cho học sinh giỏi, hỗ trợ và củng cố kiến thức cho học sinh yếu. Việc này chỉ tiêu cực khi giáo viên dạy hời hợt trên lớp, để dành những kiến thức quan trọng cho lớp học thêm và đối xử thiếu công bằng giữa các em có hoặc không tham gia lớp này.
“Vậy thì, việc cần làm không phải là cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài mà là cần có yêu cầu cụ thể để tránh những tiêu cực. Chẳng hạn, yêu cầu giáo viên phải đạt chất lượng giảng dạy trên lớp như thế nào mới được dạy thêm ngoài trường, cam kết không ép buộc học sinh học thêm và chịu phạt nếu không tuân thủ”, anh Công góp ý.
Đứng ở góc độ một chuyên gia về kinh tế, chị Vương Thịnh(Hà Nội) cho rằng, người làm nghề nào cũng được phép và nên được tạo cơ hội gia tăng thu nhập bằng chính năng lực của mình. Với việc dạy thêm, không nên cấm mà nên có cơ chế quản lý minh bạch, phù hợp, ví dụ cơ sở dạy thêm phải được cấp phép, công khai thu chi, nộp thuế…
“Bác sĩ được khám bệnh ngoài giờ, chuyên gia tài chính được tư vấn ngoài doanh nghiệp mình làm, tại sao giáo viên lại không được dạy học ngoài trường? Rất nhiều thầy cô giỏi, kiến thức sâu rộng, nếu không dạy thêm và có cơ hội tăng thu nhập thì quá phí, cho cả họ và học sinh”, chị Vương Thịnh bày tỏ.
Đồng tình với điều này, nhưng độc giả Hải Bằng(Nam Định) bổ sung: Cần đảm bảo nguyên tắc những kiến thức thi cử được gói gọn trong chương trình trên lớp, việc học thêm chỉ củng cố và nâng cao.
Về vấn đề làm sao cho phép dạy thêm, học thêm nhưng tránh được những tiêu cực liên quan tới việc này, theo một giảng viên đại học, nên tăng lương cho giáo viên để họ đủ sống và dạy hết mình, không cần phải bươn chải tìm cách tăng thu nhập mới đảm bảo cuộc sống.
Bộ GD-ĐT: Việc cần chấn chỉnh nhất là ép học sinh học thêm bên ngoài
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều liên quan tới dự kiến không cấm giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường, trả lời phỏng vấn báo Giáo Dục & Thời Đại, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định, quy định giáo viên trường công lập không được “tổ chức” dạy thêm, học thêm vẫn giữ nguyên, đúng với quy định chung về việc viên chức thì không được tổ chức kinh doanh; nhưng thầy cô vẫn được “tham gia” dạy thêm.
Nếu tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên phải làm 2 việc: Báo cáo hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định về các nguyên tắc dạy thêm, học thêm; Trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường có học sinh lớp mình, phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.
Những báo cáo này để hiệu trưởng nhà trường có thông tin và lưu hồ sơ, trường hợp giáo viên vi phạm sẽ có minh chứng xử lý.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, để kiểm soát việc này, cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương phải đóng vai trò người giám sát, quản lý, bắt đầu từ trường, đến phòng và sở GD-ĐT.
“Khi xây dựng dự thảo này, điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học”, ông Thành khẳng định.
Theo ông, dạy thêm ngoài nhà trường là một hoạt động kinh doanh. Do đó, đã tổ chức thì phải đăng ký kinh doanh.
Ông nhấn mạnh, vấn đề dư luận đang bức xúc là giáo viên dạy học sinh ở trường, rồi lại bằng cách này, cách kia “ép” học sinh học thêm bên ngoài, khiến học sinh và phụ huynh phải “tự nguyện một cách bắt buộc”. "Đây là vấn đề mà ngành GD-ĐT muốn chấn chỉnh nhất", ông nói.
Liên quan tới vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn từng khẳng định tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 20/11/2023 rằng, đây là một nhu cầu thực tế và Bộ đã có nhiều quy định về hoạt động này.
Tuy nhiên với môi trường ngoài nhà trường, Bộ trưởng nhìn nhận còn đang thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, điều tiết, xử lý.
