Cái kết bất ngờ cho cặp đôi say sưa diễn 'cảnh nóng' ở Bờ Hồ
Cô gái đeo đầy vàng và hành vi xấu hổ ở nhà vệ sinh bến xe
Gắn bó với công việc trông coi, dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng ở bến xe Giáp Bát, bà Nguyễn Thị Thủy (SN 1961) khẳng định ngày trước tệ nạn trộm cắp, móc túi ở bến tàu, bến xe diễn ra khá nhiều nhưng vài năm trở lại đây, an ninh được tăng cường nên tình trạng này đã giảm thiểu đáng kể.
"Đi tàu, xe ai cũng có hành lý, tiền bạc mang theo người. Lợi dụng sự sơ hở của khách, một số đối tượng móc túi, lấy tiền bạc và nhiều đồ dùng có giá trị khác của người dân. Vì vậy khách nào vào đi vệ sinh, bao giờ tôi cũng tranh thủ nhắc nhở họ bảo quản tư trang cẩn thận.
Một số người họ mỉm cười cảm ơn nhưng cũng có người thì khó chịu, cho rằng bà rỗi hơi. Thế nhưng chẳng may mất đồ, họ lại hớt hải vào đây nhờ giúp đỡ", người phụ nữ này thở dài kể.
Bà Thủy chia sẻ vài năm trở lại đây tình trạng trộm, cắp tài sản vẫn còn nhưng đã giảm thiểu đáng kể. |
Lần đó, vào dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9, lượng người đổ về bến xe ngày càng đông. Ai cũng hối hả để kịp chuyến xe về quê.
Trong lúc chờ xe, nam thanh niên trạc 20 tuổi, tay xách một chiếc cặp đen vào giải quyết nhu cầu. Đi cùng cậu ta là cô bạn gái. Thấy hành lý họ mang theo nhiều, bà Thủy bảo để trên ghế cạnh hàng nước, bà sẽ để ý giúp.
Cô gái định đặt vali xuống thì chàng trai cau mày, tỏ vẻ cáu kỉnh, quát: "Vào có vài phút, gửi đồ làm gì, mang vào".
Sau đó họ xách túi đồ vào khu vực vệ sinh. Thời điểm này có nhiều người khác cũng xếp hàng dài chờ đến lượt.
Bà Thủy đang lúi húi bên ngoài, bỗng cậu thanh niên kia hoảng hốt, chạy ra nhìn ngó xung quanh. Người thanh niên này kêu vừa để túi xách đựng máy tính trên bồn rửa tay, không để ý, bị ai xách đi mất.
"Anh ta kể mình học đại học, bố mẹ mới gửi tiền lên cho con trai mua chiếc máy tính. Để ở phòng trọ sợ bị kẻ gian cậy khóa, ăn trộm nên về quê cậu mang theo.
Thanh niên này rối rít nhờ tôi xem nhớ mặt ai cầm túi của mình không nhưng vài chục người ra vào, tôi làm sao để ý hết được", nữ nhân viên tiếp tục kể.
Chia sẻ về trường hợp khách quên đồ khi vào vệ sinh cá nhân ở khu công cộng, chị Bùi Thị Lý (SN 1975) công nhân vệ sinh bến xe Giáp Bát nói: "Tình trạng khách vào vệ sinh quên đồ ít xảy ra nhưng không phải không có. Hai năm trước, tôi còn phát hiện cả bọc tiền trên nút xả bồn cầu".
Chị Lý kể, câu chuyện đó vẫn khiến chị trào lên nỗi xót xa, thương cảm khôn nguôi.
Nhà vệ sinh bến xe Giáp Bát. |
Như thường lệ, chị bắt đầu công việc từ sáng sớm. Một cặp vợ chồng lớn tuổi vào nhà vệ sinh công cộng. Dường như họ vừa trải qua chuyến xe đường dài đầy mệt mỏi.
"Bác gái đến cửa nhà vệ sinh là nôn thốc nôn tháo, người lảo đảo. Tôi vội chạy ra, đỡ xuống ghế ngồi, lấy dầu gió đánh cảm giúp. Sau đó họ rời đi".
Chị Lý tiếp tục công việc của mình, vào quét dọn nước trên sàn nhà. Chị bỗng thấy chiếc túi xách nhỏ trên nút xả bồn cầu.
Mở ra kiểm tra, chị phát hiện bên trong là một bọc tiền, gồm nhiều tờ 20 nghìn, 10 nghìn đồng và một số giấy tờ thương binh, chứng minh thư... Tổng số tiền hơn 20 triệu đồng, chị Lý gói ghém lại cẩn thận.
Hai tiếng sau, cặp vợ chồng lớn tuổi ban sáng xuất hiện, người vợ chạy vội vào nhà vệ sinh ngó nghiêng rồi thất thểu đi ra.
Đoán đây là chủ nhân của bọc tiền, chị Lý cất tiếng hỏi: "Hai bác tìm đồ phải không?". Cặp vợ chồng gật đầu. Họ tâm sự, mới bán con bò và ít thóc được 20 triệu đồng, lên Hà Nội trả nợ cho con trai.
