Thế giới

Hai tác giả kiện OpenAI vì nhập sách của họ bất hợp pháp

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-01 20:50:59 我要评论(0)

Hai tác giả vừa đệ đơn kiện OpenAI,ácgiảkiệnOpenAIvìnhậpsáchcủahọbấthợppház. công ty đứz.z.、、

Hai tác giả vừa đệ đơn kiện OpenAI,ácgiảkiệnOpenAIvìnhậpsáchcủahọbấthợppház. công ty đứng sau công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT, cho rằng tổ chức này đã vi phạm luật bản quyền bằng cách “đào tạo” mô hình của mình trên các tiểu thuyết mà không có sự cho phép của tác giả. 

Hai tác giả vừa đệ đơn kiện OpenAI - Mona Awad và Paul Tremblay. Ảnh: Guardian

Mona Awad, tác giả của các cuốn sách bao gồm Bunny13 Ways of Looking at a Fat Girl(tạm dịch: 13 cách nhìn vào một cô gái béo) và Paul Tremblay, tác giả của The Cabin at the End of the World(tạm dịch: Căn nhà gỗ nơi tận cùng thế giới) đã đệ đơn khiếu nại tập thể lên tòa án liên bang San Francisco (Mỹ). 

ChatGPT cho phép người dùng đặt câu hỏi, nhập lệnh vào chatbot và trả lời bằng văn bản giống với mẫu ngôn ngữ của con người. Mô hình ChatGPT cơ bản được đào tạo với dữ liệu có sẵn công khai trên internet.

Tuy nhiên, Awad và Tremblay tin rằng sách của họ đã bị “nhập” và “dùng để đào tạo” ChatGPT một cách bất hợp pháp vì chatbot đã tạo ra “bản tóm tắt rất chính xác” về tiểu thuyết. Các bản tóm tắt mẫu được đưa vào vụ kiện dưới dạng tang vật.

Đây là vụ kiện đầu tiên chống lại ChatGPT liên quan đến bản quyền, theo Andres Guadamuz, một chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ tại Đại học Sussex (Anh). Vụ kiện sẽ khám phá “biên giới tính hợp pháp” không chắc chắn của các hành động trong không gian AI sáng tạo. 

ChatGPT ngày càng thông minh, thay con người làm được nhiều việc. Đồ họa: Bacaria

Sách là lựa chọn lý tưởng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn vì chúng có xu hướng chứa “văn xuôi dài, chất lượng cao, được biên tập tốt”, hai luật sư của các tác giả, Joseph Saveri và Matthew Butterick, viết trong một email gửi tới Guardian. “Đó là tiêu chuẩn vàng về lưu trữ ý tưởng cho giống loài của chúng ta”.

Đơn khiếu nại viết rằng OpenAI thu lợi “không công bằng” từ “bài viết và ý tưởng bị đánh cắp” và kêu gọi bồi thường thiệt hại bằng tiền thay mặt cho tất cả các tác giả ở Mỹ có tác phẩm bị cáo buộc sử dụng để đào tạo ChatGPT. 

Saveri và Butterick cho hay, mặc dù các tác giả có tác phẩm có bản quyền được “bảo vệ pháp lý rất tốt” nhưng họ đang phải đối đầu với các công ty “như OpenAI, những người hành xử như thể những luật này không áp dụng cho họ”. 

Tuy nhiên, có thể khó chứng minh rằng các tác giả đã chịu tổn thất tài chính cụ thể do ChatGPT được đào tạo trên tài liệu có bản quyền, ngay cả khi điều sau đó hóa ra là chính xác. 

Guadamuz cho biết, ChatGPT có thể hoạt động “giống hệt như cũ” nếu nó không nhập sách, bởi vì nó được đào tạo dựa trên vô số thông tin trên Internet, như người dùng Internet thảo luận về sách. 

OpenAI giới thiệu về ChatGPT. Ảnh: Mint

Saveri và Butterick nói rằng, OpenAI đã trở nên “ngày càng bí mật” về dữ liệu đào tạo của mình. Trước đó, OpenAI đưa ra một số manh mối về kích thước của “tập hợp sách dựa trên Internet” mà công ty sử dụng làm tài liệu đào tạo, cái mà họ chỉ gọi là Books2. 

Các luật sư suy luận rằng kích thước của tập dữ liệu này - ước tính chứa 294.000 đầu sách - có nghĩa là sách chỉ có thể được lấy từ các thư viện ngầm như Library Genesis (LibGen) và Z-Library, qua đó sách được bảo mật hàng loạt thông qua hệ thống torrent. 

Lilian Edwards, giáo sư về luật, đổi mới và xã hội tại Đại học Newcastle (Anh), cho biết: “Trường hợp này có thể sẽ phụ thuộc vào tòa án xem việc sử dụng tài liệu có bản quyền theo cách này là hợp lý hay không”. 

Theo Edwards, chính phủ Anh đã “quan tâm đến việc thúc đẩy một ngoại lệ đối với bản quyền cho phép sử dụng miễn phí tài liệu có bản quyền để khai thác văn bản và dữ liệu, thậm chí cho các mục đích thương mại”.

