![](<p><strong>LTS:</strong> <em>Lockdown- cách ly xã hội có thể khiến bạn khó chịu. Và việc bỗng nhiên trở thành F1 cũng sẽ khiến bạn trở nên bất an. Dạ Thảo Linh, nữ đạo diễn người Việt đang sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản) từng trải qua cảm giác đó và đã vượt qua để thích nghi với trạng thái )
Dưới đây là câu chuyện trải nghiệm của cô:
Dạo này Sài Gòn bùng dịch, bạn bè hỏi thăm nhiều nên tôi xin phép chia sẻ trải nghiệm của mình ở Tokyo (Nhật Bản). Tôi sinh sống và làm việc ở Tokyo đã gần 10 năm. Những ngày này nhớ nhà lắm nhưng Covid-19 đang chặn đường về quê của mình. Ghét ghê!
Đợt đó, tôi về Việt Nam thăm gia đình và quay trở lại Nhật Bản vào đầu tháng 1. Sau đó ít lâu, tin tức về virus corona ở Trung Quốc bắt đầu âm ỉ trên các mặt báo, tưởng chừng như xa xôi lắm nhưng chỉ hơn tháng sau là Tokyo “dính chưởng”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/16/08/nu-dao-dien-nguoi-viet-trai-long-ve-nhung-ngay-lockdown-o-toykyo.jpg) |
Đạo diễn Dạ Thảo Linh |
Nên nhớ, Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, mật độ dân số cao ngất ngưởng kèm theo mức độ đa dạng hoá người đến từ nhiều quốc gia. Việc bị cuốn vào guồng lây nhiễm dịch bệnh của thế giới là điều không thể tránh khỏi.
Được cái, người Nhật vốn dĩ có ý thức cộng đồng cao, hơn nữa ít có văn hóa đụng chạm cơ thể trong giao tiếp như người phương Tây. Bình thường, bị cảm là họ tự giác đeo khẩu trang y tế.
Hồi mới qua Nhật, tôi không biết nên có lần bị cảm ho, đến lớp không đeo khẩu trang đã bị giáo viên nhắc. Tuy nhiên, một khi con virus này đã phát tán ra cộng đồng thì không có cách gì ngăn chặn được nó. Kẻ thù vô hình thì lúc nào cũng đáng sợ hơn kẻ thù hữu hình.
Tokyo tiến hành “lockdown” (cách ly xã hội) đợt đầu tiên. Nhiều công ty lớn nhỏ tại Tokyo bắt đầu hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cho nhân viên làm việc tại nhà. Vì Tokyo chủ yếu di chuyển bằng tàu điện, nhiều người cùng nhét vào mấy toa tàu mỗi sáng thật là thiên đường cho con virus corona.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/15/17/nu-dao-dien-nguoi-viet-trai-long-ve-nhung-ngay-lockdown-o-toykyo.jpg) |
Đường phố tại quận Itabashi, Toykyo Nhật Bản hiện nay (ảnh: tác giả cung cấp) |
Ở Nhật, “lockdown” nhưng không có lệnh cấm, chỉ có kêu gọi và khuyến khích doanh nghiệp cũng như người dân thực hiện giãn cách thôi. Công ty tôi cũng bắt đầu cho làm việc tại nhà, lúc đó còn nghĩ: Ôi! Tầm 1-2 tháng nữa chắc sẽ hết thôi! Nhưng không, từ đó đến nay đã hơn 12 tháng rồi!
Thời kỳ đầu khi Tokyo “lockdown”, người dân cũng lo lắng nên mua đồ ăn nhiều hơn bình thường. Nhưng lương thực ở các siêu thị thì không bao giờ thiếu. Chỉ một thứ duy nhất hết hàng trong vài ngày là giấy vệ sinh. Vì có lời đồn thiếu nguồn cung giấy để sản xuất giấy vệ sinh, thế là người ta đổ xô mua giấy vệ sinh. Người Nhật sợ dơ chứ người Việt Nam như mình... tạm xài nước cũng được.
Tuy nhiên, con số lây nhiễm cứ lên rồi lại xuống nên tình trạng “lockdown” của Tokyo cứ đóng rồi lại mở.
Người ta bắt đầu nhận ra những suy nghĩ như “đợi hết dịch rồi làm” cần phải thay đổi. Chính phủ cũng nhận ra cần phải tìm cách sống chung với dịch, đi đường dài với nó mới là lựa chọn khôn ngoan.
Bên ngoài nhìn vào, người ta có thể nghĩ Nhật quá dễ dãi trong công tác phòng chống dịch nhưng cá nhân tôi nhận ra có nhiều lý do, nhiều khía cạnh khiến họ phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định nào đó.
