Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho chùa Bổ Đà.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đề nghị tỉnh Bắc Giang sớm triển khai lập quy hoạch bảo tồn di tích để phát triển bền vững, lâu dài; kiện toàn Ban Quản lý di tích, cắm mốc địa giới di tích; Lễ hội chùa Bổ Đà cần được duy trì bảo đảm không gian văn hóa truyền thống; đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về di tích, lễ hội đến đông đảo người dân, từ đó cùng chung tay vun đắp, phát huy giá trị của di tích…
Chùa Bổ Đà là di tích tiêu biểu của huyện Việt Yên - Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.
Chùa Bổ Đà là nơi tu hành của các tăng ni và đào tạo các tăng đồ theo Thiền phái Lâm Tế trong hơn 300 năm. Đặc biệt, tại chùa Bổ Đà đang bảo lưu 1.935 mộc bản kinh Phật và 18 bộ sách kinh chính. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, xã Tiên Sơn. Đứng trên đỉnh núi có thể quan sát toàn bộ phòng tuyến sông Như Nguyệt ghi dấu ấn lịch sử bao đời nay của dân tộc. Phương ngôn xưa có câu “Bắc Bổ Đà- Nam Hương Tích” (phía Nam thành Thăng Long có chùa Hương Tích, phía Bắc có chùa Bổ Đà). Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng nhất của miền Kinh Bắc.
Gắn liền với di tích chùa Bổ Đà là lễ hội chùa Bổ Đà (còn gọi là Hội Chùa Bổ), - Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội được tổ chức từ ngày 15-19 tháng Hai âm lịch hằng năm tại khu vực núi Bổ Đà, đó là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa. Cùng với những cuộc tế lễ trang nghiêm, thành kính, lễ hội chùa Bổ Đà còn nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, cướp cầu, đu quay, thi chim hót… và triển lãm cây cảnh, nông sản thực phẩm của địa phương, trình diễn thư pháp. Đặc biệt, Lễ hội chùa Bổ Đà còn là dịp để các liền anh, liền chị quan họ trong vùng gặp gỡ, giao duyên thông qua các trại hát quan họ, hát quan họ dưới thuyền, hát quan họ đối đáp...
Trong khuôn khổ lễ hội, UBND huyện Việt Yên tổ chức lễ vinh danh các di sản văn hoá chùa Bổ Đà. Năm 2016, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục Bộ Mộc bản Kinh phật tại chùa Bổ Đà của Thiền phái Lâm Tế khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam; Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận Cây Đa, Cây Vối là cây di sản Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh việc tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà và khai hội truyền thống chùa Bổ Đà năm 2017 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa mà các thế hệ cha ông đã dựng xây, vun đắp để lại cho các thế hệ hôm nay.
Trong ngày khai hội, mặc dù trời mưa nhưng hàng trăm nghìn lượt khách đã đổ về đây dự hội và vãn cảnh chùa. Dự kiến trong thời gian lễ hội, chùa Bổ Đà sẽ đón trên 1 triệu lượt khách.
T.Lê
" alt=""/>Bắc Giang đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ ĐàNgười Việt quan niệm rằng, vào ngày này, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu trời sau một năm trông coi, cai quản dưới hạ giới.
Vì vậy mâm cơm cúng được thực hiện để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để các gia đình sum họp, đoàn viên. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.
Mâm cơm cúng Táo quân thường có các món ăn thuần Việt như giò, chả, gà luộc, xôi... hoa tươi, hoa quả.
Điểm đặc biệt nhất của lễ cúng này là bên cạnh mâm cơm, người Việt thường chuẩn bị thêm 2 hoặc 3 con cá chép thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ... với quan niệm để đưa ông Táo về trời.
Thả cá chép ngày ông Công ông Táo. Ảnh: VietNamNet |
Về tục lệ này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết:
"Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho tất cả loài người.
Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam".
Nhưng việc thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng phải đúng cách để đảm bảo ý nghĩa của tục lệ này.
Gia chủ nên chọn những chú cá còn khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước trong chậu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh.
Cá chép mang về nhà phải để trong một chiếc bát sạch, dùng nước sạch đổ vào tạo môi trường cho cá bơi.
Sau lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ hạ lễ, hóa vàng và mang cá chép đi phóng sinh.
Người thả cá cần chọn những ao, hồ nước sạch, không ô nhiễm. Khi thả, chúng ta không nên đứng trên cao đổ hay ném cá xuống. Làm như vậy, cá có thể bị chết khi chạm mặt nước.
Thay vào đó, người thả phải chọn chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước.
Thả cá xong, chúng ta nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt không thể bơi ra giữa dòng.
Tuyệt đối, người dân cần tránh việc thả cá cùng túi nilon xuống ao, hồ… để không làm ô nhiễm môi trường.
Xem thêm video: Màn bắn pháo hoa đón năm mới 2021
Lê Phương
Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.
" alt=""/>Những lưu ý khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo