Logo của KSV vẫn được giữ nguyên nên nhiều khả năng ĐKVĐ CKTG 2017 sẽ không thay thế chủ sở hữu
Gen.G LOL và @GenGLOL là những gì mới nhất mà fan hâm mộ có thể thấy được ở phần tên của trang Facebook chính thức của KSV, đội tuyển hiện đang là nhà ĐKVĐ CKTG 2017, cách đây ít phút.
Tên nhân vật của nhiều tuyển thủ của KSV cũng đã xuất hiện Gen.G.
Ảnh chụp màn hình trang Hồ Sơ tài khoản cá nhân tại máy chủ Hàn quốc của xạ thủ Ruler
Nếu như không có gì thay đổi, đây là lần thứ hai chỉ trong nửa đầu mùa giải 2018, đội tuyển này quyết định “thay tên đổi họ” –tên gọi gốc là Samsung Galaxy – sau khi được KSV, một công ty Hàn Quốc và nhận được sự hậu thuẫn từ Thung lũng Silicon, mua lạivào cuối tháng 11 năm ngoái.
Theo Inven, KSV sẽ đưa ra thông báo chính thức liên quan đến vụ việc vào ngày mai (04/5).
Khi nhận thấy sự thay đổi bất thường này cộng với phía KSV không hề đưa ra bất cứ một thông báo nào, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu trang Facebook chính thức của họ đã bị hack? Hay đưa ra nghi vấn: Tại sao lại là Gen.G? Gen.G có cách gọi tương đồng với Genji trong Overwatchá?..
KSV vừa trải qua một giải đấu LCK Mùa Xuân 2018đáng quên khi họ chẳng thể lọt vào top 4 và giành quyền góp mặt tại vòng play-off – do thua kém đối thủ cạnh tranh trực tiếp SK Telecom T1về cả hệ số ván thắng/bại lẫn thành tích đối đầu trực tiếp.
Kết quả này khiến cho KSV tiếp tục phải bỏ dở tham vọng lần đầu tiên đăng quang tại một giải đấu LCK Hàn Quốc – trong tư cách của đội tuyển vừa mới giành chức vô địch CKTG 2017. Bên cạnh đó, KSV cũng mất luôn cơ hội trở thành đại diện duy nhất của LMHTHàn Quốc dự 2018 Mid-Season Invitational, giải đấu khởi tranh từ ngày hôm nay (03/5) tại châu Âu.
KSV hiện vẫn đang trong quá trình nghỉ ngơi, chuẩn bị cho LCK Mùa Hè 2018, giải đấu dự kiến sẽ khởi tranh vào tháng 6 tới đây.
None
" alt=""/>LMHT: Đương kim vô địch CKTG đổi tên thành hero trong OverwatchThứ trưởng Phạm Hồng Hải chủ trì Hội nghị sáng 12/6/2019. Ảnh Lê Mạnh
Sáng ngày 12/6/2019, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động của Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400) giai đoạn 2015 – 2019. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải chủ trì hội nghị.
Cổng 1400 được thành lập từ tháng 7/2008 nhằm cho phép các thuê bao điện thoại cố định và di động trên toàn quốc bằng dịch vụ nhắn tin, tự nguyện đóng góp kinh phí, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và phục vụ các mục đích nhân đạo, từ thiện khác. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC là cơ quan trực tiếp đầu tư, thiết lập, quản lý, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa Cổng 1400 và thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Cục Viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan được phép tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 cùng phối hợp.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến hết năm 2018, Cổng 1400 đã triển khai vận động ủng hộ được tổng số tiền 185 tỷ đồng. Đặc biệt từ khi có Thông tư số 09 và Thông tư số 10 có hiệu lực từ ngày 15/6/2015 tới nay, hoạt động của Cổng 1400 được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn theo đúng quy định. Sau 3 năm từ 2016 – 2018, Tổng công ty VTC đã triển khai 48 đợt vận động ủng hộ theo đúng quy định, với kết quả thu được hơn 2.755.000 tin nhắn, tương đương với số tiền ủng hộ 50 tỷ đồng cho các chương trình ủng hộ tiêu biểu như: Cả nước chung tay vì người nghèo, Trái tim cho em, 55 ngày nhắn tin vì nạn nhân da cam, Vì đồng bào vùng lũ, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam… Toàn bộ số tiền ủng hộ của các thuê bao di động đã được Tổng công ty VTC kịp thời chuyển đến các cơ quan chủ trì hoạt động ủng hộ để chuyển đến đối tượng thụ hưởng theo quy định.