![Nữ đạo diễn người Việt trải lòng về những ngày lockdown ở Toykyo {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/15/17/nu-dao-dien-nguoi-viet-trai-long-ve-nhung-ngay-lockdown-o-toykyo-1.jpg)
![Nữ đạo diễn người Việt trải lòng về những ngày lockdown ở Toykyo {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/15/17/nu-dao-dien-nguoi-viet-trai-long-ve-nhung-ngay-lockdown-o-toykyo-2.jpg)
Thứ nhất là việc đảm bảo phòng dịch nhưng vẫn phải tôn trọng quyền cá nhân, ranh giới mong manh của việc vi phạm nhân quyền rất dễ xảy ra. Vì điều này liên quan đến hiến pháp và luật pháp.
Thứ hai là việc đảm bảo phòng dịch nhưng vẫn phải giữ cho nền kinh tế không tiêu điều để còn chiến đấu lâu dài với Covid-19. Trước khi chết vì nó, người dân không chết vì đói. Thật sự đây là giai đoạn khó khăn vì mọi thứ quá mới, tất cả đều phải mò mẫm đường đi và xem tình hình để thay đổi cho phù hợp.
Cá nhân tôi cũng có nhiều thay đổi trong những ngày tháng ở nhà đi ra đi vô với bốn bức tường, bắt đầu học thêm cái này cái kia, rồi mua cây về trồng, mua hoa về cắm… nhưng đặc biệt nhất là bắt đầu “workout” (luyện tập) và “eatclean” (ăn kiêng).
Trước đó, tôi có tập yoga nhưng chỉ tập tuần 1 lần, mà đến lớp yoga cũng sợ lây virus nên lại nghỉ. Phòng tập gym hay yoga thời kỳ này cũng lao đao vì nhiều người huỷ hợp đồng. Nhưng bây giờ thì có vẻ mọi người bắt đầu đi tập lại nhiều hơn rồi.
Nhiều người nói, ai khoẻ mạnh thì dù có nhiễm Covid-19 cũng khó chết. Tôi cũng sợ chết vì Covid-19 nên tôi tự nhủ, điều cần thiết lúc này là tự tạo cho bản thân một hệ miễn dịch tốt.
Hơn nữa, cứ ở nhà suốt ngày vì sợ Covid-19 thì dịch xong chắc “lăn” chứ đi không nổi. Thế là, tôi càng quyết tâm tập thể dục thể thao. Tôi bỏ ra 2 tuần tìm hiểu kiến thức, rồi mua dụng cụ về nhà bắt đầu tập. Thời đại này lên mạng là tìm được hầu hết thông tin cần thiết, các bài tập thì trên kênh Youtube có đầy đủ. Thật sự không khó nếu bạn quyết tâm làm. Kết quả ngoài việc trở nên khoẻ hơn còn được khuyến mãi thêm cái body đồng hồ cát. Thiệt mừng hết lớn!
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/15/17/nu-dao-dien-nguoi-viet-trai-long-ve-nhung-ngay-lockdown-o-toykyo-3.jpg) |
Góc ban công đầy hoa của Dạ Thảo Linh trong những ngày lockdown ở Toykyo (Ảnh: tác giả cung cấp) |
Kể thêm chuyện này, không biết là nhờ tôi khoẻ hay là may mắn, nhưng tầm nửa năm trước, một người bạn đến nhà chơi và ngủ lại. Tối đó, nó than đau mình không ngủ được, hai ngày sau nó báo dương tính Covid-19.
Rồi xong, tôi chắc mẩm kỳ này dính Covid-19 rồi. Tôi tự cách ly tại nhà 2 tuần. Ở Nhật, F1 (theo cách gọi ở Việt Nam) là tự cách ly tại nhà chứ không cách ly tập trung. Trước đó, tôi cũng được biết vài người bạn của mình nhiễm Covid-19 và đã tự khỏi tại nhà.
Nhưng dù sao, cũng khá là lo lắng. Ngày đầu tiên. tâm trạng rất bất ổn, thậm chí nghĩ đến tình huống xấu nhất là không bao giờ gặp được gia đình thì buồn lắm!
Ngày thứ hai, tôi bắt đầu tìm cách để bình tĩnh hơn, tập thêm yoga và thiền buổi sáng để bình ổn tâm trạng. Những ngày tiếp theo, tôi vẫn tiếp tục như vậy và dùng thêm một số thực phẩm bổ sung vitamin C, xông hơi sả gừng theo các bài thuốc chữa cảm mạo trong dân gian.
