Trên lý thuyết, dù được nghỉ nhưng các em học sinh cần làm bài tập mỗi ngày để củng cố kiến thức, tránh bị rơi mất chữ. Còn thực tế thì sao? Hầu hết học sinh sẽ chơi dài và đến những ngày cuối cùng của kỳ nghỉ mới cuống cuồng làm bài chống chế.
Để đối phó với giáo viên cũng như phụ huynh về vấn đề bài tập, học sinh Trung Quốc đã nghĩ ra cách sáng tạo không ngờ.
Mới đây, một bà mẹ đến từ Cáp Nhĩ Tân rất hoan hỉ khi cô con gái học lớp 9 của mình bỗng chăm chỉ đến lạ. Bài tập trong kỳ nghỉ lễ đều được cháu giải quyết nhanh gọn, thế nhưng, niềm vui của bà mẹ chẳng được bao lâu.
Hóa ra, cô học sinh lớp 9 đã bỏ tiền mua... robot giả chữ viết tay để làm bài tập. Sau khi phát hiện ra sự thật động trời, bà mẹ đã đập robot của con gái thành từng mảnh. Truyền thông Trung Quốc hiện đang xôn xao vì vụ việc này.
Người mẹ cho hay, giáo viên đã chỉ định khá nhiều bài tập văn và toán cũng như từ vựng ngoại ngữ cho con gái vào kỳ nghỉ đông. Tuy nhiên, chỉ mất 2 ngày để cô con gái hoàn thành tất cả bài viết, đã thế chữ nghĩa lại sạch đẹp rõ ràng.
Trong một lần dọn nhà, người mẹ phát hiện ra con gái giấu robot viết tay trong phòng ngủ. Thậm chí, hướng dẫn sử dụng của cỗ máy gian lận còn ghi rõ: "Có thể bắt chước mọi kiểu chữ."
Khi dạo quanh một số trang thương mại điện tử Trung Quốc, có thể dễ dàng bắt gặp sản phẩm robot giả chữ viết tay. Chúng được bán với giá từ 60 - 177 USD (khoảng 1,4 - 4,1 triệu đồng).
Theo các con buôn, cách lắp đặt và sử dụng robot giả chữ viết tay rất đơn giản, chủ yếu là tải đúng phần mềm về cài đặt là xong.
Sau khi cho robot nhận dạng chữ viết của người dùng, chỉ cần nhập nội dung và cài vào một chiếc bút mực học sinh. Sau đó, nó có thể tạo ra chữ viết tay y như thật với tốc độ 40 chữ/phút.
Theo tờ Cáp Nhĩ Tân Nhật Báo, hầu hết khách hàng tìm mua robot giả chữ viết tay là học sinh, sinh viên. Thời điểm bán ra mạnh nhất của mặt hàng này là trước các kỳ nghỉ lễ, Tết. Các con buôn gợi ý, cháu nào khôn sẽ viết thêm cả chữ thật vào vở bài tập thì mới khó bị phát hiện. Trên thực tế, chữ viết của robot quá hoàn hảo, nhìn qua có thể phân biệt được ngay.
Theo GenK
" alt=""/>Học sinh Trung Quốc thi nhau mua robot giả chữ viết tay về làm bài tập cho nó nhàn![]() |
Nhà sáng lập Tiki Trần Ngọc Thái Sơn đi giao hàng trong giai đoạn đầu phát triển công ty. |
Khởi nghiệp năm 2010 với việc chỉ bán sách tiếng Anh, 5 năm sau Tiki bán thêm hàng điện tử, công nghệ, thời trang, nội thất, làm đẹp, mẹ và bé… Năm thứ 8, Tiki bán thêm xe máy. Và đến năm 2019, Tiki mang luôn ô tô lên sàn để khách hàng mua online.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tiki là doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước sáng giá và có thể đối đầu với các đối thủ mạnh trong khu vực như Lazada, Shopee. Tất nhiên, để đạt được kết quả này, Tiki đã thực hiện chiến lược phát triển thần tốc dựa vào các lần gọi vốn giá trị lớn, hy sinh lợi nhuận để mở rộng thị trường.
Từ 100 đầu sách đến 4 triệu mặt hàng
Sau gần 10 năm tồn tại, từ một website chỉ bán sách tiếng Anh, kể từ năm 2017, Tiki luôn nằm trong 5 trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Nửa đầu năm 2019, theo iPrice, Tiki đứng thứ nhì về lượt truy cập website trong số các trang thương mại điện tử trong nước. Cũng trong thời gian này, dù chỉ hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng website của doanh nhân 8x lọt vào top 5 trang thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất trên toàn Đông Nam Á, sánh ngang với Shopee, Lazada và 2 website khác của Indonesia.
Khác với Shopee, Lazada hay Sendo hiện phát triển thành mô hình “chợ” - marketplace C2C (cho phép nhiều bên thứ 3 bán hàng trên nền tảng của họ), ngay từ ban đầu Tiki đã tạo khác biệt bằng mô hình B2C. Hàng hoá trên website được chính công ty nhập về bán nhằm kiểm soát chất lượng nguồn hàng, đây chính là một lý do cốt yếu khiến hàng hoá trên Tiki được tin tưởng nhiều hơn so với một số đối thủ.
Dù vậy, để phát triển rộng hơn nguồn hàng, công ty này cũng đã đi theo mô hình “chợ”, nhưng chợ được quản lý (managed marketplace) cách đây 3 năm. Mô hình này buộc các nhà bán hàng phải lưu sản phẩm tại kho của Tiki, giúp trang này quản lý được chất lượng sản phẩm lẫn khâu giao hàng. Ngược lại, các trang như Lazada, Shopee, Sendo chủ yếu để đối tác tự giao hàng cho khách.
Từ khoảng 100 đầu sách tiếng Anh cách đây 9 năm, Tiki hiện bán khoảng 4 triệu mặt hàng, phủ rộng hầu hết các ngành mà khách có nhu cầu mua sắm. Tiki hiện chiếm khoảng 10% tổng lượng mua sắm trên mạng của người dân Việt Nam, với lượng khách ghé website trung bình trên 30 triệu lượt/tháng.
![]() |
Tiki tập trung phát triển trung tâm xử lý hàng để quản lý nguồn hàng và thời gian giao. |