Linh Nhi(Theo The Guardian)

ChatGPT giải thích việc ứng dụng… chính mình trong ngành xuất bảnThời đại công nghệ số, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đóng góp cho nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xuất bản. ChatGPT - một mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo bởi OpenAI - đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xuất bản ở nhiều nước.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Điều tra nguyên nhân gây ra sự cố cháy nổ Note 7 giờ không còn là “đặc quyền” riêng của Samsung khi có sự tham gia của cả chính phủ Hàn Quốc.

{keywords}

Hãng Yonhap cho biết phòng Thí nghiệm Kiểm định Hàn Quốc (KTL) trực thuộc chính phủ sẽ sử dụng kết hợp nhiều công nghệ, trong đó có tia X và chụp cát lát máy tính, trong phân tích điều tra.

Đại diện Samsung xác nhận đã chuyển giao một số mẫu Note 7 phát nổ cho KTL. Đương nhiên, bản thân hãng điện tử này cũng tự lập đội điều tra nguyên nhân sự cố.

Các kỹ sư Samsung trước đây đổ lỗi sự cố cháy nổ pin lithium-ion trên Note 7 cho công ty Amperex Technology có trụ sở ở Hồng Kông. Chính công ty này đã cung cấp pin cho những chiếc Note 7 bán ở Trung Quốc, đồng thời sản xuất pin cho những chiếc Note 7 “refurbished”.

Tuy  nhiên, ngay cả khi đã thay pin sau loạt sự cố ban đầu, những chiếc Note 7 được Samsung gán mác “an toàn” vẫn tiếp tục phát nổ.

Và như vậy, cuộc điều tra ban đầu của Samsung coi như thất bại. Hàng trăm chuyên gia phần cứng của công ty vẫn bó tay không thể xác định nguyên nhân phát nổ từ đâu.

Có nhiều nguyên nhân cho sự yếu kém này. Nhân viên Samsung đổ lỗi cho điều kiện làm việc tại đây, và cho rằng chính sự “độc đoán” của đội ngũ lãnh đạo đã gây ra sự cố này.

Tại Samsung, các quyết định về sản phẩm được đưa ra bởi đội ngũ quản lý và những người ở cấp cao hơn. Những người này đôi khi không hiểu hết về cách thức công nghệ hoạt động như thế nào.

Do không thể tìm ra nguyên nhân phát nổ của Note 7 nên Samsung đã buộc phải đưa ra quyết định thu hồi 2,5 triệu chiếc smartphone dùng pin SDI này vào hồi tháng 9/2016, và gần đây nhất là triệu hồi toàn bộ trên phạm vi toàn cầu.

Lãnh đạo Samsung, ông Koh Dong-jin, khẳng định rằng sẽ tìm ra nguyên nhân gây nổ Note 7 “với bất cứ giá nào” để lấy lại lòng tin của khách hàng.

Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)

" alt="Chính phủ Hàn Quốc điều tra nguyên nhân khiến Note 7 phát nổ" width="90" height="59"/>

Chính phủ Hàn Quốc điều tra nguyên nhân khiến Note 7 phát nổ

Chiếc điện thoại đầu tiên: Motorola Dyna TAC 8000X

Motorola Dyna TAC 8000X được xem là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới. Nó được phát minh năm 1983 bởi Martin Copper, một nhân viên cấp cao của Motorola. Máy chỉ có thể lưu được 30 danh bạ, có trọng lượng khoảng 1,1 kg và cho thời gian đàm thoại chỉ 30 phút. Nếu muốn sở hữu, bạn cũng phải bỏ ra một khoản tiền "khổng lồ" vào thời điểm đó: 3.999 USD.

Cuộc điện thoại đầu tiên

Cuộc điện thoại đầu tiên được thực hiện bởi Martin Cooper vào ngày 3/4/1973. Martin Cooper đã gọi điện cho kỹ sư Joel S. Engel lúc này đang làm việc tại hãng Bell Labs, và chiếc điện thoại được dùng để thực hiện cuộc gọi, không phải model nào khác mà chính là chiếc Motorola Dyna TAC do Martin Cooper phát minh ra. 

Smartphone đầu tiên được sản xuất bởi IBM

Chiếc smartphone đầu tiên đã ra đời cách đây hơn 20 năm, cụ thể là vào ngày 16/8/1994; và IBM chính là công ty đã sản xuất ra nó. Ban đầu có tên mã "Angler", máy về sau được đổi tên thành “Simon Personal Communicator” trước khi được tung ra vào năm 1994. Đây là chiếc điện thoại thương mại đầu tiên có màn hình cảm ứng, có thể dễ dàng hoạt động nhờ sự giúp đỡ của bút cảm ứng stylus hoặc đầu ngón tay. Nó được cài sẵn các tiện ích như lịch, máy tính, danh bạ, ghi chú Note Pad.