Tôi cũng không biết có tác dụng gì không nhưng ít nhất nó cũng giúp tôi an tâm hơn. Điều quan trọng lúc đó là vượt qua cảm giác sợ chết và cô đơn. Sau đó, tôi mua bộ lấy mẫu để test Covid-19 về, tự làm và gửi đi.
Thời điểm đó, ở Nhật, đã có vài công ty sản xuất bộ dụng cụ tự lấy mẫu test Covid-19 gửi đến tận nhà, trả kết quả sau 1 tuần đến 10 ngày. Hiện giờ, sản phẩm này được bán rất nhiều và thời gian trả kết quả cũng chỉ vài ngày.
May mắn sao, tôi không bị gì cả. Thật sự cũng không dám nói là tôi không nhiễm Covid-19 vì tôi khoẻ nhưng nếu ai vẫn đang có suy nghĩ: “đợi dịch xong mới làm…” thì đừng đợi nữa. Dịch không hết trong ngày một ngày hai đâu.
Tokyo vẫn lockdown hết đợt này đến đợt khác, đặc biệt trong nỗ lực của Chính phủ tổ chức Olympic an toàn thì hiện nay Tokyo lại lockdown đến hết tháng 8. Nhưng người dân khá là bình thản tiếp tục cuộc sống vì đã quen rồi. Chích ngừa cũng bắt đầu được triển khai trên diện rộng cho nhiều độ tuổi.
Sài Gòn bây giờ mới bùng dịch cũng là quá giỏi rồi, có một thuận lợi là đi sau thì có thể tham khảo các nước khác để tìm hướng đi cho mình.
Thôi thì, mọi người rộng lòng một chút giúp đỡ nhau qua giai đoạn khó khăn này. Thấy người dân mình thương nhau mà ấm lòng ghê!
Dạ Thảo Linh(Toyoky, Nhật Bản)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mọi ý kiến trao đổi gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
![Sài Gòn của tôi, cả thành phố đang gồng gánh vượt qua cơn 'đại phẫu'](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/15/10/sai-gon-sap-khoc.jpg?w=145&h=101)
Sài Gòn của tôi, cả thành phố đang gồng gánh vượt qua cơn 'đại phẫu'
Tôi đã dành cả tuổi trẻ để chen mình giữa những con đường kẹt xe đầy bụi khói để kịp giờ làm. Tới mức có những khi khát vọng lớn nhất của tôi chỉ là chuyển được nhà về khu Quận 1, TP.HCM.
" alt="Nữ đạo diễn người Việt trải lòng về những ngày lockdown ở Toykyo"/>
Nữ đạo diễn người Việt trải lòng về những ngày lockdown ở Toykyo
Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM công bố tuyển 6.350 chỉ tiêu, tăng hơn 500 chỉ tiêu so với năm ngoái.Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng mở thêm một số ngành mới như Kinh doanh nông nghiệp, Bất động sản, Luật kinh tế, Kiến trúc đô thị.
Tại cơ sở chính ở TP.HCM, trường tuyển 5.858 chỉ tiêu ở 29 ngành. Với chương trình đại trà, sau 2 học kỳ, sinh viên sẽ được xét vào một trong các chuyên ngành căn cứ theo nguyện vọng, chỉ tiêu và kết quả học tập.
Với chương trình chất lượng cao, một số ngành, chuyên ngành có chương trình đào tạo bằng tiếng Anh gồm: Kinh tế đầu tư, Thẩm định giá và Quản trị tài sản, Kinh doanh thương mại, Marketing, Kiểm toán, Luật kinh doanh, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp.
Tại phân hiệu Vĩnh Long tuyển sinh 500 chỉ tiêu ở 10 ngành đào tạo:
Trường ĐH Mở TP.HCMtuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng gần 400 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Trong đó có một số ngành mới như: Quản lý công, Công nghệ thực phẩm, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Trường thực hiện tuyển sinh theo 6 phương thức. Trong đó, phương thức 1 là xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Phương thức 3: Xét theo kết quả học tập 3 năm THPT. Trường ĐH Mở yêu cầu điểm nhận hồ sơ các ngành: Công nghệ sinh học, Xã hội học, Đông Nam Á, Công tác xã hội từ 18 điểm; Các ngành còn lại, điểm nhận hồ sơ từ 20 điểm trở lên.
Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi 3 năm THPT.
Phương thức 5: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có 1 trong các yêu cầu: Bài thi tú tài quốc tế (IB) tổng điểm 26 trở lên; Chứng chỉ quốc tế A-level của trung tâm khảo thí ĐH Cambrige (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên; Kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1100/1600.