Giọng não nề, người vợ than: "Vợ chồng tôi đẻ muộn, có mỗi thằng con trai cho lên học nghề tóc. Ai ngờ đâu con ham vui, chơi đề đóm, nợ mấy chục triệu, bị chủ nợ tìm về tận quê. Con dại cái mang, vợ chồng tôi bán vội ít tài sản, trả bớt nợ cho con".
Nhận tiền xong, đôi vợ chồng vội vã ra bắt xe, đến chỗ con trai thuê trọ.
"Tôi nghe xong, lòng dấy lên sự thương cảm vô cùng. Nghĩ cũng buồn cho họ, ở tuổi đó, mong con cái tu chí, có chỗ nương tựa tuổi già những cuối cùng vẫn phải nai lưng giải quyết hậu quả cho con.
Hình ảnh người mẹ tóc bạc, khóc nghẹn, đôi mắt đỏ hoe ám ảnh tôi mãi. Chỉ hi vọng chàng trai đó sớm tu tỉnh, cho bố mẹ đỡ khổ", chị Lý chia sẻ.
Không chỉ ném rác bừa bãi, đi tiểu tiện, đại tiện không đúng chỗ, nhiều khách sử dụng nhà vệ sinh công cộng còn có những hành xử khiến nhân viên vệ sinh “khóc thét”.
" alt=""/>Chuyện nhói lòng phía sau bọc tiền bỏ quên ở nhà vệ sinh công cộngNgười dân bày bán thịt chuột ở phiên chợ cuối tuần |
Chuột đồng là một trong những loài gặm nhấm đang chiếm số lượng lớn trong các cánh đồng ở làng Kumarikata, bang Assam, Ấn Độ. Chúng được lột da, chế biến sẵn để bày bán trong ngày chợ phiên cuối tuần. Tại đây, thịt chuột còn phổ biến hơn cả thịt lợn, thịt gà, được xem làm thực phẩm truyền thống của một số dân tộc thiểu số vùng đông bắc Ấn Độ.
Nhờ chuột đồng đã giúp những người dân nghèo cải thiện đời sống |
Một kg thịt chuột được bày bán với giá khoảng 200 rupee (65.000 đồng), được người địa phương ưa chuộng. Chúng thường được các bà nội trợ nấu với nước sốt cay để làm món ăn dịp cuối tuần.
Một người dân trong vùng cho biết, những năm gần đây, lượng chuột đồng lại tăng đột biến, nên nhiều người bắt đầu bẫy chuột bán. Samba Soren, một người bán chuột ở Kumarikata, chia sẻ với AFP: “Chúng tôi bẫy chuột trên cánh đồng khi chúng tới ăn thóc của người dân”. Thông thường, họ sẽ bẫy tre trước hang. Về đêm, khi chuột ra ngoài kiếm ăn sẽ sập bẫy. Mỗi đêm, một người có thể bẫy từ 10-20kg chuột.
Chợ phiên vùng núi phía bắc Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước nhờ sự độc đáo, đa dạng văn hóa các dân tộc...
" alt=""/>Đến khu chợ chuyên bán món “đặc sản” thịt chuộtTình huống bất ngờ trong đám cưới thiếu gia Nam Định, hôn trường náo loạn
Quý bà Hà thành giữ chồng bằng món đồ 'lạ'
Vài năm trở lại đây, nghề wedding planner (tổ chức đám cưới chuyên nghiệp) ngày một phát triển. Bên cạnh chăm chút cho bộ ảnh cưới, váy cô dâu…, các cặp đôi khá chú trọng đến hội trường và không gian tiệc cưới.
Anh Tạ Đình Phong (SN 1984) - người tổ chức nhiều tiệc cưới cho giới nhà giàu, chia sẻ: “Ngày nay, việc mời các sĩ nổi tiếng hát đám cưới không còn là chuyện hiếm.
Thứ khiến người ta ấn tượng là không gian, sân khấu của bữa tiệc. Đó không chỉ là nơi diễn ra nghi lễ thiêng liêng của các cặp vợ chồng mà còn là điểm nhấn của đám cưới”.
Theo anh Phong, với các đám cưới trong khách sạn 5 sao, chỉ cần đầu tư khoảng 800 triệu đồng là có hôn trường lung linh nhưng với những đám cưới gia chủ muốn tổ chức trên các bãi đất trống, số kinh phí phải gấp 3 - 4 lần.
Anh Phong (áo trắng) thiết kế sân khấu, chuẩn bị cho một lễ cưới. |
Trong đó, ekip tổ chức dựng khung nhà bạt, với sức chứa từ 500 khách đến 2.000 khách tùy theo số lượng gia chủ đưa ra. Sau đó thuê bàn ghế hạng sang và lát nền.
“Các bãi đất trống đó không phải nơi nào cũng bằng phẳng, khi trải thảm nhìn mấp mô, rất mất thẩm mỹ. Một số đám cưới, tôi cho trải một lớp nhựa để khắc phục.