Bộ từng đề xuất bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ đó có cơ sở pháp lý để xử lý bên ngoài trường học, nhưng chưa được chấp thuận.
Với 53.000 trường học trên cả nước, Bộ trưởng mong muốn những gì xảy ra bên ngoài nhà trường, chính quyền địa phương phối hợp để kiểm soát việc dạy thêm học thêm.
Trong Dự thảo Thông tư quy định về Dạy thêm học thêm vừa ban hành, tại mục 1, điều 5, chương II, nêu rõ: Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Dự kiến không cấm giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trườngBộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, thay đổi đáng chú ý so với quy định hiện hành là việc bỏ quy định không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên trường công lập." alt="Dạy thêm nên cấm hay quản?">Dạy thêm nên cấm hay quản?
-
Không giấu nổi niềm vui và sự tự hào, thầy giáo Lê Xuân Hạnh, đang công tác tại đảo cũng chia sẻ: “Suốt từ cuối tháng 8 tới giờ, Trường Sa liên tục mưa lớn, sóng to, biển động nhưng không khí háo hức chào đón năm học mới vẫn lan tỏa khắp đảo.
Phóng viên an tâm, đồng bào ở đất liền an tâm, nhờ có bàn tay và sự yêu thương đùm bọc của các chú bộ đội, Trường Tiểu học Trường Sa hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc cờ hoa. Dưới bầu trời vững vàng của Đất Mẹ, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, chiến sĩ và người dân trên đảo, chắc chắn chúng tôi sẽ có một năm học mới đầy hứng khởi và thành công cho các con nơi đây”.
Thầy Hạnh cho biết, trong số 9 học sinh, tới đầu giờ sáng nay, vẫn còn 4 em chưa thể ra được đảo do điều kiện mưa to, sóng lớn.
Ươm mầm non trên đảo
Năm học mới lại về mang theo bao niềm vui và hy vọng, đặc biệt là với thầy giáo Lê Xuân Hạnh, người đã dành trọn trái tim mình cho những mầm non nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ mảnh đất Cam Lâm thân thương, thầy Hạnh đã viết đơn tình nguyện vượt hàng trăm hải lý để đến với Trường Sa, nơi biển trời giao hòa, cũng là nơi những khát vọng được ươm mầm. 15 năm gắn bó với học trò vùng cao, 7 năm trước tuổi hưu, thầy vẫn quyết tâm ra đảo, mang theo hành trang là tình yêu nghề, yêu trẻ và khát khao cống hiến.
Thượng tá Điệp không giấu nổi xúc động khi nói về thầy Hạnh: “Cả đảo có 9 học sinh, học từ mầm non tới hết lớp 5. Chín gương mặt thơ ngây, chúng tôi cảm nhận mỗi ngày, đó là cả gia tài quý giá của trường Tiểu học Trường Sa và của thầy Hạnh. Thầy yêu thương các con như con cháu ruột thịt; thầy chăm lo từng giấc ngủ, từng bữa ăn.
Và bạn biết đó, Trường Sa sóng gió triền miên nhưng dù có là vào dịp nghỉ hè, dù sóng gió có ngăn cách như thế nào, thầy vẫn luôn hướng về các em, mong chờ ngày đoàn tụ. Và tôi tin rằng, dù có trở về đất liền, các con cũng sẽ nhớ mãi những vần thơ ca ngợi Tổ quốc, thấm đẫm tình yêu với bốn mùa ở Trường Sa. Chúng tôi thật may mắn khi có thầy ở đây”.
Thầy Hạnh luôn tâm niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Ngoài kiến thức, tôi và thầy Cao Văn Truyền luôn chú tâm dạy các con về tình yêu quê hương, đất nước, về ý chí vượt khó, vươn lên và trái tim biết phụng sự cộng đồng, phụng sự Tổ quốc.
Tôi mong muốn các em không chỉ giỏi Toán, Tiếng Việt mà còn thành thạo Ngoại ngữ, Âm nhạc. Chúng tôi cùng với Tiến sĩ, bác sĩ Nông Hữu Thọ (bệnh xá Đảo Trường Sa) nỗ lực bổ túc thêm vốn từ tiếng Anh cho các em vào cuối tuần. Thực tế, ở đảo có nhiều cháu thông minh. Nổi trội như trò Trương Nguyễn Triệu Vy học sinh lớp 3 nhưng có thể học được chương trình lớp 4”, thầy Hạnh chia sẻ.
Hạnh phúc cuối đời
5 năm trên đảo, 2 năm nữa dạy ở đất liền, thầy Hạnh sẽ về hưu. “Quãng thời gian ở Trường Sa sẽ mãi là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tôi, là những ngày tháng tôi được sống trọn vẹn với đam mê, được chứng kiến những mầm non của đất nước trưởng thành nơi mảnh đất linh thiêng của Tổ quốc”, thầy Hạnh giãi bày.
“Vậy mong ước lớn nhất lúc này của thầy là gì?”, tôi hỏi.
Ngậm ngùi một hồi lâu, tôi như nghe rõ cả tiếng sóng Trường Sa vang ở đầu dây bên kia. “Tôi có ba mong ước lớn nhất lúc này. Điều đầu tiên, tôi mong năm học mới, mỗi con có thêm một bộ đồng phục. Thứ hai, tôi ước giá như có cách nào đó nguồn điện ổn định hơn, phục vụ tốt hơn cho việc học của các con, để những chiếc đèn bão nơi đây sẽ chỉ được dùng khi hy hữu.
Thứ ba, tôi mong con trai của tôi sớm đậu công chức, để ước mơ ra Trường Sa dạy học của cháu sớm thành hiện thực. Tôi tin rằng, mảnh đất này sẽ góp phần hun đúc thêm cho con khát vọng về dựng xây đất nước. Là người đã dành 35 năm cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có 16 năm ở nơi vùng cao, hải đảo, tôi càng thấu hiểu hơn tình cảm thiêng liêng đó”.
Khai giảng trên đảo xa, nơi sóng gió biển khơi là bản hòa ca của tình yêu thương, của ý chí và khát vọng. Những người thầy như thầy Lê Xuân Hạnh, thầy Cao Văn Truyền, những em nhỏ nơi hải đảo chính là những bông hoa đẹp nhất, tô thắm thêm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video: Lễ khai giảng tại các trường tiểu học tại Trường Sa
Hơn 23 triệu học sinh chính thức bước vào năm học mới
Sáng nay (5/9), hơn 23 triệu học sinh trên cả nước dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025." alt="Khai giảng đặc biệt của thầy giáo ở Trường Sa">Khai giảng đặc biệt của thầy giáo ở Trường Sa
-
Tổng Bí thư phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 của TP. Hà Nội. Theo cử tri, tinh thần trách nhiệm, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đã đem lại niềm tin cho nhân dân.
Đề cập đến vụ tham nhũng, tiêu cực tại Trung tâm đăng kiểm, ông Hoàng Thanh Hồng (quận Ba Đình) nói, vụ việc này để lại hệ lụy không nhỏ.
“Cần xử lý nghiêm vi phạm để làm gương cho người khác. Các bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách, quy định để các trung tâm đăng kiểm sớm đi vào hoạt động ổn định”, ông Hồng bày tỏ.
Cử tri cũng lo lắng khi một bộ phận cán bộ, nhất là người đứng đầu né tránh sợ trách nhiệm, không dám làm, ảnh hưởng đến người dân.
Ông Đặng Minh Hòa (quận Đống Đa) cho rằng, có sự lãng phí do những người được giao nhiệm vụ thiếu năng lực công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Một số dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí. Nhiều khu đất có vị trí đắc địa ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm… gây lãng phí nguồn lực.
“Đề nghị đưa ra khỏi bộ máy những người vô cảm né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Tăng cường cơ chế và bộ máy kiểm tra giám sát quyền lực thật hiệu quả”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng đề nghị, bổ sung các quy định, cơ chế sử dụng hiệu quả những nguồn lực của quốc gia.
Phúc đáp các ý kiến tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cử tri đã đánh giá 'rất đúng, rất trúng' về công tác phòng chống tham nhũng.