Phương thức 6: Ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ, đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT và đạt điểm IELTS (hoặc các chứng chỉ khác quy đổi tương đương. Trong đó các ngành Ngôn ngữ yêu cầu điểm IELTS 6.0 trở lên. Các ngành còn lại điểm IELTS 5.5 trở lên.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/08/11/truong-dai-hoc-dua-nhau-mo-nganh-tang-chi-tieu-tuyen-sinh-5.png) |
Các ngành đào tạo đại trà |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/08/11/truong-dai-hoc-dua-nhau-mo-nganh-tang-chi-tieu-tuyen-sinh-4.png) |
Các ngành đào tạo chất lượng cao |
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàngtuyển 4.210 chỉ tiêu cho 68 ngành đào tạo.
So với năm ngoái, năm nay trường mở 16 ngành mới gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khoẻ răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện, Bất động sản, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học y dược, Tâm lý học, Quản trị sự kiện, Quan hệ công chúng, Giáo dục tiểu học và Quản lý giáo dục.
2 phương thức tuyển sinh chủ yếu là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 với 50% tổng chỉ tiêu và xét học bạ với 38% tổng chỉ tiêu. Ba phương thức còn lại gồm xét kết quả thi năng lực do trường tổ chức, xét kết quả kỳ thi SAT và xét tuyển thẳng 12% tổng chỉ tiêu.
Trường ĐH Hoa Sentuyển 4.000 chỉ tiêu cho 39 ngành đào tạo, tăng 400 chỉ tiêu so với năm ngoái. Có 11 ngành học mới gồm: Thương mại điện tử, Digital Marketing, Bất động sản, Kinh tế thể thao, Trí tuệ nhân tạo, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang tuyển 7.000 chỉ tiêu cho 50 ngành đào tạo, tăng hơn 200 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trường mở thêm ngành Y khoa và Y học cổ truyền.
Trong đó, 60% tổng chỉ tiêu tuyển theo phương thức xét học bạ, 30% chỉ tiêu tuyển từ kết quả kỳ thi THPT năm 2021, 5% chỉ tiêu tuyển từ kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM và 5% chỉ tiêu cho sẽ Xét tuyển thẳng.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển 6.600 chỉ tiêu.
65% tổng chỉ tiêu được dành cho phương án xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
30% chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ. Thí sinh có thể chọn xét theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12 hoặc xét theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ gồm năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểm trở lên.
5% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Trường mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Trường ĐH Gia Định tuyển 2.500 chỉ tiêu cho 16 ngành đào tạo. Trong đó, có 5 ngành mới gồm: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Truyền thông kỹ thuật số).
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM tuyển 3.495 chỉ tiêu. Trường dự kiến mở 5 ngành học mới gồm: Bất động sản, Tài chính quốc tế, Báo chí, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa…
Minh Anh
![Thêm trường đào tạo ngành Y, học phí cao nhất 180 triệu/năm](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/07/10/truong-dh-hoa-sen-dao-tao-nganh-y-hoc-phi-cao-nhat-180-trieu-nam.JPG?w=145&h=101)
Thêm trường đào tạo ngành Y, học phí cao nhất 180 triệu/năm
Năm 2021, Trường ĐH Hoa Sen mở thêm 11 ngành mới nâng tổng số ngành lên 39. Trường tuyển 4.000 chỉ tiêu theo 4 phương thức xét tuyển.
" alt="Các trường đại học đua nhau mở ngành mới"/>
Các trường đại học đua nhau mở ngành mới
Trong phiếu này, có các câu hỏi như Con có viết nhật ký không? Con thần tượng ai? Khó khăn lớn nhất của con là gì? Con đã dậy thì chưa?... Đây là bài kiểm tra về mức độ hiểu con của cha mẹ mà cô giáo chủ nhiệm dành riêng cho phụ huynh làm ngay tại buổi họp phụ huynh vừa diễn ra hôm 24/1.
Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh bằng cách gửi bảng điểm và phiếu nhận xét chi tiết tới từng người.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/09/co-giao-lop-6-do-phu-huynh-bang-20-cau-hoi-5.jpg) |
Bảng câu hỏi phụ huynh lớp 6A0, Trường THPT Cát Linh (Hà Nội) nhận được |
Đã vài ngày trôi qua, nhưng khi nhắc đến buổi họp vừa qua, chị Minh Anh - một phụ huynh của lớp - vẫn đầy cảm xúc.
Chị Minh Anh cho biết, suốt hành trình cùng con trai học tập và lớn lên là 10 năm, chị tham dự không thiếu một buổi họp phụ huynh nào.