Tuy nhiên cũng có một số cô dâu, chú rể trước khi cưới đã cho người đổ bê tông lên khu đất dự định tổ chức tiệc, sau đó mới cho lắp khung nhà bạt”, anh Phong nói.
Theo anh, khó khăn nhất trong khâu tổ chức đám cưới là phải dung hòa được cô dâu, chú rể và bố mẹ. Bởi họ thuộc hai thế hệ, quan điểm, suy nghĩ khác nhau, nếu không khéo léo, người tổ chức sự kiện sẽ gặp phiền toái.
Anh Phong vẫn nhớ như in đôi vợ chồng sinh năm 1989. Hai người sinh sống tại nước Anh nhưng về Việt Nam làm đám cưới. Gia đình hai bên đều khá giả, kinh doanh vận tải ở TP Hải Phòng.
Bản thân chú rể có chuỗi công ty buôn bán, sản xuất đá quý làm ăn phát đạt. Do sống bên nước ngoài nên tư tưởng của cặp đôi khá hiện đại. Tiền tổ chức hai vợ chồng tự chi trả, không phụ thuộc vào bố mẹ.
Theo hợp đồng, họ thích được trang trí hôn trường bằng hoa ly màu trắng. Anh Phong cũng đưa ra lời khuyên với khách hàng về vấn đề quan điểm khi dùng hoa ly trong đám cưới ở Việt Nam. Đồng thời tư vấn cho họ sử dụng hoa hồng, hoa lan hồ điệp…
Tuy nhiên đây là loại hoa cô dâu yêu thích nên họ vẫn quyết dùng loại hoa đó. Vì vậy, anh Phong đã lên ý tưởng thiết kế sân khấu, xung quanh hôn trường rộng lớn sẽ bố trí các lẵng hoa ly lớn, đan xen là các loại hoa khác.
Đến ngày cưới, khi công tác chuẩn bị gần xong. Ekip bên anh Phong phải thức xuyên đêm để hoàn thành công việc cắm hoa.
Khi xuất hiện tại hội trường, bố mẹ hai bên bất ngờ làm ầm lên, yêu cầu bên anh Phong mang hết hoa khỏi đám cưới. Họ cho rằng hoa ly tượng trưng cho sự ly biệt.
Trong tình thế gay cấn, cô dâu thì khăng khăng giữ nguyên hội trường, bố mẹ nằng nặc bắt bỏ hết hoa đi. Khi ấy cô dâu và bố mẹ hai bên xảy ra cãi vã. Bố mẹ chú rể tức tối đòi bỏ về.
Cuối cùng anh Phong quyết định đưa ra cách giải quyết táo bạo. Một mặt anh cố gắng thuyết phục hai gia đình bình tĩnh, lựa lời giải thích để họ thông cảm cho các con. Một mặt anh bố trí nhân viên cắm thêm nhiều hoa hồng và hoa cẩm tú cầu, bổ sung cạnh các lẵng hoa ly.
Nhìn thấy hôn trường được bao phủ bởi màu xanh của hoa cẩm tú cầu, bố mẹ cô dâu, chú rể mới tạm hài lòng.
Dù trang trí có thay đổi nhiều so với thiết kế nhưng gần như số hoa ly vẫn được giữ nguyên nên cô dâu không tỏ ra bực dọc, khó chịu nữa. Nhờ vậy, đám cưới diễn ra vẫn suôn sẻ.
Bên cạnh đó anh Phong tiết lộ, các đám cưới bạc tỷ này còn khác biệt ở các mâm cỗ trên bàn tiệc.
Trong số đám cưới từng tham gia tổ chức, anh Phong cho hay mình khá ấn tượng với tiệc cưới của gia đình đại gia ở Móng Cái (Quảng Ninh).
Đám cưới từng gây xôn xao dư luận khi mời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cùng nhiều ca sĩ đình đám đến tham dự.
“Gia chủ chuẩn bị nhiều món ăn đắt đỏ như baba, sá sùng, tôm hùm, canh bào ngư…. Riêng tiền mua thực phẩm về phải lên tới hàng chục triệu đồng/1 mâm cỗ, chưa kể tiền công chế biến, phục vụ và đồ uống.
Theo kinh nghiệm của tôi, nếu ở khách sạn, mâm cỗ đó phải lên tới vài chục triệu đồng”, chuyên gia tổ chức cưới hỏi sinh năm 1984 kể.
Anh Phong chia sẻ thêm, công việc tổ chức đám cưới dù vất vả, bận rộn, gặp không ít sự cố nhưng nhìn thấy các cặp đôi hạnh phúc trong hôn lễ là món quà ý nghĩa nhất đối với anh.
Phát hiện chồng phản bội sau 10 năm hôn nhân, Hiền sốc nặng. Đau đớn hơn, cô bị người chồng đẩy ra đường với hai bàn tay trắng.
" alt=""/>Sự cố trong đám cưới bạc tỷ của giám đốc đá quý khiến cô dâu hốt hoảng