“Ngày xưa chúng ta nói 'trên nóng, dưới lạnh', bây giờ bên dưới đã ấm dần lên”, ông Dũng nói và dẫn chứng, sau khi có chủ trương của Trung ương, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Sau 1 năm thành lập, Ban Chỉ đạo của Hà Nội đã đưa 54 vụ việc, vụ án vào diện theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo. Trong đó, có 27 vụ việc mới và trong 27 vụ mời này, có 25 vụ về trạm đăng kiểm; 2 vụ liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai ở huyện Gia Lâm và quận Hoàng Mai.
Bí thư Hà Nội khẳng định, Ban Chỉ đạo hoạt động rất thường xuyên, theo quy chế; đôn đốc các cấp, ngành, cơ quan tích cực hơn, đặc biệt là trong những vấn đề về định giá, giám định tài sản. Theo ông, đây là vấn đề rất khó trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
“Hà Nội sẽ tích cực vấn đề này. Trong báo cáo sơ kết 1 năm, cũng đề cập đến việc Hà Nội sớm thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện lãnh đạo, chỉ đạo”, ông Dũng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều thời gian nhắc lại các chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa quan trọng của Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Trong đó, 3 chức năng cơ bản là xây dựng luật pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Những công việc này thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng.
“Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, bầu và bãi miễn các chức như Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng... và quyết định những vấn đề quan trọng”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Các vấn đề khi Quốc hội đã có quyết định thì Chính phủ và chính quyền các cấp phải thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Nói về Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là Thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa. Do đó, cần phát huy truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến, anh hùng để xây dựng môi trường hòa bình, ổn định.
“Cần vận dụng để xây dựng Thủ đô xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội chú ý xây dựng văn hóa, giữ gìn cho được các di sản văn hóa, bởi đây là “nguồn sống, động lực, trách nhiệm của các thế hệ đi sau”.
Chưa bao giờ phòng chống tham nhũng lại bài bản, hiệu quả như gần đây
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây." alt="Chống tham nhũng, tiêu cực: Bên dưới đã ấm dần lên">Chống tham nhũng, tiêu cực: Bên dưới đã ấm dần lên
-
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1
-
Salah vừa ghi cú đúp vào lưới Southampton, giúp Liverpool tiếp tục dẫn đầu BXH Premier League với 8 điểm nhiều hơn đối thủ xếp sau.
Mặc dù vậy, lần trả lời phỏng vấn mới nhất, tay săn bàn 32 tuổi bày tỏ sự không hài lòng vì tương lai bấp bênh.
"Gần đến tháng 12 rồi mà tôi vẫn chưa nhận được lời đề nghị nào để ở lại Liverpool. Khả năng tôi ra đi nhiều hơn là ở lại.
Bản thân chưa muốn nghỉ hưu sớm nên sẽ tập trung vào chơi bóng, cố gắng giành chức vô địch Ngoại hạng Anh và hy vọng cả Champions League nữa.
Bạn biết đấy, tôi đã ở CLB nhiều năm rồi. Chẳng đội bóng nào như thế này cả. Nhưng rốt cuộc, quyết định về tương lai không nằm trong tay tôi.
Cảm giác lúc này là thất vọng nên chúng ta hãy cùng chờ xem tương lai thế nào."
Mohamed Salah đang nhận được sự quan tâm lớn từ Saudi Pro League. Hè năm ngoái, Liverpool từng từ chối mức phí chuyển nhượng khổng lồ lên tới 150 triệu bảng khi Al-Hilal ngỏ ý chiêu mộ Salah.
Chân sút Ai Cập là một trong ba thành viên chủ chốt sẽ hết hạn hợp đồng với The Kop hè tới, cùng với Virgil van Dijk và Trent Alexander-Arnold.
Nhận định bóng đá Liverpool đấu với Real Madrid: Vượt qua ác mộng
Nhận định bóng đá Liverpool đấu với Real Madrid: Liverpool hy vọng chấm dứt ác mộng không thắng Real Madrid, đội mất Vinicius, ở Cúp C1 kể từ 2009." alt="Salah gây bão với tuyên bố chia tay Liverpool">Salah gây bão với tuyên bố chia tay Liverpool