Ông Dương Thế Lương, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty VTC cho biết, hoạt động của Cổng 1400 ngày càng khẳng định được hiệu quả đáng ghi nhận về công tác tuyên truyền và sự đóng góp vật chất trong quá trình hoạt động an sinh, xã hội chung cho đất nước, được đông đảo nhân dân biết đến và tin tưởng ủng hộ. Cổng 1400 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đồng thời cũng nhận được nhiều bằng khen, kỷ niệm chương của các cơ quan, tổ chức trao tặng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của Cổng 1400 cũng gặp phải một số khó khăn. Cụ thể một số cơ quan chủ trì hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 chưa được thực hiện đúng thủ tục về thời gian và nội dung đăng ký tổ chức hoạt động, dẫn đến tình trạng bị động cho công tác thẩm định hồ sơ của bộ phận nghiệp vụ Cổng 1400, khó khăn cho việc phối hợp, kết nối hệ thống kỹ thuật của Tổng công ty VTC với các doanh nghiệp viễn thông.
Về công tác đối soát dữ liệu chuyển tiền ủng hộ, hai công ty Gtelmobile và Vietnamobile thường xuyên làm thủ tục đối soát số liệu và chuyển tiền ủng hộ chậm theo quy định, làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của chương trình. Vietnamobile đã thực hiện đối soát tiền ủng hộ giữ lại 10% thuế VAT chưa đúng quy định của nhà nước.
Về công tác truyền thông, một số chương trình chưa được các cơ quan chủ trì hoạt động ủng hộ thực hiện theo kế hoạch truyền thông trong hồ sơ đăng ký, chưa đầu tư và tập trung cho truyền thông hoặc chưa phối hợp chặt chẽ với bộ phận nghiệp vụ của Cổng 1400, dẫn đến kết quả ủng hộ còn thấp, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
" alt=""/>Phát triển App trên điện thoại thông minh để tiếp nhận ủng hộ từ thiện qua Cổng 1400Từ trái qua phải: nhà từ thiện Melinda Gates, Tổng thư ký Liên Hợp quốc António Guterres và tỷ phú Jack Ma.
Tỷ phú Jack Ma đã có cuộc thảo luận về hợp tác kỹ thuật số với nhà từ thiện Melinda Gates và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York (Mỹ). Cuộc thảo luận được phát sóng trực tiếp. Trong đó, ông Ma cho rằng nếu không kết nối với nước nào hay không cho người dân kết nối Internet, điều này còn tồi tệ hơn cả việc không cho họ dùng điện vào thế kỷ trước.
Ông nói kết nối Internet sẽ thay đổi rất nhiều thứ, vì thế không nên bỏ mọi người lại quá khứ. Thời kỳ kỹ thuật số chỉ mới bắt đầu.
Cuộc thảo luận được tổ chức nhằm đánh dấu sự ra đời của báo cáo “Kỷ nguyên tương thuộc số” của Ban hội thẩm cấp cao về hợp tác kỹ thuật số của Liên Hợp quốc. Ông Ma và bà Gates là Đồng chủ tịch ban này.
Báo cáo kêu gọi hợp tác đa phương giữa các chính phủ để công nghệ số được sử dụng nhằm cải thiện đời sống cho mọi người. Nó liên quan đến nhiều thành phần như xã hội dân sự chuyên gia công nghệ, học giả, khu vực công.
Theo báo cáo, dù tốc độ và quy mô thay đổi bởi kỹ thuật số ngày một tăng, nhiều người vẫn bị bỏ lại. Hơn một nửa dân số thế giới “hoặc thiếu truy cập Internet giá rẻ hoặc chỉ sử dụng được một phần sức mạnh dù đã được kết nối”.
" alt=""/>Jack Ma: Kết nối Internet quan trọng hơn cả điện của thế kỷ trước