90% điện thoại tại Nhật Bản chống được nước

Một điều khá thú vị là gần 90% điện thoại tại Nhật Bản có khả năng chống nước, bởi người dân tại đây rất thích dùng điện thoại ngay cả khi đang ở trong nhà tắm.

Apple bán 37,04 triệu iPhone năm 2012

" alt="Những sự thật thú vị về điện thoại có thể bạn chưa biết" width="90" height="59"/>

Những sự thật thú vị về điện thoại có thể bạn chưa biết

Danh sách 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2016 vừa được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chính thức công bố tại buổi gặp gỡ báo chí sáng nay, ngày 24/10/2016 tại Hà Nội.

Được triển khai từ tháng 8/2016, theo Ban tổ chức, chương trình “50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016” đã nhận được gần 100 đề cử tham gia chương trình. Sau 2 tháng nhận hồ sơ, Ban tổ chức đã tiến hành đánh giá hồ sơ và thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp.

Ngày 25/9/2016, Hội đồng Bình chọn gồm 22 thành viên gồm các chuyên gia uy tín do Tiến sĩ Mai Liêm Trực, Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành đánh giá và lựa chọn căn cứ theo các tiêu chí khắt khe, dựa trên các chuẩn mực quốc tế.

Kết quả cuối chung cuộc, Hội đồng đã chọn được 50 doanh nghiệp xuất sắc, xứng đáng để trao Chứng nhận gồm: 20 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BPO/ITO và KPO; 26 doanh nghiệp trong lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT; 4 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Nội dung số, Ứng dụng và Giải pháp cho Mobile. Đây là những doanh nghiệp xuất sắc, thoả mãn cao nhất các tiêu chí đánh giá của chương trình về: công nghệ, chất lượng và quản lý, thị trường và khách hàng, doanh thu và nguồn nhân lực…

Top 50 doanh nghiệp CNTT Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng doanh thu

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA cho biết: “50 doanh nghiệp được lựa cho năm nay đều là các tên tuổi xứng đáng. Tổng doanh thu năm 2015 của các doanh nghiệp này đạt gần 28.000 tỷ đồng, tương đương 1,25 tỷ USD, chiếm 35,3% doanh thu toàn ngành phần mềm và nội dung số Việt Nam; với tổng số nhân lực là 30.523 người, chiếm 19% tổng số nhân lực toàn ngành”.

Cũng theo đại diện VINASA, trong chương trình năm nay, dựa trên tổng doanh thu và số lượng nhân lực, FPT có 2 đại diện được vinh dự đứng đầu trong danh sách của hai lĩnh vực là: BPO/ITO và KPO với đại diện là Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) và lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT với đại diện là Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS). Ở lĩnh vực Nội dung số, Giải pháp và Ứng dụng cho Mobile có đại diện đứng đầu danh sách là Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom).

Thống kê cho thấy, riêng 3 doanh nghiệp đứng đầu 3 lĩnh vực, doanh thu đạt 10.971,58 tỷ đồng, tương đương 492 triệu USD, chiếm gần 17% tổng số doanh thu và 8% tổng số nhân lực toàn ngành. 50 doanh nghiệp năm nay có nhiều doanh nghiệp được lựa chọn trong 3 năm liên tục, điển hình như: DIGI-TEXX Việt Nam, FPT Software, Fujinet, KMS Technology, TMA Solutions, MK Smart, Tinh Vân Group…

Tại buổi gặp gỡ báo chí, VINASA cũng đã chính thức ra mắt ấn phẩm đặc biệt giới thiệu “50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2016”. Theo đó, ấn phẩm đặc biệt này được thể hiện bằng cả 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Nhật, bản in và bản mềm được giới thiệu trên trang www.leadingitcompanies.com.

Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Ấn phẩm được biên soạn và in ấn thêm bằng ngôn ngữ tiếng Việt với mục tiêu giới thiệu những doanh nghiệp xuất sắc, có năng lực tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT trên toàn quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước tốt hơn.

Ấn phẩm 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam sẽ được phát hành tới các đối tác, cơ quan, doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT trong nước và khách hàng, đối tác tác tiềm năng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại do VINASA khai thác và tổ chức, điển hình tại các thị trường: Mỹ (2 chương trình), Nhật Bản (3 chương trình năm 2017 gồm: Ngày CNTT Việt Nam, Triển lãm Quốc tế về Gia công xuất khẩu - SODEC, Tokyo Games Show); Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Úc; Khu vực Châu Âu bao gồm: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Phần Lan…

Theo kế hoạch, lễ trao giấy chứng nhận cho 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016 sẽ được tổ chức vào tối ngày 26/10/2016 tại Hà Nội, nhân sự kiện Ngày CNTT Nhật Bản 2016 (Japan ICT Day 2016).

" alt="FPT Software, FPT IS, VTC Intecom dẫn đầu doanh thu trong 3 lĩnh vực CNTT Việt" width="90" height="59"/>

FPT Software, FPT IS, VTC Intecom dẫn đầu doanh thu trong 3 lĩnh vực CNTT Việt