"Nhưng khi nhận được bài test này, mình rưng rưng xúc động. Minh nhìn thấy tâm huyết của cô giáo khi đưa ra ý tưởng tuyệt vời để đánh thức sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái".
Theo chị Minh Anh, kết quả bài test có thể chưa hẳn đã khẳng định là cha mẹ có thực sự hiểu con hay không vì chúng thay đổi thường xuyên, "nhưng nó là một bài test về tình yêu và sự quan tâm, sát sao của cha mẹ hàng ngày với con, giúp cha mẹ thay đổi và gần gũi con như những người bạn"...
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/09/co-giao-lop-6-do-phu-huynh-bang-20-cau-hoi-2.jpg) |
Phụ huynh đang trả lời câu hỏi |
Tác giả của bảng hỏi này là cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên chủ nhiệm lớp 6A0.
Trước đó một tuần, cô Mia đã cho học sinh trả lời 20 câu hỏi này. Đến ngày họp, sau khi phụ huynh trả lời xong, cô gửi lại phần trả lời của học sinh, và đó chính là đáp án.
Cô Mia cho biết, cô không thu lại các phiếu trả lời, coi như đó là món quà cho phụ huynh và cũng để đảm bảo sự riêng tư cho phụ huynh và học sinh.
“Khi hỏi có phụ huynh nào trả lời đúng tất cả không, không có phụ huynh nào giơ tay. Khi mình hỏi có phụ huynh nào làm đúng 18-19 câu không, cũng không có phụ huynh nào giơ tay. Ở mức 15-17 câu có khoảng 5 người. Mức từ 10-14 câu có khoảng 10 người. Đa phần phụ huynh ở trong nhóm đúng từ 5-9 câu, khoảng 20 người. Và có 1 ông bố tự nhận mình trả lời đúng ở mức 1-4 câu”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/10/co-giao-lop-6.jpg) |
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia |
Đây không phải là năm đầu tiên mà đã là năm thứ 4 cô Mia đề nghị phụ huynh trả lời phiếu câu hỏi dạng này. Tuy nhiên, các câu hỏi mỗi năm không lặp lại hoàn toàn mà được thay đổi khoảng 70% cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Ngoài ra, cô còn cho học sinh viết lên 2 tấm thiệp về hai chủ đề: Con đã cảm nhận về những nỗi vất vả của bố mẹ như thế nào?, những lời hứa của các con với bố mẹ?.
Cả hai tấm thiệp này cũng được gửi tới phụ huynh như một món quà nhỏ của cô và trò.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/09/co-giao-lop-6-do-phu-huynh-bang-20-cau-hoi-1.jpg)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/13/co-giao-lop-6-do-phu-huynh-bang-20-cau-hoi.jpg)
|
"Quà" cho phụ huynh sau buổi họp cuối học kỳ I |
"Phụ huynh đã rất xúc động, có người còn không kìm được nước mắt. Có người chia sẻ rằng ở nhà con ít bộc lộ cảm xúc, ít nói chuyện với bố mẹ, nên không ngờ rằng con cũng nhận biết và thấu hiểu được những vất vả của bố mẹ khi nuôi dưỡng con khôn lớn. Qua những dòng viết của con, có người nhận ra rằng họ hiểu con chưa đủ để biết con thực sự cần gì, muốn gì...".
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/28/09/co-giao-lop-6-do-phu-huynh-bang-20-cau-hoi-4.jpg) |
Cô giáo Mia và học trò |
Cô Mia cũng cho biết với những học trò ở lứa tuổi cấp hai, rất nhiều tâm sự thầm kín mà các con không dám nói với bố mẹ nhưng lại nhắn tin với riêng cô để xin lời khuyên.
"Học sinh ở cấp hai là những đứa trẻ mới lớn và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, có những phụ huynh còn chưa biết sẽ đối xử với con mình theo cách nào. Bằng cách để học sinh và phụ huynh cùng chia sẻ, mình mong phụ huynh sẽ có cách để thấu hiểu con hơn, để đồng hành cùng các con trong ở giai đoạn mà chúng lớn lên, thay đổi và trưởng thành từng ngày" - cô Mia bày tỏ.
Phương Chi
![Cô giáo 9X và những phiếu nhận xét khiến học trò thích thú](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/17/21/co-giao-9x-va-nhung-phieu-nhan-xet-dac-biet-7.jpg?w=145&h=101)
Cô giáo 9X và những phiếu nhận xét khiến học trò thích thú
Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) "khoe" những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.
" alt="Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi"/>
Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi